• 169

BẢY NĂM SAU


Số từ: 3062
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
- 3 -


Đưa em về nhà đã rồi hãy ra sân cricket,
Aarti nói.
Chúng tôi đang trên đường về nhà sau một buổi chiều chèo thuyền trên sông Hằng. Suốt năm năm, tuần nào Aarti và tôi cũng chèo thuyền. Anh Phoolchand, một thủy thủ ở bậc nước Assi cho tôi mượn thuyền của anh. Chúng tôi đi qua con ngõ chật hẹp và ra phố chính bên cạnh những bậc thang xuống sông.

Anh muộn mất rồi, Aarti. Raghav sẽ la anh mất thôi.


Thế thì cho em đi với anh. Em không muốn nằm buồn chán ở nhà.
Nàng nói.

Không.


Vì sao?
nàng chớp mắt.

Nhiều con trai quá. Em có nhớ những tiếng huýt sáo lần trước không?


Em chịu được,
Aarti nói. Nàng gạt mấy lọn tóc ra khỏi trán.
Tôi nhìn khuôn mặt xinh đẹp của nàng.
Em không biết là em khiến bọn chúng thế nào đâu,
tôi nói. Em không biết là em khiến anh thế nào đâu
, đấy mới là điều tôi thực sự muốn nói với nàng.
Vẻ ngoài của Aarti vẫn luôn được các thầy cô giáo trong trường đánh giá cao. Tuy nhiên, hai năm trước, khi nàng mười lăm tuổi, cả trường bắt đầu bàn tán về nàng. Những tuyên bố như
hoa hậu trường Sunbeam
,
xinh như diễn viên
hoặc
con bé có thể đi thi hoa hậu Ấn Độ
ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một số câu được thốt ra từ những người muốn làm nàng vui lòng. Dẫu sao thì với người có cha là quan chức to của Cục Dân Chính Ấn Độ và ông là cựu chính trị gia nổi tiếng như nàng thì đương nhiên sẽ có nhiều kẻ muốn được nàng lưu tâm.
Nhưng mà đúng thật, Aarti thực sự làm Varanasi đứng tim.
Việc nàng bước vào sân cricket Sigra chắc chắn sẽ làm gián đoạn trận đấu. Những tay đập bóng sẽ đập hụt, cầu thủ bắt bóng sẽ bắt trượt còn những tên đần vô công rồi nghề sẽ huýt sáo như khi chúng muốn gọi một cái tên tục tĩu.

Lâu lắm rồi em chưa gặp Raghav,
Aarti nói.
Đi thôi. Em sẽ xem anh chơi.


Em sẽ gặp cậu ấy giờ phụ đạo ngày mai,
tôi nói cộc lốc.
Về nhà đi.


Anh muốn em về nhà một mình à?


Em gọi tuk tuk đi,
tôi nói.
Nàng nắm cổ tay tôi.
Anh về cùng em ngay bây giờ cơ.
Nàng nắm tay tôi đung đưa trong lúc tôi đưa nàng về nhà.
Tôi muốn bảo nàng đừng cầm tay tôi như thế nữa. Mười hai tuổi làm thế thì được, nhưng mười bảy tuổi thì không. Dù rằng khi mười bảy tôi thích nắm tay hơn khi tôi mới mười hai.

Gì thế?
nàng hỏi.
Sao anh lại nhìn chằm chằm thế? Em chỉ nắm tay anh để anh không bỏ chạy thôi mà.

Tôi cười. Chúng tôi đi qua con phố mua bán ồn ào tới quận Cantonment yên tĩnh hơn. Chúng tôi đến nhà của Chánh án tòa án thành phố Pratap Brij Pradhan, bố của Aarti.
Bầu trời chiều chuyển sang màu cam đậm. Raghav chắc chắn đang dỗi vì lúc này đã quá muộn để chơi. Nhưng tôi không thể từ chối Aarti được.

Cảm ơn anh,
Aarti nói giọng trẻ con.
Vào nhà không?


Thôi, anh muộn quá rồi.

Mắt chúng tôi gặp nhau. Tôi vội vàng lảng tránh ánh mắt nàng. Chỉ là bạn thân thôi mà,
tôi tự nhủ.

Em phải cắt tóc thôi, khó chăm sóc quá,
Aarti nói.

Đừng,
tôi cương quyết.

