• 212

Chương 4: Mèo Soi Gương


Số từ: 13874
Nguồn: Isach
Dịch giả: Lê Minh Sơn
NXB Hội Nhà Văn
Ở đời này có tiệc nào không tàn. Tiệc càng lớn, tàn tiệc thì dư vị càng buồn. Khiêu, Đường Phi, Do Do cũng dự những bữa tiệc bí mật, nào bánh tiểu tuyết cầu, nào xúp đỏ Ucraina, nào trangphục vơi thuyền lịch sự và Đêm Cairo thần bí, tất cả đều cách biệt với thế giới. Thậm chí Khiêunghĩ rằng, từ nay về sau sẽ không còn điều phiền muộn, nhà trường và gia đình có là gì, Khiêu đã được hưởng một thế giới vui vẻ. Nhưng bé Thuyên đã làm tan vỡ niềm vui của Khiêu, bé Thuyên như cánh quạ đen chập chờn bay lượn trước mặt, làm tâm tư Khiêu xuất hiện những bóng đen khó tả, làm lòng Khiêu nặng nề chưa từng có.
Khiêu không bằng lòng vì sự ra đời của bé Thuyên. Để bày tỏ sự không bằng lòng, Khiêu tỏ ra lạnh lùng gấp nhiều lần với bé Thuyên, càng yêu thương Phàm gấp bội. Khiêu rất yêu Phàm, cơ sở của tình yêu thật bền vững. Phàm cũng yêu chị, gần như phục tùng không điều kiện mọi chỉ lệnh của chị. Còn nhớ, khi Phàm mới bi bô biết nói, mỗi lần chơi với Khiêu nó rất thích lè lưỡi nói ngọng líu ngọng lo, Khiêu đập ruồi, dù đập được hay không Pàhm cũng vui vẻ reo lên chít (chết) chít (chết)... Nó động viên chị, khen chị, làm cho chị tin, cho dù đất trời đảo điên, vật đổi sao dời thì nó với chị cũng vẫn một lòng, không hề thay đổi.
Những ngày cả bố và mẹ cùng ở nông trường Vĩ Hà, hai chị em sống dựa vào nhau. Phàm thích ăn táo và cá hố, Khiêu cố mua bằng được cho em. Nó biết không đú tiền để ngày nào cũng được ăn cá và táo, Khiêu nhịn, ngồi nhìn em ăn. Nhìn Phàm ăn rất vui, vì mỗi lần ăn hết một khúc cá, nó lại lấy xương làm lược, cái lược này chị ơi - nó khoe với chị. Khiêu cũng thích cái thông minh và sức tưởng tượng của nó, nhưng không cho em nghịch, sợ bẩn tay, bẩn đầu. Khiêu rửa tay chân cho em. Tối nào trước khi đi ngủ cũng rửa chân cho em, hai chị em cùng ngồi trên cái ghế gỗ, quay mặt vào nhau, chậu nước để ở giữa. Khiêu rất thích ngửi chân Phàm, chân có mùi chua chua. Nó rửa cho em thật kỹ, kì cọ từng kẽ chân, có lúc quên lấy khăn lau chân, nó phải dùng quần để lau. Khiêu để hai chân Phàm đứng trên chân mình cho khô. Không phải Phi không thể đi lấy khăn lau chân cho em mà thích như thế, thích để Phàm đứng trên chân mình. Khiêu nói, em lau chân vào quần chị cũng được. Phàm nói, em lau, em lau nhé. Khiêu nói, em cứ lau đi. Thế là Phàm đứng lên đùi Khiêu, Khiêu để em đứng lên, còn nhún nhẩy đùa nghịch, không còn là rửa chân nữa mà là trò đùa của hai chị em, hai chị em phải đùa vui với nhau.
Khi Khiêuxách làn thức ăn đi ngoài phố, thế nào Phàm cũng giúp chị một tay. Nó giúp không phải để chia sẻ phần nặng với chị, mà là nghịch vui, tưởng như cùng được xách làn với chị. Nó thích lao động, bởi nó yêu chị.
Nếu có ai bắt nạt, Khiêu liền bênh em, lúc đó thì nó không e dè nể nang gì. Có lần, một thằng bé đứng ở cửa đưa cho Phàm một miếng xà phòng tròn như cái bánh trôi, bảo nó nếm thử, ngọt lắm, bánh trôi đấy, nếm đi. Phàm đưa lưỡi ra nếm, vừa lúc Khiêu chạy đến, giật lấy miếng xà phòng nhét vào miệng thằng bé kia, nó nhét miếng xà phòng vào miệng thằng bé, vả vào miệng nó, làm nó khóc lên, phải nôn ọe cả buổi. Hai chị em vươn thẳng người đi về, vừa vào cửa nó vừa nói với em, xà phòng đấy, xà phòng đấy, không phải bánh, mà có là bánh em cũng không được ăn, không được tùy ý ăn của người khác, em hiểu chưa nào? Phàm gật đầu lia lịa, nó nhớ, nó chưa bao giờ quên những điều chị dặn.
Bé Thuyên ra đời. Chương Vũ ở nông trường Vĩ Hà về được một năm thì sinh bé Thuyên. Lúc này quản lý ở nông trường cũng đã nới lỏng, nhiều người của Viện Thiết kế cũng tìm lý do để về Phúc An rồi cố tình không đi nữa. Chương Vũ thì với lý do chính đáng sinh con, không còn nhắc đến bệnh tim, chị có mang là lý do chính đáng để không trở lại nông trường. Trong thời gian cho con bú, chị có quyền ở nhà.
Trong nhà rất bận, Khiêu phải làm không biết bao nhiêu việc. Lúc thì mẹ sai pha sữa cho em, lúc phải thay tã thay lót. Khiêu tất bật, làm đổ vỡ lung tung. Tả giặt cũng không kỹ, nó cứ bỏ tã vào chậu giặt qua loa. Nước cam lẽ ra của bé Thuyên, nó lấy cho Phàm uống. Khi bé Thuyên tròn một năm, có thể ăn thịt nghiền, Khiêu thường xuyên lấy thịt nghiền của bé Thuyên kẹp vào bánh mì cho Phàm ăn. Phàm bị "thất sủng," vì bị "thất sủng" một cách tự nhiên nên thỉnh thoảng lại được chị cho ăn bánh mì kẹp thịt, nó cứ bám riết lấy chị, dựa dẫm vào chị cho cả nhà biết, cho thiên hạ biết, chẳng có gì ghê gớm, đã có chị rồi.
Vì bị "thất sủng," không còn được chiều chuộng, Phàm có phần tỏ ra quá đáng, mà nó không tỏ ra quá đáng thì phải làn thế nào? Nó ghét bé Thuyên, thật sự ghét, không phô trương, không cường điệu. Nó ghét thật đơn giản, không khó diễn tả như Khiêu. Nó ghét bởi bé Thuyên rất xinh, rất xinh và rất biết. Nhất là từ khi bé Thuyên biết đi, nó được người lớn đưa xuống sân chơi, khuôn mặt xinh đẹp và mái tóc vàng quăn tự nhiên của nó làm cho hàng xóm hoặc ai qua đường trông thấy cũng thích. Càng nhiều người thích bé Thuyên càng làm Phàm thêm bực, nó cấu bé Thuyên, cấu vào cổ chân cổ tay mũm mỉm của nó. Nó dùng móng tay cái và móng tay trỏ cấu từng tí vào bé Thuyên, chỉ đau như kiến cắn, nhưng cũng đủ để bé Thuyên khóc. Phàm đâu có sợ, bởi bé Thuyên không mách, vì nó không biết nói.
Chương Vũ vẫn thường dẫn bé Thuyên đi dạo trước nhà, mọi việc đều để Khiêu và Phàm làm, bắt chúng phải trông bé Thuyên.. Phàm thì trốn tránh, nó không thích chơi với bé Thuyên. Hàng xóm láng giềng thích chơi với bé Thuyên, tỏ ra lạnh nhạt với Phàm, nó ghen với bé Thuyên, đâm ra không vui. Những lúc như thế nó cố tình nhăn mặt giả vờ bị chuột rút: ôi, chuột rút, đau quá... Nó nằm vật ra giường. Mẹ lại bảo Khiêu ra trông bé Thuyên, mà những lúc đó Khiêu bận sang nhà Do Do nấu nướng. Bé Thuyên biết đi, biết múa chiếm mất khá nhiều thời gian của Khiêu, nhiều lần phải bỏ cuộc nấu những món cao cấp với Do Do. Nhưng nó không như Phàm giả vờ bị chuột rút. Nó biết nghe lời mẹ, đem ghế ra cửa ngồi đọc sách, vừa đọc vừa trông chừng bé Thuyên đang chơi gần đó. Nhiều lúc hai ánh mắt gặp nhau, Khiêu lặng lẽ dò xét đôi mắt đen láy của em gái, thấy có gì đó không ổn. Ngay từ đầu nó đã thấy có gì đó không ổn, giữa ban ngày ban mặt bé Thuyên chơi trong sân nhưng nó vẫn không thoải mái. Khiêu không ghen với vẻ xinh đẹp, hoàn mỹ không khiếm khuyết của bé Thuyên. Khiêu nghe người ta nói thế này, nếu một đứa bé đẹp hoàn thiện, không một khiếm khuyết thì nó ngày càng xuống dốc, lúc bé xinh đẹp lớn lên lại rất xấu xí. Bởi thế nó không có gì phải hận bé Thuyên. Nhưng nó xinh cũng có gì ghê gớm lắm đâu, đã hai tuổi mà vẫn chưa biết nói, có thể bị câm chăng. Đièu mà Khiêu thấy không ổn là, việc bé Thuyên ra đời thật đáng ngờ, cho rằng đó là trò đùa rất nghiêm trọng đối với gia đình. Có lý do để Khiêu nghĩ như vậy, bởi có lần Đường Phi đến thăm bé Thuyên.
Đường Phi bị anh diễn viên múa bỏ rơi, phải đi phá thai, rất có năng khiếu quan sát trẻ con, mà nói năng cũng không e dè. Một hôm, Đường Phi nói với Khiêu, đằng ấy thấy bé Thuyên giống ai? Khiêu không nói gì. Đường Phi nói luôn: nó giống cậu tớ nhỉ? ừ, biết đâu nó là em họ tớ.
Khiêu vừa tức nghẹn, vừa buồn. Khiêu chỉ ậm ừ vài tiếng trong họng, nét mặt thoáng buồn. "Nó giống cậu tớ," câu nói của Đường Phi như một đòn quất mạnh vào đầu làm Khiêu choáng váng, làm Khiêu tỉnh ngộ. Nó làm rõ điều xưa nay không dám làm rõ, Khiêu đã tìm được đáp án mà xưa nay vẫn không dám đi sâu tìm kiếm. Họ, bác sĩ Đường và mẹ, làm Khiêu ghê tởm, làm Khiêu phẫn nộ muốn nguyền rủa, gột bỏ. Họ đã phụ lại Khiêu phải đau khổ,kinh hoàng, vui sướng và hối hận vì lá thư không đến tay bố. Họ thật không xứng, thật không xứng đáng. Khiêu sợ, sợ điều Đường Phi nói ra không còn ẩn náu trong lòng Khiêu, tưởng như ngày nào Khiêu cũng mong có người nói ra, nói toạc ra thì Khiêu mới có quyết tâm hành động. Khiêu quyết tâm hành động, cho dù quyết tâm đó mềm yếu và mông lung, quả thật Khiêu rất muốn hành động.
