Chương 4 - 3


Số từ: 6216
Người dịch: Mỹ Linh
Phát hành: Pavicobooks
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn học
--3--

Sau khi báo cho phụ thân tin Tiểu Hưu đã qua đời, Lộ Thân trở lại nơi ở của Quỳ. Nhã Anh thấy nàng xuất hiện ở cửa liền gọi nàng ngồi xuống, bảo rằng chuyện bí mật vừa kể xong rồi.

Giờ tỷ và Vu Lăng quân đang bàn về đề tài Vu nữ. Lộ Thân cũng từng tham gia tế bái, muội thử nói ra quan điểm của mình đi.


Tiểu Hưu thi cốt chưa lạnh, di thể vẫn nằm trước mặt, muội không nỡ bàn về những chuyện không đâu.

Lộ Thân từ chối thẳng thừng.

Nếu Tiểu Hưu còn sống, hẳn là rất tò mò chủ nhân của em ấy sẽ đưa ra quan điểm thế nào. Bởi vậy tỷ nghĩ thảo luận trước mặt em ấy cũng không có gì không ổn.


Ta cũng nghĩ như vậy.

Quỳ nhíu mày hùa theo.

Vậy xin hãy cho muội được giữ im lặng. Người như muội không có tư cách được gọi là 'Vu nữ', cho nên cũng chẳng có gì hay mà nói cả.


Nếu xét đến tư cách thì không có.
Quỳ nói,
Chỉ vì là trưởng nữ nên mới được gọi là 'Vu nhi', chuyện này quả thực vô lý. Ta vốn không muốn gánh vác trọng trách tế bái của gia tộc, nhưng trời sinh nhất định phải gánh vác nó, ta đành buộc bản thân học tập rất nhiều lý luận của nhà Nho về tế bái, cũng hiểu một chút lễ nghi cụ thể. Đây là đều là những thứ mà người lớn áp đặt cho ta.


Ta cũng vậy thôi. Đương nhiên, ta không bị cướp đoạt quá nhiều thứ chỉ vì điều ấy như Vu Lăng quân... Thế nhưng cũng nhờ thân phận này mà chúng ta nhận được rất nhiều 'quyền lực' mà người khác không thể chạm tới, không phải ư?


Đó là quyền lực gì cơ chứ? Là quyền được trốn tránh các loại việc vặt mệt mỏi, hay là quyền được giao tiếp với thần linh?


Chúng ta đều được dạy bảo về nhạc, về lễ, đây hẳn là một kiểu quyền lực.


Quyền được dạy bảo... ư?


Con gái mà, nếu sinh ra trong nhà nhạc sư, sẽ được dạy âm nhạc, ca múa; nếu sinh trong nhà kinh sư, sẽ được học Kinh Thi
và Kinh Lễ
. Nhưng có thể kiêm cả hai điều này, e rằng chỉ có Vu nữ như chúng ta mà thôi.

Còn gọi là Lễ ký
, là một quyển trong bộ Ngũ Kinh
, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến Quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước.

Nhưng ta nghe nói thời thơ ấu của Nhã Anh tỷ không mấy vui vẻ.


Có lẽ ta chưa từng có thời thơ ấu. Từ khi biết ghi nhớ tới giờ, ngày nào ta cũng học lễ, tập nhạc. Hơn nữa phụ thân rất nghiêm khắc với ta, đọc thơ cũng thế, diễn tấu cũng thế, chỉ cần sai một chút là sẽ đánh ta. Nhưng ta cũng vừa nói rồi, đây đều là sự trả giá cho việc nhận được quyền lực. Huống chi thời nhỏ hồn nhiên ngốc nghếch, nếu chỉ vui chơi đùa nghịch thì giờ ta cũng chẳng còn nhớ gì hết, chỉ lãng phí cuộc đời mà thôi. Dù sao ta cũng rất hoài niệm những tháng ngày đau đớn mà cực khổ ấy.


Tình hình của ta khá hơn một chút. Vì ta đã sớm nhận ra, cuộc đời ta không thuộc về chính mình, dù ra làm gì đi chăng nữa thì đều làm theo kỳ vọng của người khác mà thôi. Thân là trưởng nữ, 'Vu nhi', kỳ vọng của người lớn suýt nữa bức tử ta. Có điều ta đã tìm ra biện pháp ứng phó, hay nói đúng hơn, ta đã nghĩ ra cách để 'giành lại' cuộc đời mình.


Vu Lăng quân làm như thế nào?


Chỉ cần làm mọi thứ tốt hơn kỳ vọng của bọn họ là được. Phần vượt qua đó chính là cuộc đời của riêng ta. Cho dù trong một quãng thời gian rất dài, chuyện ta được cho phép làm cực kỳ có hạn, nhưng ở một mức độ nào đó hoàn toàn do ta quyết định, đó gần như là vô hạn.


Đây quả thực là nhân sinh quan quá mức tích cực mà chúng ta không thể hiểu được.


