Phần 6 - Chương 8: Nhân Quả Bồ Tát Đạo - Suy Luận Nhân Quả
-
Luận Về Nhân Quả
- Vân Họa , Thích Chân Quang
- 6386 chữ
- 2020-05-09 03:59:17
Số từ: 6382
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Nguồn: sachvui.com
Chúng ta đã đi qua những trường hợp điển hình của Nhân Quả với ba giai đoạn, Nhân Quả thế gian, Nhân Quả xuất thế gian và Nhân Quả Bồ Tát đạo. Như vậy tạm đủ để chúng ta có kinh nghiệm phần nào về đường đi của Nhân Quả Nghiệp báo. Bây giờ chúng ta tự suy luận lấy những trường hợp Nhân Quả khác bởi lương tâm và trí tuệ của chính mình. Chúng ta cần phải luôn luôn suy nghiệm lấy đường đi của Nhân Quả Nghiệp báo để lương tâm có cơ hội trổi dậy và ngự trị nơi cõi lòng thánh thiện của chúng ta.
Hỏi: Một thiền sư đã giác ngộ thì không còn lầm về Nhân Quả. Thế tại sao Nam Tuyền lại chém mèo?
Đáp: Lúc đại chúng của hai nhà Đông và Tây giành nhau con mèo, trên hiện tướng họ đang bị mất chánh niệm. Nam Tuyền muốn nghiệm xem trong những người này có ai đang đùa mà vẫn không bị thất niệm, và muốn cảnh tỉnh đại chúng ra khỏi sự tranh giành những cái bên ngoài, cần xoay lại bên trong để tỉnh giác tu hành. Nếu vật họ đang giành là một cái bình tích, một lọ hoa, một chiếc tách, thì Nam Tuyền sẽ hỏi:
Nói được thì không đập
Không ai đáp được, nghĩa là họ đều bị thất niệm, Ngài sẽ đập vỡ chiếc bình để cảnh tỉnh họ. Nhưng không may cho Ngài, vật đó là con mèo! chém mèo để cảnh tỉnh đại chúng, Ngài mang tiếng sát sanh đến tận hôm nay. Dĩ nhiên Ngài phải chấp nhận lấy quả báo của việc làm này, nhưng đức độ của Từ tâm thì không mất vì Ngài không có ác tâm đối với con mèo, chỉ vì Từ tâm muốn răn dạy đệ tử mà thôi.
Hỏi: Tại sao Đơn Hà bịt tai không nghe Thạch Đầu thuyết giới, phải chăng bậc ngộ đạo không cần giữ giới?
Đáp: Đơn Hà là một con người xuất cách, âm thầm công quả ở nhà bếp ba năm và đã thấu triệt nguồn tâm. Khi Thạch Đầu nói chung chung giữa đại chúng:
Ngày mai cắt cỏ trước điện Phật
Chỉ có Đơn Hà đủ trực giác để hiểu Thạch Đầu muốn làm lễ thế phát cho mình. Ngày hôm sau toàn chúng đem liền, cuốc loay hoay làm cỏ trước sân chánh điện thì Đơn Hà mang chậu nước và dao cạo đến quỳ trước Thạch Đầu. Thạch Đầu cười cạo tóc cho và sau đó thuyết giới. Đơn Hà bịt tai đi ra.
Ngài bịt tai đi ra không phải vì chê giới luật mà biểu thị rằng với sức giác ngộ của tự tâm, Ngài KHÔNG THỂ NÀO PHẠM GIỚI nữa! Sức thanh tịnh tiûnh giác của tâm đã ngăn chặn mọi sai lầm từ trong tâm thức sâu kín, còn đâu lọt ra ngoài thành lời nói và việc làm. Chúng ta hiểu điều này, bậc đại tu hành là người đủ sức giữ giới, không phải là người giới luật lôi thôi.