Phàm cũng có ý giúp chị, nó bắt đầu hành động. Phàm đi đào nhĩ tủy, bỏ những mảnh nhĩ tủy màu vàng nhạt vào bình sữa của bé Thuyên. Khiêu thấy nhưng không nói gì, chúng đều nghe nói, nhĩ tủy không ăn được, ăn vào có thể bị câm.
Bé Thuyên có thể đã bị câm, nhưng muốn cho nó ăn nhĩ tủy để câm hẳn. Khiêu nhìn Phàm lắc lắc chai sữa, không nói gì. Không nói gì có nghĩa là lặng lẽ khuyến khích. Phàm cầm chai sữa đựng nhĩ tủy và nước cam đến chỗ bé Thuyên. Nhưng việc không thành, không hiểu tại sao nó tuột tay, chai nước cam rơi vỡ tan tành.
Khiêu rất tiếc. Phàm cũng rất tiếc. Hai chị em không ai nói với ai về điều đáng tiếc mà chỉ tỏ ra lạnh nhạt với bé Thuyên để bày tỏ cái tiếc đó. Chúng chơi trò "ngồi sofa," thật ra không phải trò chơi, mà chỉ là cách tận hưởng sung sướng mà Khiêu phát minh: mỗi lần mẹ đi vắng, Khiêu lại lấy cái gối bông to xù ra, đặt lên hai cái ghế gỗ ghép lại với nhau, thế rồi hai chị em thay nhau ngồi lên. Được ngồi lên cái ghế ấm êm khiến hai chị em thích thú, chúng ngồi cắn hạt dưa trên sofa tự tạo, hạt dưa trắng, hạt dưa đen, hạt dưa xanh. Chúng không cho bé Thuyên đến gần, không cho bé Thuyên được hưởng cái nhàn nhã trên sofa, hoặc có thể nói, cái sofa nhàn nhã thích thú này là phát minh để bé Thuyên bực tức, hai chị em rất muốn bé Thuyên phải khóc vì không được ngồi sofa. Trò chơi này nếu mẹ biết thì cũng có chuyện đấy, Khiêu nghĩ rất thách thức, mà cũng rất muốn thách thức mẹ. Khiêu biết mẹ không dám nhận sự thách thức của Khiêu, thậm chí không dám trách mắng Khiêu và Phàm đối xử tệ với bé Thuyên. Mẹ càng không dám, Khiêu càng giận mẹ; mẹ không dám, Khiêu càng không quý bé Thuyên.
Thế rồi một hôm.
Một hôm chủ nhật, sau bữa cơm sáng, Chương Vũ ngồi bên máy khâu may áo khoác cho bé Thuyên, để cho Khiêu và Phàm đưa bé Thuyên đi chơi. Như mọi hôm, Khiêu đem ghế ra cửa ngồi đọc sách, Phàm cũng đem ghế ra ngồi ở cửa. Phàm không đọc sách mà đan tất. Cứ mỗi lần mẹ may gì cho bé Thuyên nó lại lầu bầu. Dường như Phàm nói với mẹ, mẹ bỏ mặc con thì con cũng biết tự chăm sóc. Phàm tự đan tất cho mình, về mặt này nó không kém.
Bé Thuyên đi đi lại lại dọc con đường nhỏ đã quen ở trước nhà. Một tay nó cầm cái xô nhỏ đồ chơi, tay kia cầm cái xẻng ngồi đào xới ở gốc cây rồi xúc đất vào xô đổ sang một gốc cây khác. Nó cứ chạy đi chạy lại giữa hai gốc cây, chơi một lúc nó gõ xẻng vào xô như để hai chị ngồi ở kia chú ý đến nó. Cô chị lớn thì dán mắt vào trang sách vờ như không nghe thấy, cô chị thứ hai thì đưa một ngón tay lên miệng ra hiệu hãy im đi. Tại sao hai chị lại lạnh nhạt, xa lánh bé Thuyên như thế, bé Thuyên có lỗi gì? Đó là điều bí ẩn mà cho đến chết, cho đến chết bé Thuyên cũng không thể nào hiểu nổi.
Có mấy bà ngồi đóng Tuyển tập Mao Trạch Đông gọi bé Thuyên. Làm việc mệt các bà phải nghỉ, mà bé Thuyên như thứ giải trí đáng yêu. Các bà vỗ tay, gọi bé Thuyên thật trìu mến, bé Thuyên liền vứt xẻng và tô tập tễnh chạy đi. Bé Thuyên đi qua con đường nhỏ trước nhà số sáu mà hàng ngày nó vẫn đi. Khi không còn thấy bé Thuyên dưới tầm mắt đang đọc sách thì Khiêu bỏ sách xuống, đứng dậy. Không phải là bản năng yêu thương mà là bản năng trách nhiệm khiến Khiêu phải gọi bé Thuyên lại, không muốn để nó đi xa. Hoặc Khiêu có thể bảo Phàm gọi lại, gọi không được thì lôi về. Phàm đứng bên cạnh Khiêu. Lúc đó hai chị em (có thể chỉ một mình Khiêu) trông thấy sự việc mà chưa trông thấy bao giờ, một việc đột ngột đến: một nắp cống thoát nước đã mở, bé Thuyên chạy thẳng đến bên miệng cống thoát nước đã mở nắp. Nhất định Phàm cũng trông thấy nắp cống đã mở và bé Thuyên, bởi nó vội kéo tay Khiêu, không rõ định kéo tay cùng chạy đến bên cống thoát nước hay kéo tay xin, xin cho mình được chạy đến bên cống thoát nước kia.
Hai chị em kéo tay nhau, bàn tay lạnh buốt, cả hai cùng đứng tại chỗ. Hai chị em đứng sau bé Thuyên, có thể mười mét, có thể mười lăm mét, cả hai vẫn thấy bé Thuyên chạy thẳng tới, chạy thẳng và thẳng tới cống thoát nước. Khi hai cánh tay bé Thuyên dang ra, như đôi cánh bay xuống cống thoát nước, Phàm chợt cảm thầy bàn tay giá lạnh của Khiêu bóp nhẹ tay mình. Phàm nhớ mãi, trong ký ức cuộc đời Phàm vẫn nhớ mãi bàn tay Khiêu lần ấy, đấy cũng là chứng cứ để Phàm tố cáo cái hư ảo và cái thực của Khiêu.
Khiêu cũng nhớ mãi hai chị em đã kéo tay nhau và sức mạnh kéo bàn tay Phàm hôm ấy. Đó là động tác lộn xộn và quyết đoán, là ngăn cản, là khống chế, là dứt khoát, là gào thét, là cảm giác hả hê hay là cơ co giật hoản loạn sau một việc lớn? Là ám hiệu giữ kín cho nhau hay lời ai oán đã phạm trọng tội?
Có quá ít điều ghi lại trong ký ức của một đời người. Những việc lớn rất dễ quên, những việc vụn vặt lại không dễ dàng xóa đi, cũng như bàn tay con người, ngày nào, tháng nào, năm nào đã phải dùng một chút sức mạnh trên bàn tay người khác...
21
Bé Thuyên không còn trên mặt đất. Một thời gian dài sau cái chết của bé Thuyên dường như ngày nào Chương Vũ cũng hỏi Khiêu:
Con không thấy cái nắp cống mở ra ư?
Không.
Con có nghe thấy các bác đóng sách gọi em không?
Không.
Thế từ lúc nào con không trông thấy em nữa?
Khi trước mắt con không còn thấy.
Sau đó con thấy gì, tại sao con không chạy theo em?
Sau đó con không thấy gì nữa, con cũng không biết em ngã xuống cống.
Ở đấy có cái cống mà con không biết à?
Con thấy xưa nay cống vẫn đậy nắp.
Em chạy đến bên miệng cống con cũng không thấy sao?
Con không trông thấy.
Nhưng con phải thấy con là chị của nó.
Con không thấy, em Phàm có thể làm chứng.
Phàm vẫn im lặng ngồi kia, bị Khiêu kéo tay. Phàm không cần lên tiếng, hai chị em kéo tay, khuyến khích nhau, cùng mạnh dạn, cùng chứng minh trong sạch.
Cuộc vặn hỏi tiếp tục.
Thế thì con thấy gì?
Con trông thấy nhiều người vây quanh miệng cống, con với Phàm cùng chạy tới.
Có phải những người gọi em?
Có các bác ấy, có cả hai người đi xe đạp ngang qua. Sau đó... có cả mẹ nữa.
Đừng nói vớ vẩn, mẹ biết có mẹ.
Chương Vũ không hỏi tiếp, nước mắt trào ra. Chị thôi không hỏi người nhà, quay qua hỏi người ngoài. Chị gõ cửa hết nhà này đến nhà khác, tìm dến những người có mặt hôm đó. Đầu tóc chị rũ rượi, quần áo lôi thôi, đôi măt ngây dại, bắt họ kể đầu đuôi sự việc. Thái độ của chị bực tức hơn đối với Khiêu, chị trút hết nỗi tức giận, hằn học bởi mất đứa con gái yêu thương và nỗi giận không trút cho ai trong nhà đem đổ cho người ngoài. Chị giận họ, giận họ ăn no rồi đem bé Thuyên ra làm trò vui, nếu họ không ngồi đóng sách thì họ không trông thấy bé Thuyên, mà không thấy thì không gọi nó đến, bé Thuyên đang xúc đất ở gốc cây (Khiêu nói lại như vậy) sẽ không chạy về phía có cống thoát nước. Tại sao các người gọi con tôi? Các người vô trách nhiệm lắm! Đối với con cháu các người, các người cũng không chỉ đường cho chúng hay sao... Có lần chị quá xúc động, ngất xỉu trong nhà một bà hàng xóm. Bà hàng xóm phải vội cấp cứu, phun nước vào mặt chị cho chị tỉnh lại. Càng lúc chị càng nặng lời làm hàng xóm láng giềng không muốn nghe, nhưng họ hiểu lòng chị, không cãi lại chị làm gì. Mà các bà hàng xóm cũng ân hận vì không trông thấy cống thoát nước giữa đường mở nắp, họ chỉ thấy bé Thuyên như một thiên sứ chạy tới, thế rồi bỗng biến khỏi mặt đất. Khi bé Thuyên biến khỏi mặt đất thì họ mới phát hiện trên con đường nó chạy tới có cái cống nước để ngỏ, nắp cống bỏ sang một bên. Vậy là có một bà nói với Chương Vũ, vấn đề không phải là trên con đường có cống nước bẩn, cống nước bẩn này vốn có từ lâu, người lớn trẻ con trong khu liệu có ai không qua lại con đường ấy? Vấn đề là ai đã mở nắp cống, mở rồi tại sao không đậy lại?
