VIII - Ngày sinh: Chương: 19
-
Chuyện Người Tùy Nữ
- Margaret Atwood
- 3109 chữ
- 2020-05-09 03:49:22
Số từ: 3098
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Tôi mơ thấy mình đang thức.
Tôi thấy mình dậy khỏi giường đi qua phòng, không phải phòng này, ra khỏi cửa, không phải cửa này. Tôi đang ở nhà, một trong những căn nhà từng ở, và con chạy tới với tôi, mặc áo ngủ màu xanh bé bỏng, ngực in đóa hướng dương, chân không giày tất, rồi tôi ôm con lên mà cảm thấy tay chân con quấn lấy mình và tôi khóc, bởi khi đó tôi biết mình đang mơ. Tôi lại thấy mình trên giường, rồi tỉnh dậy, và tỉnh dậy mà ngồi trên mép giường, và mẹ bưng khay vào hỏi tôi đã đỡ chưa. Mỗi lần tôi ốm, hồi còn nhỏ, mẹ phải nghỉ làm ở nhà. Nhýng cả lần này tôi cũng chýa thức dậy.
Sau những giấc mõ này tôi dậy hẳn, và biết mình thức khi lại thấy vòng hoa đó, trên trần, cả đôi rèm thõng xuống nhý mớ tóc trắng của ngýời chết ðuối. Tôi thấy lảo ðảo nhý say thuốc. Tôi ngẫm nghĩ khả nãng này: có thể họ ðã đánh thuốc tôi. Có thể cuộc đời tôi tưởng có thật đây chỉ là ảo giác.
Hy vọng zero. Tôi biết mình ở đâu, là ai, biết hôm nay thứ mấy. Ba câu hỏi kiểm định, tôi hoàn toàn tỉnh trí. Đầu óc tỉnh táo là báu vật vô giá; tôi trữ nó như người ta ngày xưa trữ tiền. Tôi dành dụm, để có đủ lúc cần, lúc thời cơ đến.Lớp vỏ trứng nhẵn nhưng cũng hơi sạn; những đốt canxi nhỏ bị nắng tô đậm thêm, như miệng vực mặt trăng. Khung cảnh trơ trụi, nhưng hoàn hảo; hoang mạc lý tưởng cho các vị thánh lánh mình, để tâm trí khỏi nhiễu loạn bởi cảnh phồn tạp bên ngoài. Tôi nghĩ chắc hẳn Chúa phải trông đúng thế này: như quả trứng. Biết đâu sự sống trên nguyệt cầu không nằm trên bề mặt, mà trong lòng.
Giờ quả trứng đang tỏa sáng, như tự phát ra năng lượng. Ngắm nó cho tôi khoái thú không tả xiết.
Nắng khuất, quả trứng tắt đi.
Tôi nhón quả trứng lên mân mê một lát. Ấm. Đàn bà ngày xưa mang những quả trứng này giữa hai bầu ngực, ấp cho nở. Cảm giác chắc hay ho lắm.
Đời sống cực giản. Khoái lạc = quả trứng. Phúc lành đếm trên đầu ngón một bàn tay. Nhưng có lẽ đây đúng là phản ứng người ta trông đợi ở tôi. Tôi đã có quả trứng, tôi còn đòi gì nữa?
Trong hoàn cảnh sa sút khát vọng sống gắn vào những đối tượng kỳ quái nhất. Giá tôi có con vật nào đó: chim chẳng hạn, hay mèo. Tùy thân thú. Một con thú chỉ cần ít nhiều thân thuộc. Chuột cũng được luôn, nếu cấp thiết, nhưng chẳng mong gì được. Nhà này quá sạch.
Tôi lấy thìa beng đầu quả trứng, và ăn ruột bên trong.
Đang ăn quả thứ hai, tôi nghe tiếng còi hụ, mới đầu rất xa, ngoằn ngoèo tiến qua những nhà lớn và thảm cỏ xén gọn, âm thanh ri ri như tiếng côn trùng; rồi gần lại, nở to, như bông hoa bằng âm thanh bung ra thành đóa kèn đồng. Tuyên cáo gì đây, tiếng còi này. Tôi đặt thìa xuống, tim nảy lên, tôi lại tới bên cửa sổ: nhỡ nó màu lam, không dành cho tôi? Nhưng tôi đã thấy nó rẽ ngoặt vào, băng trên phố, dừng ngay trước nhà, vẫn rú to, và sơn màu đỏ. Hoan tin giáng thế, thật ít thấy dạo này. Tôi bỏ lại quả trứng ăn dở, vội vã ra tủ lấy áo choàng, chưa chi đã nghe thấy tiếng chân lên cầu thang và tiếng gọi.