Nhưng sau đó ta nhận ra, dù làm vậy thì bản thân vẫn sẽ thấy trống vắng, hẫng hụt, thấy dục vọng của mình không được thỏa mãn. Ta nhận ra nguyên nhân khiến mình thấy trống vắng không phải vì ta được phép làm quá ít chuyện, mà vì ta đang sống trong không gian sinh hoạt quá nhỏ. Bởi vậy năm mười lăm tuổi, ta đã đề xuất nguyện vọng với phụ thân…


Du ngoạn ư?


Ừm, đi đây đó du ngoạn theo đội buôn của gia tộc.


Xuất thân của ngươi đúng là làm người ta hâm mộ.


Nếu bàn về xuất thân, ta lại rất hâm mộ Nhã Anh tỷ tỷ, có tổ tiên đáng được ca tụng, có thể học tập lễ cổ của đất Sở mà không một ai biết, hơn nữa từ nhỏ đã được tiếp xúc với rất nhiều công cụ phục vụ lễ nghi lưu truyền từ thời Chiến Quốc. Ta chẳng quản xa xôi bôn ba đến Vân Mộng cũng chỉ vì muốn tận mắt thấy những thứ đó, còn Nhã Anh tỷ thì lại được tiếp xúc với chúng từ nhỏ.


Nhưng thế cũng có nghĩa là ta luôn bị ràng buộc với vùng đất này.
Nhã Anh thở than,
Thực ra ta không thể rời khỏi Vân Mộng nữa. Ta luôn nghĩ, gia tộc này truyền tới thế hệ ta là đã chấm hết. Suy cho cùng, chẳng bao lâu nữa, cái nghề Vu nữ này cũng sẽ tuyệt tích thôi.


Vậy chưa biết được. Vì Vu nữ vốn có hai loại. Một loại tham gia tế bái, trước lễ tế thì hái cỏ thơm, trai giới tắm gội, trong lễ tế thì biểu diễn ca múa, bày tỏ lòng thành kính với thần linh. Còn loại Vu nữ kia lưu lạc trong dân gian, khi ẩn khi hiện trên phố chợ, bói toán, chữa bệnh, gọi hồn cho người khác, thu phí để nuôi sống bản thân. Chỉ có loại Vu nữ đầu tiên là sẽ tuyệt tích. Loại Vu nữ thứ hai có thể tự lực cánh sinh, từ người dân bình thường đến quan lại quý tộc đều không thể rời bỏ bọn họ, nên có lẽ họ sẽ tồn tại mãi mãi, cho tới cái ngày mà thần linh ruồng bỏ loài người.

Thời cổ trước khi cúng tế người ta thường tắm rửa sạch sẽ, không uống rượu, ăn thịt, kiêng đồ mặn để tỏ lòng thành kính với thần Phật tổ tiên.


Trước đây ta đã nghĩ, liệu bản thân có thể trở thành loại Vu nữ thứ hai không, bởi vậy đã đọc một ít sách thuốc. Giờ ngẫm lại đúng là ta đã lo xa rồi. Ta nghe nói Vu Lăng quân rất giỏi bói toán…


Nếu một ngày gia cảnh sa sút, có lẽ ta sẽ ra ngoài làm người xem bói đoán mệnh.


Song hôm nay ta muốn thảo luận với ngươi về loại Vu nữ thứ nhất - Đương nhiên, hiện giờ chúng ta là những Vu nữ như vậy. Vu Lăng quân cho rằng, là một Vu nữ thì phải làm gì?


Luôn phải 'truyền bá thần đạo', đây là bổn phận của Vu nữ. Chỉ là trước khi đưa ra cái nhìn của mình, ta muốn nghe thử quan điểm của Nhã Anh tỷ.


Ta cho rằng Vu nữ không có vai trò ở thế giới thần linh, mà ở thế giới con người.
Nhã Anh nghiêm nghị nói,
Vu nữ đại diện cho thần linh sử dụng quyền lực trần gian. Có rất nhiều người dẫn ra kiến giải của tổ tiên ta là Quan Xạ Phụ khi lập luận về quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, cho rằng ý của ông ấy là thành lập một quốc gia hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo, phương thức cụ thể là dùng quyền lực thế tục để khống chế quyền lực tôn giáo. Nhưng ta luôn nghĩ, giải thích như vậy vốn là sai lầm. Kiến giải của Vu Lăng quân trong bữa tiệc cũng chưa chắc đã đúng với ý tưởng ban đầu của Quan Xạ Phụ. Ngươi cũng trích dẫn câu nói quan trọng nhất kia: 'Chuyên Húc chấp nhận, bèn lệnh cho quan Nam chính là Trọng quản lý các sự vụ liên quan đến trời và chư thần, lại lệnh cho quan Hỏa chính là Lê quản lý các sự vụ liên quan đến đất và dân chúng, giúp khôi phục quy củ ngày xưa, không còn xâm phạm lẫn nhau nữa', nhưng sau đó kiến giải của ngươi lại phạm vào một sai lầm nghiêm trọng. Thực ra ngươi cũng đã nói, ‘Nền móng lập quốc của nước Sở không phải là vũ lực mà là vu thuật. Từ đó có thể suy ra, Sở vương thời ấy vừa là một vị quân vương thế tục, vừa là một pháp sư được tôn sùng ở vị trí tối thượng.’ Ta nghĩ quan điểm này khá sát với thực tế, có điều, tại sao ngươi không men theo mạch suy nghĩ này mà tìm hiểu câu hỏi của Quan Xạ Phụ? Vu Lăng quân, ta nói tới đây hẳn là ngươi đã hiểu ý ta, có lẽ ở đây Chuyên Húc không phải một đế vương bình thường, mà ngược lại, ông ấy…