Có những người tự nhận tu theo Tổ sư thiền, ngộ được tâm tỉnh giác, thử phạm giới uống rượu hành dục, thấy vẫn không mất chỗ đã ngộ, liền lớn tiếng tuyên bố rằng người ngộ lý Tối Thượng Thừa không cần trì giới (!). Thật ra cái không mất đó chẳûng có gì cao siêu. Thời Đức Phật tại thế, tín nữ Visakha lúc còn thiếu nữ đến nghe Phật thuyết pháp liền chứng quả Dự lưu. Sau đó, cô cũng có chồng có con bình thường như mọi người mặc dù đang ở quả vị Dự lưu. Chẳng những quả vị Dự lưu, mà ngay cả ngoại đạo đắc Thiền Định rồi vẫn có thể không bị mất dù có phạm một số giới, bởi vì phước tu tập đời trước còn thừa. Khi nào phước tu tập quá khứ đã hết việc phạm giới hiện tại đã nhiều, họ mới bị thối thất Thiền Định và đọa vào ác đạo. Như vậy các vị
Tối– thượng– thừa– phá– giới
hãy cảnh giác lại mình, đừng xem thường giới luật của Phật vừa hại mình và hại luôn những người khác. Giá trị và sức mạnh của người giác ngộ là không còn bị phạm giới chứ không phải phá giới
một cách tự tại
!
Hỏi: Người thông minh trí tuệ là do nhân gì?
Đáp: Có nhiều loại thông minh. Loại thứ nhất là do học nhiều rồi nói lại những điều mình đã học mà không có sức sáng tạo. Loại thứ hai có sức nhận thức sắc bén hơn trong một số lãnh vực giới hạn như chỉ trong ngành y khoa, điện tử... là do đã từng dùng nghề nghiệp phục vụ xã hội đắc lực. Hoặêc có người do công đức ấn tống kinh điển, cúng đèn dầu cho chúng tăng, cất trường học cho trẻ em... cũng được quả báo sáng suốt thông minh. Nhưng có một loại thông minh phi thường, trực giác nhạy bén, sức sáng tạo vô hạn là do công năng tập định ở những đời trước. Có khi đời này họ chưa tìm lại trình độ định lực của đời trước, nhưng họ đã có trí tuệ phi thường. Khi nhìn đến bất cứ lãnh vực nào họ đều có sự nhận thức sắc bén và độc đáo. Các vị Alahan và các thiền sư khi chưa chứng ngộ đều đã biểu lộ sức trí tuệ đặc biệt này. Thế nên, một quốc gia muốn có nhiều nhân tài cần phải áp dụng tu tập Thiền Định cho sinh viên và học sinh. Nhật Bản đang khai thác triệt để về điểm này nên họ đã vượt xa các nước về nghệ thuật và kỹ thuật.
Hỏi: Tại sao có những người cùng sống bằng nghề viết lách, giáo dục, hội họa... nhưng kẻ thì giàu mà người thì nghèo?
Đáp: Người được giàu có từ sự nghiệp văn hóa là bởi hai lý do. Hoặc họ biết bố thí ít nhiều bằng đồng tiền kiếm được. Hoặc họ dùng phương tiện văn hóa để kêu gọi mọi người sống Đạo Đức, thương yêu, hy sinh, phụng sự. Nếu thiếu hai nguyên nhân này, bố thí và giáo hóa, người cầm bút sẽ chôn đời mình trong khó nghèo hiu quạnh. Thỉnh thoảng chúng ta đọc vài tác phẩm văn chương cũng nhận thấy rằng có những tác phẩm không chuyển hóa tâm hồn người đọc trở nên thánh thiện cao cả, chỉ vùi họ trong mơ mộng, bâng quơ, ích kỷ, hận thù. Tác giả của những tác phẩm này đi dần vào khốn đốn khổ sở. Ngược lại, những tác phẩm chuyển hóa tâm hồn con người trở nên thuần lương Đạo Đức sẽ đưa tác giả của nó đi về nơi hạnh phúc lâu dài. Nhưng muốn tạo được những tác phẩm có tác dụng giáo dục mạnh mẽ như vậy thì chính tác giả phải tự gột rửa tâm hồn mình trong sạch trước đã.
Hỏi: Có những người quá nghèo không thể bố thí, làm cách nào đễ họ có thể chuyển nghiệp nghèo khổ đó được?