Nhanh lên,
là Cora,
không ai đợi cả ngày đâu đấy,
và chị giúp tôi mặc áo, chị còn cười nữa.
Tôi gần như chạy lao theo sảnh, trượt xuống cầu thang như đồi tuyết, cửa trước mở rộng, hôm nay tôi được đi qua, và viên Vệ binh đứng đó, cúi chào. Trời bắt đầu mưa, mưa phùn lắc rắc, và mùi đất cùng cỏ đang sinh nở tràn ngập không trung.
Xe Vận sinh màu đỏ đỗ ngay lối vào. Cửa sau mở, tôi lập cập trèo lên. Thảm sàn xe màu đỏ, rèm đỏ giăng qua cửa sổ xe. Trong đã có ba người đàn bà, ngồi trên hai băng ghế dài chạy suốt hai bên. Viên Vệ binh đóng hai cánh cửa sau khóa lại, ngồi lên ghế trước, cạnh tài xế; qua tấm lưới sắt lót kính có thể nhìn thấy gáy hai người. Xe giật lên một cái rồi khởi hành, trên đầu còi vẫn rít lảnh lót: Tránh đường, tránh đường!
Ai thế?
tôi hỏi người đàn bà cạnh mình; nói vào tai chị, hoặc chỗ có lẽ là tai chị sau khăn trùm. Tôi gần phải hét lên, tiếng còi to quá.
Ofwarren,
chị hét trả. Theo bản năng chị chộp lấy bàn tay tôi, bóp chặt, khi xe giật cục qua chỗ rẽ; chị quay sang và tôi nhìn thấy mặt chị, nước mắt lăn trên má, nhưng vì sao? Ganh tị, thất vọng? Nhưng mà không, chị đang cười, chị vung tay ôm lấy tôi, tôi chưa gặp chị bao giờ, chị ôm tôi, bộ ngực lớn dưới lệ bộ đỏ, chị đưa tay áo quệt ngang mặt. Một ngày như hôm nay chúng tôi có thể làm gì mình muốn.
Cần đính chính: trong khuôn khổ.
Đối diện trên băng ghế kia, một người đàn bà đang cầu nguyện, mắt nhắm, tay chạm miệng. Cũng có thể không. Có thể cô ta đang cắn móng tay ngón cái. Có lẽ cô đang cô bình thản. Người thứ ba đã bình thản lại rồi, hai tay khoanh lại, miệng hơi mỉm cười. Còi vẫn hú lên liên tục. Ngày xưa tiếng này báo hiệu cái chết, dẫn đường xe cứu thương hay cứu hỏa. Biết đâu nó sẽ báo hiệu cái chết cả hôm nay. Rồi biết ngay thôi. Ofwarren sẽ sinh gì? Một em bé, như ai nấy cùng hy vọng? Hay không phải, một Phế nhi, đầu bẹp hoặc mõm như mõm chó, một đầu hai thân, tim thủng lỗ hay không có tay, hoặc các ngón có màng? Chẳng cách nào biết được. Ngày xưa thì được, có máy móc kiểm tra, nhưng giờ đã bị cấm. Mà biết thì được ích gì? Không thể lôi chúng ra được; có là gì đi nữa thì cũng phải sinh cho trót.
Xác suất là một phần tư, chúng tôi được biết ở Trung tâm. Không khí nhiễm đầy hóa chất, một thời, rồi phóng xạ, nước vẩn đầy chất độc, phải mất hàng năm may ra mới thanh lọc hết, và trong lúc đó chúng đã len lỏi vào người các cô, đồn trú trong mô mỡ của các cô. Ai biết được, xác thịt các cô có khi đã ô nhiễm, bẩn như một bãi biển loang dầu, cầm chắc cái chết cho chim biển và những đứa con tương lai. Biết đâu kền kền ăn xác các cô cũng lăn ra chết. Biết đâu các cô sáng choang lên, như đồng hồ kiểu cổ, trong đêm. Đêm canh người chết. Có loại bọ tên như thế, chuyên đi chôn xác thối.
