- 20 -


Số từ: 4146
Dịch giả: H.M
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà Xuất Bản Hà Nội
Sota nhìn đồng hồ đeo tay đã thấy quá giờ hẹn năm phút. Lúc này anh đang đứng cạnh cổng soát vé của ga Higashi Mukoshima trên tuyến Tobu Isezaki. Chắc có tàu vừa đến nên cả một dòng người đông đúc lao ra. Anh ngay lập tức tìm thấy Akiyama Rino. Hôm nay cô mặc áo kẻ sọc và đội mũ đỏ. Anh vẫn luôn nghĩ, dù mặc gì trông cô cũng giống người mẫu cả.

Xin lỗi anh, tôi bị lỡ mất một chuyến.


Không sao, tôi cũng vừa mới đến thôi.


Từ đây mình đi bộ à?


Đúng vậy, tôi đã tra bản đồ rồi, không xa lắm đâu, ở ngay khu này thôi.

Hai người ra khỏi ga rồi đi bộ về phía tây.

Cô thấy sao sau khi gọi cho ông ta?
Sota hỏi.

Cũng không tệ. Tôi vừa nói là được ông Hino giới thiệu thì bắt đầu chuyện luôn được rồi.


Cô đã nói chuyện mình muốn hỏi về hoa khiên ngưu chưa?


Có, tôi nói là có một chuyện muốn được chỉ giáo. Có lẽ ông ta thường được hỏi về hoa khiên ngưu nên không lấy làm bất ngờ lắm.


Nhưng mà ông ta là nha sĩ nhỉ?


Đúng thế. Khi tôi gọi điện đến thì có một phụ nữ nghe máy và nói rành mạch đây là phòng khám nha khoa Tahara.


Tại sao nha sĩ lại trồng hoa khiên ngưu?


Chà,
Rino nghiêng đầu, vẻ mặt như muốn nói làm sao mà cô biết được chuyện này.
Đường đi bắt đầu trở nên phức tạp nên Sota lấy điện thoại ra xem lại bản đồ. Anh đã chọn điểm đến từ trước rồi.
Họ đi vào một đoạn đường khá hẹp với hàng loạt nhà chen chúc, có cả những căn mới xây lẫn những căn đã cũ. Anh đoán rằng do ảnh hưởng từ tòa tháp Sky Tree(1) mới xây nên giá bất động sản ở khu này đã tăng lên ít nhiều.
Phòng khám nha khoa Tahara nằm ở một góc khu. Đó là một tòa nhà hình tứ giác màu xám in hằn dấu vết thời gian. Trên tường có khá nhiều vết nứt.

Nói ra có thể là thất lễ nhưng mà,
Rino nhìn tấm bảng hiệu cũ, thì thầm,
tôi chẳng muốn đến đây khám đâu.


Khó mà trông đợi những phương pháp trị liệu mới nhất ở chỗ này nhỉ.

Rino đẩy cửa kính bước vào trong. Sota đi theo cô. Phía bên tay phải có một quầy lễ tân, trước đó là phòng chờ. Không có bệnh nhân nào đang chờ cả.
Lễ tân là một phụ nữ trung niên nhìn hai người với vẻ cảnh giác.

Tôi là Akiyama buổi trưa đã gọi điện thoại đến đây ạ,
Rino nói.
Bà ta
À
lên một tiếng, thái độ cảnh giác cũng biến mất.

Mời hai vị ngồi đây chờ một chút. Bác sĩ sẽ sớm xong việc thôi.

Tại phòng chờ có đặt một cái ghế chữ L dài. Hai người ngồi ở đó chờ.
Họ nghe thấy tiếng người nói lẫn tiếng máy mài răng trong phòng khám. Sota khá sợ âm thanh này. Vừa tự an ủi rằng mình đâu phải đến đây để chữa răng, anh vừa cảm thấy nướu mình tê buốt. Để thoát khỏi cảm giác ấy, anh nhìn xung quanh phòng khám. Có một tờ poster trên tường về Năm điều cần lưu ý để bảo vệ răng chắc khỏe
. Chắc nó được dán từ lâu nên đã ố vàng.