Bà hàng xóm làm Chương Vũ sực tỉnh, chị đã tìm ra manh mối của vấn đề, ai đã mở nắp cống, ai mà thất đức đến thế!
Người trong Viện Thiết kế không ai nhận đã mở nắp cống, qua sự điều tra của Ủy ban cách mạng của Viện, công nhân đường nước thải không ai đi làm ngày chủ nhật. Có thể là trẻ con nghịch ngợm, trong khu cũng có trẻ hay nghịch phá, ví dụ thằng bé cho Phàm ăn xà phòng chẳng hạn. Họ nghĩ chỉ có những đứa trẻ chưa học được cái tốt nhưng lại học các trò độc địa, những đứa trẻ xưa nay hay chơi trò tinh quái. Chương Vũ nghĩ đến những đứa trẻ hay nghịch, chị giận những đứa trẻ ấy như giận các bà hàng xóm đóng Tuyển tập Mao Trạch Đông vậy, nhưng lấy đâu ra chứng cứ? Nếu chúng định cậy nắp cống lên bán cho hàng đồng nát lấy tiền hút thuốc thì tại sao chúng không đem nắp cống đi? Nắp cống vẫn còn đó. Tất cả không có chứng cứ, không tìm đâu ra chứng cứ.
Vào lúc đêm khuya thanh vắng, Chương Vũ vẫn nức nở trên giường, trong lòng vẫn ân hận chưa may xong cái áo choàng cho bé Thuyên. Chị cũng nghĩ, lẽ ra không nên sinh bé Thuyên, nhưng tại sao lại sinh ra nó? Là để giữ một kỷ niệm đẹp với bác sĩ Đường chăng? Trước khi bé Thuyên ra đời, bác sĩ Đường không nghĩ rằng Chương Vũ có mang với mình. Chị không để anh biết, nhưng khẳng định đó là con anh, chị muốn có một đứa bé như thế trong cuộc sống của mình, đứa bé sẽ nhắc lại cho chị vô số kỷ niệm thầm kín. Chị không cho bác sĩ Đường biết, sợ rằng bác sĩ Đường biết sẽ bắt chị phải phá thai. Từ trong bản năng chị biết bác sĩ Đường không yêu chị, chị khát khao anh nhiều hơn nhu cầu của anh đối với chị. Mà chị cũng không rõ mình khát khao gì ở anh, khát khao tình dục, lại phảng phất khát khao biếng lười bẩm sinh của chị. Tính lười biếng không những làm chị trốn tránh nhiều việc lẽ ra chị phải đảm đương, tính lười biếng còn làm chị lười nghĩ đến tương lai quan hệ với người khác. Hoặc, điều chị gọi là "kỷ niệm" cũng là do lười bẩm sinh, chị lười sinh đẻ có kế hoạch. Về mặt này chị quá ư buông thả, chị một người lớn tuổi đã có chồng còn hơn cả Đường Phi cô gái chưa chồng. Khi ĐƯờNG PHI bị nhét vải xô vào miệng trong phòng phụ sản lại rất đàng hoàng phá bỏ cái thai với người không phải chồng mình. Hôn nhân là việc hợp pháp và lý trí ngay thẳng, hôn nhân cũng rất bẩn thỉu tối tăm.
Chị cũng ngậm ngùi cho rằng đấy cũng là sự báo oán, là Chúa trời báo oán đối với chị mấy năm vừa rồi sống tạm bợ vô nghĩa, chán ngán uể oải, thiếu trách nhiệm. Chị còn ngang nhiên, liều sinh bé Thuyên, thiếu thận trọng đưa bé Thuyên vào đời, nhưng rồi chị đã nghĩ gì về nó? Tất cả như một giấc mơ bắt đầu từ một tờ giấy nghỉ ốm và kết thúc ở cái chết của bé Thuyên. Đúng là phải kết thúc quan hệ với bác sĩ Đường. Cho đến lúc này chị mới nghĩ đến gia đình, nghic đến người thân. Chị cũng không muốn nghĩ ngợi, suy tính, bởi sợ Khiêu hơn cả sợ chồng. Chị tin chắc không gì qua được mắt Khiêu, lúc cần nó có thể lật tung lên tất cả.
Ai có thể nói chồng chị không hề mảy may hay biết gì? Hai năm vừa rồi, trừ những dịp nghỉ tết và nghỉ chuyển mùa, chồng chị rất ít khi về nhà. Hai cô con gái có trách anh thì anh cũng chỉ nói, ở nông trường khó xin phép nghỉ lắm. Sắp đến ngày sinh, chị điện cho anh về, nhưng mãi sau khi chị sinh được một tuần anh mới về Phúc An. Bức điện có phần không như tâm tư, ý của chị là, không muốn khi đứa bé ra đời lại có chồng bên cạnh, điều ấy cũng khó xử cho chồng, thiếu tôn trọng chồng, tuy có thể anh không hay biết gì nhưng chị cũng không đành lòng. Chị thà rằng không có ai bên cạnh, chỉ một mình đón bé Thuyên chào đời. Nhưng đi đẻ mà chỉ một mình thì không bình thường, khác nào lặng lẽ thú nhận điều mờ ám thầm vụng, thú nhận chị không đủ dũng cảm cho đứa trẻ nhìn mặt người đàn ông được gọi là chồng kia. Chị không định thế, làm lẫn lộn thực hư mới là ý định trong cuộc sống của chị. Chị đánh một bức điện cho nông trường Vĩ Hà. Đánh điện rồi chồng vẫn đủng đỉnh về muộn. Việc chồng chậm về cũng đủ để Chương Vũ đoán biết, nhưng lúc đó chị không đủ can đảm để xét đoán. Chị vẫn luôn tay làm việc này việc khác, lúc thì kéo chăn lên, lúc lại lấy cốc nước để trên đầu giường uống một hụm, làm những động tác này động tác khác cũng là để dịu bớt căng thẳng trong lòng. Cuối cùng, chị nghiêng người, bế bé Thuyên lên, trao cho anh đang đứng bên giường.
Chị không hề nhận ra biểu hiện của chồng vào lúc thoạt trông thấy bé Thuyên, bởi chị cụp mắt nhìn xuống. Chị nhìn xuống hồi lâu, tay bế bé Thuyên đưa cho chồng, chị muốn anh đón nó, chỉ khi anh đón đứa bé thì chị mới tạm yên tâm. Thế nhưng anh vẫn không đón đứa bé từ trong tay vợ, ngược lại anh lùi một bước. Anh dang hai tay, rồi cho hai tay vào túi quần - anh cũng đang làm động tác này khác, đang làm dịu căng thẳng trong lòng. Rồi anh không nhìn ai và nói, để anh đi rửa tay, ngồi xe bụi bẩn lắm.
Anh chỉ ở nhà một đêm rồi trở lại nông trường.
Bởi vậy ai dám nói Doãn Xích Tầm không biết gì.
Tất cả đã chấm hết.
Chương Vũ rất thích từ "chấm hết," cái chết của một con người mới làm chị hiểu trong cuộc sống của chị cũng có việc cần chấm hết. Với tâm tư chấm hết, chị đến bệnh viện Nhân dân tìm bác sĩ Đường. Trong hai gian nhà của anh, lần đầu tiên chị không đi thẳng vào buồng trong mà chỉ kéo ghế ngồi ở ngoài, bác sĩ đường biết chị đến làm gì rồi.
Hai người chưa một lần nói thẳng, chưa bao giờ nói đến chuyện bé Thuyên là của ai. Sau khi chị sinh, một thời gian dài bác sĩ Đường không đến nhà chị. Nhưng không vì thế mà bé Thuyên không lớn lên, không trưởng thành, những đặc điểm nào thuộc về họ "Đường" cũng rất nhanh chóng hiện rõ ở bé Thuyên, rất nhanh chóng kéo dãn khoảng cách với hai chị em nhà họ "Doãn". Ngay cả Chương Vũ cũng kinh ngạc, nó không giống chị một tí nào, nó không để lại một khoảng trống nào cho người lớn, cho gia đình, cho xã hội mà nó sinh sống. Khi bé Thuyên một tuổi, chị đưa nó đến bệnh viện Nhân dân để nó nhận mặt bác sĩ Đường. Thật ra không cần thiết phải gặp mặt để nói thẳng ra làm gì, nhìn mái tóc vàng quăn, nhìn cặp mắt đen ngây thơ của bé Thuyên, bác sĩ Đường đã hiểu lắm rồi. Anh bế bé Thuyên mà thấy kinh ngạc và lấy làm lạ, thấy ngượng và phấn khởi, nhất định anh muốn hôn nó, nhưng lại không dám áp miệng vào khuôn mặt nó. Anh chỉ thấy cổ họng nóng lên và hỏi, cháu tên gì nhỉ? Chương Vũ nói, cháu tên Thuyên. Anh hỏi, viết chữ Thuyên nào? Chị trả lời, chữ "toàn" có "thảo đầu," Thuyên có nghĩa là ngọn cỏ tiên. Anh nói khẽ, "thảo đầu," dưới là chữ "toàn" ư? Chị nói, phải rồi, ĐƯờNG PHI chữ "Phi" cũng có "thảo đầu" đấy. Như vậy là đã rõ, hai người không nói tiếp nữa. Hơn nữa, chị cũng không có ý gì khác. Chỉ đưa bé Thuyên đến cho anh biết mặt.
Bác sĩ Đường rất biết ơn Chương Vũ. Anh biết ơn bởi chị có thể để anh cư xử thiếu trách nhiệm như thế, và cúng thiếu trách nhiệm cả với đứa con chung của hai người. Bởi thiếu trách nhiệm nên anh không có gì phải lo lắng, được sống thanh thản nên giữa hai người mới được vui vẻ. Đó là nguyên nhân chính để anh cần có chị. Trong thời đại đày ức chế và thô bạo, với thành phần xuất thân và quan hệ như anh, anh được một người đàn bà như Chương Vũ đưa lại hơi ấm kín đáo làm dịu nỗi khắc khoải, buồn phiền. Chương Vũ bằng con đường không chính đáng đã giúp anh sức mạnh để anh cân bằng thể xác và tâm hồn, dù hai người cũng biết ngày vui ngắn chẳng tày gang. Đã biết ngày vui ngắn chẳng tày gang, như vậy chẳng phải hai người dự đoán được cái chết của bé Thuyên rồi đó sao? Thái độ của bác sĩ Đường đói với bé Thuyên khác với thái độ của Chương Vũ, cho dù cuộc đời của bé Thuyên chỉ hai năm anh cũng không lấy gì làm bất ngờ, anh không quá đau khổ. Anh phải xử lý một sinh mạng còn non hơn bé Thuyên - phá thai cho cô cháu gái ĐƯờNG PHI. Anh có thái độ phủ nhận những sinh mệnh như thế của dòng họ Đường, anh không cảm thấy mình lạnh lùng, ngược lại cảm thấy nếu sống, chúng sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Cũng như Đương Tân Tân, chị gái anh phải nhận lấy cái chết thê thảm, như hoàn cảnh của cô cháu gái ĐƯờNG PHI, như bản thân anh phải trải qua những năm tháng không đâu vào đâu. Không ai hiểu nổi lòng anh, người đàn bà có tên Chương Vũ cũng không hiểu nổi.
