CHƯƠNG 49


Số từ: 2591
Nguyên tác: Let The Day Perish
Dịch giả: Đắc Lê & Hoàng Túy
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Sáng chủ nhật, công chúng giật mình thấy các tít chữ lớn chạy suốt mặt trang báo, loan tin:
Cái chết của viên luật sư vào cuối tuần. Ẩu đả trong căn nhà ở Xi Poăng. Thủ phạm sắp bị bắt.
Tối hôm sau, ở trang nhất của bài báo đăng kín ba cột. Biện lý bị buộc tội giết luật sư
Entơni Grantơ, 28 tuổi, một biện lý đã trình diện ngắn ngủi hôm nay tại tòa án sơ thẩm ở quảng trường Keliđơn. Với tư cách thẩm phán, ông Hiudơ làm chủ tọa. Bất chấp trời mưa tầm tã, gian phòng tòa án đông nghịt người, mấy giờ trước khi các thủ tục bắt đầu.
Tuy vậy, công chúng đã thất vọng vì người khởi tố chỉ yêu cầu tạm giam hai tuần kể từ hôm nay cho đến lúc, như lời người khởi tố, ông ta hy vọng bắt đầu cuộc dự thẩm bị cáo về tội giết chết Henri Bôdơmen, một luật sư ở Kêp Tao.
Ông Hilơ bênh vực cho bị cáo, yêu cầu nộp tiền bảo lãnh để được tại ngoại hậu cứu.
Người khởi tố không phản đối việc nộp tiền bảo lãnh. Số tiền được ấn định là 500 bảng.
Đến đây, công việc được coi như đã kết thúc, và tòa án đã hoãn cuộc họp. Tuy vậy, đám đông tiếp tục ở lại một lúc lâu, hy vọng là một chuyện gì đó nữa sắp xảy ra. Thế rồi, bỗng nhiên có một tin đồn vụ kiện sẽ tiếp tục ở một trong các tòa án khác và một cảnh tán loạn đã diễn ra dọc các hành lang.
Tuy nhiên, công chúng dần dần nhận thấy là chẳng có gì lý thú diễn ra nữa và người xem, trong đó có nhiều bà ăn mặc sang trọng, bắt đầu giải tán.
Bị cáo mặc cômlêghi, áo kiểu cài chéo, trông điềm tĩnh, và không lo lắng, mặc dù hơi xanh xao, trong mấy phút xuất hiện trước tòa. Người quá cố là một luật sư nổi tiếng mà…
Trong một cột báo khác có bài tường thuật ngắn về công việc tiến hành ở Tòa án Tối cao sáng hôm đó. Các viên thẩm phán, các luật sư và những người được ủy quyền đại diện trước tòa họp với nhau để tưởng nhớ Bôdơmen mà ông chủ tịch đoàn thẩm phán tối cao của bang mô tả là một người trẻ tuổi đã tỏ ra có nhiều năng lực và chắc chắn sẽ đạt tới nấc thang cao trong chức nghiệp.
Tất nhiên, hoàn toàn có thể hiểu được vụ án Grantơ sẽ là sự kiện gây náo động dư luận mạnh mẽ nhất trong các tòa án từ nhiều năm nay. Không những chỉ vì tính khác thường và một biện lý giết một luật sư, mà cũng còn do gia đình Hatli, là một trong những gia đình tiếng tăm nhất ở khu vực ngoại thành, bị dính líu vào, và tất cả
những người bạn
của Gin, vốn ganh ghét địa vị xã hội cao quý của Gin, giờ đây thích thú với chuyện bê bối xung quanh tên tuổi cô ta.
Hai tuần sau khi cuộc dự thẩm diễn ra, chứng cớ về lời khai của Bôdơmen nói trước khi chết mấy giờ được đưa ra và bị phản đối. Nhưng sự phản đối đó lại bị bác bỏ.
Entơni quan sát ông Buơn, viên dự thẩm, khi người ta trình bày cái lý lẽ chấp nhận lời khai đó. Entơni đã từng xuất hiện trước mặt ông ta để bào chữa cho người khác, và biết ông Buơn là một ông già theo chủ nghĩa độc thân, chỉ thích nuôi chó và chơi bài brit.