Em để tóc dài chỉ vì anh thôi. Tạm biệt!
nàng nói.
Tôi băn khoăn không hiểu liệu có phải nàng cũng bắt đầu có tình cảm khang khác với tôi. Nhưng tôi không biết phải hỏi ra sao.

Hẹn em giờ phụ đạo ngày mai,
tôi nói và bước đi.

Raghav Kashyap,
thầy giáo đọc tên và giơ lên một tờ bài làm. Raghav, Aarti và tôi đã theo các lớp phụ đạo JSR ở Durgakund để chuẩn bị cho kỳ thi vào trường kỹ thuật. JSR, được đặt tên theo những người sáng lập - ngài Jha, ngài Singh và ngài Rai - tổ chức những lần thi thử thường xuyên cho các kỳ thi AIEEE và IITJEE. AIEEE thu hút một triệu sinh viên dự thi hàng năm với chỉ tiêu ba mươi ngàn sinh viên mới cho các học viện Công nghệ quốc gia NIT trên cả nước. Bất cứ ai muốn làm kỹ sư cũng phải tham gia những kỳ thi này. Tôi không hào hứng thành kỹ sư lắm. Bố muốn tôi làm kỹ sư, và đó là lý do vì sao tôi đến JSR.
Raghav đi qua bốn mươi học sinh trong lớp học chật chội lên lấy tờ bài làm.

Sáu sáu trên tám mươi. Giỏi lắm, Raghav,
thầy giáo nói.

Đề thi của IIT,
một cậu bạn thì thầm khi Raghav đi ngang qua.
Cậu ấy là người giỏi nhất ở Sunbeam.

Tôi có thể thấy rõ ràng cảnh Raghav theo chân người cha đã tốt nghiệp IIT của cậu ta, một kỹ sư làm việc tại BHEL. Tôi được năm mươi trên tám mươi điểm, một kết quả chấp chới, đủ để có thể trở thành thành viên thứ mười hai của đội cricket, nhưng chưa đủ để làm cầu thủ chính thức.

Tập trung vào, Gopal,
thầy giáo nói.
Em cần trên sáu mươi điểm để được an toàn.

Tôi gật đầu. Tôi muốn thi đỗ vào một trường đại học kỹ thuật có tiếng. Đã nhiều năm bố tôi chưa được nghe một tin tốt lành nào cả.

Aarti Pradhan!
thầy giáo gọi. Cả lớp quay lại nhìn cô gái mặc bộ salwar-kameez trắng, người khiến cho việc đi học phụ đạo tẻ ngắt trở nên xứng đáng.
Aarti nhận bài làm và cười khúc khích.

Hai mươi trên tám mươi thì có gì buồn cười?
thầy giáo cau mày.
Aarti lấy tay che miệng và đi về chỗ. Nàng không hề có ý định trở thành kỹ sư. Nàng tham gia JSR vì: a) giờ đi học phụ đạo có thể thay thế cho giờ học CBSE lớp 12 của nàng, b) tôi cũng đăng ký nên nàng sẽ có bạn và, c) trung tâm phụ đạo không thu tiền của nàng vì bố nàng là Chánh án tòa án thành phố.
Bố Aarti có tiếng là người liêm khiết. Tuy nhiên phí học phụ đạo nằm trong phạm vi những ưu đãi có thể chấp nhận được.

Em còn chả điền gì vào bài làm AIEEE cả,
Aarti thì thầm với tôi.

Xếp loại AIEEE của tớ chắc sẽ khủng khiếp lắm,
tôi nói với Raghav trong khi khuấy cốc nước chanh.
Chúng tôi đến hiệu bánh Đức gần bậc nước Narad, một địa điểm du lịch của người da trắng, nơi họ cảm thấy được an toàn khỏi vi khuẩn và những người bán hàng rong ở Varanasi. Người ta ngồi trên giường với những cái khay gỗ để ăn những món của người da trắng như bánh kẹp và bánh kếp. Hai ông già suy dinh dưỡng chơi đàn sitar ở một góc để tạo hiệu ứng Varanasi, vì người da trắng thấy đó là một trải nghiệm văn hóa.
Tôi chưa từng quan tâm nhiều đến chỗ này. Nhưng Aarti thích nó.

Em thích cách cô ấy dùng khăn cột tóc,
Aarti nói, chỉ một bà khách du lịch. Rõ ràng là nàng lờ đi những mối lo của tôi về AIEEE.

