• 909

Phần 11 - Chương 18: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và những câu chuyện


Số từ: 319
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Việt dịch: Cư Sĩ Vô Tri
CẨU HOẶC PHI NGHĨA NHI ĐỘNG. BỘI LÝ NHI HÀNH. DĨ ÁC VI NĂNG. NHẪN TÁC TÀN HẠI. ÂM TẶC LƯƠNG THIỆN.
Nếu như suy tính đến chuyện phi nghĩa. Làm chuyện trái với đạo lý. Làm việc ác không biết hối cải lại cho đó là tài năng của mình. Nhẫn tâm làm điều tàn ác độc hại. Lén hại người lương thiện.
1. Sự việc kết hợp với chữ nghĩa thì bất cẩu, việc làm hợp với lý thì tránh được họa. Cho nên người quân tử khi động thì xét đến nghĩa, hành thì xét đến lý. Nếu động mà phi nghĩa thì sẽ bội lý, và lỗi từ đó mà ra, tội từ đó mà nên.
2. Đức của Trời là háo sanh và ác tử, lòng người cũng thế. Có người nào không ham sống và sợ chết đâu?
Vật với ta cùng một thể, cũng biết vui mừng, giận hờn, yêu ghét, cũng biết đau đớn và ham sống sợ chết như ta.
Lẽ nào nhẫn tâm tàn sát đồng loại hay sao?
Đời Tống có người Chu Bái, thích nuôi bồ câu. Một hôm con mèo trong nhà cắn chết con chim của Bái, Bái giận, lấy dao chặt đứt bốn cẳng của con mèo, mèo kêu la thảm thiết, vài ngày sau mới chết.
Về sau vợ của Chu Bái sinh hạ một người con trai, ngũ quan đầy đủ nhưng không có chân tay. Người đương thời cho rằng đứa con tàn tật của Chu Bái là con mèo đầu thai để trả thù.
3. Ám là âm thầm, tặc là làm hại. Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bát đức, là tính thuần lương chí thiện của mọi người, bẩm phú từ Trời, nên Trời hỉ. Ám tặc lòng thiện là đi nghịch với Thiên Lý, người với Trời đều oán, tránh sao cho khỏi họa.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.