Này, cái này…

Rino nhìn về phía cái giá nhỏ đựng tạp chí, lấy một quyển rồi giơ bìa lên cho Sota xem. Quyển sách có tiêu đề Tokyo và hoa khiên ngưu
. Tên tác giả là Tahara Masakuni.

Ông ấy còn xuất bản cả sách cơ đấy…

Sota mở trang đầu nhìn vào phần mục lục. Quyển sách bắt đầu từ cuộc bùng nổ văn hóa làm vườn thời Edo cho đến những hoạt động giao lưu của dân trồng hoa khiên ngưu ngày nay. Cuốn sách mang đậm màu sắc văn hóa lịch sử hơn là hướng dẫn về kỹ thuật trồng hoa.
Ở phần mở đầu sách, ông viết mình buộc phải trở thành nha sĩ để kế nghiệp gia đình nhưng công việc thực sự của ông lại là tạo giống hoa khiên ngưu, dù rằng ông không kiếm được tiền từ việc đó.
Cửa phòng khám mở ra, một người đàn ông mặc đồ bảo hộ lao động xuất hiện. Không biết ông ta đã được chữa gì mà chỉ thấy khuôn mặt buồn rầu, miệng nhăn nhó.

Anh nên cai thuốc lá đi! Nếu không thì không đỡ được đâu,
có tiếng nói từ phòng khám vọng ra. Bệnh nhân kia uể oải trả lời,
Vâng.

Sau khi ông ta thanh toán xong và ra về, cánh cửa phòng khám lại mở ra lần nữa, một người mặc áo choàng trắng bước ra. Mái tóc dài của ông được buộc túm sau gáy, nhìn như màu xám vì có nhiều sợi bạc. Đám râu quanh miệng ông cũng có màu tương tự.
Sota và Rino cùng đứng dậy. Ông nhìn hai người.

Hai cô cậu đến đây để hỏi về hoa khiên ngưu hả?


Vâng ạ,
hai người đồng thanh trả lời.

Bác sĩ Tahara phải không ạ?
Rino hỏi.
Cháu xin lỗi vì đã làm phiền bác sĩ ạ.


Không sao! Cô cũng thấy đấy, tôi có bận đâu,
ông Tahara ngả lưng xuống chiếc ghế dài.
Mời cô cậu ngồi xuống. Cứ đứng mãi thì không bình tâm nói chuyện được đâu.

Lại một lần nữa hai người đồng thanh
Vâng
rồi ngồi xuống.
Ông Tahara nheo mắt đánh giá hai người.
Cô cậu đẹp đôi thật. Nam thanh nữ tú!


Không, không phải thế đâu ạ.
Sota xua tay.

Không phải à, thế thì xin lỗi nhé.
Tahara cúi mái đầu muối tiêu xuống.

Chúng cháu chỉ là bạn thôi ạ,
Rino nói rồi giới thiệu tên, Sota lại được giới thiệu là Yamamoto.

Đêm qua ông Hino có gọi cho tôi biết cô cậu có bức ảnh chụp một cây hoa bí ẩn.


Đúng thế ạ,
Rino nói rồi lôi điện thoại trong túi ra, mở hức ảnh cây hoa kia, đưa cho ông Tahara.
Ông Tahara lấy kính lão từ túi áo choàng trắng, đeo lên rồi nhìn vào màn hình, vẻ mặt của ông rất nghiêm túc.

Cây hoa này là…


Là do ông nội cháu trồng ạ. Ảnh mới chụp gần đây thôi.


Ồ,
ông Tahara nhìn Rino.
Ông nội cô nghiên cứu về hoa khiên ngưu hả?


Không ạ. Đúng ra là ông nội cháu trồng nhiều loài hoa chứ không riêng gì hoa khiên ngưu. Vậy nên cháu không biết đây có phải là hoa khiên ngưu hay không. Khi cháu đưa cho anh Yamamoto xem thì anh ấy cũng bảo có thể là hoa khiên ngưu.

