32.


Số từ: 1301
Nguyễn Thị Hương Thảo dịch
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Hội nhà văn
Những người ở gần ta nhất có quyền năng để quấy rối ta nhiều nhất. Đáng lẽ tôi nên xé bỏ bức thư của bố tôi. Cuối cùng tôi đã phải đọc nó ba lần.
Con trai,

Bố đã bỏ đi chữ
Thân mến
bởi vì bố không chắc bố có thể gọi con như thế nữa không. Bố biết ngay từ cái ngày con bất kính với bố mình thì con đã đi sai đường rồi. Bố chắc chắn con nhớ ngày đó. Con đã dứt mọi mối liên hệ với bố kể từ khi đó.
Bố đã biết rằng con có quan hệ với một cô gái ở Chennai. Bố không biết chi tiết thế nào. Bố chỉ có thể suy luận ra được chừng đó từ những cuộc trò chuyện của mẹ con với những người họ hàng vô dụng của bà ấy.

Đáng lẽ chúng ta phải là người chọn bạn gái cho con, chứ không phải con. Bởi vì con đang trên đường trở thành một người đàn ông có tư cách thấp kém. Bởi những thứ giá trị mà mẹ con và chị em của bà ấy đã cho con, có lẽ con thậm chí không biết những hành động của con đáng hổ thẹn nhường nào.
Việc con chọn cách che giấu bố những hành động của mình chỉ chứng tỏ thêm rằng ở một mức độ nào đó con cũng hổ thẹn về những hành động ấy.

Thật chẳng may,
Bố của con

Tôi thay đổi tư thế ngủ của mình tới lần thứ mười. Tôi muốn ngủ, nhưng lại thấy tỉnh hơn bất cứ lúc nào ở văn phòng. Quên chuyện đó đi, ông ấy chỉ muốn chọc tức mày thôi, tôi tự nhủ một lần nữa. Giờ đi ngủ, ngay! Tôi gắt lên với bản thân mình. Có một điều buồn cười về giấc ngủ là không phải ta cứ bảo thì nó sẽ đến. Tâm trí ta biết những chuyện gì đã xảy ra và nhắc lại cho ta - muộn rồi, chỉ năm tiếng nữa là ta lại phải thức giấc, ta cần phải nghỉ ngơi. Tâm trí ta cũng có hàng triệu lựa chọn để cân nhắc; những ngôi sao trên bầu trời trong không trăng, những bông hoa đẹp ở cửa hàng hoa Nungambakkam, mùi nhang ở nhà Ananya, bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất của ta. Đâu đó trong đầu ta lúc nào cũng có những suy nghĩ tích cực. Nhưng bằng cách nào đó, chỉ cần một suy nghĩ tiêu cực thôi cũng đủ đánh bay chúng ra. Có lẽ đó là cơ chế tiến hóa để chúng ta có thể tập trung vào những vấn đề trước mắt hơn là vui thú với tất cả những thứ tuyệt vời trên trần thế. Nhưng nó cũng làm cho cuộc sống trở nên thật khốn nạn, vì những ký ức tốt đẹp cứ phải dọn chỗ cho những nỗi đau dai dẳng sắp đến. Và người ta được gì khi mất ngủ? Tôi hy vọng gien của chúng ta có thể đột biến mau chóng để chúng ta tiến hóa thoát khỏi chuyện này.
Hồi ức về cái ngày mà bố tôi đã nhắc tới lại trở về. Ông định diễn vở tuồng như thế nào nếu tôi nói với ông về kế hoạch cưới xin của tôi? tôi nghĩ. Ngủ đi, đồ ngốc, chỉ còn bốn tiếng nữa là phải dậy rồi, tâm trí tôi gắt gỏng với tôi.
Não tôi từ chối nghỉ ngơi. Tôi bật ra khỏi giường lúc hai giờ sáng và gọi về nhà.
A lô,
mẹ tôi nói giọng ngái ngủ.

Con xin lỗi, là con đây ạ.


Krish? Mọi việc ổn chứ?
bà kêu lên hoảng hốt.

Vâng,
tôi nói.

Có chuyện gì vậy?


Bố đã gửi thư cho con. Con khá là bức bối.


Ồ, thật vậy sao? Trong đó viết gì thế?


Điều đó không quan trọng. Ông ấy biết chuyện Ananya.


