- 4 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 2703 chữ
- 2020-05-09 03:22:39
Số từ: 2682
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Tôi cũng lọt được vào bảng xếp hạng. Nhưng mà là mạt hạng, vậy đấy.
52,043,
tôi đọc từ màn hình máy tính. Tôi đến nhà Raghav ở Shivpur. Chúng tôi đăng nhập vào website của AIEEE.
Chắc chắn rồi, tôi được điểm không tồi. Trong số một triệu thí sinh, tôi vượt qua chín trăm năm mươi ngàn. Tuy nhiên NIT chỉ có ba mươi ngàn chỗ. Đôi khi, cuộc đời đùa ác với ta. Tôi là một trong những trường hợp không may mắn đó, những người đã làm tốt, nhưng chưa đủ tốt.
58,20,
Raghav nói, đọc từ màn hình máy tính.
Bố Raghav vào phòng và đứng phía sau chúng tôi.
Cái gì thế?
tôi hỏi.
Xếp hạng của tớ,
Raghav nói.
Xuất sắc!
bố Raghav vui mừng.
Raghav cười. Cậu ta không thể phản ứng nhiều hơn thế.
Như thế là con sẽ có rất nhiều lựa chọn,
người cha tự hào của Raghav nói.
Con có thể đi học ngành điện tử ở Delhi.
Ở Lucknow cũng có NIT phải không ạ? Gần nhà hơn.
Quên AIEEE đi, hãy chờ JEE,
bố Raghav nói, giọng ông phấn chấn.
Bố con họ mất một lúc mới nhớ ra sự hiện diện của tôi trong phòng. Họ nhìn thấy khuôn mặt chảy dài của tôi và im lặng.
Tớ phải về nhà,
tôi ấp úng.
Năm mươi ngàn chắc cũng phải giúp gì cho cháu chứ, không à?
bố Raghav nói, biết chắc là thứ hạng đó sẽ chẳng có ích gì. Ông không có ý định làm tôi đau, nhưng cảm giác ấy thật tệ. Cả đời tôi chưa bao giờ cảm thấy mình nhỏ bé đến vậy. Tôi cảm thấy như một kẻ ăn mày đang đi cùng với những ông hoàng.
Tớ sẽ gặp cậu sau nhé Raghav,
tôi nói và lao ra khỏi ngôi nhà của họ. Tôi không muốn ai nhìn thấy những giọt nước mắt của mình.
Raghav chạy theo tôi trên con ngõ bên ngoài.
Cậu ổn chứ?
cậu ta hỏi.
Tôi nuốt nghẹn và lau mắt rồi mới quay lại phía cậu ta.
Tớ ổn, anh bạn ạ,
tôi nói dối.
Và xin chúc mừng! Cậu nợ chúng tớ một bữa khao đấy. Nhưng bố cậu đúng đấy. Bọn mình sẽ thực sự tiệc tùng sau JEE.
Tôi tiếp tục lảm nhảm cho tới khi Raghav chen vào.
Bố cậu sẽ ổn chứ?
Tôi nhún vai và đấu tranh với cái cục trong họng.
Cần tớ đi với cậu không?
cậu ta đề nghị.
Được đấy, đem một tay đỗ đầu đến gặp cha mẹ khi mình trượt vỏ chuối,
tôi nghĩ.
Đừng lo. Bố tớ đã đối mặt với những thứ còn tệ hại hơn trong đời rồi,
tôi nói.
Chẳng phải hôm nay có kết quả thi AIEEE hay sao? Báo không thấy đăng,
bố nói ngay khi tôi về đến nhà. Bốn tờ báo khác nhau mở tung trên nền nhà.
Không, người ta không còn đăng báo kết quả thi nữa đâu ạ. Bố à, cái đống lộn xộn này là gì thế?
Tôi cúi xuống dọn báo. Tôi không nói là kết quả đã được đăng trên mạng.
Vậy làm thế nào mà ta biết được kết quả? Chẳng phải hôm nay là đến ngày rồi sao?
ông hỏi.
Tôi giữ im lặng và sắp xếp lại mấy tờ báo. Tôi muốn nói với ông là một thời gian nữa mới có kết quả. Được bình yên thêm mấy ngày nữa cũng tốt, dù cho chỉ là tạm thời. Tôi nhìn khuôn mặt già nua của ông, những nếp nhăn quanh mắt. Đôi mắt hôm nay đặc biệt sáng lên.
Ta có nên đến NIT ở Lucknow không nhỉ?
bố nói, sẵn sàng cho một chuyến đi năm tiếng đồng hồ chỉ để phát hiện ra rằng con trai mình là một kẻ thất bại.
Bố!
tôi phản đối.
Gì hả?