Lần này ông Tahara quay sang Sota.
Tại sao cậu lại nghĩ như vậy?


Tại sao ấy ạ…?


Người bình thường khi nghe đến hoa khiên ngưu sẽ nghĩ ngay đến dòng đại đóa có lá tròn màu đỏ hoặc tím. Nói cách khác, nếu không phải hoa có hình dáng đó họ sẽ không nghĩ đó là hoa khiên ngưu. Cây hoa trong bức ảnh này không giống như thế, tại sao cậu vẫn nghĩ đó là hoa khiên ngưu?


Đó là, vì cháu đã xem được trong sách.


Sách?


Một quyển sách liên quan đến hoa khiên ngưu biến dị.

Mắt ông Tahara sáng lên sau cặp kính.
Cậu cũng thích hoa khiên ngưu hả?


Thực ra không phải thế ạ. Chỉ là tình cờ nhà cháu lại có cuốn đó thôi.


Hừm,
ông lão nha sĩ đáp vẻ cụt hứng, cúi mặt xuống nhìn màn hình một lần nữa.
Chuyện này biết nói thế nào nhỉ…


Đó có phải là hoa khiên ngưu không ạ,
Rino hỏi.
Ông Tahara ngẩng đầu lên nói,
Nam Thiên Trúc Kurumazaki(2).


Dạ?
Rino hỏi lại.
Ông Tahara lấy ra quyển sách mà Rino đã cầm ban nãy, giở một trang có hình chú giải giơ lên cho hai người xem.
Trong này có viết rồi đó. Cây hoa trong ảnh có lá tương tương tự giống Nam Thiên Trúc. Còn Kurumazaki là một trong tám kiểu nở của hoa khiên ngưu.


Nói như thế thì đây chính là hoa khiên ngưu ạ?
Sota hỏi.

Có thể cho là thế,
ông Tahara trả lời dứt khoát.

Chà, nói như thế thì,
Sota chỉ tay vào điện thoa của Rino,
cây hoa này không phải rất đặc biệt sao ạ? Vì cánh hoa có màu vàng. Hoa khiên ngưu vàng hiện nay không còn tồn tại nữa đúng không ạ?

Tahara mỉm cười, cúi xuống.

Đúng thế. Nó đã từng tồn tại nhưng người ta nói nó tuyệt chủng rồi. Vậy nên chuyện này thật thú vị đấy!
Ông Tahara cười vui vẻ, trả điện thoại lại cho Rino.
Tôi muốn nhìn tận mắt quá, bây giờ nó đang ở đâu vậy?


Nó… bây giờ đã không còn nữa,
cô trả lời.

Không còn nữa? Đã héo mất rồi sao?


Vâng. Vì thế nên cháu đã đem bỏ đi rồi.


Thế sao? Uổng quá nhỉ, giống hiếm như thế cơ mà.

Sota cảm thấy không thỏa mãn với phản ứng của ông Tahara. Anh đã tưởng ông phải tỏ ra hào hứng hơn.

Đây không phải một cây hoa có thể gây chấn động hay sao ạ?

Nghe anh hỏi, ông Tahara như chợt nhận ra.

Ra là thế. Thì ra hai người cho rằng đã phát hiện một cây hoa tuyệt vời nên mới đến đây. Thực ra tôi nghĩ đó là một cây hoa rất khá. Nhìn qua ảnh có thể coi là đủ điểm đậu.

Sota và Rino nhìn nhau, hai người không hiểu ý tứ trong câu nói của ông Tahara.

Thôi được rồi, đi theo tôi.
Ông Tahara đứng dậy.
Hai người đi theo sau ông nha sĩ già. Ông Tahara không vào phòng khám bệnh mà mở cửa hông, từ đó đi sâu vào trong có lẽ là chỗ ở của ông.
Phía cuối hành lang tối có một cánh cửa, ông Tahara bước vào trong đó.
Cháu xin phép làm phiền ạ,
Sota nói rồi cũng bước vào. Bên trong là một căn phòng kiểu Nhật rộng tầm tám chiếu(3). Nhưng đập ngay vào mắt anh là một bức tường phủ kín tranh và ảnh về hoa. Anh mau chóng nhận ra bức nào cũng là hình hoa khiên ngưu cả.
Rino đi cạnh anh trầm trồ,
Ngoạn mục quá!


