Chương 76: ( Ngoại Truyện ) Kiêu Hùng Sử Việt – Khúc Hùng ca thứ nhất.


Đây không phải là chương truyện do tác giả viết mà là trích đoạn trong cuốn
12 Khúc Tráng Ca – của tác giả Dũng Phan)
Khúc Ca thứ nhất: Tiếng Nhạc Dạo Đầu
Đã bao giờ các trang sách lịch sử viết về thời kỳ bắc thuộc, các bạn tự hỏi tại sao chiến thắng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng là chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, trong khi các cuộc khởi nghĩa trước đó của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế , Triệu Quang Phục ,Phùng Hưng hay Mai Thúc Loan chỉ là những chiến thắng ban đầu gây lên những tiếng vang rồi lại bị dập tắt ? Câu trả lời mấu chốt có liên quan đến một dòng họ quan trọng trong lịch sử dân tộc: Dòng họ Khúc.
Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. kể từ ngày ấy trong thời gian Ngô Quyền trị vì, Quân phương Bắc không còn dám trở lại, chấm dứt 1000 bắc thuộc. Nhưng tại sao quân phương Bắc lại không dám trở lại nữa?
Vì bọn họ đã coi nước Nam là một quốc gia riêng biệt khó bề chế ngự. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng không chỉ đơn thuần là một cuộc khởi nghĩa như bao cuộc khởi nghĩa trước đó, mà là trận đánh này là cuộc chiến cua hai vùng đất tự chủ: Vùng đất Giao Châu do người nước Nam quản lý và vùng đất phương Bắc Nam Hán do vua Lưu Nham.
Khác với tính chất của một cuộc khởi nghĩa vùng lên bộc phát bởi sự cai trị hà khắc của kẻ cầm quyền, tính chất trận đánh trên sông Bạch Đằng là sự ngăn chặn Nam Hán xâm lược trở lại vùng đất An Nam. Những gì mà Ngô Quyền có trong lúc đó không phải là những thứ manh mún nhỏ nhoi như Bà Trưng, Bà Triệu.
Đó chính là một chính quyền, một quân đội rõ ràng. Chính quyền ấy được xây dựng và tạo nên từ cách đó hơn 30 năm, dưới tay một vị Hào Trưởng ở đất Hồng Châu, tỉnh Hải Dương: Khúc Thừa Dụ, ba đời dòng họ Khúc ( Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ) đã xây dựng một chính quyền nươc Nam riêng biệt với phương Bắc, với một nền kinh tế tự chủ và một đội quân bảo vệ Giao Châu hoàn toàn của người Việt.
Bởi vậy điểm mấu chốt của thắng lợi Ngô Quyền không phải chiến thuật trên sông Bạch Đằng mà cái gốc rễ được tạo dựng dưới chân Ngô Vương trước đó. Bạch Đằng chỉ là trận đánh phân định thắng thua, la nơi ghi nhận tài năng quân sự của Ngô Quyền, còn phía sau lưng Ngô Quyền thì quyền lực đã được quản lý đến cấp địa phương.
Sự khác biệt trong trọng trong chính quyền
ăn sâu bén rễ
đến tận cấp thôn làng đã giúp Ngô Quyền, chứ không phải Bà Trưng, Bà Triệu hay Lý Nam Đế, mới là người chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.
Khúc Thừa Dụ - Loạn Thế Tạo Anh Hùng.
Vào cuối thế kỷ thứ IX, nhà Đường đi vào suy thoái, sự yếu kém đến tận gốc rễ của một triều đại hùng mạnh nhất Trung Quốc đã tạo điều kiện cho một vương quốc người Bạch và người Di tên là Nam Chiếu trở nên hùng mạnh. Nam Chiếu đã tấn công thẳng vào An Nam để cạnh tranh cùng nhà Đường suy thoái.
Nhưng sự suy yếu của nhà Đường cùng với sự xuống dốc của Nam Chiếu theo những cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu đã khiến hai quốc gia này lâm vào cảnh bế tắc và cuối cùng là hai bên đều thất bại, và cuối cùng chỉ có người Việt chiến thắng.
Sự rối ren của nhà Đường đã đua quyền lực cho Chu Toàn Trung. Lúc này Chu Toàn Dục là Tiết Độ Sứ An Nam nhưng sau đó lại bị thay thế bằng Độc Cô Tổn. Nhưng Độc Cô Tổn lại không được lòng Chu Toàn Trung, cuối cùng bị giết hại. Đất An Nam không có Tiết Độ Sứ, còn chính quyền đô hộ như rắn mất đầu.
Lúc này vị anh hùng của chúng là Khúc Thừa Dụ bước lên vũ đài lịch sử. Ông là một Hào Trường đất Hồng Châu, Tỉnh Hải Dương. Được dân chúng ủng hộ, ông đã cùng bộ thuộc tiến ra chiếm đóng phủ Tống Bình ( Hà Nội) và tự xưng là Tiết Độ Sứ.
Việt Sử Thông Giám Cương Mục có chép
Họ Khúc là một họ lâu đời ở đất Hồng Châu, Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết Độ Xứ
.
Như vậy Khúc Thừa Dụ đã triễn khai một màn cướp chính quyền trong âm thầm và đẩy nhà Đường vào thế chuyện đã rồi, buộc phải công nhân tước vị của ông. Sự khô khéo của Khúc Thừa Dụ nằm ở chỗ, ông không dựng cờ để gây sự chú ý mà âm thầm xây dựng một chính quyền của người Việt va cho người Việt. Ông đứng trên danh nghĩa Tiết Độ Sứ của nhà Đường, là người thuộc bộ máy đô hộ, nhưng phía sau lại làm công việc của một người giành độc lập. Đấy là chuyển quyền tự chủ dân tộc sang cho người Việt một cách vô cùng khéo léo.