Thêm mười điểm nữa là cậu sẽ ổn. Thư giãn đi,
Raghav nói.

Giữa tớ với mười cái điểm ấy là mười ngàn học sinh đấy,
tôi nói.

Đừng nghĩ đến người khác. Tập trung vào chính cậu ấy,
cậu ta nói.
Tôi chậm rãi gật đầu. Thật dễ để khuyên bảo người khác khi mình đứng đầu lớp. Tôi hình dung mình đang ở biển, cùng với hàng chục ngàn đứa học kém khác, đấm đá gào thét để thở. Nước tràn lên chúng tôi, quét sạch chúng tôi ra khỏi nền giáo dục Ấn Độ. Ba tuần nữa là cơn sóng thần AIEEE sẽ đến.
Aarti búng ngón tay trước mặt tôi.
Dậy thôi, chàng ngủ mê, anh sẽ ổn mà,
nàng nói.

Cậu định bỏ thi à?
Raghav quay sang Aarti.

Ừ,
nàng cười khúc khích.
Main Hoon Na
sẽ ra mắt tuần này. Sao mà tớ bỏ qua phim của Shah Rukh được? Họ nên hoãn AIEEE lại thì hơn.


Rất buồn cười,
tôi nhăn nhó.

Vậy là cậu không thành kỹ sư. Rồi cậu sẽ làm gì?
Raghav hỏi Aarti.

Liệu tớ có phải
làm gì không? Tớ là một phụ nữ Ấn Độ. Tớ không thể lấy chồng, ở nhà và nấu nướng được sao? Hay ra lệnh cho người giúp việc nấu?

Nàng cười và Raghav cùng cười với nàng.
Tôi không thấy chuyện đó buồn cười. Tôi không thể nghĩ vượt quá được đám lúc nhúc hàng triệu kẻ muốn thành kỹ sư, những kẻ sẽ quật ngã tôi trong ba tuần tới.

Sao lại phải nghiêm trọng thế anh Gopal? Em đang đùa thôi. Anh biết là em không thể ngồi nhà được mà.
Aarti gõ vai tôi.

Im đi, Aarti,
tôi nói.
Phải, anh biết em muốn làm tiếp viên hàng không.


Tiếp viên hàng không? Oa!
Raghav nói.

Thế không công bằng, Gopal!
Aarti hét lên.
Anh tiết lộ bí mật của em.


Chỉ với tớ thôi mà,
Raghav nói.
Aarti nhìn tôi bực bội.

Xin lỗi,
tôi nói.
Aarti và tôi có mối quan hệ sâu sắc hơn. Chúng tôi coi Raghav là bạn, nhưng không phải bạn thân.

Cậu sẽ là một tiếp viên hàng không tuyệt vời đấy,
Raghav nói, giọng có vẻ tán tỉnh.

Phải rồi, sao cũng được,
Aarti nói.
Cứ như thể là bố sẽ cho tớ ra khỏi Varanasi không bằng. Ở đây chả có hãng hàng không nào. Toàn là chùa chiền thôi. Có thể tớ sẽ thành bà vãi. ‘Thưa ngài, làm ơn ngồi xuống sàn. Buổi cầu nguyện sẽ bắt đầu ngay bây giờ. Prasad sẽ được đưa tới chỗ ngồi của ngài’.

Raghav lại cười phá lên, hai tay ôm cái bụng lực lưỡng. Tôi ghét những kẻ được sinh ra đã có bụng phẳng lì. Sao ông trời lại không mặc định cho tất cả đàn ông có bụng sáu múi nhỉ? Liệu chúng ta có nhất thiết phải lưu mỡ ở những chỗ ngớ ngẩn nhất hay không?
Raghav đập tay với Aarti. Tai tôi nóng ran. Những nhạc công sitar bắt đầu chơi một điệu sôi nổi.

Aarti, em nói vớ vẩn cái gì thế,
tôi nói to. Những người nước ngoài quanh chúng tôi, đang đến đây trong cuộc chu du thiên hạ tìm kiếm sự yên bình, trở nên cảnh giác.
Tôi không thích sự đồng điệu kiểu bọn-mình-thấy-mấy-câu-tiếu-lâm-nhảm-của-nhau-thật-buồn-cười này giữa Raghav và Aarti.
Raghav hút nước chanh quá mạnh qua cái ống hút. Nước chanh chảy ra đằng mũi cậu ta.