Ông Buơn có vẻ là một người chưa hề có cuộc đời tình ái. Tuy chức năng của dự thẩm rất hạn chế - chỉ xem xét có đưa vụ kiện ra xửa ở phiên tòa đại hình hay không – nhưng Entơni thấy ông già Buơn rất chú ý tới bằng chứng đặt trước mắt ông ta.
Ngồi thẳng trên ghế của quan tòa và cau có giận dữ với các lý lẽ pháp luật, ông Buơn vó vẻ xúc động về trường hợp này: một thiếu nữ thượng lưu đã coi như ở trong buồn ngủ của một người đàn ông trong những giờ sớm nhất của một buổi sáng chủ nhật.
Những đường nét trên mặt ông Buơn như nói rằng ông ta quyết định chuyển vụ án này lên tòa án tối cao. Entơni hầu như có thể nghe thấy tiếng ông ta lầm bầm:
- Sao lại dơ dáng đến thế!
Thế nhưng ông Buơn vẫn đưa ra quyết định, ông ta vẫn rất khách quan và Entơni nhận thấy trí tưởng tượng một lần nữa đã chơi khăm anh.
Ông Buơn chỉ nói rằng có đầy đủ bằng chứng ban đầu về truy tố, vì người quá cố đã khai trong tình trạng đợi chết. Bằng chứng y học chỉ rõ điều ấy, không có gì bác bỏ được. Ông ta nói, dù sao chăng nữa, một cuộc dự thẩm chỉ là một cuộc thẩm tra; việc chấp nhận bằng chứng không cần phải nghiêm ngặt: đó là công việc dành cho ông chánh án ở phiên tòa đại hình.
Thế là khi kết thúc buổi nghe tường trình, viên dự thẩm chính thức tuyên bố đưa Grantơ ra xét xử trước tòa.
Giờ đây, lời khai của Bôdơmen đã đến với công chúng, mọi người có thể biết những chuyện xảy ra vào buổi sáng chủ nhật tai họa đó. Bên bào chữa chư có bằng chứng, mặt bên kia của câu chuyện vẫn còn chưa lộ ra, phải chờ đến phiên toàn đại hình. Và ngay đến khi ấy, nếu ông chánh án quyết định không chấp nhận lời khai đó, thì lời thuật lại của Entơni có thể chẳng bao giờ được đưa ra, vì trong trường hợp ấy sẽ không có đủ lý do để đưa ra truy tố, do đó chẳng cần đến việc bào chữa.
Đêm đó, trong tòa nhà của gia đình Hatli, sau khi đọc bản tường thuật lời khai của Bôdơmen trong báo phát hành buổi tối, Gin ủ ê suy nghĩ về cái cực điểm lạ lùng này trong mối quan hệt giữa cô với Entơni. Ông Hatli đến gần, nhìn con gái với vẻ xoi mói, chê trách, song không khắc nghiệt.
- Thôi thôi! Thế này thì quá quắt lắm, ba phải nói thế! Bây giờ, mọi người đều nghĩ rằng con đã ở trong buồng Grantơ con ạ.
– Ông vẫy vẫy tờ báo buổi tối trước mặt mình, đôi mắt dò hỏi.
Trong thâm tâm, ông Hatli cảm thấy khó xử. Là một người vốn ngủ say, ông đã không nghe thấy con gái mình trở về trong cái đêm tại họa ấy. Vợ ông cũng vậy, mà cũng chẳng có đứa đầy tớ nào nghe thấy. Gin bảo với bố là cô về nhà sau buổi biểu diễn balê vào khoảng nửa đêm và lên giường ngủ ngay, nhưng chẳng có điều gì chứng tỏ Gin đã về nhà trước một giờ đêm cả.
Nhìn những nếp nhăn trên trán cha mình, Gin thấy rõ sự hoài nghi và lo lắng sâu xa của người cha, và nghĩ ngay rằng đến cả ông cũng nghi ngờ mình, cô khóc nức nở. Ông Hatli ôm lấy con gái, thì thầm an ủi:
- Nào, nào! Khóc lóc chẳng ích gì đâu. Chả được tích sự gì đâu. – Ông Hatli dịu dàng
vuốt tóc con gái.
