• 905

Phần 11 - Chương 66: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và những câu chuyện


Số từ: 891
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Việt dịch: Cư Sĩ Vô Tri
THỊ TỬU BỘT LOẠN. CỐT NHỤC PHẪN TRANH.
Ham nhậu nhẹt quậy phá. Anh em ruột thịt giận nhau tranh giành nhau.
1. Rượu làm loạn tính người, là một trong ngũ giới của nhà Phật, khi rượu thấm thì sát, đạo, dâm, vọng đều nối gót theo sau.
Vào cuối đời nhà Minh, Chùa Thứu Phong ở Trường An có Hòa Thượng Tế Châu, đạo hạnh tinh tiến nhưng cho rượu không thuộc ngũ huân8, tuy không uống thường nhưng vẫn uống rượu ngâm thuốc cho bổ cơ thể.
Một hôm Hòa Thượng nằm mơ thấy một nữ thí chủ trong Chùa đến nói:
Bạch Thầy, con đã rời khỏi thế gian. Trong suốt đời con chưa làm một điều gì ác cả, nhưng cũng chưa làm một việc thiện nào, mong thầy tụng Kinh Pháp Hoa hồi hướng cho con, đặng con đầu thai vào chỗ tốt.
Theo lời thỉnh cầu, Tế Châu Hòa Thượng quỳ trước Phật đường niệm Kinh Pháp Hoa hồi hướng cho nữ thí chủ. Tiết trời đương vào mùa hạ, khí hậu nóng nực, khi tụng đến quyển thứ năm Hòa Thượng cảm thấy môi khô và khát nước, vì kiếm không có trà, Hòa Thượng bèn lấy rượu thuốc để giải khát và tiếp tục tụng tiếp hết quyển Kinh.
Qua ngày thứ hai, nữ thí chủ đến báo mộng cho Hòa Thượng:
Cám ơn Thầy đã Tụng Kinh hồi hướng cho con. Khi Thầy tụng từ quyển thứ nhất đến quyển thứ tư, dưới Âm phủ đều có kim quang xuất hiện, Diêm Vương chuẩn bị cho con đi đầu thai, nhưng từ quyển thứ năm trở đi thì kim quang không xuất hiện nữa, chỉ ngửi thấy mùi rượu xông mũi. Nay mong Thầy từ bi tụng thêm một lần cho con, con sẽ đội ơn Thầy.
Khi Hòa Thượng tỉnh dậy, mình nổi da gà, từ đó thâm tin rượu là một giới phải giữ và chừa rượu từ đó.
2. Cốt nhục chỉ tình ruột thịt. Anh chị em trong nhà như tay chân trong thân người, tứ chi đau thì người không khỏe, tứ chi khuyết là người tàn tật.
Sự việc không nhẫn nhục sẽ sinh phẫn. Phẫn sinh từ sự bất bình, từ sự bất bình mà sinh ra sự tranh chấp, vì tranh chấp mà cốt nhục tương tàn, mất đạo nhân luân mà bất hiếu với cha mẹ. Anh em thường vì gia tài của cha mẹ, hay vì nghe lời của vợ mà sinh ra sự tranh chấp.
Nếu xét kỹ, tiền bạc đâu nặng bằng tình ruột thịt, nghe lời nói của người vợ trong một lúc mà làm tổn thương đến tình huynh đệ của một đời người, có đáng chăng?
Thị phi phải trái, tình bạn còn nên lấy chữ hòa để giải, huống chi là tình ruột thịt
3. Vào đời Minh ở Bố Giang có gia đình Trịnh Liêm là một đại gia tộc, từ đời hiến tổ truyền thống đã hơn hai trăm năm. Gia tộc trên ngàn người mà không khi nào có sự bất hòa hay cãi nhau xảy ra.
Dân địa phương đều gọi gia tộc này là Nghĩa Môn. Thái thú vùng này lập một tấm biển lớn Thiên Hạ Đệ Nhất Gia để trước cửa làng. Tin này truyền đến tai của Minh Thái Tổ.
Thái Tổ cho người mời Trịnh Liêm đến hỏi:
Gia tộc khanh có bao nhiêu người?
Trịnh Liêm đáp:
Thưa bệ hạ, có trên một ngàn người.
Thái Tổ lại hỏi:
Gia tộc lớn như vậy ở chung nhau mà hòa mục được thì quả là Thiên hạ đệ nhất gia.
Khanh lấy phép gì trị gia mà trên dưới được hòa thuận như thế?
Trịnh Liêm đáp:
Tâu bệ hạ, không có phép gì cả, chỉ không nghe lời của đàn bà mà thôi.
Vua Thái Tổ cười. Đương lúc có người từ Hà Nam dâng một thùng lê cho nhà Vua, Vua tặng cho Trịnh Liêm hai quả. Trịnh Liêm quỳ xuống nhận lễ, hai tay cầm hai trái lê đội trên đầu, và từ giã Minh Thái Tổ.
Thái Tổ lại sai người ngấm ngầm đi theo Trịnh Liêm.
Khi Trịnh Liêm về đến nhà, bèn triệu tập tất cả mọi người trong gia tộc đến, hướng mặt về cung thành và quỳ xuống để tạ ơn vua. Lại sai người chuẩn bị hai thùng nước lớn, đem hai trái lê của vua tặng đập nát ra bỏ vào hai thùng nước, khuấy đều để mọi người đều được hưởng vị của lê mà nhà vua đã tặng.
Khi sứ giả trở về, vua Thái Tổ hỏi:
Trịnh Liêm chia lê bằng cách nào?
Sứ giả đem việc thấy được thuật lại cho Minh Thái Tổ hay, nhà vua mừng và đích thân viết một tấm biển đề ba chữ Hiếu Nghĩa Gia tặng cho gia tộc này.
Về sau có người tâu với Minh Thái Tổ:
Gia tộc Trịnh Liêm có người cấu kết với quan lại trong Triều Đình làm việc phi pháp.
Vua Thái Tổ cười đáp:
Gia tộc này không có những hạng người như thế.
Về sau Minh Thái Tổ lại sai người mời những người trên ba mươi tuổi trong gia đình của Trịnh Liêm lên làm quan.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.