Bây giờ anh nhìn Chương Vũ đang ngồi trên ghế, nhìn khuôn mặt Chương Vũ sưng húp bởi mất bé Thuyên, khóe miêng trễ nải, mái tóc với mấy sợi bạc của chị, lòng anh bỗng trào nỗi xót thương. Anh nghe chị nói, thôi đừng đến với nhau nữa, anh đồng ý. Anh vô cùng xót thương cho chị, bởi thế anh phải ôm lấy chị. Xót thương cũng có thể tạo nên những xung động, không phải anh muốn được chị mà muốn chị được anh, một lần nữa cần có anh, một lần cuối.
Chương Vũ không hưởng ứng, không phải vờ thoái thác, mà thực lòng thoái lui. Đó là trường hợp mà bác sĩ Đường không quen, xưa nay anh vẫn quen sự vồ vập, chủ động của chị, cái nhục dục trần trụi và buông thả mọi lúc của chị. Chị thực sự thoái thác đã kích thích con trống trong bác sĩ Đường. Anh ôm lấy chị, đưa chị vào phòng trong, nhưng chịi giữ chặt lấy cửa, không chịu vào. Anh lại đưa ngược chị về phía phòng vệ sinh, đưa vào và khóa lại. Chị giãy giụa trong vòng tay anh, với đôi mắt vô cảm chị bảo với anh đừng làm thế. Đôi mắt vô cảm đã lay động anh, kích thích anh, hết sức xót thương nhưng cũng muốn làm nhục chị, anh nhất định không buông tha. Động tác của anh hết sức mạnh mẽ và kết thúc cũng rất nhanh. Động tác của anh, sự chống lại hiếm có cùng tiếng rên khàn khàn và cao trào của anh cũng không làm Chương Vũ động lòng.
Chị muốn về nhà ngay.
22
Một ngày mùa thu, mùa thu bé Thuyên tròn hai tuổi, Doãn Xích Tầm từ nông trường Vĩ Hà về Phúc An nghỉ mùa. Anh vừa xuống xe thì gặp hai cô con gái Khiêu và Phàm ở ngay trước cửa Viện Thiết kế, chúng đang mua rau. Anh quên không để ý lúc ấy Khiêu cầm gì trong tay, nhưng vẫn nhờ Phàm đeo một chuỗi tỏi. Chuỗi tỏi thật dài quấn quanh cổ, hai đầu chuỗi tỏi thõng xuống tận đầu gối. Chuỗi tỏi trĩu nặng khiến nó phải vươn cổ ra phía trước nhưng vẫn cười vui vẻ. Anh nghĩ, con gái thích quàng chuỗi tỏi dài như thế, nhất định nó đã thấy ảnh bà Vương Quang Mỹ bị đấu, người ta quàng lên cổ bà chuỗi bóng bàn dài thõng xuống tận đất - bà thích đeo chuỗi hạt à, này thì cho bà đeo! Phàm đeo chuỗi tỏi làm anh nghĩ ngay đến tấm ảnh bà Vương Quang Mỹ bị đeo chuỗi hạt khổng lồ, nhưng anh còn nghĩ đến một chuyện khác làm anh đau đớn tựa những mảnh thủy tinh cứa nát lòng. Anh cảm thấy không có gì lúng túng, khó xử hơn khi trông thấy con gái phải quàng lên cổ chuỗi tỏi to tướng, cái vui vẻ trong gió thu của nó càng làm tăng thêm nỗi chua chát.
Phàm nhìn thấy bố trước, nó gọi to, bố ơi, rồi chạy đến, chuỗi tỏi cứ lủng lẳng trước ngực. Nó sà vào lòng anh, anh bỏ chuỗi tỏi ra. Khiêu cũng chạy tới, hỏi tại sao bây giờ bố mới về.
Sao bây giờ bố mới về, câu hỏi như trách cứ, như mong mỏi, có thể còn hơn thế nữa. Chưa bao giờ nó nói với bố về những điều khác, hoặc anh cũng không muốn nghe những điuề "khác." Trong một gia đình nề nếp không thể tồn tại những chuyện khác, cho dù trong gia đình đó có người chịu đựng những điều nhục nhã lớn lao, đau khổ sâu sắc.
Anh biết rỗ quan hệ của vợ với bác sĩ Đường kể từ sau khi bé Thuyên ra đời. Khi anh tưởng tượng với tất cả may rủi, với mọi thiện chí rằng, những điều anh trông thấy, cảm thấy và phán đoán đều có thể không tồn tại, nhưng khi bé Thuyên ra đời đã phá vỡ mọi may rủi, mọi thiện chí của anh. Trong những buổi học tập khô cứng, vô vị ở nông trường Vĩ Hà, vào những lúc kéo xe gạch nặng nề, khi trong rừng lau sậy bạt ngàn phía ngoài nông trường, anh phải trải qua những giờ phút suy tư dằn vặt, phải ngậm ngùi nuốt nỗi nhục khó nói nên lời của người đàn ông. Bằng một nghị lực phi thường, anh phải chịu đụng sự thật tàn nhẫn trên người Chương Vũ, chưa một lần để xảy ra xung khắc với vợ. Không thể quy kết tất cả điều đó cho tính sĩ diện của anh, anh cũng không thể giản đơn nói rằng, thời ấy những người như anh đang ở vào địa vị hèn kém. Những người sĩ diện lại không muốn trong mắt mình có bụi, ở vào địa vị hèn kém lại càng dễ nổi nóng. Có lẽ trong sự dạy dỗ của gia đình, không ai bảo anh phải mắng mỏ người đàn bà thế nào, bởi thân mẫu là người nghiên cứu tranh sơn dầu của danh họa Lưu Hải Túc, thân phụ anh là một giáo sư môn nhân loại học suốt đời trọng vợ như khách. Hoặc do tính cách cao thượng của anh, ngay từ hồi ở Viện Thiết kế Bắc Kinh, anh đã nổi tiếng là người cao thượng. Năm nọ, nhân bình bầu lao động tiên tiến, anh được nêu tên trên bảng danh dự, nhưng anh từ chối vinh dự đó, lý do là hai người cùng được bầu và cùng được biểu dương nhưng anh xem ra không đủ tư cách, anh từ chối đứng cùng với những người như thế. Thời đại có thể hạn chế nhưng không thể loại bỏ được tính cao thượng của anh. Lẽ nào anh trong sáng cao thượng đến mức không thèm nói ra nhẽ quan hệ giữa vợ anh và bác sĩ Đường? Cao thượng đến mức để cho những việc đó làm nhơ bẩn bản thân? Sự việc có thể không giản đơn như thế. Đứng trước một gia đình hư hỏng hay những sự việc hư hỏng trong gia đình, anh tạm thời lẩn tránh. Sự lẩn tránh của anh có thể cơ chút cao thượng, nhưng anh tạm thời để yên không có nghĩa là anh bỏ qua một cách dễ dãi. Khói mù trong lòng anh không dễ tan đi. Đàu óc anh không một phút ngơi nghỉ, và chứng mất ngủ của anh bắt đầu từ đấy.
Anh vẫn giữ không để xảy ra xích mích với vợ. Theo anh hiểu, nếu anh hỏi, nhất định vợ anh sẽ nói gì. Biết đâu chị đã chuẩn bị sẵn câu trả lời nếu anh hỏi, biết đau chị đang mong anh hỏi, cứ nói ra sẽ dễ chịu hơn im lặng. Hoặc chửi mắng, hoặc đánh đập, anh cứ làm thế đi, sao anh cứ giấu kín. Thần kinh thật vững mới có thể im lặng. Thần kinh chị không vững như thế, chị sắp điên lên vì anh cứ im lặng lẩn tránh bất định. Bởi thế anh vẫn không hỏi han gì. Không hỏi là anh nắm quyền chủ động, mãi mãi không hỏi có nghĩa là mãi mãi nắm quyền chủ động. Anh không muốn vợ nói ra, anh chưa chuẩn bị để nghe vợ nói ra. Có người chồng nào lại muốn nghe vợ nói ra những chuyện ấy?
Đúng vào lúc ấy thì bé Thuyên chết.
Cái chết của bé Thuyên làm trái tim tan nát bấy lâu của anh bỗng thanh thản. Có lúc anh cảm thấy hổ thẹn bởi trái tim thanh thản vì việc ấy. Nếu một ngày nào anh bị Thượng đế xét hỏi thì anh lại bằng lòng để trái tim không thanh thản, thật ra anh đã không lẩn tránh được lòng mình.
Lần này anh về rất kịp thời, anh đi cả đêm để về. Khi anh trông thấy vợ, vợ anh khóc sưng cả mắt, nhưng trước mặt anh cũng không dám biểu hiện quá đau khổ. Tâm tư và tự hổ thẹn làm chị không còn khóc được, chị không kêu khóc trước mặt chồng. Bỗng anh tìm thấy một tình cảm thích hợp nhất, nên báy tỏ nỗi đau khổ thay cho vợ, biểu hiện sự nặng nề phải kiềm chế. Tại sao anh không thể biểu hiện như người cha thật sự của bé Thuyên? Anh bắt Khiêu phải kể lại đàu đuôi cái chết của bé Thuyên.
Con nói con ngồi đọc sách ở cửa, hôm đó việc của con là trông em hay đọc sách?
Con không nghĩ là em có thể đi xa.
Sao con không nghĩ rằng em có thể đi xa, em cũng có chân kia mà?
Mọi khi em không đi xa như thế.
Mọi khi em đi bao xa?
Chỉ quanh quẩn ở cửa.
Quanh quẩn là bao xa?
Con không đo nên không biết.
Nhũng chuyện như thế ai phải biết? Mẹ phải biết chứ? Anh lôi vợ vào cuộc.
Mẹ không có ở đấy.
Lúc ấy mẹ ở đâu?
Mẹ ở trong nhà may áo.
Lúc đó em ở trong nhà may áo à? Anh hỏi vợ.
Vâng! Chương Vũ nói.
Em vẫn thường xuyên để con trông em bé rồi ngồi may à?
Không thưỡng xuyên, nhưng cũng có lúc phải may cho các con.
Những ai?
Các con, ba chị em chúng nó.
Nhưng anh đâu thấy chúng nó mặc quần áo em may, em có thể chỉ cho anh cái nào của chúng nó do em may không?
Em không nói tất cả quần áo của các con là do em may, chỉ nói có lúc thôi.
Nhưng em nói em vẫn mất thời gian may áo quần cho các con.
Ấy là để trả lời anh "thường xuyên" và "không thường xuyên."
Em nói em không thường xuyên may, vậy thường xuyên làm gì? Em thường xuyên làm gì có thể nói cho anh biết không?
Em thường xuyên... lần nào cái Khiêu viết thư cho anh cũng đều nói cả rồi đấy thôi.