– Con phải bất chấp những lời dị nghị, con ơi. Hãy tỏ cho tất cả bọn họ biết là con chẳng có gì phải sợ, chẳng có gì phải giấu giếm cả.
- Vâng, con sẽ cố gắng. Nhưng tất cả chuyện đó quá ư khủng khiếp. Con thề có Chúa là con đã không ở đấy mà.
- Tất nhiên con không ở đấy, con thây yêu, ba mẹ biết rồi. Cả ba lẫn mẹ con đều tin con… và tin Tôni. Nhưng con phải làm cho những người khác cũng tin con bằng cách hãy ngẩng đầu cao lên.
Thế là Gin cố gắng hết sức, can đảm đương đầu với tình thế, song không thành công lắm. Vì không những Gin chỉ nghi ngờ những lời ngồi lê đôi mách sau lưng mình, mà còn luôn luôn bị ám ảnh triền miên bởi điều bí mật kinh khủng trong toàn bộ câu chuyện. Tại sao Entơni không để cho Henri vào phần trong buồng. Anh ấy sợ gì kia chứ? Rồi có bằng chứng ở tòa sơ thẩm về những đầu mẩu thuốc lá có dính môi son ấy và hai chiếc tách trà đã cạn.
Ngày này sang ngày khác, sự căm giận và phẫn nộ của Gin càng tăng thêm. Có lúc thậm chí Gin đã tính đến chuyện yêu cầu cha cô đuổi Entơni khỏi hãng bào chữa, nhưng khuất phục trướ sự nhục nhã mà xã hội giáng xuống đầu mình, Gin không có can đảm làm chuyện đó. Cô cũng nhận thấy nếu làm như vậy, thì chuyện đó sẽ lộ ra ở phiên toà; và thiên hạ sẽ nói rằng ông Hatli đã đuổi một nhân viên rất có năng lực khỏi hãng mình vì ông không tín nhiệm Grantơ nữa, và tin rằng Grantơ cùng con gái ông đã ở trong gian buồng đó. Gin không lo là làm như vậy có thể có hại cho Entơni tại phiên tòa, bởi vì cô ghen với cô gái bí mật và muốn Entơni bị trừng phạt. Điều mà Gin sợ chính là thanh danh mình bị chôn vùi.
Tin Henri chết thoạt tiên đã mang lại cho Gin khá nhiều đau khổ. Một phần do buồn phiền mà Gin bị suy nhược thần kinh, nhưng phần chính là do cái mớ bòng bong gồm những niềm khát vọng, những điều thôi thúc và những mặc cảm xung đột với nhau. Giá đêm ấy, cô ở trong phòng Entơni thật, thì có thể không đến nỗi tồi tệ như thế này, bởi vì tính huênh hoang ra cái điều ta đây dũng cảm mà cô sẽ đưa ra để đương đầu với bạn bè cộng với lòng đắm say đối với Entơni sẽ phần nào đền bù lời đàm tiếu nhỏ to của thiên hạ. Nhưng bị bàn ra tấu vào mà không có lý lẽ thanh minh, đồng thời lại cứ day dứt về người con gái đó thì quả là không chịu đựng được. Theo lời khuyên của bác sĩ, Gin đi nghỉ một chuyến trên con tàu chạy theo bờ biển.
Entơni cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tin đó, và còn nhẹ nhõm hơn khi biết Gin sắp xếp ở lại Đơbơn vô thời hạn. Một lần, khi cuộc dự thẩm đã lan ra rộng rãi nhất, chính ông Hatli đã có ý định không dùng Entơni nữa. Thời gian trôi qua và những lời xì xào bán tán càng làm ông phát điên lên. Giống như con gái mình, ông thấy làm mạnh như thế sẽ nguy hiểm vô cùng. Thế là ông đành nuốt giận, và khi Entơni tiếp tục giành được thắng lợi trong những vụ án của hãng, ông Hatli không lấy làm tiếc nữa.