Đáp: Không còn con đường nào khác hơn nữa! Họ phải chấp nhận khó khăn hơn nữa, thiếu thốn hơn nữa để san sẻ từng nắm gạo, từng muỗng đường, từng đồng ít ỏi cho ngươiø có giới và người làm thiện. Sự cố gắng quá dộ đó sẽ trở thành công đức lớn lao cho họ và đập vỡ thói quen bỏn xẻn từ nhiều kiếp trong tâm họ. Nếu không biết bố thí từng chút như vậy, họ sẽ mãi mãi chìm sâu trong nghèo nàn túng thiếu. Người hiểu đạo sẽ khát khao bố thí như người mù khát khao được mắt sáng. Ngoài việc bố thí tài vật ra, họ còn phải dùng công sức đắp đường cho người đi, đào giếng nơi công cộng cho người dùng. Nếu họ là công nhân, họ phải lao động tích cực với ý nghĩ vì xây dựng đất nước. Thật vậy cùng làm tám tiếng đồng hồ trong một xí nghiệp, nhưng một người chỉ hướng đến mục đích kiếm tiền lương về cho bản thân và gia đình, còn một người biết hướng đến mục đích xây dựng đất nước. Phước của hai người này khác nhau rất xa. Do mục đích khác nhau nên thái độ làm việc cũng khác nhau. Người vị kỷ sẽ làm việc một cách uể oải thiếu trách nhiệm (đôi khi tăng thu nhập bằng sự không thành thật). Người vị tha, yêu đất nước sẽ làm việc một cách nhiệt tình và kỹ lưỡng. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày họ cách xa nhau trên phương diện phước đức.
Hơn nữa, người nghèo tức là phước rất ít. Họ cần phải giữ giới luật thật kỹ lưỡng, không sát sinh hại vật, không tà dâm, không trộm cắp... vì sự vi phạm một giới nhỏ cũng đủ đưa họ về địa ngục.
Hỏi: Người này làm phước rồi chú nguyện cho người kia được chăng?
Đáp: Được! Ví dụ trong gia đình có người bệnh nằm một chỗ không thể tự làm phước để chuyển nghiệp. Thân quyến của người ấy có thể làm các công đức như phóng sinh, bố thí, đắp đường, in kinh... để hồi hướng chú nguyện cho người ấy khỏi bệnh. Nhưng dù sao thì người tự tay làm vẫn hưởng được phước nhiều hơn người được chú nguyện.
Một người đạo hữu đã phóng sinh để chú nguyện cho người cha mình qua khỏi bệnh huyết áp cao và tai biến mạch máu não. Trong cơn bệnh ông la hét, đập tay chân, chưởi mắng mọi người. Người đạo hữu ngừng thức ăn huyết nhục, cho ông ăn chay đồng thời mua chim cá phóng sinh chú nguyện cho ông. Ông giảm bệnh một cách rõ rệt và bắt đầu bình tĩnh, trở dậy đi đứng bình thường.
Hỏi: Aên chay và ăn mặn ảnh hưởng khác nhau ra sao?
Đáp: Theo y học thì thức ăn động vật có nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể hơn thức ăn thực vật. Nhưng thú tánh ẩn tàng trong xác thịt của động vật, nỗi đau khổ hận thù khi bị giết hại của con vật dần dần hòa tan vào máu huyết tim óc của người dùng khiến cho người này tăng trưởng nhiều phiền não si mê. Nếu họ phát tâm tu tập Thiền Định thì sẽ bị trở ngại cả hai phương diện thân và tâm. Thân thì đau nhức khó tọa thiền; tâm thì loạn động hôn trầm khó làm chủ.
Thời Nguyên thủy Đức Phật cho phép đệ tử khất thực được thứ gì thì dùng thứ nấy, vì nếu hạn chế với thức ăn chay họ sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Các cư sĩ tại gia đâu phải luôn luôn có sẵn thức ăn chay để cúng dường khi các Tỳ kheo bất ngờ đi ngang qua ngưỡng cửa.
Tuy nhiên tận trong thâm tâm ai cũng biết dùng thức ăn động vật có liên hệ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với sự giết hại. Nhiều vị sư danh tiếng Theravada như Hòa Thượng Narada, Hòa Thượng Minh Châu... đều suốt đời dùng chay. Nhiều vị sư Bắc tông ăn chay cũng vẫn khỏe mạnh hồng hào.