Đừng kéo trẻ con vào cuộc. Em nghĩ rằng con viết thư cho anh nói những gì? Con nó có nghĩa vụ thông báo cho anh biết em làm gì hay sao? Đúng thế, cái Khiêu thường xuyên viết thư cho anh, cũng chỉ có nó thường xuyên viết, thư của nó chỉ kể những chuyện ở trường học, kể về Đường Phi, Do Do bạn nó. Tại sao con lại thường xuyên viết thư cho anh? Bởi em chưa bao giờ biết con đang nghĩ gì, thật là điều anh không hiểu nổi em, em... em ốm, bởi thế em có nhiều thời gian hơn ai hết, những năm vừa qua em dùng thời gian làm gì?
Chương Vũ mê mẩn, tai họa sắp ập xuống đầu, chị nghĩ. Rõ ràng chồng đang từng bước đi tới, là phúc hay là họa đây, là tai họa thì tránh đâu cho thoát. Chị lấy lại tinh thần để đón nhận những lời xét hỏi cuối cùng. Chị liếm đôi môi chưa khô, nói: anh để hai con đi chỗ khác đã.
Không cần thiết - anh cao giọng - không cần thiết phải che dấu, trong cái nhà này còn chuyện gì chúng không biết nữa, còn có gì có thể che giấu được mắt chúng? Không cần thiết.
Nhưng em thấy cần nói riêng... nói riêng với anh.
Theo anh thì cái riêng ấy không có ý nghĩa gì. Anh vội ngắt lời chị, như sợ chị không chịu đựng nổi mà phải nhận lỗi, như sợ chị bỗng đột ngột điên cuồng nói hết những cái xấu trong lòng ra. Chị lúng túng, chị kinh hoàng sợ hãi, đôi môi chị mấp máy, cằm trễ xuống trong giây lát báo hiệu tinh thần chị sắp suy sụp. Như thế anh rất bằng lòng, cho nên anh thay đổi phương hướng, hoặc anh để người đang đối thoại tiếp tục đi vào con đường ngay thẳng trong lòng. Anh nói, anh hỏi đi hỏi lại em thường ngày làm gì, chắc chắn em trả lời thường ngày em chăm sóc bé Thuyên, nó còn bé, cần được chăm sóc. Nhưng nó chết trong sự chăm sóc của em, mẹ nào lại như thế, em có xứng làm mẹ không? Em, không phải học, không phải công tác gì, nhưng ngay cả đứa trẻ hai tuổi cũng không trông nổi. Con gái tôi, đứa con tội nghiệp... đứa con tội nghiệp... nó không chết trong cống nước thải mà chết ngay trong tay em, thật không xứng đáng làm mẹ!
Doãn Xích Tầm vứt cái chén nước chè đi, rồi anh đến kéo cái ngăn đựng kim chỉ ở máy khâu ra và đổ ụp xuống đất.
Giọng nói, thái độ và cả những động tác mạnh mẽ đúng là anh đang rất giận, nhưng Chương Vũ từ từ trấn tĩnh lại. Những lời nói của anh không gây nhức nhối, ngược lại làm chị bình tĩnh hơn. Chị không tin là mình đã nghe được câu nói của anh, anh gọi bé Thuyên là "con gái tôi." Đó là lời tuyên bố, một lời xác nhận, lại không chỉ là lời tuyên bố, lời xác nhận. Điều này như hàm ý tha thứ hoặc như bỏ qua tất cả những gì vẩn đục từ xưa đến nay của Chương Vũ. Anh nói như thế thật sao? Nghĩa là thế nào? Anh tức giận nhưng không hí hửng khi người khác gặp nạn, chỉ vì "con gái tôi" chết trên tay Chương Vũ. Nếu anh nghĩ như thế, nếu anh thật sự cho rằng bé Thuyên là con anh, thì làm sao mà Chương Vũ không bị anh mắng mỏ thậm tệ. Cứ cho là anh chửi chị không phải là giống người đi nữa, cứ cho là anh mắng chị là chó má đi nữa thì chị sẽ quỳ xuống để anh đánh. Nghĩ lại vừa rồi, vừa mới rồi, chỉ chốc lát thôi, Chương Vũ vẫn "nhớ lại" để hình dung những điều chỉ qua đi mới vài phút, nghĩ lại vừa rồi bị anh dồn ép tưởng như sắp phải nói hết ra, chị đã chuẩn bị sẵn lời xin lỗi, định nói ra tất cả tất cả, nhắc nhở anh rằng chị đã bị Thượng đế trừng phạt, kết quả của sự trừng phạt đó là bé Thuyên, kết quả điều ác của chị đã biến khỏi mặt đất, là sự trừng phạt nặng nề nhất của Thượng đế đối với chị rồi, bởi thế nên rộng lượng cho chị, anh còn muốn gì nữa... Hơn nữa, người chết đã chết, người sống phải sống. Chị định bụng nhắc nhở anh, nhưng không hề nghĩ sự việc lại được chuyển sang một hướng khác, vì bé Thuyên là con gái của Doãn Xích Tầm mà không phải là con của ai khác, bởi vậy chị không cần được tha thứ, Doãn Xích Tầm không còn phải tha thứ cho vợ. Như vậy, khi ánh sáng trong lành từ trong tâm trạng rối loạn của chị hiện ra cũng là lúc nỗi đau khôn cùng bao trùm trái tim chị.
Nỗi đau trong tim là một tình cảm cần bàn tới. Doãn Xích Tầm tìm được phương thức biểu đạt tình cảm như thế đã đặt anh vào vị trí người suốt đời bị hại. Những điều anh muốn trút bỏ lại không tỏ ra tàn nhẫn, anh dùng cái "không rõ sự thật" để duy trì thể diện gia đình và sự tôn trọng đối với bản thân, theo đó anh cũng hiểu được nỗi đau của Chương Vũ.
Nỗi đau trong tim là một tình cảm rất đáng được bàn tới. Với người có bản lĩnh, nỗi đau suốt đời trong tim thưc sự là điều vô cùng tàn nhẫn và là một thủ đoạn trả thù vô cùng hiệu nghiệm. Nỗi đau trong tim cũng nảy sinh từ sai lầm của người này đối với người kia, nỗi đau trong tim là tình cảm không xác định, nó vào tim theo con đường không hẹn trước. Nhiều lúc nó không bùng phát bởi sự sám hối của đối phương, ngược lại, những lúc đối lập tình cảm nhất, những lúc giận dữ đối phương nhất thì mới đột nhiên nảy sinh nỗi đau trong tim. Có thể sự việc khi mới xảy ra thì Doãn Xích Tầm vẫn chưa nghĩ được một cách rõ ràng, anh cho là mình sẽ suốt đời nắm được nỗi đau trong tim vợ, nhưng anh không nghĩ rằng những năm tiếp theo vợ anh càng không nhận ra sự vẩn đục của mình, lại càng làm bùng phát nỗi đau trong tim anh.
Anh nói chị chưa rửa sạch quả dưa chuột, nhưng chị nói chị đã rửa nhiều lần. Anh nghe nói "nhiều lần" thì đầu như muốn nổ tung, cách nói thổi phồng, ngu xuẩn, không đâu vào đâu ấy thật đáng ngờ, bởi "nhiều lần" và sạch sẽ không đồng nghĩa với nhau. Hai vợ chồng chưa có sự nhất trí ở tiêu chí nhỏ như thế. Doãn Xích Tầm không thể không kêu lên rằng vỏ dưa chuột có thuốc trừ sâu, có đất, cần lấy bàn chải chải thật sạch. Bởi thế em mới phải rửa nhiều lần, Chương Vũ nói. Không hiểu sao chị cứ lẩn tránh mấu chốt của vấn đề, chị cứ lấy cái "nhiều lần" để chống lại việc lấy bàn chải chải sạch vỏ quả dưa chuột. Nếu anh tiếp tục hỏi thì chị sẽ nói dối rằng đã lấy bàn chải kì cọ sạch rồi, lú đó anh phải buộc lòng từ phía sau thò tay cấu chị. Anh đi tới chỗ rửa bát mới làm chị giật mình đi lấy bàn chải để chải vỏ quả dưa chuột. Chị vùng vằng cọ rửa, cọ mạnh đến nỗi xây xước cả vỏ, khiến anh thất vọng vì vợ. Nỗi đau trong tim lúc này lại đến, đến vào lúc Chương Vũ nhún vai, có những động tác bực bõ khác thường, vào lúc anh nghiến răng nghiến lợi với chị, nỗi đau trong tim đột nhiên đến. Hai tình cảm đối nghịch nhau không có thời kỳ quá độ, một khoảng ngắn quá độ cũng không, nhưng nó chân thực, đích thực, nó làm cho chúng ta thỏa hiệp với cuộc sống và càng không hiểu được chính mình.
23
Khiêu gặp Đường Phi, muốn nói với Đường Phi: đằng ấy biết không, tớ đã giết em họ của đằng ấy, giết em họ của đằng ấy rồi. Khiêu cứ muốn kêu lên thật to, không hiểu làm thế để chuộc tọi hay trách cứ Đường Phi. Lẽ nào Đường Phi đã kích thích quyết tâm của Khiêu? Trước khi bé Thuyên gặp nạn, Phi vẫn thường đến thăm, lại còn nói ra điều hết sức tàn nhẫn là, bé Thuyên rất giống bác sĩ Đường. Phi có cái gì đó như là người chỉ huy sự việc mà Khiêu là người chấp hành. Tội của ai lớn hơn, Khiêu rất đau lòng nghĩ như thế. Cuối cùng Khiêu cho rằng Phi không có lỗi, bởi nhiểu lắm thì Phi cũng chỉ cung cấp cho Khiêu một ý nghĩ mà thôi. Một ý nghĩ, có thể tin mà cũng có thể không tin, có thể nghe mà cũng có thể không nghe.
Bây giờ thì mọi việc đã qua, gia đình Khiêu và gia đình Đường Phi đều yên ổn cả, điều khó xử không trong sáng cản trở giữa hai người cũng tiêu tan. Gặp nhau, Khiêu thấy rất rõ Đường Phi đã thanh thản hẳn đi. Khiêu cũng đủ tư cách để thanh thản như thế, nhưng lại không có chỗ nào để chúc mừng thành công vì đã rửa được nỗi hận, mà ngay cả sợ hãi cũng không kịp. Khiêu nén chặt nỗi sợ trong lòng với mục đích quên đi nỗi sợ. Đó là một tâm tư không thể trao đổi với ai khác, nhất là trước sự thanh thản của Đường Phi. Vô hình trung Đường Phi đã trút bỏ nặng nề sang cho Khiêu, để Khiêu phải chịu đựng. Bởi thế, Khiêu thầm trách Đường Phi nhưng lại không có cách nào cắt đứt tiếp xúc với Phi, càng không có cách nào không nhớ đến Phi, bởi bỗng nhiên Khiêu gặp lại bé Thuyên ngay trên khuôn mặt Đường Phi. Nếu bé Thuyên không chết thì lớn lên nó sẽ là một Đường Phi thứ hai. Khiêu rất vô lý cảm thấy bé Thuyên chưa chết, nó vẫn dựa vào Phi, có thể là một phần nào đó của Phi.
