VI - Gia hộ: Chương: 15


Số từ: 2567
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Chủ soái gõ lên cửa. Đấy là luật định: phòng nghỉ được coi là lãnh thổ của Serena Joy, ông ta phải xin phép mới được vào. Bà ta ưa bắt ông ta đợi. Một việc nhỏ nhặt thôi, nhưng trong gia hộ này từng việc nhỏ nhặt đều có ý nghĩa. Tuy nhiên đêm nay, bà không có được cả khoái thú ấy, bởi bà chưa kịp lên tiếng ông ta đã bước thẳng vào phòng. Có thể đơn giản là ông quên quy ước, mà cũng có thể cố tình. Ai biết được bên bàn ăn lấp lánh bạc, bà đã gì nói với ông? Hoặc không nói gì.
Chủ soái vận quân phục đen, trông như bảo vệ bảo tàng. Bán hưu trí, lịch thiệp nhưng nghi ngại, cả ngày ngồi nhàn. Nhưng là khi thoạt nhìn thôi. Kỹ hơn chút nữa, ông ta giống một chủ nhà băng miền Trung Tây, mái tóc bạc chải gọn, dáng điệu trịnh trọng, vai hơi khòm. Kỹ nữa thấy bộ ria cũng bạc, rồi nữa cái cằm, không ai có thể bỏ qua. Xuống tới cái cằm thì ông giống hình quảng cáo vodka, trên trang tạp chí giấy bóng, cái thời đã xa.
Ông ta có tác phong mềm mỏng, bàn tay lớn, ngón dày, ngón cái tham lam, đôi mắt xanh kín bưng, vô hại một cách giả dối. Ông ta nhìn tóm bọn tôi như kiểm kho. Một đàn bà quỳ màu đỏ, một đàn bà ngồi màu lam, hai xanh lục đứng, một đàn ông duy nhất, mặt xương, làm hậu cảnh. Ông ta khéo tỏ vẻ bối rối, như không nhớ rõ sao lại có cả đám ả đây. Như những thứ vừa do thừa ké mà có, một cây dương cầm đạp chân thời Victoria, ông chưa luận ra phải làm gì với chúng tôi. Hay chúng tôi giá trị cỡ nào.
Ông gật đầu đại khái về phía Serena Joy, bà này không mở miệng. Ông bước ngang phòng tới ghế bành da lớn dành riêng, lấy chìa trong túi, lần mò cái hộp bọc da bịt đồng tinh xảo đặt trên bàn con cạnh ghế. Ông tra chìa, mở hộp, nhấc ra cuốn Kinh thánh, bản thường, bìa đen, mép mạ vàng. Cuốn kinh khóa kỹ, như ngày xưa người ta khóa kỹ trà, để gia nhân không thó được. Một quả bom cháy: ai biết được chúng tôi sẽ làm gì với nó, nếu có chạm vào được? Chúng tôi được đọc cho, nhờ ông, nhưng không được phép đọc. Mấy cái đầu quay cả về ông, ngóng đợi, giờ kể chuyện cổ tích đến rồi.
Chủ soái ngồi xuống khoanh chân lại, giữa mười mắt cùng ngó. Thẻ đánh dấu trang đều đúng chỗ. Ồng ta mở cuốn kinh. Hơi hắng giọng, dường như ngượng nghịu.

Cho tôi cốc nước,
ông nói vu vơ.
Được không?
ông thêm.
Sau lưng tôi, một trong hai người, Cora hoặc Rita, rời hoạt cảnh mà lạch bạch về phía bếp. Chủ soái ngồi đó, mắt nhìn sàn. Chủ soái thở dài, lôi từ túi áo trong ra đôi kính, gọng vàng, đẩy lên mũi. Giờ ông ta thành cụ thợ giày trong cuốn truyện cổ tích cũ. Cổ phải ông ta dự trừ một kho vô tận, những mặt nạ nhân tù?
Chúng tôi theo dõi: từng xăng ti, từng cái giật mình.
Làm đàn ông, giữa một đám đàn bà đang theo dõi. Hẳn phải rất lạ lùng. Khi để họ đó, chăm chú nhìn ông, mọi lúc. Khi đế họ đoán chửng, Ông sắp làm gì tiếp đây? Đe họ rúm người trước mỗi cử động, dù vô hại đến đâu, với lấy gạt tàn chẳng hạn. Để họ đo lường ông. Để họ nhủ thầm, Không được, không đâu, đành phải vậy, câu thứ ba như thể ông là một thứ trang phục, lôi thôi hay thứ phẩm, vẫn phải khoác vào vì nếu không cũng chẳng có gì.