Nấu cơm trưa thôi.
Tôi vào bếp. Cái bếp ga cũ kỹ phải bật đến sáu lần mới lên. Tôi đặt nồi nước lên bếp để nấu món đậu hầm.
Bố đứng sau lưng tôi.
Ta phải lấy được kết quả. Đi thôi,
ông nói. Khi người già đã quyết tâm chuyện gì họ không bao giờ bỏ cuộc.
Để con nấu cơm đã,
tôi nói.
Con sẽ gọi bố khi cơm chín.
Nói với cha mẹ rằng mình thất bại trong việc gì đó còn khó khăn hơn chính sự thất bại. Tôi nấu cơm cả một tiếng sau. Tôi tự hỏi liệu cuộc đời có còn được như cũ nữa hay không. Một kỳ thi ngu xuẩn, một nửa tá lỗi trong các câu hỏi trắc nghiệm đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi.
Bố và tôi cùng ăn trong im lặng, đôi mắt chứa chan hy vọng của ông dính lấy tôi. Việc tôi giấu giếm tin tức không giúp được gì cho ai cả.
Tôi tìm ông sau bữa tối.
Con biết kết quả rồi bố,
tôi nhẹ nhàng nói.
Thế nào?
ông hỏi, mắt mở to.
Con xếp thứ 52.043.
Tốt chứ?
Tôi lắc đầu.
Con không vào được trường tốt à?
Con sẽ không vào được NIT,
tôi đáp.
Nét mặt bố thay đổi. Ông có cái nhìn mà đứa trẻ nào cũng hoảng sợ. Cái nhìn ấy nói
Bố nuôi con trưởng thành, giờ thì xem con đã làm gì!
Lĩnh một viên đạn vào đầu còn dễ chịu hơn là cái nhìn ấy.
Bố lắc lư người đứng dậy và bắt đầu đi vòng quanh bàn ăn.
Làm thế nào mà con lại không có được thứ hạng tốt vậy?
Vâng, không phải ai cũng được thứ hạng tốt đâu, bố ơi. Chín trăm năm mươi ngàn đứa tụi con đã không được. Nhưng tôi không nói ra điều mình nghĩ.
Giờ thì sao?
ông nói.
Tôi tự hỏi không hiểu mình có nên đưa ra vài lựa chọn không - tự tử này, lên Hymalaya sám hối hoặc đi khổ sai chung thân?
Con xin lỗi, thưa bố.
Bố đã bảo con phải chăm học hơn mà.
Bố mẹ nào mà không bảo thế?
Ông về phòng mình. Tôi lấy hết dũng cảm để vào phòng ông nửa tiếng sau. Ông đang để chai nước nóng trên đầu.
Con có thể đi học BSc mà bố,
tôi nói.
Cái đó thì có tác dụng gì cơ chứ?
giọng ông hơi lớn so với giọng của một người ốm.
Con sẽ tốt nghiệp. Tìm việc làm. Chắc phải có nhiều cơ hội chứ,
tôi vừa nói vừa cố tìm từ.
Ai đi thuê một cử nhân đơn thuần cơ chứ?
bố nói.
Đúng rồi, một cử nhân
đơn thuần
chẳng có ý nghĩa gì hết.
Chúng ta không có tiền học trường tư bố ạ,
tôi nhắc ông.
Ông gật đầu. Ông nói sau một lúc suy nghĩ.
Thử lần nữa nhé?
Đề nghị của ông không phải là vô lý. Nhưng thời điểm thì kinh khủng.
Kỳ thi tuyển đã làm tôi thật khốn khổ. Chỉ ý nghĩ phải thi lại thôi cũng làm cho tôi đau hết cả người.
Thôi đi bố,
tôi hét lên.
Nếu bố xử lý được miếng đất thì chúng ta đã có tiền vào trường tư. Bố không làm được, nên con mới phải tiếp tục chịu khổ sở.
Bố ấn chai nước nóng lên trán mạnh hơn. Trông ông có vẻ đau đớn, vì cơn đau đầu và vì tôi.
Đi đi,
ông nói.
Con xin lỗi,
tôi tự động bật ra.
Thi trượt. Quát bố mình. Con đang đi đúng đường đấy con trai ạ,
ông nhắm mắt.
Con sẽ làm gì đó. Con không làm bố thất vọng đâu. Con sẽ trở nên giàu có,
tôi nói.
Làm giàu không dễ đâu. Con phải làm việc chăm chỉ. Nhưng con đâu có chăm chỉ,
ông nói.
Tôi muốn nói với ông là tôi đã chăm chỉ. Không thể có chuyện lọt được vào top năm mươi ngàn, dù cho nó có vô dụng đến thế nào chăng nữa, nếu không chịu chăm học. Tôi muốn nói với ông là lòng tôi đang rất chán nản. Tôi mong ông hiểu rằng tôi đã muốn khóc, rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu ông ôm lấy tôi.