Bé Thuyên là một phần của Đường Phi, đúng là một phần của Phi. Bé Thuyên và Phi sẽ mãi mãi chập chờn trước mắt Khiêu, tồn tại trong cuộc đời Phiêu. Đó là một thể hỗn hợp, Phi là bé Thuyên biết nói, Phi đem theo bé Thuyên vào tuổi trưởng thành của mình.
Lúc này Đường Phi đã ra ở riêng, chưa tốt nghiệp trung học đã vào làm việc ở nhà máy, ở trong khu tập thể công nhân nhà máy. Số phận của Đường Phi nên tương tự như của gã đội trưởng giày trắng, con đường tốt nhất là về nông thôn tham gia sản xuất. Đó là việc Phi rất sợ, rất sợ nông thôn. Để khỏi về nông thôn, nhiều bạn cùng lớp phải bỏ học để tìm việc, có bạn đi bán hàng, có bạn bán vé trên xe buýt, có bạn vào làm việc ở xưởng chế biến thực phẩm, suốt ngày trông coi vại dưa hoặc đảo chum củ cải muối. Các bạn kêu khổ, đảo xong những chum củ cải muối thì hai cánh tay mỏi nhừ. Nhưng dù sao bạn gái ấy cũng đã đi làm, tóm lại không phải về nông thôn, cứ đảo xong những chum củ cải là có thể về nhà. Muối dưa mới là việc đáng ghét hơn, dưa vẫn để ở xưởng thực phẩm Phúc An, điều đáng ghét của dưa cũng là điều đáng ghét của thành phố, bởi thế buộc phải tiếp nhận. Kể ra, so với trên thì chẳng bằng ai, nhưng so với dưới thì còn hơn nhiều người, có lúc cái đáng ghét ấy vẫn có thể hấp dẫn khối người.
Đường Phi lạnh lùng nhìn các bạn, thấy con đường của các bạn tốt hơn của mình. Nhưng Phi vẫn xem thường con đường ấy, mục tiêu tối cao của Phi là làm một công nhân chân chính, mấy cái nhà máy ở phía tây thành phố là niềm mơ ước của Phi, xưởng đúc, nhà máy cơ khí, nhà máy nhiệt điện, nhà máy làm đồ nhựa. Đường Phi nhận thấy công nhân trong các nhà máy lớn ấy mới thật là "giai cấp công nhân," đúng là "giai cấp công nhân lãnh đạo tất cả" như lời Mao Chủ tịch nói. Phong cách của họ, khí thế của họ có thể đại diện cho tầng lớp cao nhất của tinh thần và địa vị thời đại. Còn như người bán hàng, bán vé xe buýt, làm ở xưởng thực phẩm đâu có thể gọi là giai cấp công nhân, cùng lắm chỉ là những người đứng vòng ngoài giai cấp công nhân, hoặc chỉ là sự lẫn lộn vàng thau mà thôi. Vào thời đó, với thân phận Đường Phi, ý nghĩ ấy thật viễn vông, khác nào con cáo muốn ăn chùm nho. Nho chua lắm!
Có thể Đường Phi là con cáo đó thật, nhưng Phi không dễ dàng tuyên bố nho chua, bởi Phi vẫn muốn ăn chùm nho kia, mà chưa ăn được thì chưa đành lòng. Có thể từ nhận thức mới về cuộc sống đã cho Phi dũng khí, nhận thức mới ấy bắt đầu từ việc Phi di phá thai, bắt nguồn từ đêm hôm hai cậu cháu ôm nhau mà khóc. Phi biết mình không còn nhỏ nữa, khong còn bám mãi vào cậu được, càng không thể bị những ánh mắt ngờ vực của bạn học đánh bại. Ai cũng biết thành phần xuất thân của Phi, ai cũng mong Phi về nông thôn sản xuất, nhưng Phi lại cứ muốn làm giai cấp công nhân, chỉ có gia nhập hàng ngũ công nhân thì Đường Phi mới đứng vững trên vị trí không thể đánh bại. Phi ngông cuồng đặt cho mình một tiêu chuẩn thật cao, chỉ có tiêu chuẩn ngông cuồng mới có thể làm cho tâm hồn phấn chấn lên được.
Săpt tốt nghiệp, trong lớp ồn lên tin đồn có một người của xưởng đúc đến trường tuyển công nhân, tuyển hai học sinh nam ưu tú, có tư tưởng, tác phong và phẩm chất chính trị tốt vào làm công nhân ở xưởng anh ta. Cách làm cụ thể là chủ nhiệm lớp đề cử và xưởng tuyển chọn trực tiếp. Tin này làm cho các học sinh nam xuýt xoa, phấn khởi, thèm muốn, còn cánh học sinh nữ thì than vãn vài câu rồi chẳng thèm để ý tới. Đường Phi không bỏ qua tin ấy, tuy chỉ tiêu chỉ có hai, mà lại là nam. Phi nghĩ, có thể không gặp may, nhưng Phi tìm cách gặp bằng được người của xưởng đúc đến tuyển công nhân.
Có những lúc sân trường giống như một thôn nhỏ, hễ có người lạ xuất hiện là cả thôn cùng biết. Tuy người ấy chưa quen ai trong thôn, nhưng một khi có người lạ xuất hiện thì lập tức cả thôn nhận ra người đó từ nơi khác đến. Đường Phi đã phát hiện ra người lạ đến trường, một người đàn ông chừng ba mươi tuổi dựng xe đạp trước lớp học, nói chuyện với thầy hiệu trưởng, thoáng cái Phi biết đây không phải là người của trường, chắc là người đến tuyển công nhân rồi. Phi cố tình lảng vảng trước phòng học, đến sát chỗ thầy Hiệu trưởng và người kia, nghe họ nói chuyện. Kết quả Phi không nghe được gì nhiều, chỉ nghe thầy Hiệu trưởng nói, anh Thích ạ, chúng ta vào văn phòng nói chuyện cụ thể hơn. Anh công nhân có tên Thích khóa xe, cùng thầy hiệu trưởng vào văn phòng.
Đường Phi đến bên cái xe đạp của anh công nhân kia, nhìn rõ đó là chiếc xe đạp Phượng Hoàng kiểu 18, thép măng-gan, mốt nhất thời bấy giờ, rất mới, nước sơn nước mà còn bóng loáng. Đường Phi ngòi xuống vờ buộc lại dây giày, nhìn quanh không thấy ai liền xịt hết hơi cả hai bánh xe đạp và lấy "giun" của van xe. Phi nắm hai cái "giun" trong lòng bàn tay, thong thả đi ra cổng trường, quặt sang phía tây nơi có thợ sửa chữa xe đạp. Đường Phi ngồi chờ, tin rằng sẽ gặp anh ta.
Quả nhiên, nửa tiếng đồng hồ sau có người dắt xe đạp từ sân trường đi ra, Phi nhận ra người có tên là Thích. Anh ta hoiư cau mày, rõ ràng rất bực mình vì ai đó tháo mất "giun" của van xe đạp. Anh đi thẳng đến hàng sửa xe, thấy anh ta bực mình Phi cũng hơi sợ, hoặc Phi không sợ vì anh ta bực mình mà sợ cái mẹo vặt ấy của mình không thành, tâm lý không vững. Anh ta đến càng gần tim Phi đập càng mạnh, tưởng đâu tim sắp tung ra ngoài, phải cố nuốt nước bọt mấy lần để trấn tĩnh, nhìn anh công nhân dựng xe trước hàng sửa xe để bác thợ thay "giun" mới, bơm căng cả hai lớp trước và sau lên. Phi nghĩ lúc này lên tiếng làm quen là tốt nhất, nếu không thì không còn dịp nào khác. Nhưng Phi như người câm, không sao nói ra được, tưởng như mở miệng ra nói thì tim sẽ bật tung ra ngoài, rơi xuống đất. Anh công nhân đã gạt chân chống xe lên, Phi buộc phải nói, nếu không sẽ không còn dịp may nào khác. Phi đến sau lưng anh ta khi anh vừa giơ chân đình lên xe: chào chú, chú là chú Thích phải không ạ?
Anh ta dừng chân quay lại nhìn Phi và hỏi, cháu là ai?
Cháu... cháu là một học sinh trung học. Đường Phi hất cằm về phía trường học, rồi đến gần anh thợ.
Anh ta nhìn Phi, hỏi: tại sao cháu biết tên chú?
Cháu đoán thế. Phi nói.
Cháu đoán? Cháu có việc gì không? Anh ta hỏi và tiếp tục dò xét, không biết cô học sinh này muốn gì, nhưng khẩu khí anh từ ngạc nhiên chuyển sang bình thường.
Đường Phi cũng đã bình tĩnh lại, nói: thế này chú ạ, cháu xin lỗi chú, chú cừa đến hàng sửa xe để thay "giun" phải không? Chắc chú bực mình vì để xe trong sân trường mà bị mất "giun" của van xe. Cháu là người xịt lốp xe của chú, là người lấy "giun" xe của chú đấy.
Tại sao cháu lại làm thế? Thích vừa hỏi vừa dắt xe đi chầm chậm. Anh ta đi rất chậm không phải cố ý bỏ Phi mà muốn dừng lại lâu hơn ở gần trường học.
Đường Phi cũng đi lên ngang với anh công nhân và nói, cháu xịt lốp xe của chú để làm quen với chú. Cháu lấy "giun" xe nhất định chú phải đến hàng sửa xe, mà cháu thì chờ ở đấy, chờ để làm quen với chú.
Đường Phi nói hết sức ngây thơ, anh công nhân Thích phá lên cười. Nhất là khi Phi mở bàn tay ra để anh ta trông thấy hai cái "giun" xe, hai bàn tay hồng hào, ướt mồ hôi, bỗng một tình cảm dễ chịu xuất hiện trong anh. Anh không ghét cô học sinh lấy "giun' xe nhưng vẫn không biết cô học sinh này định làm gì đây. Anh là một công nhân bình thường vừa được cất nhắc lên phòng hành chính, bởi vậy tính cách anh vẫn còn rất công nhân, giản dị, thẳng thắn. Anh ta vẫn chưa quen với lối nói chuyện vừa uyển chuyển để người khác đoán biết ý vừa rất kín đáo, nhưng cách nói chuyện này rất hấp dẫn. Anh nói, cháu phải kỳ công như thế chắc là có chuyện gì cần lắm phải không?
Vâng, có chuyện rất cần, cháu muốn vào làm công nhân trong xưởng đúc của chú. Phi nói.
Thích im lặng, đề nghị của Đường Phi làm anh bất ngờ. Anh thấy khó mà giúp được, vừa rồi trao đổi với thầy Hiệu trưởng, hai chỉ tiêu đã được xác định, hơn nữa lần này xưởng anh không tuyển nữ công nhân. Anh im lặng, không biết nói gì.