Chúng ta tu tập Từ tâm vô lượng thì nên ăn chay để bồi đắp lòng Từ ngày càng thêm lớn và cũng chiêu tập rất nhiều phước cho mai sau. Có một vài người may mắn kỳ lạ, xông pha giữa lằn tên mũi đạn vẫn không bị thương tích. Đó là do phước ăn chay từ đời trước còn ảnh hưởng đến hôm nay.
Hỏi: Những người sinh sống bằng nghề câu cá, săn bắn, bẫy rập sẽ cảm quả báo gì?
Đáp: Hình ảnh con cá vùng vẫy trong tuyệt vọng đau đớn sau khi đớp phải miếng mồi dụ dỗ sẽ trở thành hình ảnh của người cầm cần câu. Nếu người này còn phước không bị đọa thân súc sinh, họ cũng phải cảm báo bị lừa gạt đến tuyệt vọng đau khổ.
Người giăng bẫy giết thú rừng lớn thì tội càng nặng hơn nữa. Hình ảnh con thú đang đi bị sụp hầm, bị treo chân... cũng sẽ trở lại là hình ảnh của người giăng bẫy. Sau khi đền trả tội lỗi ở đọa xứ, họ sẽ được làm người với hầm chông, thòng lọng đang chờ đón. Nếu những con thú được trở lại thân người, chúng sẽ là những kẻ thù của những ai đã giăng bẫy bắt chúng. Một nhân xấu luôn luôn để lại phía sau đó những ảnh hưởng tai hại lâu dài.
Người săn bắn thì sẽ bị chết bởi vũ khí và chó săn cắn xé.
Khi Judàs dẫn lính đến bắt Chúa Jésus. Simon Pierre rút gươm chém rớt vành tai của người lính để bảo vệ Chúa. Chúa phán:
Simon, hãy buông gươm xuống, vì ai dùng gươm sẽ phải chết bằng gươm
Hỏi: Có phải những người giúp nhau hay hại nhau là do đã từng giúp nhau hay hại nhau từ quá khứ?
Đáp: Không hẵn như thế! Bản thể bao hàm trùm khắp không riêng ai. Ông A giúp ông B nhưng sẽ được giúp lại bởi ông C. Bà E hại bà D, nhưng sẽ bị hại lại bởi bà F.
Còn đã từng giúp hay hại nhau thì khi gặp lại sẽ khởi sinh thương hay ghét mà thôi.
Người gieo duyên với vị Phật này, nhưng sẽ được tiếp độ bởi vị Phật khác; gieo duyên với vị Alahán này, nhưng vẫn được tiếp độ bởi vị Alahán khác.
Hỏi: Những khuyết tật về mắt là do nhân gì?
Đáp: Một quả báo không phải sinh ra từ một nhân duy nhất. Trước hết, mắt là cơ quan để nhìn thấy mọi vật. Nếu cản trở sự nhìn thấy của mọi người, chúng ta sẽ cảm báo bị khuyết tật về mắt. Sự cản trở đó có thể là lấy mất đèn đuốc nơi công cộng; hoặc chỉ dẫn đường lối sai lầm; hoặc gieo rắc tà kiến lệch lạc; hoặc giam hãm cúng sinh trong tối tăm, hoặc biết là sai mà vẫn nhắm mắt làm bừa, hoặc thấy người khác khổ mà làm ngơ...
Muốn chuyển nghiệp này chúng ta phải làm ngược lại, nghĩa là cúng đèn đuốc thắp sáng nơi công cộng; chỉ đường dẫn lối cho chính xác; ấn tống kinh sách Đạo Đức Nhân Quả; phóng sinh thú vật khỏi chỗ tối tăm tù túng; giữ giới cấm một cách kỹ lưỡng... Thực hiện được như vậy mắt sẽ khá hơn, nếu nhẹ sẽ hết hẳn.
Hỏi: Những khuyết tật về chân là do nhân gì?