Bạn con hả? Ừ, thế thì sao?


Mẹ, cô ấy không chỉ là bạn. Con muốn cưới cô ấy.


Ôi, Krish, đêm hôm rồi đừng nói chuyện này nữa. Bạn gái thì cũng tốt thôi, ở Chennai thì cứ làm bất cứ điều gì con muốn. Nhưng sao con lại ép buộc chúng ta phải theo con bé chứ?


Con không ép buộc gì cả, con đang nói với mẹ về sự lựa chọn bạn đời của con,
tôi lớn giọng.

Đừng có gào lên thế.


Con xin lỗi.


Nếu có gan thì đi mà gào lên với bố con ấy.


Con không nói chuyện với ông ấy đâu. Mẹ biết con không quan tâm mà.


Thế thì sao con lại bận tâm đến lá thư đó?

Tôi im lặng.

A lô?
mẹ tôi nói sau năm giây sau.

Con đây,
tôi nói. Giọng tôi dịu lại.

Con không sao chứ?

Tôi kìm nước mắt khi nói.
Con thấy cô độc lắm, mẹ ạ. Bố đâu cần cho con cái cảm giác này chứ.


Xé lá thư và vứt nó đi.


Ở đây con cũng đang phải đấu tranh với bố mẹ Ananya. Đây là một thành phố xa lạ, con chẳng được chào đón ở đâu cả. Và giờ đến lượt mẹ nghĩ con đang ép buộc mẹ,
tôi nói và không thể kiểm soát bản thân mình nữa. Tôi giữ chặt điện thoại và khóc.

Thôi nào Krish, đừng,
mẹ tôi nói.
Tôi trấn tĩnh lại và dùng chân trái mở tủ lạnh. Tôi lấy ra một chai nước và uống.
Con phải làm sao đây?
tôi hỏi khi đã bình tĩnh trở lại.

Quay về đi. Sao con không xin chuyển công tác về Delhi?


Con mới chỉ tới đây được có sáu tháng.


Cứ nói là ở nhà có việc. Nói với họ là mẹ ốm.


Mẹ, thôi mà.


Nếu cần thì bỏ việc cũng được. Chúng ta sẽ tìm một công việc khác. Có ngân hàng Canara ngay đối diện với nhà ta.


Mẹ, con đang làm cho Citibank, một ngân hàng đa quốc gia.


Chẳng sao, chúng ta sẽ tìm một ngân hàng đa quốc gia. Hãy hứa với mẹ là con sẽ xin điều chuyển nhé. Đừng có kẹt lại thành phố đó với những người da đen kinh khủng.


Mẹ, không phải tất cả bọn họ đều xấu.


Mẹ không quan tâm. Con không xin điều chuyển là mẹ gửi thư tới sếp của con đấy. Mẹ sẽ nói tôi là một bà già và ông phải xem xét lời thỉnh cầu của tôi trên khía cạnh nhân đạo.


Mẹ, hãy hứa với con mẹ sẽ không bao giờ làm bất cứ chuyện gì như thế,
tôi nói và cười vì sự lựa chọn từ ngữ của bà chịu ảnh hưởng của các cơ quan nhà nước Ấn Độ.

Thế thì con làm điều đó đi.


Con sẽ làm, mẹ ạ. Con phải hoàn thành một vài thứ trước đã. Con đang sắp tới đích rồi,
tôi nói và lấy lại bình tĩnh.

OK, giờ con ổn rồi chứ?
bà hỏi.

Vâng, con ổn.


Tốt. Và đừng nhận bất cứ thứ vớ vẩn nào từ lũ người Madras đó, trả lại cho bọn họ. Bọn họ sẽ sợ quýnh lên ấy mà.


Vâng, mẹ.


Và đừng tính chuyện nghiêm túc với cô gái đó.

Chuyện đó thì đã quá trễ rồi, mẹ ạ, tôi nghĩ.
Chúc mẹ ngủ ngon,
tôi nói.

Mẹ yêu con. Chúc ngủ ngon,
bà nói và gác máy.
Tôi quay trở lại giường và quăng lá thư vào sọt rác. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm sau khi nói chuyện với mẹ và chìm vào giấc ngủ sau năm phút. Thế giới này sẽ thế nào nếu không có các bà mẹ nhỉ?
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Khi yêu cần nhiều dũng cảm.