Đi đi. Để cho ta được bình yên trong những ngày cuối đời,
ông nói.
Tôi về phòng mình, ngồi trong yên lặng. Chưa bao giờ tôi thực sự nhớ mẹ mình trong những năm qua. Tuy nhiên vào ngày có kết quả thi AIEEE tôi lại muốn có bà bên cạnh. Tôi tự đánh mình vì đã không làm đúng thêm sáu câu nữa. Tôi cứ nhớ đi nhớ lại ngày thi. Như thể bộ não tôi có thể quay ngược thời gian, tái tạo lại cùng một khung cảnh và tôi sẽ không lặp lại những lỗi lầm đó nữa. Tiếc nuối - cảm giác ấy chắc chắn là một trong những lỗi sản xuất lớn nhất của loài người. Chúng ta cứ tiếc nuối, dù cho chẳng có ích lợi gì. Tôi nằm trên giường, thất thần.
Nửa đêm tôi ra phòng khách. Tôi gọi cho Aarti.
Này, anh ổn chứ?
giọng nàng bình thản.
Nàng biết kết quả thi của tôi. Nhưng nàng vẫn không gọi điện. Nàng biết tôi sẽ gọi khi tôi đã ổn và sẵn sàng. Aarti và tôi lúc nào cũng hiểu nhau.
Ta sẽ nói chuyện trên thuyền,
tôi nói.
Bốn rưỡi sáng mai ở bậc nước Assi nhé,
nàng nói.
Sau khi gọi điện tôi quay lại giường ngủ. Tôi nằm nhưng không thể ngủ được. Tôi trằn trọc rất lâu. Tôi sẽ chẳng thể nào ngủ nổi nếu không nói chuyện rõ ràng được với bố.
Tôi vào phòng ông. Ông đang ngủ, chai nước nóng vẫn để trên đầu.
Tôi dịch chai nước sang bên. Ông thức giấc.
Bố, con xin lỗi,
tôi nói.
Ông không nói gì.
Con sẽ làm mọi việc bố nói. Con sẽ thi lại nếu bố muốn. Con sẽ thành kỹ sư, bố nhé,
tôi nói.
Ông đặt tay lên đầu tôi như ban phước lành. Cử chỉ đó làm bùng nổ xúc cảm trong tôi. Tôi òa khóc.
Con sẽ học cực kỳ chăm chỉ,
nước mắt lăn trên má khi tôi nói.
Chúa phù hộ cho con, đi ngủ đi con,
ông nói.
Tôi đến bậc nước Assi lúc bốn giờ ba mươi sáng. Anh Phoolchand, người chủ thuyền bạn tôi, cười tươi khi đưa tôi mái chèo. Anh chẳng hề tính tiền tôi suốt những năm qua. Tôi có thể mượn thuyền của anh một giờ, sau đó đãi anh trà và bánh bích quy. Người da trắng có thể phải trả năm trăm đô cho một giờ đó.
Đôi khi tôi giúp anh mặc cả với người nước ngoài bằng tiếng Anh, anh sẽ trả tôi mười phần trăm hoa hồng. Phải, tôi có thể kiếm được tiền bằng cách đó. Có thể không nhiều, nhưng cũng đủ để sinh tồn. Chỉ mong là bố tôi hiểu được chuyện ấy.
Quay lại lúc năm rưỡi nhé,
Phoolchand nói.
Anh có người đặt chỗ rồi. Khách du lịch Nhật.
Sẽ không quá nửa tiếng đâu anh,
tôi hứa.
Anh cười.
Cậu đi với bạn gái cơ mà. Cậu có thể quên thời gian đấy.
Em không quên đâu.
Cậu tính làm gì với cô bé à?
Phoolchand nói trong lúc tháo dây neo. Trong những thị trấn nhỏ, ai cũng quan tâm đến chuyện quan hệ nam nữ cả.
Anh Phoolchand, em sẽ quay lại sau nửa tiếng nữa,
tôi nói và xuống thuyền.
Phoonchand nhăn mặt trước câu trả lời cộc lốc của tôi.
Cô ấy là bạn cùng lớp thôi mà. Em chơi với cô ấy tám năm rồi.
Anh cười. Hàm răng ăn trầu của anh sáng bóng lên trong ánh sáng mờ ảo buổi bình minh.
Em sẽ giúp anh vụ khách Nhật, chúng ta sẽ cùng lột sạch bọn họ,
tôi nói, tay nắm mái chèo.