Đôi lúc tôi không thể nghĩ về mình, cơ thể mình, mà không phác ra một bộ xương: hình ảnh tôi trước một hạt điện tử. Cái nôi sự sống, đan bằng xương; và bên trong, trăm mối họa, protein dị dạng, tinh thể lởm chởm như mảnh chai. Đàn bà uống đủ loại thuốc, đàn ông phun thuốc cho cây, bò ăn cỏ, các nguồn nước giải ứ độc tố theo nhau chảy xuống sông. Chưa kể vài nhà máy hạt nhân, dọc phay San Andreas, đã nổ tung trong mấy trận động đất, do trời giáng chứ chẳng do ai, và một chủng giang mai đột biến không loại kháng sinh nào trị nổi. Một số còn tự làm lấy, dùng chỉ ruột mèo thắt cho tịt hay dùng hóa chất cho thành tật suốt đời. Sao lại có thể, dì Lydia nói: trời sao lại có thể làm chuyện tày trời đến thế? Bầy Jezebel! Miệt thị món quà chúa ban! Đôi tay vặn vẹo.
Các cô lãnh nguy hiểm lớn, dì Lydia bảo, nhưng là đạo quân xung kích, các cô sẽ hành quân tuyến đầu, vào lãnh thổ hiểm nghèo. Nguy hiểm càng cao vẻ vang càng lớn. Dì siết chặt đôi tay, tươi tắn rờ rỡ trước lòng gan dạ mặt ngoài của chúng tôi. Chúng tôi cúi mặt nhìn bàn. Trải qua mọi chuyện xong rồi đẻ ra một cái máy xắt: viễn cảnh chẳng đẹp đẽ gì. Chúng tôi không biết đích xác số phận những đứa bé không xuôi lọt, những đứa bị tuyên bố là Phế nhi. Nhưng chúng tôi biết chúng sẽ bị bỏ đi, đâu đó, triệt để.
Không chỉ có một nguyên nhân duy nhất, dì Lydia bảo. Dì đứng trước lớp, trong bộ đồ kaki, tay cầm thước chỉ. Trước tấm bảng đen, thế chỗ từng dành cho tấm bản đồ, có một biểu đồ thả xuống, cho thấy tỷ lệ sinh, đơn vị phần nghìn, trong nhiều năm: một đường tuột dốc, đâm xuống quá trục hoành là mức thay thế dân số, xuống nữa xuống nữa.
Tất nhiên, trong số đàn bà có người tin không còn tương lai nữa, họ nghĩ thế giới sẽ nổ tung. Họ lấy đó làm cớ, dì Lydia bảo. Họ nói sinh con đẻ cái chẳng nghĩa gì. Cánh mũi dì chun lại: tàn ác thế chứ. Đám ấy là lũ biếng nhác, dì bảo. Quân đĩ lỗng.
Trên mặt bàn tôi ngồi có những tên tắt, khắc vào mặt gỗ, kèm ngày tháng. Đôi lúc chúng đi theo cặp, giữa ôm chữ
yêu
. J.H. yêu B.P. 1954. O.R. yêu L.T. Tôi nhìn chúng như chữ khắc trên vách hang đá, đọc thấy trong sách đã lâu, hoặc vẽ bằng bồ hóng trộn mỡ ðộng vật. Chúng hình như thuộc về thời tối cổ. Mặt bàn bằng gỗ sáng màu, hơi thoải xuống, bên phải có chỗ tì tay, có thể dựa vào khi viết, lên giấy, bằng bút. Trong ngăn bàn cất được đủ thứ: sách nào,vở nào. Những thói quen của ngày xưa ấy với tôi giờ sao mà xa xỉ, gần như đồi trụy nữa; bại hoại như tiệc tùng truy hoan trong xã hội dã man. M. yêu G. 1972. Vết khắc này, di đi di lại bằng chì vào chỗ vecni đã tróc, chứa dung lượng bi ai của mọi nền văn minh đã lụi tàn. Cũng như vết tay in trên đá. Chủ nó, dù là ai, đã có hồi còn sống.