Ý tỷ là, ông ấy cũng là pháp sư tối cao, đúng không?


Đúng thế. Ý ta là, quyền lực chính trị của Chuyên Húc thực tế đến từ quyền lực tôn giáo. Bởi vì bản thân ông ấy là pháp sư tối cao, khai sáng thần đạo quốc gia ‘Tuyệt địa thiên thông’, nên mới thành kẻ thống trị thế tục, cai quản vạn dân, thành lập chế độ tập quyền. Đế vương thời Thượng cổ đều là như vậy, cho tới thời Ân Thương vẫn là như thế. Chúng ta thường nói, ‘Người Ân tin quỷ’, thực ra đây là một sự hiểu lầm, ở thời Ân Thương, vương giả còn kiêm thêm thân phận pháp sư. Sở được thành lập vào cuối thời Thương đầu thời Chu, bởi vậy ngày đầu lập quốc thì phong tục vẫn như thế. Chỉ là tình hình phát sinh biến hóa. Chu Võ nương đánh bại người Ân bằng vũ lực, người Ân không phục nên đầu thời Chu có rất nhiều phản loạn. Bởi vậy Chu Võ vương bèn phân người trong tộc mình đến đất cũ của Ân Thương, cho bọn họ nắm quân trấn áp những kẻ còn trung thành với Ân Thương, từ đó thành lập chế độ phong kiến mới, quyền lực mới dần dần tập trung trong tay kẻ mạnh về vũ lực. Quý tộc nuôi pháp sư ở nhà, để bọn họ hầu hạ mình. Ta nghĩ đây là một kiểu chế độ hoàn toàn sai lầm, sự loạn lạc sau khi triều Chu dời sang phía Đông và sự tàn bạo của Tần vương cũng bởi vậy mà sinh ra. Nếu muốn chấm dứt loạn lạc, lập lại thái bình, ta cho rằng biện pháp tốt nhất không phải là việc thay đổi niên hiệu hay sắc phục, cũng không phải tin tưởng nhà Nho, mà nên xây dựng lại một chính quyền của các pháp sư, để các pháp sư nắm giữ quyền lực thế tục một lần nữa…


Hóa ra dã tâm của Nhã Anh tỷ là như vậy…


Đầu thời Chu, Chu Công(1) lập lễ soạn nhạc, xây dựng chế độ mới lấy quý tộc quân sự làm chủ đạo, phá bỏ truyền thống chính trị tôn giáo hợp nhất của thời Ân Thương. Năm trăm năm sau, Khổng Tử san định Kinh Thi, Kinh Thư,
viết nên Kinh Xuân Thu,
cân nhắc những cái được và chưa được của chế độ thời Hạ, Thương, Chu, muốn lập ra một chế độ mới muôn đời không đổi. Thế rồi nhà Nho đời sau đã dựa
theo tư tưởng của ông để viết nên Vương chế(2). Nhưng theo ta thấy thì bản dự thảo chính trị này cũng chỉ được sửa đổi thêm thắt một chút so với chế độ do Chu Công lập ra mà thôi. Rồi năm trăm năm sau đó, nhà Chu sụp đổ, nhà Tần tàn bạo chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, nhà Hán hưng thịnh hơn trăm năm song lại noi theo thói hung tàn của Tần Chính(3). Kết quả là kéo dài tới đương kim hoàng thượng, dấy binh thảo phạt Hung Nô, cực kỳ hiếu chiến, khiến đất nước kiệt quệ; lại làm lễ Phong Thiền(4), tin dùng thuật sĩ. Mấy trò cầu tiên hỏi quỷ nực cười biết bao, vậy mà ông ta làm hoài không mệt, chẳng những không thấy sai mà còn chẳng biết nhục. Theo ta thấy thì đất nước này đã đi đến bờ vực suy tàn, không cải cách không được. Chẳng phải nhà Nho thường rất chú ý tới sự đối lập giữa ‘Chất’ và ‘Văn’ ư(5)? Ta nghe nói nhà Nho gọi Ân Thương là ‘Chất gia’, gọi nhà Chu là ‘Văn gia’, cho rằng hai loại tinh thần ‘Chất’ và ‘Văn’ này đang không ngừng luân phiên thay đổi. Vậy thì thời đại của chúng ta có thể coi như sự kết thúc của ‘Văn’. Muốn cứu vớt các loại tệ đoan vào thời mạt vận của ‘Văn’ thì phải chọn chế độ của ‘Chất gia’ lần nữa, khiến chính trị tôn giáo hợp nhất, Vu giả(6) cầm quyền. Từ thời Chu Công đến thời chúng ta vừa tròn một ngàn năm, một ngàn năm này là thời đại mà chế độ và giáo hóa do ông ta lập ra được lưu hành khắp thiên hạ, còn từ nay trở đi, chúng ta phải thành lập vương quốc ngàn năm thuộc về Vu giả.