Kinh quá!
Aarti nói, hai người bọn họ lại bắt đầu bữa tiệc cười của mình.
Tôi đứng dậy.

Chuyện gì vậy?
Raghav hỏi.

Tớ phải về. Bố tớ đang đợi.
Tôi nói.
Tiếng ho của bố át mất mấy hồi chuông cửa đầu tiên.

Xin lỗi, bố không nghe thấy,
ông nói lúc mở cửa.

Bố ổn chứ ạ?
tôi hỏi.

Ừ, như mọi khi thôi. Bố nấu rô ti với đậu hầm rồi đấy.


Món đấy cũng như mọi khi.

Năm ngoái bố tôi tròn sáu mươi. Những cơn ho liên tục làm cho ông trông như một ông già tám mươi. Các bác sĩ đã đầu hàng. Chúng tôi cũng không có tiền phẫu thuật. Trường đã đuổi việc ông từ lâu. Người ta không thể giảng một tiết năm mươi phút mà cứ nghỉ lấy hơi đến mười lần. Ông có khoản lương hưu có thể giúp chúng tôi trụ được ba tuần trong một tháng may mắn.
Tôi yên lặng ăn bên chiếc bàn ăn lung lay.

Kỳ thi tuyển...
bố tôi bắt đầu rồi dừng lại để ho tới năm lần. Tôi hiểu ý ông.

Con ôn xong AIEEE rồi ạ,
tôi nói.

JEE thì sao?
bố hỏi.
Đối phó với kỳ vọng của gia đình còn khó hơn là ôn thi.

Con không có hy vọng vào IIT đâu bố,
tôi nói. Bố tôi xị mặt.
Con sẽ thi JEE. Nhưng ba ngàn suất chọn từ bốn mươi ngàn... Bố thử hình dung xem.


Con làm được. Con thông minh mà,
bố nói.
Tình phụ tử rõ ràng là đã khiến bố đánh giá quá mức năng lực của con cái.
Tôi gật đầu. Tôi có cơ hội ở AIEEE, không có gì tại JEE. Đấy là cách tôi nhìn sự việc. Tôi tự hỏi không hiểu bố có nhận ra rằng trúng tuyển có nghĩa là tôi sẽ xa nhà. Sẽ ra sao nếu tôi đi học ở Học viện Công nghệ Quốc gia Agartala? Hay ở đâu đó xa dưới phía Nam?

Kỹ thuật không phải là mọi thứ, bố à,
tôi nói.

Nó đảm bảo cho cuộc đời con. Đừng cãi nhau bây giờ, ngay trước kỳ thi.


Con không cãi. Không mà bố.

Sau bữa tối bố nằm trên giường. Tôi ngồi cạnh và bóp trán cho ông. Ông bật ra một cơn ho dữ dội.

Ta phải tính đến chuyện phẫu thuật thôi,
tôi nói.

Lấy đâu ra hai mươi ngàn?
bố nói, nằm duỗi ra và nhắm mắt. Tôi tiếp tục mát xa.
Tôi giữ im lặng. Tôi không muốn động đến chủ đề nhạy cảm này. Chúng tôi đã có thể xử lý vụ đất đai nhiều năm trước. Tòa án vẫn tiếp tục ám ảnh chúng tôi, đất thì bỏ hoang mà chúng tôi lại không có tiền.

Con nói xem chúng ta lấy tiền đâu ra?
bố tôi nói.
Con hãy trở thành kỹ sư. Kiếm một công việc tốt. Khi đó chúng ta sẽ phẫu thuật.

Tôi không giữ im lặng được nữa.
Bác Taya từng đề nghị một triệu. Nếu nhận, giờ ta có thể đã có gấp đôi số tiền đó trong ngân hàng rồi.

Bố mở mắt.
Còn đất thì sao?
ông nói.

Mảnh đất dở hơi đấy thì có tác dụng gì ạ?


Không được nói thế.
Ông nói, đẩy tay tôi ra.
Người nông dân không phỉ báng mảnh đất của mình. Anh ta cũng không bán nó.

Tôi đặt lại tay lên trán ông.
Chúng ta không còn là nông dân nữa, bố à. Chúng ta không dùng được đất. Tại bác...