Đáp: Chân là cơ quan để di chuyển. Làm trở ngại sự di chuyển của chúng sinh, người này sẽ bị khuyết tật về chân. Những trở ngại đó được xem là phá đường, lấp ngõ, dỡ cầu..., hoặc giam cầm thú vật chim chóc, hoặc bẻ gãy đùi ếch, cắt nhượng bò. Nếu chặt chân người thì đọa địa ngục.
Muốn chuyển nghiệp này, chúng ta cần phải làm ngược lại nghĩa là đắp đường, bắt cầu nơi công cộng. Nếu gần nhà bạn có đội thi công làm đường, bạn hãy đóng góp bằng cách bồi dưỡng thức ăn uống cho anh em công nhân. Công đắp đường bắt cầu rất lớn vì giao thông là điều kiện quan trọng trong đời sống xã hội. Ngoài việc giải những ác nghiệp về thân thể, người tạo công đức này sẽ được khỏe mạnh, giàu có, xe cộ xênh xang.
Tôi có nghe một người bị bại chân, sau khi bỏ tiền đắp lại đoạn đường trong làng đã đi đứng bình thường.
Hỏi: Tại sao có những người giàu có mà không để ý gì đến Đạo Đức?
Đáp: Dù hiện tại họ dường như không biết đến Đạo Đức, nhưng trong quá khứ họ đã từng làm được những công đức lớn lao. Ví dụ người thanh niên xung phong vì bổn phận đã tham gia đào thành con kênh dài dẫn nước tưới mấy ngàn hecta ruộng lúa. Quả báo khách quan phải đến với những người này là sự sung mãn vật chất, ở đâu cũng để có nước xài không bị khô hạn. Hoặc họ là công nhân đắp đường bắt cầu; hoặc họ là chuyên viên nghiên cứu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế cho quốc gia; hoặc họ đã từng vô tình cúng dường phải bậc Alahán... Họ không để ý nghiên cứu về Đạo Đức, nhưng thật sự họ đã làm được những công đức lớn lao.
Hỏi: Những nhân viên công lực cảnh sát giam cầm bắt bớ tội nhân là tội hay phước?
Đáp: Trước hết chúng ta đòi hỏi nhân viên an ninh phải có lòng thương yêu tất cả mọi người rồi sẽ đánh giá tội phước của họ vì vấn đề này rất rắc rối. Trên hình thức cạn cợt, chúng ta dễ cho rằng nhân viên an ninh đã đối xử tàn nhẫn với tội nhân như còng trói, giam giữ, đôi khi phải quật ngã họ. Nhưng nhìn trên bình diện xã hội thì việc làm bắt giữ tội nhân có hai cái lợi. Thứ nhất là giữ gìn an ninh cho xã hội. Thứ hai là buộc tội nhân trong tình trạng không thể gây thêm tội lỗi trong đời họ nữa. Trên hai ý ngĩa này thì việc làm của nhân viên an ninh được xem là công đức. Tuy nhiên chúng ta mong mỏi họ vẫn có lòng thương yêu tội nhân mặc dù bất đắc dĩ phải đối xử cứng rắn.
Hỏi: Việc xịt thuốc rầy để bảo vệ cây trồng là tội hay phước?
Đáp: Ngày nay chúng ta phát minh ra quá nhiều loại thuốc độc để diệt trừ sâu rầy với quan niệm bảo vệ cây trồng bảo đảm nguồn thực phẩm cho xã hội. Thuốc giết những sâu bọ có hại và cũng giết luôn cả những sâu bọ có lợi. Những ốc, trùng, cá, vi sinh vật trong môi trường đất và nước đó đều bị tiêu diệt. Những vi khuẩn cho đất cũng bị tổn hại. Thuốc còn đọng lại trong cây (như Furadan) sẽ cung cấp độc tố cho cơ thể con người. Đó là lý do tại sao ngày nay nhiều bệnh lạ xuất hiện hơn ngày xưa.
Chúng ta không vững niềm tin với luật Nhân Quả Nghiệp báo, không tin rằng do phước lực của mình mà mùa màng đi đến thạnh mậu hay thất thu. Trái lại chúng ta đã tạo thêm ác nghiệp trong việc xịt thuốc giết côn trùng. Nếu có thu được nông phẩm thì nông phẩm đó là một loại thuốc độc tai hại lâu dài cho cơ thể. Chúng ta hãy gan dạ làm phước như giữ giới, bố thí,... và sẽ thấy được hiệu quả của phước lực mạnh gấp bội lần thuốc giết côn trùng.