Ông cũng hoang mang không hiểu động cơ nào đã khiến Entơni ngăn không cho Bôdơmen đi qua mấy bức màn che, và càng gần ngày xử án nỗi e sợ của ông càng tăng lên. Niềm hy vọng chủ yếu của ông là bên bào chữa sẽ không thấy cần thiết gửi trát gọi Gin ra trước tòa. Làm thế thì thật là quá đáng.
Trong gia đình Hatli, Athơ là người duy nhất có vẻ thành thực lo lắng đến tình cảnh nguy hiểm của Entơni. Anh gọi điện tới, đề nghị được giúp đỡ Entơni theo khả năng của mình. – Nhưng Entơni trả lời là bây giờ Athơ không thể làm gì được. Athơ bối rối khi nghe Entơni nói rằng, dù sao đi nữa, cho đến lúc xử án, Entơni không muốn lại thăm biệt thự Evơn Rơtxơ.
Trong khi đó, giới thượng lưu ào ào các chuyện ngồi lê đôi mách về vụ án; và họ hết sức tò mò chờ đợi phiên tòa, đã được ấn định vào tháng mười một.
Entơni cố đứng vững trước cuộc thử thách đang tới gần bằng một triết lý chịu đựng hơn nữa, bằng việc chuyên tâm vào cuốn tiểu thuyết của mình và bằng tình yêu không hề giảm sút của Ren, mặc dù những chuyện rắc rối xảy ra; tình yêu đó càng ngày càng thêm quí báu hơn đối với Entơni. Entơni bắt tay làm việc, bề ngoài như phớt lờ tai họa hiện ra trước mắt, mặc dù đôi khi vẻ hờ hững của anh, có phần nào gắng gượng.
Trải qua những tuần lo lắng, khắc khoải, sự cổ vũ của Ren đã giữa cho Entơni đứng vững. Nàng không chỉ khăng khăng năn nỉ anh tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết, mà còn khích lệ anh dành nhiều nghị lực hơn cho những tác phẩm.
Công việc Entơni cứ thế tiến đều. Đêm nào anh cũng đặt thêm mấy tờ vào chồng bản thảo đang cao lên dần. Khi anh viết, nàng ở bên anh, đọc sách, hoặc vẽ. Hai người ngày càng gắn bó với nhau hơn. Việc viết lách là liều thuốc hiệu nghiệm chống lại sự buồn nản. Trí tưởng tượng của anh đã được kích thích bằng những khả năng cảm thụ văn học.
Anh nhìn thấy vận may đang đến với họ và họ sẽ rời Nam Phi vĩnh viễn ra đi tìm kiếm hạnh phúc trong một đất nước không có thiên kiến về màu da. Du lịch, các đại dương, những xứ sở mới, tất cả nhửng hình ảnh đó lướt nhanh trong óc anh: một cuộc đời dành cho sách vở, phiêu lưu và tự do.
Và cứ như thế, họ đã trải qua mùa xuân ngắn ngủi, tiếp theo mùa đông muộn màng.
Trong những ngày nghỉ cuối tuần, họ leo lên những quả đồi, dạo giữa những cây sồi mà các vệt nắng chiếu qua những chiếc lá mới, rọi lấp lánh xuống mặt đất màu đen bên dưới; họ lang thang qua các thung lũng nở đầy hoa và bên những hồ nông hoặc các dòng suối thanh bình; những bông hoa trên các sườn núi rung rinh, lá những cây phong mình bạc lấp lánh và những cây thông cao lớn bừng lên một màu đồng trong anh chiều tà; buổi tối khi họ trở về nhà, những mảng màu phấn da cam. Xanh lơ và hồng tía còn vương vấn mãi giữa những nỗi thống khổ trong lòng Entơni.
Tháng mười mang đến gió đông nam, những đám mây như những bó len, trùm lên bán đảo Kêp, cuối cùng được dát mỏng thành một tấm khăn khổng lồ trắng muốt, bao phủ núi đồi, thành phố và biển cả.
Tuần này tiếp tuần khác cứ thế trôi qua, trong những giờ phút cùng làm việc, giữa đất trời và biển cả, cơ thể nồng nhiệt của họ, giống như tâm trí họ, ngày càng quyện vào nhau.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hãy Để Ngày Ấy Lụi Tàn.