Chương 549: Ngoại truyện 1: chuyện xưa ở long thành (5)
-
Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979
- Thủy Trường Đông
- 768 chữ
- 2022-02-06 07:16:58
Bà hỏi khéo Tô Hòa:
Con bé Hòa, dạo này cháu còn bận không? Ba đứa nhỏ lớn rồi, cháu cũng đỡ mệt hơn. Cháu về hỏi bố cháu, tiết thanh 8minh và ngày một tháng mười, bố cháu có thể về quê đốt ít vàng mã cho ông nội, ông cố cháu được không, bà nội thường xuyên mơ thấy ông3 nội cháu hỏi bà, sao lâu quá không thấy bố cháu đến thăm mộ ông.
Làm gì có người đã mất nào nhớ, bà cụ Tô nhớ nhưng lại khôn9g muốn mất mặt nên mới mang người quá cố ra làm lý do.
Tô Hòa biết rõ lòng bà cụ nghĩ gì, lười vạch trần nên thuận miệng đồng 6ý, ở lại thôn khoảng nửa ngày, đến khi trời gần tối mới trở lại Long Thành.
Bà cố ngoại rất tốt với tụi con, vừa đến đã có nhiều món ăn ngon, lại lì xì cho tụi con, nói chuyện cũng nhỏ nhẹ nữa, cả ngày hôm nay, con không thấy bà cố ngoại quá đáng! Không giống như bà ngoại ở thủ đô, hiền với tụi con nhưng lại rất dữ với hai người con nhà dì Kiều Kiều, bất công quá đi...
Tô Hòa cũng cảm thấy thú vị, một bà lão tính tình cay nghiệt như thế mà cũng có ngày hôm nay, đúng là thời gian làm thay đổi con người.
Cô sợ con bé Tần Không này trở về sẽ tranh luận với Lý Thục Phân nên vội vã giải thích:
Con người rồi sẽ thay đổi, lúc trước bà cố ngoại rất dữ, là vì nhà chúng ta quá nghèo, một miếng ăn cũng phải tranh giành, bởi vì nếu hôm nay không ăn miếng ăn này, có thể ngày mai sẽ chết đói. Bây giờ bà cố ngoại không dữ nữa là vì cuộc sống đã được cải thiện, không còn thiếu tiền và thức ăn, cho nên tính cách cũng hào phóng hơn.
Đi vào khách sạn, cô bé Tần Không hỏi Tô Hòa:
Mẹ 5ơi, có phải bà cố ngoại là bà lão độc ác mà bà ngoại hay kể đến không ạ?
Tô Hòa chỉ chỉ vào trán cô bé Tần Không:
Sao cái gì con cũng nhớ hết vậy?
Cô nhóc Tần Không cười he he:
Con cảm thấy bà cố ngoại không khắt khe như bà ngoại đã nói...
Nước Z chúng ta có một câu ‘vợ chồng nghèo trăm chuyện buồn thương’, thật ra không những là vợ chồng mà người nhà cũng thế. Nếu gia đình quá nghèo, dù làm chuyện gì cũng thấy bực mình, mỗi ngày đều tức giận, cho nên con người sẽ trở nên hung hăng. Nhưng nếu gia đình có tiền rồi, không thiếu thốn những thứ này, sẽ học lễ học nghĩa để có mặt mũi thể diện, con hiểu không?
Nguyên văn: Bần tiện phu thê bách sự ai (贫贱夫妻百事哀): đây là một câu thơ trong bài
Khiển Bi Hoài
của Nguyên Chấn.
Cô bé Tần Không cái hiểu cái không, gật đầu, mặc dù không hoàn toàn hiểu hết ý Tô Hòa nhưng cũng hiểu được bảy mươi tám mươi phần trăm.
Buổi sáng hôm sau, Tô Hòa đưa ba đứa nhỏ đến tham quan Đại học Long Thành, buổi chiều đưa ba đứa đến bệnh viện, may thay bắt kịp khoảnh khắc Trương Khánh Dân hồi quang phản chiếu.
Người nhà họ Trương đều đến, phòng bệnh vốn đã không lớn nay chật kín người, Tô Hòa không đi vào, chỉ đưa ba đứa nhỏ đứng ngoài hành lang một chốc, nghe trong phòng bệnh có tiếng khóc bi thương, cô cúi đầu thầm thì một câu
yên nghỉ
, sau đó lại đến cửa hàng hoa tươi đặt rất nhiều hoa, nhờ chủ cửa hàng mang số hoa này đến lễ tang của ông Trương Khánh Dân.
Cùng ngày, thành phố Tương Lai cấp cho Đại học Long Thành hai trăm triệu để xây dựng một tòa nhà giảng dạy mới ở Đại học Long Thành dưới sự giám sát của ban quản lý công trình, tòa nhà được đặt theo tên của ông Trương Khánh Dân.
Trong tòa nhà này, tám chữ
Cầu chân chí thiện, đăng sùng tuấn lương
được treo ở nơi rất dễ thấy, đây không những là một phần trong phương châm của Đại học Long Thành mà còn là sự động viên của ông Trương Khánh Dân dành cho sinh viên, cũng là phong cách thực tiễn cả đời ông Trương Khánh Dân.
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.