Chính trí tuệ ấy của Khúc Thừa Dụ khiến nhà Đường phải đành công nhận và phong tước cho ông. Sau đó ông phong cho con trai là Khúc Hạo chức vụ Tĩnh Hãi Hành Quân Tư Mã quyền tri lưu hậu, tức là chức vụ chỉ huy quân đội và quyền hành và sẽ thay thế chức Tiết Độ Sứ nếu sau khi Khúc Thừa Dụ mất. như vậy cho dù có một ngày ông tạ thế thì chính quyền vẫn nằm trong tay người Việt.
Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, người đời sau thương tiếc gọi ông là Khúc Tiên Chủ, dù cho ông chưa một lần xưng vương xưng đế. Con của ông Khúc Hạo lên nắm quyền chức Tiết Độ Sứ thay cha, và lúc này Khúc Hạo chứng minh bản lĩnh của một người thứa kế xứng đáng.
Khúc Hạo chính là một nhà cải cách lớn ngay từ đầu những năm của thế kỷ thứ X, một nhân tài trị quốc mà dường như bị lãng quên trong dòng chảy lịch sử.
Lúc này nhà Đường đã mất, Trung Quốc bước vào giai đoạn
Ngũ Đại Thập Quốc
. Nhà Hậu Lương một lần nữa muốn quay trở lại thông tính nước ta. Vua Hậu Lương là Chu Ôn ( Tức Chu Toàn Trung ) phong cho Thanh Hải chức Tiết Độ Sứ, cát cứ vùng Lưỡng – Quảng, nhưng lại kiêm thêm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ, An Nam đô hộ, như một cách gián tiếp cho phép Lưu Ẩn quay lại An Nam nắm quyền.
Đứng trước thời khắc nguy hiểm ấy, Khúc Hạo đã mềm mỏng xưng tôi với vua Hậu Lương đưa vàng bạc thương thuyết. ông đối ngoại không khéo đã giúp cho bờ cõi được giữ yên.
Cùng với đó Khúc Hạo tiến hành cải cách giữa hai mặt hành chính và kinh tế để giúp nước Việt vựng mạnh, nhằm đương đầu khi có chiến tranh xảy ra, xác lập tự chủ bền lâu.
Cho đến bây giờ, chúng ta đều nắm rõ, để một vương triều tồn tại lâu dài cần phải có sự gắn kết trong bộ máy hành chính: cai trị từ trung ương đến địa phương. Vào thế kỷ thứ X Khúc Hạo đã nghĩ đến điều đó. Một chiến thắng ngoài mặt trên không thể giúp đất nước bền vững, nhưng một hệ thống hành chính kiện toàn lại có thể làm được điều đó.
Theo
Cương đinh Việt sử thông giám cương mục
Khúc Hạo đã chia đơn vị hành chính theo các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Thời thuộc Đường, dưới châu là hương, nhưng Khúc Hạo đã đổi thành giáp. Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc thu thuế.
Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cả thảy bao gồm trước đó, tổng cộng trên cả nước có 314 giáp. Dưới giáp là xả, mỗi xã đều có quan xã, một chánh lệnh trưởng và một tá lệnh trưởng.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước nam có cuộc cải cách sâu rộng đến thế, chính nhưng cải cách gần dân đến cấp cơ sở là tiền đề để 30 năm sau Ngô Quyền chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ Bắc thuộc một cách đường đường chính chính.
Phải nhấn mạnh một điều: ở bộ máy cải cách do Khúc Hạo đặt ra có một điểm đặc biệt quan trọng để sau này không chỉ giúp nước ta giành được độc lập, đứng lên chống lại sự xâm lược qua từng thời kỳ, mà còn cũng cố văn hóa nghìn năm của dân tộc, đó là văn hóa
Lũy Tre Làng
.
Làng xã Việt Nam phía sa lũy tre đã vây tròn lại cùng nhau, kể cho nhau thuở Hồng Bàng, Văng Lang, Âu Lạc, nhắc nhở nhau, và giữ gìn cho nhau những văn hóa truyền thống, ăn trầu, nhuộm răng, để hơn 1000 năm bị mất nước vẫn không quên đi nguồn gốc tổ tiên.
Cải cách thứ hai mang tính chiến lược kinh tế. chấm dứt tính trạng tô thuế lao dịch và cống nạp nặng nề mà người Việt phải gánh chịu trong suốt quá trình Bắc thuộc trước đó. Ông cho ban hành chính sách
Bình Quân Thuế Ruộng
, nghĩa là phân phối ruộng đất theo chế độ công xã, và tiến hành bình quân đánh thuế theo số ruộng đất được phân chia. Điều này khiên nông dân an tâm trồng trọt phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra Khúc Hạo còn sửa đổi lại chế độ điền tô, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán giao cho trưởng giáp quản lý.
Mặc dù hoàn cảnh khi ấy khiến cho những cải cách của Khúc Hạo chưa được toàn diện và triệt để nhưng tính từ khi lập nước, cải cách của Khúc Hạo đã đưa dân tộc tiến một bước dài đến tự chủ và độ lập.
( trích Bản hùng Ca Đại Việt – Khúc Tráng Ca thứ nhất – Dòng Họ Khúc đặc nền móng tự chủ - tác giả Dũng Phan)

Main thông minh, bá đạo, sát phạt, hậu cung, map rộng, truyện sắp kết thúc
Bất Diệt Long Đế
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Hùng Ca Đại Việt.