Để họ mang ông vào, ướm lấy ông, thử nghiệm ông, trong khi chính ông cũng mang họ vào, như đi tất vào chân, bọc lấy cái mẩu đuôi cụt của ông, ngón cái thừa rất nhạy, cái xúc tu, con mắt cuống mềm yếu của sên trần, biết phóng tới, nở ra, rụt lại, hay cuộn trả vào trong mình nếu bị chạm vào không đúng cách, lại to ra, hơi phình lên ở đầu, tiến lên trước như dọc theo cuống lá, vào trong họ, háo hức muốn nhìn thấy. Nhìn thấy được bằng cách đó, bằng chuyến du hành vào bóng tối, thứ bóng tôi cấu tạo bởi đàn bà, bởi một người đàn bà biết nhìn trong bóng tối trong khi ông đây căng người tiến tới trong mù lòa.
Người ấy theo dõi ông từ bên trong. Chúng tôi thảy đều theo dõi ông. Việc duy nhất chúng tôi thực tình được phép làm, mà cũng không phải là vô nghĩa: nếu ông do dự, thua cuộc, nếu ông chết, chúng tôi sẽ ra cái gì? Chẳng trách ông như chiếc bốt, vỏ ngoài cứng rắn, bao bọc đôi chân trắng. Mà đây chỉ là ước muốn thôi. Tôi đã quan sát ông khá lâu và không thấy dấu hiệu yếu mềm nào cả.
Nhưng hãy coi chừng, Chủ soái, tôi nói thầm trong đầu. Tôi vẫn để mắt tới ông. Nhúc nhích một ly là tôi chết.
Dù sao, hẳn phải khốn nạn lắm, khi làm đàn ông, như thế.
Hẳn phải ổn thôi.
Hẳn phải khốn nạn lắm.
Hẳn phải tịch mịch vô cùng.
Nước đến, viên Chủ soái uống.
Cảm ơn,
ông ta nói. Cora loạt xoạt về chỗ.
Chủ soái ngưng lại, nhìn xuống, soi xét trang sách. Rất nhẩn nha, làm như không nhớ có chúng tôi. Như người thực khách gảy gảy miếng bít tết, sau cửa kính nhà hàng, vờ không thấy những cặp mắt dõi theo trong bóng tối đói khát cách khuỷu tay mình chưa đầy mét. Chúng tôi hơi chồm về phía ông, mạt sắt xoay về nam châm. Ông có thử chúng tôi không có, ông có lời. Mà xưa chúng tôi hoang phí đi biết mấy.
Chủ soái, làm như miễn cưỡng, mở miệng đọc to. Đọc không hay lắm. Có thể chỉ vì buồn chán.
Vẫn là chuyện cũ, vẫn những chuyện cũ. chúa bảo Adam, Chúa bảo Noah. Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất. Rồi tới và Rachel và Leah hăng mùi ấm mốc chúng tôi đã bị nhồi lấy nhồi để ở Trung tâm. Cho tôi có con đi, không thì tôi chết mất. Tôi đâu có thay quyền Thiên chúa là Đấng đã không cho bà sinh đẻ. Đây Bilhah, nữ tỷ của tôi. Để nó sinh con trên đầu gối tôi, và nhờ nó mà cả tôi nữa, cũng có con. Vân vân và vân vân. Chúng tôi đã nghe kèm bữa sáng, khi ngồi trong căng tin trường trung học, ăn cháo mạch với kem và đường nâu. Các cô được hưởng thức hảo hạng đây, hiểu không, dì Lydia bảo. Đang chiến tranh, nhu yếu phẩm đều phải phân phối. Các cô bé được nuông, dì hấp háy mắt, như quở trách một đứa con nít. Cái hĩm hư nào.
Còn bữa trưa có Tám mối phước. Phước thay cái này, phước thay cái kia. Chạy băng ghi âm, để ngay các dì cũng không phạm phải tội đọc. Giọng đàn ông. Phước thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì nước trời là của họ. Phúc thay ai xót thương người. Phước thay ai lành hiền. Phúc thay ai ngậm miệng. Tôi biết cái này họ bịa ra, tôi biết thế là sai, và họ cũng cắt đi nhiều nữa, nhưng không có cách nào kiểm chứng. Phước thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được ủi an.
