• 909

Phần 11 - Chương 23: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và những câu chuyện


Số từ: 512
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Việt dịch: Cư Sĩ Vô Tri
THỤ ÂN BẤT CẢM. NIỆM OÁN BẤT HƯU. KHINH MIỆT THIÊN DÂN. NHIỄU LOẠN QUỐC CHÍNH.
Nhận ơn ai, chẳng biết cảm động. Luôn ôm lòng oán hận không dứt. Khinh bỉ Trời và dân chúng. Gây rối loạn chính trị trong nước.
1. Chịu ơn mà không nghĩ đến đền đáp, vì ơn là lòng tốt của người nên dễ nhận và mau quên, oán là lòng xấu của người đối với ta nên khó chịu và khó quên. Chịu ơn người mà nghĩ đến cách báo đáp là lòng nhân, trái lại thì là bất nghĩa.
Gặp oán mà không nghĩ đến hận thù cũng là lòng nghĩa, nếu nuôi hận trong lòng thì dễ sinh lòng trả thù và mầm móng của cái họa cũng là tiềm tàng ở trong đó. Cho nên người đời thường nói Oán chỉ nên giải mà không nên kết là vậy.
Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật là hai vị phó tướng của An Tử Thuận nhà Đường. Tính tình của hai người vốn không hợp, ý kiến của hai người lại thường hay xung đột lẫn nhau. Nhiều khi hai người cùng đi với nhau trong một chiếc xe, cùng ngồi chung nhau trong một bàn tiệc, nhưng hai bên đều không hỏi han nhau.
Về sau Quách Tử Nghi được lên làm tướng thay An Tử Thuận.
Lý Quan Bật sợ Quách Tử Nghi vì hiềm khích mà làm hại mình, nên đến gặp Quách Tử Nghi và nói rằng:
Tôi thường hay xích mích với Tướng Quân, nếu có lỗi thì chết vẫn cam tâm, còn vợ con tôi là người vô tội, mong Tướng Quân rộng lượng dung thứ.
Quách Tử Nghi nghe Lý Quan Bật nói thế, trong lòng hoảng hốt, liền đáp lại:
Tôi nào dám đem lòng oán hận riêng tư mà đi hại Tướng Quân. Tướng Quân là người tài ba, trong nước lại đang loạn lạc, ngoài Tướng Quân ra không ai có thể cầm quân trị được.
Ý kiến bất hợp chỉ là chuyện nhỏ giữa ta và Tướng Quân, việc nước trọng đại, hai ta lẽ nào lại vì chuyện nhỏ nhặt riêng tư mà làm hại đến đại sự của nước hay sao?
Quách Tử Nghi nói xong, nước mắt ràn rụa, lại dùng lời trung nghĩa để khích lệ, và phong Lý Quan Bật lên chức Tiết Độ sứ. Sự hiềm khích thù nghịch của hai người băng thích từ đó, và thân thiện với nhau hơn bao giờ hết.
2. Người do Trời sinh nên gọi là thiên dân. Trời sinh người thì cũng thương người, ta cũng là người đồng thể với bao nhiêu người khác, lẽ nào vì trong một địa vị khác mà ta sinh lòng khinh khi xem người như loài vật mà hà hiếp hay sao.
3. Quốc Chánh là kỷ cương của một nước (hành pháp, luật pháp và tư pháp), lấy chánh để trị nước thì nước yên, gây rối trong việc trị an là thành họa lớn của nước vậy.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.