Hai người không biết đi đến bờ sông Hộ Thành từ lúc nào, buổi chiều đầu đông gió từ trên mặt sông thổi lồng lộng, bờ sông vắng vẻ hầu như không có một ai, biết đâu anh ta lựa chọn con đường vắng vẻ này hay chính Đường Phi dẫn dắt. Phi phá vỡ sự im lặng: yêu cầu của cháu có gì đó không phải phép, chú còn chưa biết tên cháu, cháu có quyền gì đề nghị với chú như thế.
Cháu tên gì? Thích hỏi.
Cháu tên là Đường Phi.
Sau này sẽ có dịp. Thích nói.
Sau này, sau này là bao giờ? Đường Phi hỏi dồn.
Có thể sang năm, có thể là...
Sang năm không được, sang năm muộn lắm. Đường Phi ngắt lời anh ta: mùa xuân sang năm cháu tốt nghiệp, nhất định phải về nông thôn. Lúc này giọng nói của Đường Phi có phần bức xúc như nói chuyện với người đã quen biết.
Đường Phi - anh ta gọi tên Phi - gia đình cháu, bố mẹ cháu không có cách gì giúp cháu à?
Câu hỏi thật tàn nhẫn, tuy chỉ là câu hỏi thông thường, bởi thế Đường Phi không trả lời thẳng vào câu hỏi của Thích. Anh ta hỏi như thế đã cho Phi một cơ hội "mở cánh cửa lòng mình." Phi nói không còn bố mẹ, bố mẹ là nhà báo cao cấp của trung ương, bị tai nạn máy bay trong một lần đi công tác nước ngoài. Phi phải sống với cậu ở Phúc An, cậu bị mù, làm thầy lang xoa bóp ở bệnh viện Đông y, không đủ sống. Bà mợ thì trút giận dữ lên người Phi, ngày nào cũng đánh mắng thậm tệ. Ôi, Phi là con liệt sĩ, không sống nổi cuộc sống nhờ vả, ở thành phố này biết trông cậy vào ai! Phi nghe nói xưởng tuyển công nhân, gặp Thích như gặp niềm hy vọng. Phi muốn coi Thích như một người thân, muốn gọi bằng "anh," Phi cô độc không anh chị em, cần có một người anh. Thế là hết, Phi là người thừa, thà nhảy xuống sông tự tử cho xong.
Nước mắt Phi rơi trong gió lạnh. Vừa nói chuyện, hai người vừa đi xuống vệ sông. Phi nói những lời giả dối nhưng nước mắt thì không giả. Đó là sự tự nhạo báng và đánh mất lòng tin cùng đến. Đường Phi đi xuống dốc, Thích theo sau. Anh ta xúc động bởi câu chuyện của Phi, xúc động bởi vẻ thành thật của Phi. Anh ta dừng xe, quàng tay lên lưng Phi cùng đi xuống vệ sông, tin rằng mình không có chút tà tâm nào mà chỉ muốn giúp một cô gái. Phi biết mình đang được anh ta quàng tay sau lưng nhưng lại ra vẻ thoái thác. Anh ta ôm chăt Phi tự nhiên hơn, hai thân thể cùng cử động, chân bước chệnh choạng, thế rồi hai người ôm nhau trong đêm tối bên bờ sông.
Họ nằm nghiêng bên nhau. Anh ta cảm thấy Phi đang ghì chặt lấy anh, thu vào lòng anh, toàn thân hút chặt lấy cơ thể anh. Anh ta ôm Phi một cách máy móc, không dám thở mạnh. Anh không hiểu tại sao lại như thế, chưa bao giờ được như thế, anh không muốn lợi dụng người khác khi gặp khó khăn. Nhưng sao Phi lại hút chặt lấy anh? Trong bóng tối, anh cảm nhận được hơi thở của Phi, nồng ấm, một vị nhạt nhẽo. Anh nhắm mắt, nghĩ đến cặp môi mọng đỏ, mềm mại của Phi, rất muốn hôn Phi, nhúng Phi lắc đầu quay đi. Bởi vậy anh đã hiểu nhầm, nghĩ rằng như thế không xong, thì ra cô ta không muốn. Phi "hút" anh thật chặt không phải là tín hiệu gì khác, chỉ là... chỉ là mong được che chở. Nghĩ vậy, anh ta không tìm cặp môi Phi nữa, tình cảm cũng tĩnh lặng trở lại. Việc anh ta làm lúc này là nằm với Phi bên vệ sông rồi đưa Phi về nhà. Anh buông Phi ra và đứng dậy nhưng lại bị Phi kéo lại, hai người ôm lấy nhau. Phi nói trong nước mắt: cháu cởi đồ ra cho chú đây, cháu cởi ngay...
Máu anh dồn lên óc, cơ thể cương cứng thật khó chịu. Anh không hiểu tại sao một học sinh mới mười mấy tuổi lại như thế, tại sao cô ta không chịu để mình hôn, nhưng lại muốn... lại muốn... Trước mắt anh ta hiện lên hình ảnh Phi đang đứng trước hàng sửa xe đạp, Phi lúc đó và bây giờ hoàn toàn khác nhau. Trên người Phi thơ ngây và mưu đồ, ấu trĩ và phóng đãng cũng song song tồn tại. Nhưng anh ta không suy nghĩ nhiều, không kiềm chế nổi dục vọng mãnh liệt tuy là bị dồn ép, cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội trời cho này. Anh ta cởi áo bông trải xuống đất, bế Đường Phi lên và đặt vào tấm áo còn vương hơi ấm.
Chừng nửa tháng sau, anh công nhân Thích tìm cách chạy cho Đường Phi cái giấy gọi đi làm. Khi thẩm tra lý lịch thì những lời nói dối của Phi cũng bị lộ tẩy. Không vì thế mà Thích ghét bỏ Phi, ngược lại thấy thương hơn. Tuy Phi nói dối anh, nhưng anh cũng thấy xấu hổ với Phi. Anh ta vẫn nghĩ, nếu hai người không xảy ra chuyện ở bên bờ sông thì anh giúp Phi là việc đơn thuần trong sáng mà cũng tốt đẹp, nhưng rất đáng tiếc anh không giữ nổi mình. Bởi thế anh không thể nói đến hối hận, chỉ thấy buồn mỗi khi nghĩ lại. Anh nghĩ, phải cố gắng giúp Phi, để một người không còn hy vọng ở lại thành phố được vào làm ở một nhà máy cơ khí quốc doanh nổi tiếng, tiếc nỗi phải làm ở một bộ phận không tốt lắm. Khả năng của anh ta chỉ đến vậy, Phi chỉ có thể vào làm công nhân ở phân xưởng đúc vừa bẩn nhất, vừa vất vả nhất.
Đường Phi, cô công nhân học việc ở phân xưởng làm khuôn đúc đã dành tháng lương đầu tiên để mua cho bác sĩ Đường đôi găng tay ni-lông có đủ năm ngón, mốt mới nhất; mời Khiêu và Do Do tham quan phân xưởng của mình làm, đến ăn chiêu đãi tại nhà tập thể. Phi mời hai bạn ăn bún, chỉ một loáng ba cô gái ăn hết một cân rưỡi bún. Phi nói một cách hào phóng: không sao, lát nữa sẽ đi mua tiếp. Các bạn biết không, tớ có lương rồi, là người được hưởng lương rồi đấy. Đường Phi vừa nói vừa rút trong túi áo ra cái ví đựng tiền đan bằng sợi ni-lông, giơ cao trước mặt hai bạn.
Khiêu thấy nước mắt dâng đầy trong đôi mắt đẹp của Đường Phi.
24
Khiêu biết họa sĩ Balthus 1 tại nhà Trần Tại. Vào lúc Khiêu phát hiện tập tranh của Balthus thì đã rất thân Trần Tại. Khiêu biết anh ta rất thích họa sĩ này, nhưng anh ta là con người không ép Khiêu phải thích cái mà anh thích. Khi nói về những điều mình thích, bao giờ anh cũng rất khiêm tốn, dè dặt, thậm chí có phần ngượng. Anh bày tỏ thái độ thận trọng về những gì mà anh yêu mến.
Khiêu lật giở nhiều lần tập tranh của Balthus và lập tức bị họa sĩ này làm say mê. Những đối tượng ông vẽ đều rất đời thường, bình dị: một đường phố cổ ở Paris với những người qua lại; những đứa trẻ chơi bài trong phòng khách và cả những thiếu nữ hoặc đang đọc sách hoặc đang ngủ; một nhóm người xa lạ leo núi với ánh mắt ngưng đọng nặng nề, phong cảnh trên núi thật tuyệt vời, họ đến ngắm cảnh đẹp, nhưng lên tới đỉnh núi thì mệt lả, trông ai cũng dập dềnh đứng không vững, không còn ai ngắm cảnh, lại có người nằm ngủ... Họa sĩ rất thích vẽ thiếu nữ, những thiếu nữ dưới ngọn bút của họa sĩ dường như được chọn lựa kĩ về tuổi đời, làn da óng ả, trong sáng và mềm mại một cách kì lạ. Đó là những cơ thể giản dị, thuần khiết trong trạng thái thức tỉnh, thoảng chút gì đó thèm muốn, ảo tưởng, thoảng chút trầm tính, có phần không xác định được bản thân.