Không có ngày nào về nửa sau thập kỷ 80. Đây chắc nằm trong những trường bị đóng cửa hồi đó, vì thiếu học sinh.
Họ đã sai lầm nhiều, dì Lydia nói. Chúng ta sẽ không mắc lại. Giọng dì sùng kính, lại vừa hạ cố, theo kiểu có bổn phận nói cho chúng tôi hay những điều không de chịu, chỉ vì muốn tốt cho chúng tôi. Tôi những muốn siết cổ dì. Tôi xua ý nghĩ đi ngay khi vừa tới.
Sự vật có giá, dì bảo, chỉ khi hiếm và khó kiếm. Chúng tôi muốn các cô bé của mình có giá. Dì rất giàu những khoảng lặng, được nhấm nháp kỹ trong mồm. Hãy coi mình là ngọc trai. Chúng tôi đây, ngồi thành hàng, mắt cụp xuống, chúng tôi khiến dì nhỏ những giọt dãi đạo đức. Chúng tôi thuộc quyền dì định nghĩa, chúng
Ánh xám phả vào qua đôi rèm, sáng chập choạng, hôm nay không nắng lắm. Tôi ra khỏi giường, tới cửa sổ, quỳ lên bệ, cái gối nhỏ cứng, ĐỨC TIN, nhìn ra ngoài. Chẳng có gì mà nhìn cả.
Tôi nghĩ xem hai cái kia đi đâu. Hẳn phải là bộ ba chứ, ban đầu. HY VỌNG và TỪ ÁI, chúng bị tống đi đâu rồi? Serena Joy quen ngăn nắp. Bà sẽ không quăng đi thứ gì chưa quá tã. Một chiếc Rita, chiếc kia Cora chăng?
Chuông reo; tôi đã dậy sớm, trước giờ. Tôi mặc đồ, không nhìn xuống.
Tôi ngồi lên ghế mà nghĩ về chữ
ghế
. Chair. Nó còn có nghĩa là chủ tọa cuộc họp. Cũng là một phương thức xử tử. Đọc lên là khởi đầu cho charity, từ ái. Tiếng Pháp có nghĩa là
xác thịt
. Những điều này chẳng liên quan gì tới nhau.
Kinh nhật tụng của tôi đấy, để soạn sửa mình.
Trước mặt tôi là cái khay, trên có ly nước táo ép, viên sinh tố, cái thìa, ba lát bánh mì nâu trên đĩa, thêm đĩa nhỏ nữa đựng mật, đĩa thứ ba đỡ cốc đựng trứng, loại thắt eo như tấm thân đàn bà, mặc váy. Cái váy trùm lên quả trứng thứ hai, ủ ấm. Cốc bằng sứ trắng có dải men lam.
Quả trứng ở trên màu trắng. Tôi dịch cốc đi một chút, để nó hứng lấy làn nắng sóng sánh ùa vào qua cửa mà đậu xuống khay, ửng lên, phai đi, lại ửng lên lần nữa. tôi phải chịu lấy những tính từ của dì.
Tôi nghĩ về ngọc trai. Ngọc trai là nước dãi trai cô lại. Cái này tôi sẽ kể với Moira sau, nếu có thể.
Chúng tôi ở đây sẽ liếm cho các cô sạch hơi sữa, dì Lydia bảo, hớn hở và mãn ý.
Xe dừng, cửa sau mở, các Vệ binh lùa chúng tôi ra. Ngay cửa chính một Vệ binh khác đứng, vai lủng lẳng cây súng máy cụt thun lủn đặc thù. Chúng tôi sắp hàng qua cửa chính, dưới mưa lất phất, đám Vệ binh cúi chào. Chiếc xe Cấp lớn, chở máy móc và bác sĩ lưu động, đậu đằng xa chỗ đường vòng xuyến. Có một bác sĩ bên cửa xe nhìn ra. Tôi nghĩ không biết họ làm gì trong đó, cho qua thì giờ. Chơi bài chăng, có thể lắm, hay đọc sách; những ham mê nam tính. Nói chung ít khi cần đến họ; họ chỉ được phép vào nếu không còn cách nào khác.
