XII - Cung Jezebel: Chương: 35
-
Chuyện Người Tùy Nữ
- Margaret Atwood
- 2192 chữ
- 2020-05-09 03:49:53
Số từ: 2181
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Giờ đã có khoảng không gian trống cân lấp, giữa bầu không khí thừa ấm trong phòng, và cả thời gian nữa; một không-thời gian, giữa Ở đây bây giờ và ở đó lúc ấy, chấm hết bằng bữa tối. Khi khay cơm đến, bưng lên cầu thang như cho kẻ tàn phế. Một phế phẩm, một thứ đã thành vô dụng. Vô giá trị như tờ hộ chiếu, không đường ra.
Đó là chuyện đã xảy ra, ngày chúng tôi toan vượt biên, mang theo hộ chiếu mới tinh cho biết chúng tôi không phải chúng tôi khi trước: rằng Luke, chẳng hạn, chưa bao giờ ly dị, rằng vì vậy chúng tôi hợp pháp, theo pháp luật.
Viên cảnh sát cầm hai tấm hộ chiếu vào trong, sau khi nghe chúng tôi trình bày đi picnic và nhìn vào xe thấy con gái đang ngủ, giữa vườn bách thú sờn rách của con. Luke vỗ nhẹ lên tay tôi và ra ngoài xe giả bộ duỗi chân cẳng, quan sát người kia qua cửa số văn phòng xuất nhập cảnh. Tôi ngồi nguyên trong xe. Tôi châm thuốc lá, để vỗ yên mình, và hít khói vào, một hơi thật dài vờ thư thái. Tôi đang quan sát hai người lính trong quân phục xa lạ, mà tới giờ này, đã dần dà trở thành quen thuộc; họ vơ vẩn đứng bên thanh chắn sọc vàng đen. Họ không làm gì mấy. Một người đang nhìn bầy chim, mòng biển, chao liệng đậu rồi bay trên thanh chắn phía sau. Quan sát anh ta, tôi cũng nhìn cả bầy chim. Mọi thứ vẫn nguyên màu sắc khi trước, có điều tươi hơn.
Rồi sẽ ổn thôi, tôi tự nhủ, thầm cầu nguyện. Ôi làm ơn. Cho chúng tôi qua, cho chúng tôi qua. Một lẩn này thôi, tôi sẽ làm bất cứ điều gì. Tôi đã nghĩ sẽ làm gì cho bất kỳ ai đó đang lắng nghe mà có được tí xíu tích sự hay thậm chí ý nghĩa gì, tôi không bao giờ biết được.
Rồi Luke vào lại xe, quá vội, vặn chìa và lùi lại. Hắn đang nhấc điện thoại, anh nói. Rồi anh cho xe phóng thật nhanh, rồi đã thấy đường đất với rừng và chúng tôi nhảy khỏi xe mà chạy. Một túp lều, để trốn, một cái thuyền, không biết chúng tôi đã cầu gì nữa. Anh đã bảo mấy tấm hộ chiếu hoàn hảo kín kẽ lắm rồi, và chúng tôi chẳng có mấy thời gian chuẩn bị. Có thể anh cũng đã có chuẩn bị, có một thứ bản đồ trong đầu. Còn tôi, tôi chỉ việc chạy: chạy cho xa, càng xa càng tốt.
Tôi không muốn kể chuvện này.
Tôi đâu nhất thiết phải kể ra. Tôi không phải kể bất cứ chuyện gì, cho mình hay ai ai khác. Tôi có thể ngồi nguyên đây, bình lặng. Có thể rút lui. Có quyền lùi sâu vào trong, lặn sâu xuống đáy, họ không bao giờ kiếm được ra.
Nolite te bastardes carborundorum. Có ích cho cô ta biết mấy.
Đấu tranh làm gì?
Chang ăn thua gì đâu.
Yêu ấy à? Chủ soái đã nói.
Cái này hay hơn. Cái này ít ra tôi cũng rành. Thì ta sẽ nói về nó.
Thời khắc đổ, tôi đã trả lời. Rơi vào đó, tát cả chúng ta hồi ấy, dù bằng cách nào. Làm sao ông ta có thể coi nhẹ nó như thế? Lại còn cười khẩy. Như thể chúng tôi đeo lấy thứ thật là nhỏ nhặt, món trang sức vặt, ý thích vẩn vơ. Thực tình, ngược lại, chuyện đó rất khó khăn. Đó là điều chủ chốt, là con đường qua đó người ta hiểu chính mình; nếu chưa bao giờ, không bao giờ gặp nó, người ta sẽ chỉ là một quái thai, sinh vật ngoài vũ trụ. Ai cũng biét điều này.