Tuyệt thật đấy ạ,
Sota nói.
Tất cả đều là do bác sĩ trồng ạ?


Khoảng một nửa thôi. Nửa còn lại là do bạn bè trồng hoa của tôi trên cả nước gửi tặng. Có thể gọi đó là thành quả từ những hạt giống tôi gửi cho họ.

Sota nhìn lướt qua một lượt. Có tới hơn trăm tấm. Có khi là hơn hai trăm tấm. Nhiều loại nếu người không chuyên nhìn vào sẽ khó biết được đó là hoa khiên ngưu.
Mắt Sota dừng lại ở một bức ảnh. Tiêu đề ghi Tsuneha Kirezaki
(4). Lá của nó thuộc kiểu đặc trưng của hoa khiên ngưu. Hoa nở thành năm cánh nên có thể vì thế mà nó được gọi là Kirezaki. Nhưng thứ khiến anh chú ý không phải hình dáng mà là màu sắc. Đó là một bông hoa màu kem nhạt. Gọi là màu vàng cũng không sai. Ngày chụp được ghi là từ năm năm về trước.

Cái này tôi trồng trên sân thượng. Là loại đột biến đấy.
Ông Tahara nói phía sau lưng Sota.
Nó vốn là dòng nở ra hoa màu trắng nhưng lại có cây hoa này. Vì hiếm nên tôi chụp ảnh lại.


Dòng hoa đó sau này thế nào ạ?


Chẳng thế nào cả. Sau này cũng chỉ nở ra hoa màu trắng thôi. Không nở thêm một bông hoa nào có màu giống trong ảnh nữa. Hơn nữa, cây hoa này không có hạt.


Vậy thì, cháu tưởng bác sĩ phải giữ bông hoa này chứ ạ?


Làm cách nào? Hoa rồi cũng héo đi chứ.


Vậy nên mới phải dùng công nghệ sinh học hay công nghệ nhân bản.


Ha ha ha,
ông Tahara cười khô khốc.
Cậu là sinh viên hả?


Cũng gần như thế. Cháu đang học sau đại học, nghiên cứu về năng lượng.

Anh không thể nói thẳng ra là ngành hạt nhân được.

Hóa ra là một nhà khoa học trẻ đầy hứa hẹn. Nhưng mà cậu Yamamoto này, không phải chuyện gì cũng dùng khoa học để giải quyết được đâu.
Ông Tahara nhìn vào bức ảnh hoa.
Hoa khiên ngưu phải trồng không biết bao nhiêu năm mới xuất hiện đột biến được một lần, nhưng để duy trì được giống của nó thì cực khó. Có điều không phải kỳ tích chỉ xuất hiện một lần thì mới thú vị hay sao? Dùng công nghệ sinh học để nhân giống lan tràn thì chẳng còn gì hay nữa.

Sota hiểu được cảm giác đó, cũng giống như dùng máy tính để giải câu đố vậy, không có gì vui cả.
Ông Tahara lại nói tiếp.

Tôi xin lỗi vì đã làm cô cậu thất vọng nhưng đây không phải hoa màu vàng mà chỉ là nhìn giống thế thôi. Khi quan sát cánh hoa cậu sẽ thấy trên bề mặt có những gợn sóng li ti phản chiếu một cách tinh tế ánh sáng mặt trời khiến cho nó nhìn giống như màu kem vậy. Tấm ảnh này được chụp khéo.

Ông Tahara nhìn một vòng quanh những tấm ảnh dán lên tường.