Ngày xưa khác nhiều, họ mới là người trực chiến, ô nhục lắm thay, dì Lydia bảo. Điếm nhục. Dì vừa chiếu xong một cuốn phim, quay ở bệnh viện thời xưa: người đàn bà chửa, nối với một thứ máy, điện cực tua tủa khắp mình như một người máy chết, ống truyền tĩnh mạch cắm vào ven tay. Một người cầm đèn pha ngó nghiêng vào giữa hai đùi, ở đó đã cạo sạch, một cô bé nhẵn nhụi tầm thường, một khay sáng nhoáng dao tiệt trùng, mặt nào cũng bưng khẩu trang. Bệnh nhân rất biết hợp tác. Ngày xưa họ từng gây mê đàn bà, tác động tạo cơn co, rạch họ toang ra, lấy kim khâu lại. Kết thúc rồi. Cả thuốc tê, kết thúc. Dì Elizabeth bảo thế tốt hơn cho đứa bé, nhưng không chỉ thế: Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Món tất yếu trong bữa trưa, kèm với bánh mì nâu và bánh kẹp rau diếp.
Trong lúc leo cầu thang, rất rộng, hai bên hai đôn đá lớn - Chủ soái của Ofwarren hẳn địa vị cao hơn nhà chúng tôi - tôi nghe một hồi còi khác. Chiếc Vận sinh lam, chở các Phu nhân. Nghĩa là Serena Joy, đường bệ mà đến. Không ngồi ghế băng, họ có ghế hẳn hoi, bọc nệm. Nhìn thẳng phía trước, không bị ròm ngăn. Họ biết mình đang tới đâu.
Hẳn là Serena Joy từng tới đây dùng trà, chính nhà này đây. Hẳn là Ofwarren, trước kia là ả giặc cái Janine õng ẹo, đã được đem ra diễu trước mặt bà, bà và các Phu nhân còn lại, đế họ nhìn bụng cô nàng, sờ nữa cũng nên, mà chúc mừng Phu nhân nhà chủ. Cô gái mạnh khỏe đấy, cơ bắp khá. Gia đình không mang chất da cam, kiểm tra hồ sơ rồi, cẩn tắc không bao giờ áy náy. Và ai đó nhân từ có thể: Em ăn miếng bánh quy không?
Ồ thôi, bà chiều em nó quá, các cô ấy thừa đường không tốt đâu.
Một cái chẳng sao đâu, lần này thôi mà, Mildred.
Và ả Janine ỏe họe: Một thôi, thưa bà, cho em nhé, đi????
Thật là, ngoan khéo quá, chẳng lầm lì như nhiều đứa khác, làm xong việc là thôi. Giống như con gái bà nhỉ, nói vậy cũng được. Người trong nhà. Nhẹ cười an tâm kiểu mệnh phụ. Xong rồi em ạ, về phòng em đi.
Và khi cô ta đã ra: Lũ điếm con, cả lũ chúng nó, nhưng ai mà kén chọn quá được. Họ phát gì thì chìa tay mà nhận thôi, nhỉ, các cô? Từ miệng Phu nhân Chủ soái, của tôi.
Ôi, nhưng bà đúng là gặp may. Có nhiều đứa, trời, còn không sạch sẽ nữa kìa. Mà không đời nào cười, lê lết cả ngày trong phòng, tóc không gội, ôi cái mùi. Tôi phải bắt đám Martha xông vào, gần như nhấn nó vào bồn, đến phải mua chuộc nó mới chịu đi tắm nữa, phải nạt cho hết hồn.
Tôi phải dùng đến biện pháp mạnh với con nhà tôi, và giờ nó không thèm ăn tối tử tế nữa; còn về cái chuyện kia, chẳng thấy mảy may, mà ở nhà tôi thường xuyên đến thế. Nhưng còn con nhỏ này, vẻ vang cho bà thế còn gì. Chỉ còn ngày một ngày hai, ầy dà, chắc bà háo hức lắm, con bé to như cái nhà rồi, tôi cá bà sốt ruột vô cùng tận.
Rót thêm nhé? Nhã nhặn đổi đề tài.
Tôi biết diễn biến rồi sẽ ra sao.
Còn Janine, trong phòng trên lầu, cô ta làm gì? Ngồi ngậm vị đường còn trong miệng, đưa lưỡi liếm môi. Nhìn vu vơ ra cửa. Hít vào thở ra. Vuốt vuốt đôi vú căng phồng. Không nghĩ gì hết.