(1) Tên thật là Cơ Đán, còn gọi là Thúc Đán, Chu Đán hay Chu Văn Công, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

(2) Một thiên trong Kinh Lễ (Lễ ký). Vương chế nghĩa là chế độ vương triều.

(3) Tức Tần Thủy Hoàng.

(4)
Phong
là tế trời,
Thiền
là tế đất. Đây là điển lễ tế bái trời đất có quy mô lớn của đế vương Trung Quốc thời xưa khi thái bình thịnh thế hoặc trời giáng điềm lành.

(5) Ở đây,
Chất
là chất phác,
Văn
là văn nhã. Luận ngữ có câu: Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử.

(6) Pháp sư, phù thủy, thầy pháp.


Là một Vu nữ, ta rất muốn chế độ như vậy có thể thực hiện được. Tuy nhiên pháp sư chúng ta sao có thể chống lại cả một quốc gia? Nếu là nam pháp sư thì còn có thể nghĩ cách làm quan, cuối cùng…
Quỳ không dám nói ra bốn chữ
khởi binh mưu phản
, bèn dừng lại giây lát rồi nói tiếp,
Theo chế độ hiện tại thì e là cả đời những Vu nữ như chúng ta cũng không thể nắm giữ cái gọi là quyền lực chính trị. Nhã Anh tỷ tỷ, rốt cuộc tỷ định hoàn thành những tư tưởng này thế nào?


Nữ tử muốn tham gia vào quyền lực chính trị, có lẽ chỉ có một con đường duy nhất. Ta và Giang Ly từng thảo luận rồi, đến cuối cùng cũng không nghĩ ra được biện pháp khác.


Ý tỷ là…


Ừm, ta nghĩ, là một Vu nữ thì phải chấp nhận dùng thân thể của mình để phụng sự Quân vương.


Quả là như thế.
Quỳ cảm thán,
Giang Ly tỷ tỷ dốc lòng nghiên cứu âm nhạc, cũng vì mục đích này ư?


Đúng thế. Vì Vệ Hoàng hậu, Lý Phu nhân đều nhờ âm nhạc mới được sủng ái, nên tỷ ấy nghĩ rằng phương pháp này đáng để thử một lần. Đây là lý tưởng chung của chúng ta, tiếc là giờ chỉ còn lại mình ta, e rằng không thể thực hiện được nó.

Tức Vệ Tử Phu, là vị Hoàng hậu thứ hai dưới triều Hán Vũ đế Lưu Triệt.

Một phi tần rất được sủng ái của Hán Vũ đế.


Nếu cùng ta về Trường An thì vẫn còn có cơ hội.


Quá muộn rồi. Không có sự ủng hộ của tỷ ấy, ta chẳng thể làm được gì hết. Ta chỉ là một kẻ sa vào vọng tưởng, đến khả năng sinh tồn cơ bản cũng không có. Huống chi thời điểm mà chúng ta sinh ra không tốt, Hoàng thượng đã già, Thái tử cường thịnh, chúng ta vốn nghĩ một người sẽ vào Dịch đình, một người sẽ vào Đông cung, như vậy khả năng thành công sẽ lớn hơn một chút. Tuy ta cũng biết rằng, mang theo lý tưởng thay đổi quốc gia mà vào hậu cung, trong mắt người ngoài nhất định là một hành vi nực cười và không biết lượng sức mình.

Nơi ở của phi tần trong cung.


Tỷ cho ta biết toàn bộ suy nghĩ của mình, còn ta lại không thể làm gì cho tỷ, ta thấy không cam lòng.


Vậy thì Vu Lăng quân hãy cho ta biết tất cả suy nghĩ của mình đi. Dù sao chuyện đã tới nước này, ta cũng chẳng thể giúp được gì cho ngươi.


Xin đừng nói những lời buồn bã như vậy, mấy hôm nay đã có quá nhiều chuyện đau thương rồi. Nghe xong kiến giải của Nhã Anh tỷ tỷ, ta bỗng thấy bản thân thật là nông cạn, suy nghĩ của ta không thể nói ra làm bẩn lỗ tai người khác được. Nhưng nếu không nói ra ở đây thì có lẽ sau này cũng không còn cơ hội nói với bất kỳ ai nữa.

Dứt lời, Quỳ thoáng đưa mắt nhìn Lộ Thân đang ngồi ở cửa, chỉ thấy nàng đang cúi đầu chăm chú nhìn mặt đất, dường như không bận tâm tới đối thoại của hai người. Song Quỳ biết: Có rất nhiều lời thực ra Nhã Anh đang nói cho Lộ Thân nghe.