Màu của một bông hoa được quyết định bởi sắc tố của nó. Màu của hoa khiên ngưu được tổ hợp từ mấy màu xanh, tím, đỏ sẫm, đỏ tươi, cơ bản thì không có sắc tố vàng. Nhưng cũng có trường hợp sắc tố chẳng đóng vai trò gì. Hoa khiên ngưu trắng là vậy, nó nở ra màu trắng vì thiếu gen di huyền sắc tố. Tôi nghĩ bông hoa khiên ngưu vàng của tôi có thể cũng là một loại như vậy.


Tuy nhiên cây hoa trong bức ảnh không phải là màu trắng. Nhìn kiểu gì cũng thấy nó màu vàng mà,
Rino nắm chặt cái điện thoại.

Ừ, ừ!
Tahara gật đầu hai lần liền.
Chuyện gì cũng có ngoại lệ cả. Tôi nói về cơ bản không có sắc tố hoa màu vàng, không có nghĩa là hoàn toàn không có. Tuy rất ít nhưng cũng có những dòng hoa khiên ngưu chứa vài loại sắc tố vàng nhạt như chalcone
, aurone
và flavonol
. Đôi khi các loại sắc tố ấy có thể được biểu hiện ra rõ ràng như trong bức ảnh kia. Tuy nhiên, ở mức độ này thì thỉnh thoảng cũng có một số người yêu hoa tạo ra được, có người từng gửi ảnh cho tôi rồi. Đó là những bức ảnh hoa có màu vàng rất đẹp, đến mức tôi phải ngạc nhiên gọi điện thoại hỏi lại. Song họ lại xấu hổ nói với tôi rằng trông ảnh chụp như thế nhưng nhìn hoa thật sẽ khá thất vọng vì màu vàng của hoa không được đậm như vậy. Điều đó có nghĩa là những loại sắc tố kia còn hạn chế.


Thế cần phải có loại sắc tố nào ạ?
Sota hỏi.

Để có màu vàng đậm thì không thể thiếu một loại sắc tố thuộc hệ carotenoid
. Tuy nhiên các loại hoa khiên ngưu hiện giờ không chứa sắc tố này. Vậy nên nó mới là loại hoa trong truyền thuyết.


Nếu như vậy thì những loài hoa khiên ngưu màu vàng từng tồn tại trong quá khứ thì sao ạ? Chẳng nhẽ chúng cũng chỉ là ảo giác hay sao?


Không phải, chuyện này thì khác. Theo những tư liệu từ hồi đó, chúng chắc chắn đã có màu vàng rực rỡ. Có nghĩa là lúc đó có tồn tại gen sinh ra sắc tố thuộc hệ carotenoid
.


Tại sao chúng lại tuyệt chủng ạ?


Chuyện này thì tôi không biết.
Ông Tahara chậm rãi đáp.
Do môi trường bị tàn phá hoặc do chiến tranh. Dù sao thì cũng là quy luật tự nhiên thôi.


Nghĩa là chỉ có hoa khiên ngưu màu vàng tự nhiên biến mất ạ?


Các dòng hoa bị biến mất không phải chỉ có hoa khiên ngưu vàng thôi đâu. Trong các sách cổ có vô số tranh vẽ về các biến dị hoa khiên ngưu với hình dạng của lá và cánh hoa mà giờ chỉ có thể nói là trong truyền thuyết… Những loại đó cũng đã biến mất rồi.


Những loại được coi là đã biến mất có khả năng sẽ đột nhiên hồi sinh không ạ? Có thể hạt giống vẫn còn ở đâu dấy rồi nở ra một cây hoa như thế này.

Ông Tahara vừa nghe Sota hỏi vừa sờ chiếc cằm lởm chởm râu. Ông lần lượt nhìn từng người rồi nói,
Đi theo tôi nào,
đoạn ra khỏi phòng.
Hai người đi theo ông. Họ leo lên cầu thang nằm ở giữa hành lang.
Có một cánh cửa nằm ở đầu cầu thang. Ra khỏi cánh cửa đó là sân thượng. Sota căng mắt ra nhìn. Sân thượng rộng chừng hơn ba chục mét vuông chật cứng những chậu hoa xếp thành hàng. Mặc dù nhìn có vẻ được đặt lộn xộn nhưng chắc phải có quy luật nào đó mà ông Tahara có thể nắm bắt được.