Aarti đợi tôi cách cầu tàu của bậc thang hai mươi mét, tránh xa cái nhìn của những người chèo thuyền và tu sĩ khổ hạnh. Nàng bước lên thuyền, từng bước một. Tôi đẩy thuyền ra khỏi bến.
Đi đường này nhé,
nàng chỉ về hướng Tây im ắng hơn. Ở phía Đông, nghi lễ aarti buổi sáng đã bắt đầu trên bậc nước Dashashwamedh đầy người. Dashashwamedh, được tin là nơi Brahma đã thực hiện mười nghi lễ hiến tế ngựa, là trung tâm của tất cả các hoạt động thiêng liêng trên hai bờ sông Hằng ở Varanasi.
Tiếng chuông và lời cầu nguyện nhỏ dần khi tôi chèo thuyền ra xa. Sau đó, chỉ còn lại là tiếng mái chèo đều đặn khua nước.
Chuyện ấy đôi khi cũng xảy ra mà,
Aarti nói.
Khuôn mặt nàng có sắc hổ phách từ ánh sáng vầng Đông buổi sớm. Nó hợp với chiếc khăn dupatta màu tím đỏ của nàng.
Hai tay và vai đã mỏi, tôi ngừng chèo và đặt đôi mái chèo xuống. Chiếc thuyền đứng yên đâu đó giữa sông Hằng. Aarti đứng dậy đến ngồi bên tôi. Cử động của nàng làm cho chiếc thuyền hơi lắc lư. Như một nghi lễ, nàng cầm đôi bàn tay mệt mỏi của tôi và bóp. Nàng cầm cằm, xoay mặt tôi đối diện với nàng.
Anh sợ, Aarti à,
tôi nói nhỏ.
Vì sao?
Đời anh sẽ chẳng đi đến đâu cả,
tôi nói.
Vớ vẩn,
nàng nói.
Vậy thì những người không có thứ hạng AIEEE cao đều sẽ có cuộc đời không đi đến đâu sao?
Anh không biết. Anh chỉ thấy thật... thật thảm bại. Anh đã làm bố thất vọng.
Ông ổn không?
Ông muốn anh thi lại. Ông bị ám ảnh về chuyện anh phải thành kỹ sư.
Anh có muốn thành kỹ sư không?
Aarti hỏi.
Bố anh không phải một quan chức Cục Dân chính. Ông anh không phải thống đốc. Anh xuất thân từ một gia đình Ấn Độ đơn giản. Nhà anh không ai hỏi những câu như thế. Nhà anh muốn kiếm tiền để sống. Nghề kỹ sư cho nhà anh điều đó,
tôi trả lời.
Thật lỗi mốt!
Làm đầy dạ dày không bao giờ lỗi mốt, Aarti,
tôi nói.
Nàng cười và đặt tay lên bàn tay tôi. Tôi ôm nàng. Cùng lúc, tôi đưa môi mình tới gần môi nàng.
Anh làm gì thế?
Aarti nói, đẩy tôi ra.
Anh... anh chỉ...
Đừng,
Aarti nghiêm khắc nói.
Anh làm hỏng tình bạn của bọn mình đấy.
Anh thực sự thích em,
tôi nói. Tôi muốn nói
yêu
nhưng không có dũng khí.
Em cũng thích anh,
nàng nói.
Vậy sao em không hôn anh?
Em không muốn,
nàng trở lời thẳng thừng.
Đừng hiểu lầm em. Anh là bạn thân nhất của em nhiều năm nay. Nhưng em nói với anh rồi đấy...
nàng im lặng
Gì cơ?
Em không nhìn anh theo cách ấy,
nàng nói nốt.
Tôi quay ra chỗ khác.
Gopal, làm ơn hiểu cho em. Anh đang xáo trộn nên em không muốn...
Em không muốn làm gì cơ, Aarti? Làm tổn thương tình cảm của anh ư? Ô, em vừa làm rồi đấy.
Tôi xem giờ. Đồng hồ chỉ bốn giờ năm mươi phút sáng. Tôi phải trả thuyền. Tôi cầm mái chèo lên.
Về chỗ của em đi,
tôi nói. Nàng làm theo. Chúng tôi tiếp tục yên lặng cho tới khi về bến.
Phoolchand cười với chúng tôi, nụ cười biến mất rất nhanh khi tôi tỏ vẻ khó chịu với anh.
Chúng tôi rời thuyền.
Ngày hôm nay anh có muốn về nhà không?
Aarti nói.
Đừng nói chuyện với tôi,
tôi nói.
Anh là thằng ngốc.
Tôi là thằng ngốc đấy, cô không biết à? Chính vì thế mà tôi thi trượt AIEEE,
tôi nói và bỏ đi mà không thèm nhìn nàng.