Khiêu chưa bao giờ được thấy tranh của một họa sĩ vẽ như thế: nhân vật của ông đầy đặn về hình khối, bối cảnh như sofa, đường phố, giường, bàn ghế... ngược lại đều là mặt phẳng, ông kết hợp giữa hình khối và mặt phẳng tạo nên bức tranh dày như bức tường. Với những bức vẽ vững chãi, những hình ảnh hoặc thẳng đứng, hoặc chéo góc, hoặc cuộn tròn, hoặc trải dài tạo nên những tiết tấu và tình cảm khác nhau, kì thực đó cũng là nhịp điệu trái tim họa sĩ. Đó là cái chênh vênh trong ổn định, cái ức chế trong thông thoáng, cái khép kín trong rộng mở, cái kì lạ trong bình thường, vĩnh hằng yên tĩnh nhưng lại chứa đựng nỗi lo âu không trông thấy. Bạn yên tĩnh đấy nhưng không an tâm, cho dù đang đối diện với một thiếu nữ ngủ trên sofa mềm mại thì vẫn có cảm giác yêu thương và sợ hãi. Bởi Balthus khiến bạn cảm thấy chung quanh thiếu nữ đang ẩn náu những âm mưu. Chung quanh thiếu nữ đúng là luôn luôn ẩn náu những âm mưu: con mèo đen gầy gò nằm trên bàn trà, một chú lùn đứng nghiêng ngó kéo rèm cửa sổ... Bạn khó lòng bị kích động thái quá. Cảm giác kiềm chế nhẹ nhàng của Balthus cuối cùng làm cho người xem tranh thấy được sự hài hòa giữa nghệ thuật và tinh thần thời đại cùng sự mới lạ đầy khâm phục. Balthus dùng ngôn ngữ biểu hình truyền thống, những hình ảnh trực giác được chọn lọc cũng rất gần gũi hiện thực. Ông không luốn lấy đề tài ngoài hiện thực. Thật thà, chân thật nhưng lại khai thác hiện thực một cách phi thường, hiện thực của ông tưởng như nông cạn nhưng rất sâu sắc, như đây nhưng lại là kia, bề ngoài bình thường nhưng chỗ nào cũng ẩn chứa chi tiết. Hình như ông sớm hiểu được rằng, nghệ thuật không tồn tại nay thế này mai thế khác, nhà nghệ thuật đừng bao giờ mong rằng mình cũng là nhà phát minh. "Phát minh" trong nghệ thuật kì thực là lời nói mê sảng đáng ngờ của một chàng ngốc. Rodin 2 đã từng nói: "Tính sáng tạo, chỉ với ý nghĩa của từ này thôi, không cần tạo ra một từ ngữ mới ngược với lẽ thường, từ ngữ cũ đã đủ biểu đạt tất cả. Đối với thiên tài thì từ ngữ cũ đã đủ lắm rồi." Với một nhà nghệ thuật, nếu từ trong truyền thống thêm vào đó cái mới thực sự là của mình thì đã rất thành công! Những lời cảm thán như thế chỉ phát ra từ cửa miệng của các bậc đại gia đứng trên đỉnh cao tinh thần thời đại và nghệ thuật biểu hiện.Họ là những bậc trí giả chân chính không phải do bức bách mà đẩy nhanh bước đi, muốn chiến thắng bất ngờ, chỉ sau một đêm là được ghi vào sử sách các "nhà phát minh". Nghệ thuật không phải là phát minh, nghệ thuật thực sự là thứ lao động nghĩa vụ và cực nhọc. Nét khiêm tốn và nghiêm túc tìm tòi trong nghệ thuật của Balthus, tinh thần thời đại nhạy cảm và hình thức hoàn mĩ tương ứng của ông - một thứ kế thừa truyền thống ưu tú và biểu hiện tính sáng tạo, đưa nghệ thuật biểu hình trong thế kỉ hai mươi nhiều lần phá vây, vượt qua hiểm nguy đến một tầm cao mới khó có ai đạt tới, cái xa vời thân thiết và mới lạ vốn có trên tranh là cống hiến của ông đối với nghệ thuật. Khiêu tiếp nhận được rất nhiều trên những bức tranh giản đơn của Balthus, bởi chúng có những phẩm chất gợi nên những suy tư xa xôi.
Phẩm chất gợi những suy tư xa xôi.
Khiêu đọc trong bức tranh Kaisi trang điểm, bức tranh bắt nguồn từ cảm hứng trong Sơn trang thét gọi. Nhìn ba nhân vật trên tranh thấy rõ Balthus không thể nào quên được các nhân vật trong tiểu thuyết. Kaisi tóc vàng khỏa thân trước gương không thể không nghĩ tới Kaiserin; người thanh niên da đen với vẻ u sầu ngồi trên ghế bên cạnh là sự tái hiện của Chizliff; người nữ bộc với vẻ tiều tụy đứng sau chải tóc cho Kaisi dường như có tác dụng ngăn cách tình yêu và những tình cảm đối lập giữa hai người kia, làm cân bằng bức tranh mà cũng tạm thời cân bằng trái tim trai gái giao hòa giữa yêu thương và căm giận. Đó là bức tranh giản đơn chỉ có ba nhân vật, họa sĩ đã gọt giũa bằng ngọn bút, màu sắc cũng hết sức mộc mạc, đơn giản nhưng nhìn kĩ lại sẽ dần dần cảm thấy chua xót, khổ đau, vừa phóng túng nhưng lại vừa ngột ngạt. Kaisi khỏa thân trước người xem, thoạt nhìn tấm thân ngọc ngà trẻ trung rất kiêu hãnh, cơ thể ấy là phần rực sáng nhất trong bức tranh; đầu hơi nghiêng, đôi mắt màu xám ngước nhìn và làn môi mím chặt trông nàng kiêu sa và thách thức. Nàng như đã quyết định tương lai của mình, không nghe người khác khuyên giải, cho mình là chín chắn, bởi thế nàng không để ý đến người con trai bên cạnh, người con trai với vẻ u sầu yêu nàng tha thiết, hoặc nàng không quan tâm gì đến vẻ buồn bã của người con trai kia. Cơ thể nàng trợ giúp cho dáng vẻ của nàng, hai bầu vú căng tròn, dáng đứng không chú ý đến ai khác... tất cả đều tràn ngập vẻ thách thức, khoa trương thanh thế. Thế nhưng, trên dáng đứng khỏa thân cao ráo, mềm mại tuyệt mĩ của Kaisi thì phần hạ bộ chưa phát dục, vùng xương chậu nhỏ hẹp, bụng dưới bằng phẳng cùng với hạ bộ non nớt yên tĩnh đối kháng với cái đầu thách thức và bộ ngực hãnh diện, nhìn nàng thật kiêu kì nhưng lại không có sức chống đỡ, vừa tự tin lại vừa tuyệt vọng, lạnh lùng nhưng lại rât nhiệt tình, vừa giảo hoạt nhưng lại vừa ngay thẳng. Nàng cần được cứu vớt, chàng trai ngồi trên ghế bên cạnh đang mong được nàng cứu vớt. Nhưng nàng và chàng trai ủ dột kia không thể cứu vớt lẫn nhau. Chàng nhìn tám thân nàng tỏa sáng, điều mà suốt đời chàng yêu tha thiết, nhìn người thiếu nữ sẽ đi với người khác mà không có cách nào giành về nổi. Chàng làm Khiêu nhớ đến Kaiserin trong Sơn trang thét gọi từ nhà Rinchon trở về, Kaiserin vặn hỏi một cách tự ti nhưng lại tức lồng lộn: sao em lại mặc cái váy lụa này, sao em lại mặc... Khi họ sống với những hồi ức đáng yêu của thời niên thiếu, chỉ có thể từ biệt nhau mới làm họ giải thoát nỗi hoài niệm cuống điên và đáng sợ. Khiêu than vãn, một thứ hiện thực điên rồ, mơ ước viển vông: con người sẽ trở về với thời sơ khai vô tội và trở về với niềm vui nhưng sức tàn lực kiệt hoặc sắp kiệt quệ sức lực của một đời.
Trở về với niềm vui.
Trở về với niềm vui.
Khiêu lại ngắm nhìn bức tranh Mèo soi gương. Có đến ba bức Mèo soi gương, cùng một đề tài, cùng một bối cảnh nhưng biến thể lại không giống nhau, vẽ từ các năm 1977 đến 1993, mười sáu năm.
Bức thứ nhất: một thiếu nữ khỏa thân vừa tỉnh giấc đang tựa giường, một tay cầm gương, một tay cầm lược chải tóc, phát hiện ra chú mèo ở cuối giường đang nhìn, nàng liền quay gương lại cho mèo soi. Lúc này sắc thái và cơ thể người thiếu nữ tự nhiên, thoải mái, tươi trẻ mềm mại, nàng cười hài hước khi cho mèo soi gương.
Bức thứ hai: thiếu nữ tựa giường soi gương, trong tay cầm cuốn sách nhỏ, trông thấy chú mèo co ro ở cuối giường đang nhìn nàng, nàng liền quay gương lại cho mèo soi. Ở bức tranh này thiếu nữ đã lớn hơn, có phần cẩn thận và cũng rất phóng khoáng, nàng mặc một tấm áo mỏng, một chiếc quần dài, áo quần ngay ngắn, cầm gương soi cho chú mèo đang ở phía cuối giường, chừng như đang nói, muốn nhìn tao hay nhìn chính mi?
Bức thứ ba: thiếu nữ đang tựa giường, trông vẻ mặt lớn hơn một chút. Nàng mặc quần tất rườm rà và rất thủ cựu, vẻ mặt giận dữ và ngang bướng. Nàng soi gương cho con mèo nằm lộ toàn thân ở cuối giường, như nói, mày nhìn gì tao, nhìn gì tao cái con mèo nịnh hót kia, hỡi cái đồ thâm hiểm xảo trá! Thần thái nàng ở thế thượng phong, không còn là một thiếu nữ khỏa thân thoải mái ngồi chải tóc, nàng đã quấn chặt áo quần lên người từ lâu rồi, trông căng thẳng như sắp đi đấu tranh vậy.
Con người sợ bị quan sát, bị nhòm ngó, nhất là bị đồng loại nhìn trộm. Con người thật khôngkhoái gì khi bị ánh mắt lạnh lùng của chú mèo điều gì cũng biết, đâu đâu cũng có mặt đang ngầm đắc ý quan sát. Con người thích soi gương, nhưng ai đã thực sự thấy mình trong gương đâu. Tất cả những người soi gương đều muốn khẳng định lại mình, mong muốn mình trong gương nên là khuôn mặt đẹp. Bởi soi như thế là che đậy.
Soi gương là che đậy.
Khi con người bực tức soi gương cho mèo, con người muốn xem mèo đùa giỡn, che đậy sự bất tiện của mình dưới sức ép nịnh nọt của mèo. Tâm lí thâm hiểm chờ thời cơ phản bội của mèo không thể không làm con người sợ hãi, bởi thế người phải soi gương cho mèo. Nhìn trộm người khác, làm người khác phải lúng túng mới là mong muốn bản năng nơi sâu thẳm của lòng người.
Mèo thì không có gương để soi cho người, mèo là tấm gương. Trong bóng tối nó luôn luôn lin dim cặp mắt như buồn ngủ, im lặng dựa dẫm vào con người nhưng lại không bằng lòng với con người.
Trong tác phẩm của Balthus, quan hệ các đối tượng được miêu tả có lí trí bao nhiêu lại càng rối rắm bấy nhiêu, niềm vui cao thượng, sức kiềm chế khéo léo khiến Khiêu say mê. Có lúc Khiêu cảm tưởng mình như chú mèo từ một thiếu nữ khỏa thân, đùa nghịch trưởng thành đến được vũ trang toàn thân, biết giận hờn: mày nhìn gì tao, mày ngắm gì tao, mày là đồ nịnh hót, giảo hoạt thâm hiểm!
Tất cả những ai soi rọi người khác đều là che đậy chính mình, đều để che đậy chính mình. Lúc nào thì chúng ta có thể ngắm nhìn lòng ta được, dường như mỗi chúng ta đều không chịu nhìn kĩ mình. Nhìn kĩ sẽ đau đầu, choáng váng, chân đứng không vững, thế nhưng chúng ta cần chung sống với người khác mà không trốn đâu thoát, người khác là tấm gương của chúng ta. Chúng ta càng sợ nhìn chính mình lại càng bức xúc nhìn kĩ người khác, nhìn kĩ như thế, nhìn rõ tất cả sơ hở thiếu sót của người khác để tự xoa dịu trái tim là điều không thể mách bảo ai khác.
Chú thích
1.Balthus (1908 - 2001), họa sĩ người Pháp, được coi là bậc thầy của hội họa biểu hình - ND.
2.Auguste Rodin (1840 - 1917) nhà điêu khắc người Pháp - ND.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Những Người Đàn Bà Tắm.