Không ai cho biết khi nào.
Tôi canh đồng hồ, khi tráng miệng, lê hộp với quế, tiêu chuẩn bữa trưa, và đưa mắt tìm Moira cách đó hai bàn. Cô đã đi rồi. Tôi giơ tay lên, được phép. Chúng tôi không đi quá thường xuyên, giờ giấc cũng luôn thay đổi.
Tới phòng vệ sinh tôi vào ngăn thứ hai từ trong, như lệ thường.
Cậu có đấy không? tôi nói thầm.
Có mặt, mặc dù cái mặt khá ôi riêu, Moira thì thầm đáp.
Nghe được những gì? tôi hỏi.
Không mấy. Tớ phải ra khỏi đây, tớ hóa dại đến nơi rồi. Tôi chết khiếp. Không được, Moira, tôi nói, đừng liều. Một mình cậu không thể được.
Tớ sẽ giả ốm. Sẽ có xe cứu thương, tớ thấy rồi.
Cậu chỉ tới được bệnh viện là hết. Ít ra thì cũng đổi gió. Tớ không phải nghe mụ giặc cái ấy lải nhải nữa.
Họ sẽ phát hiện ra.
Khỏi lo, cái này tớ thạo lắm. Hồi còn trung học tớ bỏ uống C, tớ bị scorbut tức thì. Mới đầu chúng nó không thể chẩn đoán ra ngay được. Rồi uống lại là sẽ đâu vào đấy. Tớ sẽ giấu hết mấy viên C đi.
Moira, xin cậu.
Tôi không thể chịu nổi nếu cô không còn ở đây, với tôi. Vì tôi.
Sẽ có hai thằng cha đi cùng, trong xe cứu thương ấy. Nghĩ xem. Chúng chắc phải chết thèm đã lâu rồi, mẹc, chúng còn không được phép thọc tay vào túi, cơ hội khá...
Mấy cô trong kia. Hết giờ rồi. Giọng dì Elizabeth, ngoài cửa. Tôi ðứng dậy, giật nýớc. Hai ngón tay Moira hiện ra, qua lỗ týờng. Chỉ ðủ chỗ cho hai ngón. Tôi chạm tay mình vào, thật nhanh, nắm lấy. Buông ra.

Bà Leah nói, Thiên chúa đã trả công cho tôi, vì tôi đã hiến nữ tỳ của tôi cho chồng tôi,
Chủ soái két. Ông buông rơi cuốn kinh gập lại. Nó thở hắt một tiếng đùng đục, như cánh cửa mút đóng vào, tự mình, ở đâu xa: luồng hơi phụt ra. Nghe đủ hình dung được độ mềm mại của những trang giấy mỏng như lụa, hình dung cảm giác khi chạm ngón tay vào. Mem và khô, như giấy thấm dầu, hồng hồng mịn mịn, từ thời xưa, bán từng xấp mỏng để chấm mồ hôi trên mũi, trong những cửa hàng bán cả nến và xà phòng nhiều hình dạng: hình nấm, hình vỏ ốc. Như giấy cuốn thuốc lá. Như cánh hoa.
Chủ soái ngồi nhắm mắt hồi lâu, vẻ mệt. Ông ta bận bịu cả ngày dài. Ông mang nhiều trọng trách.
Serena đã khóc từ lúc nào. Tôi nghe thấy, sau lưng. Không phải lần đầu. Lần nào cũng vậy, mỗi đêm Lễ tháng. Bà cô không phát ra tiếng. Bà cô giữ thể diện, trước mặt chúng tôi. Đệm và thảm nuốt bớt tiếng bà nhưng chúng tôi vẫn nghe rất rõ. Bà không kiềm chế được, nhưng vẫn gồng người đè nén, độ căng thẳng thật đáng ghê sợ. Cứ như đánh rắm giữa nhà thờ. Tôi lại, như mọi lần, muốn cười phá lên, nhưng không phải vì thấy chuyện đó tức cười. Con khóc của bà bốc mùi khắp phòng và chúng tôi vờ lơ đi không thấy.
Chủ soái mở mắt, nhận thấy, cau mày, ngừng nhận thấy.
Bây giờ là phút im lặng cầu nguyện,
ông ta nói.
Chúng ta sẽ cầu xin phước lành, và xin thành đạt trong mọi công nghiệp của mình.