Với quyền lực thế tục, ta chẳng có dã tâm gì. Ta luôn nghĩ dù dốc hết tâm huyết và tuổi xuân để theo đuổi quyền lực thì cuối cùng vẫn phí công vô ích. Vương hầu khanh tướng đều sẽ hóa thành một nắm cát vàng, bởi vậy ta thà quay đầu soi xét lại bản ngã.


‘Bản ngã’ là chỉ điều gì?


Bản ngã là cảnh giới mà bản thân có thể đạt đến. Ta theo đuổi một trạng thái là: Khi đến với ta thì khoảng cách giữa thần và người, xưa và nay, người và ta hoàn toàn biến mất.


Hơi khó hiểu, xin ngươi hãy giải thích thêm. Ta từng nghe câu ‘Sáng nghe giảng đạo, tối chết cũng vui’
, tuy giờ đã không phải buổi sáng, nhưng có lẽ ta cũng không sống được đến chiều tà.


Đừng nói những lời không may mắn như vậy, Nhã Anh tỷ tỷ sẽ sống tiếp. Tuy rằng cái chết và sự sống vốn chỉ cách nhau một đường ranh giới, mà cái chết vốn không nên là chuyện khủng khiếp đáng sợ, song chí hướng của tỷ vẫn tồn tại, vẫn sống sót, một khi chết đi thì tỷ không thể hoàn thành lý tưởng này nữa. Còn thứ mà ta theo đuổi thì có khi chết rồi lại dễ đạt được hơn.


Trên đời này còn có thứ chết rồi lại dễ đạt được hơn ư?


Trên đời này đương nhiên là không có. Trong Trang Tử
có một câu chuyện thế này: Ly Cơ là con gái của một vị tướng soái giữ biên giới, khi bị gả đến nước Tấn, nàng khóc nức nở tê tái. Nhưng khi ở bên Tấn vương, cùng ăn cùng ngủ với Tấn vương, sống sung sướng thì liền hối hận, thầm nghĩ lúc trước mình không nên khóc như vậy. Tức là tham sống sợ chết chỉ là một suy nghĩ phiến diện mà thôi, chết rất có thể còn tốt hơn sống, tới khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh như cô gái trong câu chuyện kia, biết đâu lại cười nhạo bản thân ngày trước.


Ta cứ nghĩ cái gốc của Vu Lăng quân chính là Nho học, không ngờ ngươi cũng tán đồng học thuyết Đạo gia.


‘Trăm sông đổ về một biển’, thực ra đạo lý của các học giả khắp thế gian đều giống nhau. Trong Lễ thư của Nho gia đã viết ‘Chúng sinh đều sẽ chết, chết sẽ về với đất’,
đây chính là quỷ. ‘Xác thịt được chôn xuống’
, mục nát trong đất, hóa thành cát bụi. ‘Khí từ xác thịt bay lên’,
hóa thành đốm sáng có thể thấy được, tỏa ra mùi hương có thể ngửi được, khiến người ra u uất. Đây chính là tinh khí của sinh vật, là biểu hiện cụ thể của thần linh. Đây là nguyên lý giải thích quỷ thần, mà các hình thức tế bái do nhà Nho lập ra cũng đều coi đây là cơ sở lý luận. Theo quan điểm của nhà Nho thì chết không phải chuyện đáng sợ, chỉ cần con cháu giỏi giang, tông miếu không bị hủy thì người chết vẫn được hưởng vật tế do con cháu dâng lên.


Vậy nên Vu Lăng quan cho rằng cái chết tốt hơn sự sống?


Ta không cho là như vậy. Bởi vì khi còn sống người ta có việc cần làm, ví dụ như vấn đề tông miếu ta vừa nhắc đến. Nếu khi còn sống người ta không cố gắng làm ăn, gây dựng sản nghiệp, khiến gia tộc suy yếu thì con cháu không thể tiếp tục tế bái tông miếu, người chết cũng không thể hưởng thụ đồ vật đời sau dâng lên. Tuy nhiên ta không theo đuổi những điều này, mà ta muốn tồn tại cùng thần linh.


Thần… linh?


Đúng, theo dẫn chứng ta vừa nói, khi người ta chết đi, ‘Khí từ xác thịt bay lên’.
Vậy tức là khi chết đi thì linh hồn ở trên trời, ấy cũng là tồn tại cùng thần linh.


Kể ra, có rất nhiều thần linh chúng ta thờ phụng, khi còn sống đều là vua chúa, quan lại, khi chết rồi mới trờ thành thần linh.


Đúng thế. Chúng ta sống trong một thời đại tín ngưỡng hỗn loạn, hệ thống thần linh của Thượng cổ tam đại và triều đại này chồng chất lên nhau, khiến người ta đau đầu nhức óc. Song ta tin rằng tất cả thần linh đều là một, con người sau khi chết, hồn sẽ quay về đó - Giống như trăm sông đổ về một biển.