Năm nào tôi cũng gieo hạt ở đây và chỉ gieo những loại ông trời cho phép thôi.


Ông trời?
Sota quay sang nhìn khuôn mặt nghiêng nghiêng của ông nha sĩ.

Hoa khiên ngưu biến dị rất thú vị. Đến cả những người đã quan tâm đến nó nhiều năm dài như tôi cũng hoàn toàn không dự đoán được thụ phấn sẽ nở ra loại hoa nào. Vậy nên tôi mới nói nó rất thú vị. Nhưng đó cũng là trò chơi ghép gen. Tuyệt vời nhưng rất nguy hiểm. Do vậy, chỉ nên thưởng thức điều đó trong phạm vi ông trời cho phép thôi.


Loại hoa nào thì được ông trời cho phép ạ?
Rino hỏi ông ta.
Ông Tahara dịu dàng nhìn cô.

Tôi cũng không biết nữa. Nhưng có lẽ loại nào còn tồn tại được là loại được cho phép chăng? Cái gì tồn tại thì cứ để nó tồn tại, đó là quan điểm của tôi. Ngược lại thì cái gì phải biến mất thì cứ để nó biến mất. Những loài hoa bị tuyệt chủng nhất định phải có lý do khiến chúng tuyệt chủng. Chắc chắn sự biến mất của hoa khiên ngưu vàng cũng có lý do của nó.


Bác sĩ Tahara có suy luận gì về lý do ấy không ạ?
Sota hỏi.

Tôi không. Nhưng tôi đã từng nghe một chuyện rất thú vị liên quan đến nó.


Chuyện gì ạ?


Chuyện hoa khiên ngưu vàng là loài hoa cấm.


Hoa cấm…
Sota và Rino nhìn nhau.

Tôi quan tâm đến hoa khiên ngưu do ảnh hưởng từ ông chú ruột, em trai của cha tôi. Nhìn ông ấy trồng những bông hoa khiên ngưu biến dị, khiến tôi cũng muốn tự mình trồng. Tuy nhiên, có một lần ông ấy nói với tôi rằng có thể trồng bất kỳ loại hoa nào nhưng tuyệt đối không được theo đuổi hoa khiên ngưu vàng. Khi tôi hỏi lý do thì ông ấy nói vì nó là hoa mộng ảo
.


Hoa mộng ảo?


Nghĩa là loài hoa ấy chỉ có trong mộng tưởng. Chú tôi nói nếu theo đuổi loài hoa ấy, bản thân mình cũng sẽ bị hủy hoại.

Giọng kể đều đều vô cảm của ông Tahara khiến Sota cảm thấy lạnh sống lưng. Anh không tìm được câu gì để đáp.
Nét mặt ông Tahara mau chóng dịu lại.

Có lẽ đó chỉ là mê tín thôi. Nhưng tôi không nghĩ có chuyện một loài hoa đã tuyệt chủng chẳng vì lý do gì đột nhiên lại tái sinh. Tôi vẫn giữ liên lạc với rất nhiều người yêu hoa khiên ngưu khác nhưng chưa từng nghe đến chuyện đó bao giờ.


Nếu như có người làm trái ý trời thì sẽ như thế nào ạ?

Nghe Sota hỏi, ông Tahara nhíu mày.
Ý cậu là gì?


Nếu sử dụng công nghệ sinh học thì chẳng phải sẽ có khả năng tái sinh hoa khiên ngưu vàng đúng không ạ? Giống như hoa hồng xanh ấy ạ. Cây hoa trong bức ảnh có thể đã được tạo ra bằng cách như thế.

Anh không đề cập đến tên công ty Botanica vì chưa hiểu ý định của Yosuke.
Ông Tahara bĩu môi, nghĩ ngợi gì đó một lúc rồi thở dài.
Cho tôi xem lại bức ảnh đó lần nữa được không?

Rino đưa điện thoại di động cho ông. Ông Tahara nhận lấy, nhìn màn hình thật kỹ rồi trả lại cho cô.