Đi. Đi học đi, con sắp phải thi rồi đấy.
Bố chỉ vào phòng tôi.
Điện thoại reo lúc nửa đêm. Tôi nhấc máy.

Anh buồn ngủ, Aarti à,
tôi nói.

Anh không ngủ trước một giờ. Đừng nói dối.


Có chuyện gì thế?


Không có gì. Chỉ muốn tán chuyện thôi.


Tán với người khác đi,
tôi nói.

À ha,
nàng nói.
Em biết anh đang khó chịu chuyện gì rồi.


Tạm biệt, Aarti,
tôi nói.

Này, chờ đã. Em thấy vài chuyện tiếu lâm của Raghav buồn cười. Chỉ thế thôi. Anh vẫn là bạn thân nhất của em.


Chúng chả buồn cười gì hết. Còn chuyện bạn thân này là thế nào nhỉ?
tôi nói.

Bọn mình đã là bạn thân tám năm rồi, dù anh vẫn chưa mua bánh sô cô la cho em.


Còn Raghav thì sao?


Raghav chỉ là một người bạn. Em nói chuyện với cậu ấy vì anh thân với cậu ấy,
Aarti nói.
Tôi im lặng.

Thôi nào, Gopal. Chuyện ở nhà thế nào?
nàng hỏi.

Vẫn lung tung như mọi khi. Em thế nào?


Em ổn. Bố khăng khăng là em phải tốt nghiệp đại học trước khi thử nghề tiếp viên hàng không. Nhưng ta có thể làm tiếp viên ngay sau khi tốt nghiệp lớp 12 cơ mà.


Đi học đại học đi. Bác nói đúng đấy,
tôi nói.

Điểm của em thì vào được trường nào? Em không thông minh như Raghav và anh.


Raghav mới thông minh, không phải anh,
tôi sửa nàng.

Vì sao? Vì bài thi thử ấy à? Anh thật ngốc,
Aarti nói.

Em mới ngốc.


Cả hai ta đều ngốc, được chưa? Anh ăn tối chưa?

Trong suốt năm năm qua đêm nào nàng cũng hỏi tôi câu này. Tôi muốn tiếp tục cáu với nàng, nhưng không thể.
Anh ăn rồi, cảm ơn.


Cảm ơn cái gì? Đồ ngốc. Đi ngủ đi và đừng có nghĩ ngợi gì về việc thi tuyển nữa.


Aarti,
tôi nói và ngừng lại.

Gì vậy?


Em rất dễ thương,
tôi nói. Tôi không tìm được câu nào hay hơn.

Dễ thương và ngốc? Hay là ngốc một cách dễ thương?
Aarti cười to.

Anh sẽ làm được gì nếu không có em nhỉ?


Im đi. Em lúc nào chả ở đây,
nàng nói.

Bọn mình không còn trẻ con nữa, Aarti,
tôi nói.

Được rồi, được rồi. Đừng nói lại chuyện ấy nữa chứ. Đi ngủ đi, ngài Trưởng Thành.


Aarti, nào. Em lúc nào cũng tránh...


Mình sẽ nói chuyện đó, nhưng không phải lúc này. Sau khi anh thi xong.

Tôi yên lặng.

Đừng phức tạp hóa cuộc đời, Gopal. Anh có vui với tình bạn của chúng mình không?


Có, nhưng...


Nhưng nhưng cái gì? Chúc ngủ ngon, mơ đẹp nhé, ngủ say vào.


Ngủ ngon.


Giờ cũng không có tác dụng gì đâu,
tôi nói, đóng cuốn sách toán lại.
Raghav đến nhà tôi vào đêm trước kỳ thi. Cậu ta đề nghị ôn lại lần cuối môn lượng giác, điểm yếu của tôi. Raghav nhặt cuốn sách giáo khoa lên.

Cậu ngủ đi, được chứ? Nghỉ ngơi trước khi thi là rất cần thiết. Và nhớ đem theo thật nhiều bút chì đã gọt nhọn rồi nhé,
cậu ta nói.
Bố từ bếp đi ra thì thấy Raghav ra về.
Ở lại ăn cơm đi,
bố nói với cậu ta.

Không phải hôm nay bố ạ,
Raghav nói.
Con sẽ ăn mừng tử tế khi Gopal thi đỗ.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.