Ba triều đại sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc - Hạ, Thương, Chu.


Ta không hiểu ý của ngươi lắm.


Khác với cách lý giải của nhà Nho cũ, ta cho rằng sau khi chết con người không tồn tại linh hồn riêng biệt, mà sau khi trải qua một hành trình thì linh hồn sẽ bay lên trời, hòa vào trong một ‘tổng thể’ các linh hồn. Ở đó, giới hạn giữa mình và người khác sẽ biến mất, sự khác biệt giữa người xưa và người nay cũng không còn tồn tại nữa. Tan biến ở đó có nghĩa là ngươi đã trở thành tất cả mọi người, mà tất cả mọi người cũng đã trở thành ngươi.


Ngươi nói nghe quá huyền diệu, ta thực sự không thể hiểu được.


Khi nãy ta đã nói đến việc ta luôn cố gắng xóa bỏ sự khác biệt giữ thần và người, xưa và nay, người và ta, mà theo ta thấy thì chỉ có cái chết mới làm được điều này. Khi chết đi, hồn bay lên cao, sẽ xóa bỏ khác biệt giữa thần và người. Khi linh hồn của tất cả người chết hòa làm một thì sẽ xóa bỏ khác biệt giữa xưa và nay, người và ta. Những cảnh giới mà khi còn sống con người ta không ngừng theo đuổi song không thể chạm vào, thực ra chỉ cần đi là sẽ đạt được ngay lập tức.


Theo như ngươi nói thì sống để làm gì?


Nhân gian chứa đầy đau khổ, ai sống trên đời cũng phải chịu những nỗi khổ khác nhau. Bởi vậy ta cho rằng ý nghĩa của sự sống cũng nằm ở đây.


Sống là để khổ cực?


Không, ý nghĩa của sự sống nằm ở chỗ thông qua nỗ lực của ngươi để giảm bớt nỗi khổ của chính mình, cũng giảm bớt nỗi khổ của người khác, khiến nỗi khổ của mọi người là nhỏ nhất.


Phải thực hiện điều này thế nào?


Điều này cần một người đầy lòng quan tâm hiện thế như Nhã Anh tỷ tỷ cố gắng thực hiện.


Vậy Vu Lăng quân nghĩ chuyện mình cần làm là gì?


Tìm kiếm một phương pháp khiến người ta đạt đến trạng thái tử vong ngay khi còn sống, đồng thời dạy phương thức này cho người khác. Ngoài ra, khuyên con người ta bình thản đón nhận cái chết mà mình không thể trốn tránh.


Sao lại gọi là ‘đạt đến trạng thái tử vong ngay khi còn sống’?


Đơn giản thôi, tử vong có nghĩa là thể xác và linh hồn tách rời, ‘Xác thịt được chôn xuống’
, ‘Khí từ xác thịt bay lên’.
Tức là, sở dĩ khi còn sống con người không có được sự giả thoát, không thể xóa bỏ các giới hạn, thực ra đều là bơi sự ràng buộc của thể xác. ‘Tai họa của ta đều từ thân ta mà ra’,
chính là như thế. Bởi vậy ta đang nghĩ liệu có cách nào có thể khiến linh hồn tự do ngoài thể xác khi người ta còn sống hay không. Sau đó ta nghĩ ra. Liệu Nhã Anh tỷ tỷ đã từng gặp trường hợp này chưa: Khi chấp lễ hoặc tấu nhạc, vì quá tập trung nên gần như đánh mất chính mình? Hoặc là giao lưu với thần linh, người xưa khi đang suy tưởng…


Đã từng, nhưng đó chỉ là những khoảng khắc thoáng qua mà thôi.


Đó chính là cảnh giới tuy sống mà chết ta đang theo đuổi. Nếu có thể vận dụng một kỹ thuật hoặc dùng một loại thuốc nào đó để kéo dài trạng thái ấy thì tốt biết bao. Chỉ cần phát hiện ra phương pháp đó thì ta nhất định sẽ truyền bá nó cho người đời, để tất cả mọi người đều có thể cảm nhận được hạnh phúc của cái chết.


Vì từng có trải nghiệm tương tự nên Vu Lăng quân mới ngộ ra môn ‘Triết học về cái chết’ này ư?