Như tôi đã nói nhiều lần rồi đấy, không nhìn thấy tận mắt thì chẳng nói được gì. Chỉ có điều, tôi cũng chưa từng nghe thông tin đó bao giờ cả.


Biết đâu nó được nghiên cứu bí mật ở một nơi nào đó?

Ông Tahara khẽ lắc đầu, khịt mũi.

Tôi biết có khá nhiều cơ sở nghiên cứu đang nỗ lực làm điều này. Nhưng với tôi mà nói thì đó chỉ là một hành vi ngớ ngẩn.


Tại sao ạ?


Vì nó khác với hoa hồng xanh chưa từng tồn tại trong quá khứ. Tôi xin nhắc lại một lần nữa là hoa khiên ngưu vàng đã từng xuất hiện. Nếu như tái sinh nó thì tôi còn hiểu chứ dùng công nghệ sinh học để cưỡng lại tự nhiên biến cánh hoa khiên ngưu thành màu vàng thì thứ tạo ra được cũng chỉ là đồ giả mà thôi. Đối với tôi, nó chỉ là một cây hoa không có gì hấp dẫn, chẳng đáng một xu!
Giọng ông Tahara có vẻ khó chịu rõ rệt.
Khi trở về căn phòng ban đầu, Sota cúi đầu cảm ơn ông Tahara. Thật sự anh đã học được rất nhiều điều.

Nếu như có điều gì không hiểu thì cứ quay lại đây. Tôi cũng rất muốn biết thêm về cây hoa đó.


Vâng ạ, chúng cháu sẽ tới thông báo tình hình ạ.

Hai người cúi đầu định từ giã thì ông Tahara gọi lại.
À, khoan đã!
Ông mở ngăn kéo tủ lấy ra một tập hồ sơ.

Cuối năm ngoái có một hội thảo về hoa khiên ngưu biến dị được tổ chức tại vườn bách thảo Mukojima. Lúc đó có người cũng đã đề cập đến hoa khiên ngưu vàng. Tuy nhiên, người đó nói rằng không sử dụng công nghệ sinh học mà muốn thử phối giống với một số loài từ châu Âu. Được biết dù đã thử rất nhiều lần nhưng không đạt kết quả tốt cho lắm.

Sota mở tập hồ sơ ra. Một vài tấm ảnh được kẹp vào trong file. Có vẻ là ảnh chụp những bông hoa được giới thiệu tại hội thảo. Trong số đó có một bông hoa nhang nhác màu vàng. Nhưng đúng như ông Tahara nói, nó không phải một màu vàng rực rỡ mà chỉ là màu kem hơi đậm thôi.

Đúng là khó thật nhỉ,
Sota nói rồi nhìn sang tấm ảnh tiếp theo, nhưng ngay lập tức, anh há hốc mồm kinh ngạc.
Đó không phải bức ảnh chụp hoa mà là chụp những người đang đứng vây quanh. Một số người cả nam lẫn nữ đang nhìn vào chậu hoa, nhưng Sota nhìn như đóng đinh vào khuôn mặt cô gái trẻ đứng ngoài cùng, đang ngắm chậu hoa với ánh mắt chăm chú.
Anh phải nói là ‘Đã lâu không gặp’ hay ‘Lại gặp cậu rồi’ đây.
Cô gái đó rất giống Iba Takami.
❁❁❁ ❁❁❁ ❁❁❁
- Sky Tree: tòa tháp truyền hình cao nhất nước Nhật được hoàn thành năm 2012 tại khu Sumida, Tokyo.
- Kurumazaki: nở thành hình bánh xe.
- Diện tích phòng ở Nhật thường được đo bằng đơn vị chiếu. Đó là một tấm thảm trải phòng kích cỡ 910mm x 1820mm, dày 55mm.
- Chữ Hán của từ Tsuneha (thường diệp) có nghĩa là lá như bình thường. Chữ Hán của Kirezaki (thiết tiêu) có nghĩa là cánh hoa nở chẻ ra.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hoa Mộng Ảo.