Đổ, chúng ta nói thế; tôi đổ anh ấy. Đổ, rụng, rơi, sa, ngã. Chúng ta là những đàn bà sa ngã. Chúng ta tin vào nó, vào vận động hướng đất này: đáng yêu biết bao, như là bay, mà lại đáng sợ biết mấy, cực đoan, hão huyền biết mấy. Chúa là tình yêu, xưa họ tửng nói vậy, nhưng chúng ta đã đảo ngược lại, và tình yêu, cũng như cực lạc, chỉ vươn tay là chạm tới. Yêu được con người bên mình khó khăn đến đâu, chúng ta càng tin vào Tình yêu đến đó, một tình yêu trừu tượng và trọn vẹn. Chúng ta chờ, khôn dứt, mong mỏi hiện thân. Lời trở nên xác thịt.
Và đôi khi củng gặp được nó, trong chốc lát. Cái tình yêu ấy đến rồi đi và sau này khó còn nhớ nổi, như cơn đau. Rồi một ngày người ta sẽ nhìn người ấy mà nghĩ, Tôi từng yêu anh, và ở đó có một chừ
từng
, mà ngạc nhiên tột độ, bởi một chuvện như vậy mà lại
đã từng
thì thật là sửng sốt và bấp bênh và ngu ngốc; và người ta cũng sẽ hiểu tại sao bạn bè mình lảng tránh, ngày ấy.
Thật khuây khỏa bao nhiêu, giờ đây, khi nhớ về điều đó.
Hoặc đôi khi, ngay giữa lúc vẫn đang yêu, đang sa xuống, người ta tỉnh dậy giữa đêm, khi ánh trăng vào cửa sổ tràn trên khuôn mặt anh đang ngủ, khiến hai hốc mắt càng tối hơn và sâu hơn ban ngày, và ngưòi ta nghĩ, Ai biết họ làm gì, khi ở một mình hay giữa nhóm đàn ông? Ai biết họ nói gì hay thường đi đâu nhất? Ai bảo được họ thực sự là ai? Dưói bề ngoài thường nhật.
Và có thể những lúc đó người ta sẽ nghĩ, Giả như anh không yêu mình?
Hoặc người ta sẽ nhớ lại những chuvện đã đọc được, trong báo, về những phụ nữ mất tích - thường là phụ nử nhưng cũng có cả đàn ông, hay trẻ con, đấy là tệ nhất - tìm thấy trong công hay trong rửng, hay tủ lạnh các phòng trọ bỏ không, còn hoặc không còn quần áo, bị hoặc không bị xâm hại; nhưng đã bị giết như nhau. Có những khu vực ngưòi ta không muốn đi bộ qua, những phòng ngửa được tuân thủ - khóa cửa sổ hay cửa chính, kéo rèm, để đèn. Người ta thực hiện chúng như đọc kinh cầu nguyện, thực hiện và hy vọng chúng cứu đưực mình. Và nói chung chúng cứu được. Hoặc một điều gì đó đã cứu; người ta còn sống là bằng chứng nhỡn tiền.
Nhưng những chuyện đó chỉ lồ lộ ra khi đêm đến, không liên quan gì đến người đàn ông người ta yêu, ít ra trong ánh sáng ban ngày, vì người ấy người ta sẽ chấp nhận rèn giũa mình, bỏ công tập luyện. Cũng tập luyện để có thân hình đẹp, người ta làm thế cho người đàn ông người ta yêu. Néu người ta chịu khó luyện rèn mình, biết đâu người ấy cũng vậy. Biết đâu cả hai sẽ rèn cặp được nhau, như câu đố chung tay sẽ tìm ra lời giải; bằng không, một trong hai, thường là người ấy, sẽ trượt đi theo quỹ đạo riêng, bỏ lại người ta trong cảnh hậu cai vật vã, muốn đôi phó lại chỉ còn gia tăng tập tành. Nêu tập mãi không thành, đấy là vì cả hai có thái độ sai. Vạn sự trong đời người ta nghĩ đều tuân theo một lực tích cực hoặc tiêu cực nào đó từ đầu mình phát xuất.
Nêu không thích, thì đổi đi, chúng ta nói thế, bảo nhau cũng như bảo mình. Và thế là chúng ta đổi người đàn ông, lấy một người khác. Thay đổi, chúng ta tin chắc, luôn luôn đem lại kết quả tốt hon. Chúng ta là những kẻ xét lại, chúng ta xét lại chính mình.
Thật lạ làm sao khi nhớ lại ngày xưa chúng ta nghĩ gì, cứ như mọi sự đều sẵn sàng trước mắt, như không tồn tại may rủi, không biên giới; như chúng ta có quyền xóa đi vẽ lại đến vô cùng đường chu vi không ngùng nói rộng của đời ta. Tôi cũng đã vậy, tôi cũng làm vậy. Luke với tôi không phải người đàn ông đầu tiên, và có thể đã không phải người cuối cùng.
Nếu anh không bị động lại như thế. Chết cứng giữa thời gian, giữa không trung, giữa tán rừng nơi ấy, giữa đà rơi.