Tôi cúi đầu, khép mắt. Tôi lắng nghe hơi thở cố nén, tiếng hổn hển gần như không nghe được, con run rẩy vẫn tiếp diễn sau lưng. Chắc bà ta ghét mình lắm lắm, tôi nghĩ.
Tôi lặng yên cầu nguyện: Nolite te bastardes carborundo- rum. Tôi không hiểu thế có nghĩa gì, nhưng đọc lên nghe hợp lý, mà đành phải vậy thôi, vì tôi không biết còn nói với Chúa được gì đây. Không phải lúc này. Không phải, như cách nói ngày xưa, đúng giờ khắc này. Dòng chữ vạch trên sàn tủ chập chờn trước mắt, di tích của người đàn bà lạ, mang khuôn mặt Moira. Tôi đã thấy cô, ra xe cứu thương, trên băng ca, khiêng trên tay hai Thiên sứ.
Gì vậy? tôi máy môi hỏi người đàn bà bên cạnh; vô hại, câu hỏi như thế, trừ phi trúng một đứa cuồng tín thì thôi.
Sốt cao, đôi môi kia đáp lại. Viêm ruột thừa, thấy bảo thế.
Tôi đang ăn, tối hôm ấy, thịt băm viên với khoai xắt mỏng. Tôi ngồi ngay bàn cửa sổ, có thể nhìn ra sân, tới tận cổng trước. Tôi đã thấy xe cứu thương về, lần này không hú còi. Một Thiên sứ nhảy ra, nói mấy câu với lính gác. Tay gác đi vào trong; xe vẫn đỗ đó; người Thiên sứ đứng quay lưng về phía chúng tôi, như được dạy. Hai dì ra khỏi tòa nhà, cùng tay gác. Họ đi vòng ra sau xe. Họ kéo Moira ra, lôi cô vào qua cổng, lên bậc cấp phía trước, tay xốc nách cô, mỗi bên một người. Cô đi rất khó khăn. Tôi dừng ăn, tôi không ăn nổi; lúc này cả bàn ngồi phía tôi đều nhìn trừng trừng ra ngoài cửa sổ. Cửa sổ bằng kính xanh đùng đục, trong lòng kính có cốt mắt cáo. Dì Lydia nói, lo mà ăn đi. Dì lại gần kéo mành xuống.
Họ đem cô vào phòng xưa là phòng thí nghiệm. Cũng là phòng chúng tôi chưa có ai từng tự nguyện đi vào. Sau đó cô không thể đi lại suốt một tuần, chân nhét không vừa giày nữa, chúng sưng tướng lên. Họ sẽ làm chân trước, khi vi phạm lần đầu. Dùng roi cáp thép, hai đầu lởm chởm. Sau đó đến bàn tay. Có làm gì bàn tay bàn chân chúng tôi cũng chẳng sao, dù thương tật vĩnh viễn cũng vậy. Nhớ cho kỹ, dì Lydia nói. Đối với mục đích của chúng ta, tay chân các cô không cần thiết.
Moira nằm trên giường, làm gương cho tất cả. Lẽ ra cô không nên thử, nhất là với đám Thiên sứ, Alma nói, từ giường bên. Chúng tôi phải khênh cô đến lớp. Chúng tôi ăn cắp những gói đường nhỏ cho cô, mỗi giờ ăn ở căng tin, lén chuyển đến chỗ cô, hàng đêm, qua các giường. Hẳn nhiên cô chẳng cần đến đường nhưng có mỗi thứ đó là chúng tôi tìm cách ăn trộm được. Trao đi được.
Tôi vẫn đang cầu nguyện, nhưng chỉ thấy trước mắt đôi chân Moira, sau khi họ mang cô về. Chân cô không giống chân người. Giống như chân xác chết đuối, sưng phồng, mềm oặt, trừ có màu. Cái màu như buồng phổi.
Chúa ơi, tôi cầu nguyện. Nolite te bastardies carborun- dorum.
Đây đúng là ý định của người ư?
Chủ soái húng hắng. Nghĩa là báo hiệu theo ý ông chúng tôi dùng cầu nguyện được rồi.
Bởi Đức chúa đưa mắt rảo khắp hoàn cầu để gia tăng sức mạnh cho những ai giữ lòng trung nghĩa với Người,
ông nói.
Tín hiệu báo nghỉ. Ông đứng dậy. Chúng tôi giải tán.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chuyện Người Tùy Nữ.