Đúng thế.
Quỳ gật đầu,
Năm mười bốn tuổi, ta từng ngã khỏi lưng ngựa, xương cốt gần như nát hết, chỉ còn sót lại một hơi thở cuối cùng, mê man suốt hai tháng mới tỉnh lại. Khi ấy rõ ràng ra đã lọt vào ranh giới giữa sự sống và cái chết, nhưng cũng không thấy đau khổ - Trái lại, khi tỉnh dậy, ta lập tức cảm nhận sự đau đớn, nước Hoa Tư mà ta mơ thấy đúng là chốn cực lạc. Trong mơ ta đã trải qua rất nhiều chuyện khó mà diễn tả bằng lời, song vì không thể diễn tả bằng lời nên lâu dần, nội dung giấc mơ cũng trở nên mơ hồ. Nhưng khi ta mê mải làm một chuyện gì đó thì cảm giác quen thuộc ấy lại xuất hiện - Giống như nằm dưới đáy hồ mà vẫn có thể hô hấp thoải mái, có thể nhìn thấy ánh mặt trời lấp lánh trên mặt hồ, rồi cánh hoa rơi xuống hồ chìm xuống đáy nước, lượn tới trước mặt ta. Bên tai ta thường xuyên vang lên tiếng thì thầm của các học giả cổ đại, đọc những lời lẽ trong kinh thư, cũng có những thứ ta chưa bao giờ đọc, hoặc là những lời dạy không còn lưu truyền tới ngày nay. Mãi tới giờ, khi nghe được câu ‘Sáng nghe giảng đạo, tối chết cũng vui’,
ta mới chợt hiểu ra, có lẽ mình đã chết rồi, lúc này ta đang ở thế giới của người chết. Dần dần, ta cảm thấy thể xác minh đang biến mất, hóa thành những đốm sáng như đom đóm, tan dần tan dần trong hồ nước. Mà có lẽ hồ nước ấy chính là do hồn phách của các hiền triết xưa hội tụ mà thành!

Nói tới đây, Quỳ nhắm mắt lại, hít sâu một hơi.

Cuối cùng ta vẫn tỉnh lại, điều này rất đáng tiếc, nhưng cũng không sao. Một ngày nào đó ta còn có thể về đó, hòa làm một với người xưa. Mà trước đó, ta sẽ đưa trải nghiệm và đạo lý mà mình ngộ ra đi khắp thế gian, để người đời không còn sợ hãi cái chết. Đây chính là cách ‘truyền bá thần đạo’ của ta. Người khác không thể chấp nhận được cách giải thích của ta về ‘truyền bá thần đạo’ trong ‘Dịch’, nhưng ta sẽ thực hiện nó…


Xin ngươi hãy nói kỹ hơn.


Thành lập giáo phái riêng của mình, đặt ra giáo lý của riêng mình, thu nạp giáo đồ thờ phụng mình, cuối cùng tiến hành giáo hóa của mình với thiên hạ, đó chính là ‘truyền bá thần đạo’! Trên đây chính là sự lý giải của ta về trách nhiệm của Vu nữ.


Vậy phải làm sao mới đạt được mục đích ‘truyền bá thần đạo’? Ta thấy điều này hình như còn khó thực hiện hơn cả nguyện vọng của ta lúc trước. Bởi vì nguyện vọng của ta chỉ cần có quyền lực là sẽ thực hiện được, còn ngươi lại muốn người khác tôn thờ mình.


Chỉ có một phương pháp, đó là sáng tác. Đây là việc nữ tử cũng có thể làm được… Nhã Anh tỷ tỷ có biết lịch sử lưu truyền của Thượng Thư
không?


Cũng từng nghe kể loáng thoáng. Khi Thủy Hoàng đốt sách thì đã đốt hết Thượng Thư
trong thiên hạ. Khi nhà Hán hưng thịnh, Văn Đế lại phái Triều Thác tới chỗ tiến sĩ Phục Sinh thời Tần để học tập Thượng Thư,
cuối cùng mới viết nên hai mươi chín chương như hiện giờ chúng ta thấy.


Nhưng ta từng nghe đệ tử của Phục Sinh, Ngự sử Đại phu Nghê Khoan tiên sinh quá cố nói, thực ra khi ấy người dạy Triều Thác về Thượng Thư
không phải ngài Phục Sinh đã hơn chín mươi tuổi, mà là con gái của ông ấy. Vậy thì cống hiến của con gái Phục Sinh với học vấn của triều đại chúng ta là không thể đếm hết, nhưng cuối cùng nàng vẫn ẩn sau lịch sử mà không được ai biết tới, sự tích cũng bị chôn vùi không dấu vết. Chuyện này đã ảnh hưởng lớn đến ta, khiến ta hiểu ra một đạo lý rất dễ hiểu: Nếu nhất định phải chọn lấy hay bỏ giữa hư danh và công lao thực tế, ta vẫn sẽ chọn điều thứ hai. Trong Tả thị Xuân Thu
có ‘ba điều bất hủ’, tức ‘lập đức, lập ngôn, lập công’. Thực ra ta không hề tin vào cách nói này. Bởi vì ta đã đọc được rất nhiều sách cổ mà không rõ người biên soạn là ai, nhưng những trước tác này quả thực có ảnh hưởng sâu xa đến đời sau. Bởi vậy chỉ cần viết ra, để lưu truyền nặc danh, tuy không được hưởng thanh danh muôn thuở nhưng vẫn đủ để hoàn thành tâm nguyện của ta.


Ta nhớ ra, nguyên văn trong Chu Dịch
là ‘Thánh nhân dùng cách truyền với đạo thần để làm thiên hạ tin phục
.’ Chủ ngữ là Thánh nhân mà không phải Vu nữ. Bởi vậy Vu Lăng quân à, e là điều ngươi đang theo đuổi không phải chuyện mà một Vu nữ nho nhỏ có thể làm được.