Thời trước người ta sẽ nhận được một cái gói nho nhỏ, đồ tùy thân: những thứ còn lại bên mình khi anh chết. Họ thường làm thé, thời chiến, mẹ tôi bảo. cần phải than khóc bao lâu, và họ đã nói gì? Hãy dành đời mình tưởng niệm người yêu dấu. Anh ngày xưa. Người yêu dấu.
Anh là người yêu dấu, tôi nói lớn. Là, là, hai chữ cái thôi, đồ đần, mày không nhớ được hay sao, một chữ ngắn tèo tẹo thế?
Tôi đưa tay áo quệt ngang mặt. Một thời tôi không dám thế, sợ sẽ bét ra, nhưng giờ không có gì để mà nhòe cả. Có biểu hiện gì trên mặt, dù tôi không thấy, thì củng thật.
Người sẽ phải tha lỗi cho tôi. Tôi là kẻ tị nạn từ quá khứ, và cũng như mọi kẻ tị nạn trên đời ngấm nghía những thói quen tập tục của lối sống đã bỏ lại, hoặc buộc phải bỏ lại đằng sau, và cũng như họ thấy tất cả đều kỳ dị biết bao, khi tù đây nhìn lại, và cũng như thế chúng làm tôi mê muội. Như một gã Nga Trắng nhấp nước trà giữa lòng Paris, bị bỏ rơi giữa thế kỷ hai mươi, tôi quành trở lại, cố tìm về những lối mòn xa lắc; tôi đâm ra sướt mướt, đánh lạc mất mình. Nức nở. Nói nức nở mới đúng, không phải khóc. Tôi ngồi trên ghé đây, đàm đìa như miếng bọt bể.
Thế. Lại đợi, tới tương lai. Bà mẹ tương lai: tiếng gọi săn đón khi vào một cửa hàng mua đồ sản phụ. Bà mẹ sắp tới nghe như kêu gọi nhường chỗ trên tàu điện ngầm. Đợi cũng là địa điểm, giữa hai chặng đường. Với tôi là cái phòng nàv. Tôi là khoảng trống, ở đây, giữa đôi dấu ngoặc. Giữa người khác.
Có tiếng gỗ cửa. Cora và cái khay.
Nhưng không phải Cora.
Tôi mang cho cô đâv,
Serena Joy nói.
Rồi tôi ngang lên nhìn quanh, đứng dậy khỏi ghế mà đi tói chỗ bà. Bà đang cầm nó, tấm ảnh lấy liền, vuông vắn và bóng nhoáng. Vậy họ vẫn còn chế tạo, thứ máy ảnh đó. Và sẽ vẫn có những an bum ảnh gia đình nữa, đủ mặt lũ trẻ; Tùy nữ thì không. Từ lịch sử tương lai nhìn lại, cứ thế này, chúng tôi sẽ vô hình. Nhưng lũ trẻ thì có mặt là cái chắc, để các Phu nhân có cái mà nhìn, dưới lầu, trong lúc nhấm nháp tiệc buýp phê chờ cuộc Sinh.
Cô chỉ được cầm một phút thôi,
Serena Joy nhỏ giọng vẻ đồng lõa.
Tôi phải trả về chỗ cũ, trước khi họ nhận ra.
Hắn là một chị Martha đã lấy cho bà. Vậy là có một mạng lưới liên Martha, họ cũng kiếm được gì tử đó. Biết được cũng hay.
Tôi cầm lấy từ tay bà, quay ngược lại phía mình. Đây là con ư, đây là diện mạo con ư? Bảo bối của tôi.
Cao và khác quá chừng. Đã hơi cười một chút rồi, nhanh thế, mặc váy trắng như lễ nhận thánh thể lần đầu, ngày xưa.
Thời gian vậy có ngừng đâu. Nó đã xô lên tôi, xô tôi đi mất, tôi chẳng qua là người đàn bà cát bị đứa trẻ vô tâm bỏ lại quá gần mé nước. Tôi đã bị trù bỏ vì con. tôi chỉ còn là một cái bóng, tít tắp đằng sau bề mặt bóng bẩy tấm ảnh này. Cái bóng của cái bóng, như mọi người mẹ đã qua đời. Nhìn mắt con là biết: tôi không có đó.
Nhưng con thì tồn tại, trong bộ váy trắng. Lớn lên và sống. Không phải là tốt ư? Là phúc lành ư?
Dù gì, tôi cũng không chịu nổi, mình bị xóa đi như thế. Thà bà ta không mang gì còn hon.
Tôi ngồi bên cái bàn tí xíu, dùng nĩa ăn súp ngô nghiền kem. Tôi có nĩa, có thìa, nhưng dao thì không bao giờ. Khi có thịt họ xắt ra trước cho tôi, cứ như tôi thiếu răng hay không biết dùng tay. Thế nhưng tôi đủ cả. Chính vì thế dao không đến phần tôi.