Vu nữ tham gia tế lễ, tấu nhạc ca múa chỉ là Vu nữ một thời, một đời. Còn ta thì muốn trở thành một Vu nữ vĩnh hằng. Nho gia gọi Khổng Tử là ‘Tố vương’, bởi vì ông ấy không có địa vị vương giả nhưng lại lập ra tiêu chuẩn vương giả cho đời sau. Chuyện ta muốn làm cũng vậy thôi, dù ta không thể tham gia tế bái nữa, cũng không thể ca múa nữa, mà già đi, qua đời, thanh danh mai một, nhưng chỉ cần ‘quy chuẩn’ ta định ra còn tồn tại, chỉ cần ‘ý nguyện’ ta gửi gắm đến thời đại hiện tại và tương lai còn tồn tại, chỉ cần ‘giáo lý’ mà ta phổ biến cho thế gian không biến mất, chỉ cần những thứ ta viết ra còn có người đọc, thì ta chính là Vu nữ vĩnh hằng không bao giờ ngừng ca múa trước mắt thần linh. Trên đây chính là nguyện vọng, dã tâm và tội nghiệt có thể mắc phải của ta.

Đạo và thơ dù hết, nguyện sống với thời gian.
Nghe xong, Nhã Anh bèn thở dài một tiếng,. Lộ Thân cũng vô cùng kinh sợ, đầu toát mồ hôi. Nàng cảm nhận được sự chân thành từ trong giọng nói của Quỳ, cho dù nàng không muốn chấp nhận con người Quỳ như vậy.

Quỳ, ngươi là một kẻ giỏi ngụy biện.
Lộ Thân buộc mình nói như thế,
Ngươi nói ngươi muốn giảm bớt nỗi đau của mọi người nhưng hành động của ngươi chỉ làm tổn thương người khác mà thôi. Ít nhất nếu ngươi không nói như vậy, Tiểu Hưu sẽ không chết.


Trước bằng chứng tố cáo tội lỗi của mình, Lộ Thân, ta không phản bác ngươi. Đúng là nếu khi ấy ta không nói những câu đó, Tiểu Hưu sẽ không chết.

Quỳ nhìn thi thể của Tiểu Hưu, nói với nét mặt u ám. Lộ Thân dựa vào câu trả lời của nàng, xác nhận giả thiết trong lòng: Vì Quỳ ra lệnh cho Tiểu Hưu rời khỏi mình, nên Tiểu Hưu mới tự sát.

Ngươi hiểu là được rồi. Dù sau này ngươi có làm gì chăng nữa, ta hy vọng ngươi không bao giờ quên được tâm trạng của ngày hôm nay.


Làm sao ta quên được, những trải nghiệm này đều đã biến thành nỗi đau của ta. Chỉ có vậy, ta mới thấy được rằng sự ra đi của mọi người không hề vô ích…


Rốt cuộc ngươi đang nói gì? Ta nghe không hiểu.


Có những chuyện ta không mong ngươi biết, nhưng nếu ngươi lại hỏi ta, ta cũng đành nói thật với ngươi…

Đúng lúc ấy, Quan Nhã Anh ngồi bên Quỳ chợt đứng dậy.

Lộ Thân, tỷ muốn tới một nơi.

Nhã Anh nói. Quỳ biết nàng nói như vậy vì muốn ngắt lời mình, nên cũng không nói tiếp.

Nhã Anh tỷ, muội mệt rồi, muội không muốn đi đâu cả.


Tỷ có vài lời muốn nói riêng với muội, hơn nữa tỷ nghĩ chỉ có ở nơi đó thì tỷ mới nói rõ mọi chuyện được. Có lẽ đây là lần cuối cùng tỷ tùy hứng, hy vọng muội có thể hoàn thành tâm nguyện của tỷ.


Nhã Anh tỷ cũng biết, muội không giỏi cự tuyệt người khác… Nhưng muội vẫn muốn hỏi một câu, Nhã Anh tỷ muốn đi đâu?


Nhà cũ - muội còn nhớ không? Nơi ta sinh ra và lớn lên từ nhỏ, cũng là nơi cha mẹ huynh đệ ta qua đời.

Câu trả lời của Nhã Anh khiến Lộ Thân kinh ngạc, cũng làm nàng bất an. Nàng thầm biết chuyện nhất định phải kể ở đó chắc chắn rất đau thương. Gần đây tinh thần của nàng luôn hoảng hốt lo âu, sợ rằng đã đến bờ vực của sự suy sụp. Lộ Thân chẳng hề hay biết, chuyện Nhã Anh muốn nói sẽ khiến nàng không chỉ đau thương không thôi.
Nhìn từ kết quả thì có thể thấy, trước thế gian u ám mông muội, trái tim thuần khiết thơ ngây của Lộ Thân cũng đã hoàn toàn vỡ nát.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Lễ tế mùa xuân.