Hỏi: Tại sao có những dòng tộc nối truyền nhiều đời và luôn luôn đạt được sung túc, nguyên nhân đó là gì?
Đáp: Bởi hai nguyên nhân. Một, vị tổ tiên ban đầu là người có phước lớn. Hai, dòng tộc này có một truyền thống Đạo Đức để dạy bảo cho con cháu.
Dòng tộc nhiều đời phú quý thịnh đạt có nghĩa là những vị tổ tiên ban đầu luôn luôn được nhắc nhở tưởng niệm, cúng thờ chu đáo. Để được quả báo này, những vị đó phải là người có phước lớn. Những triều đại vua chúa là một bằng chứng cụ thể. Có những triều đại nối tiếp mấy trăm năm và vị vua khai sáng ban đầu được kính thờ như thần thánh.
Hơn nữa nếu dòng tộc này có một nền Đạo Đức tốt đẹp để dạy bảo cho con cháu thì sự thịnh đạt của họ không thể định được giới hạn cuối cùng. Thế nên từ nay mỗi gia đình đều phải lập cho mình một truyền thống Đạo Đức nhất là đánh thức sự hiểu biết về đường đi của Nghiệp báo cho mọi người. Trong những buổi họp mặt gia đình, bậc cha mẹ hãy đặt những câu hỏi về Nghiệp báo để cho các con cháu tự suy gẫm trả lời, hoặc kể những mẫu chuyện liên quan đến Nhân Quả và bảo mọi người rút ra một nhận xét. Những buổi sinh hoạt Đạo Đức như vậy dần dần tạo cho con cháu một lương tâm sáng tỏ. Chúng sẽ tự biết tránh ác làm lành và dòng họ sẽ trở nên phú quý thịnh đạt.
Hỏi: Tại sao có những người vừa gặp nhau đã đem lòng quý mến hoặc ác cảm?
Đáp: Khi luận về đường đi phức tạp của Nhân Quả Nghiệp báo, chúng ta không thể bỏ qua sự liên quan – DUYÊN – của các chúng sinh từ quá khứ với nhau. Không phải ngẫu nhiên khi gặp nhau, hai người đã có thiện cảm từ buổi đầu, cũng không phải ngẫu nhiên khi gặp nhau, vài kẻ đã sinh ác cảm từ sơ ngộ. Sự đối đãi ân oán với nhau từ quá khứ sẽ biến thành thái độ trong hiện tại.
Nếu đời này gặp lại, một kẻ trở nên kính phục, thương mến, vâng lời, hầu hạ cho người khác, phải biết do nợ nần ân nghĩa quá khứ thúc đẩy chi phối. Sự thọ ân khiến một người trở thành kẻ thuộc hạ, và sự ban ân khiến một người trở thành thủ lĩnh. Trong gia đình, người làm anh làm chị là người ban ân và người làm em làm út là người thọ ân. Dù một đảng cướp thì tên đại ca vẫn là kẻ đã ban ân và lâu la là kẻ đã thọ ân. Người được làm lãnh tụ quốc gia cũng chỉ vì đã ban phát ân nghĩa cho quá nhiều người trong quá khứ. Sự ban ân luôn luôn đưa một người đến địa vị quan trọng. Biết được nguyên lý này, chúng ta sẽ dè dặt khi thọ ân người khác. Nếu ân nhân là người chân chính quảng đại, chúng ta có thể thọ chút ân cũng không đến nỗi nguy hiểm vì trở thành người dưới tay của một chính nhân quân tử cũng tốt thôi. Nếu thọ ân của người ác, sau này chúng ta phải chịu họ sai sử tạo nhiều ác nghiệp rồi theo họ vào đọa xứ. Đối với kẻ xấu, Bồ tát thường rộng rãi ban ân để tạo thành thiện duyên về sau có thể nhiếp hóa họ, khác với chúng ta thường ruồng rẫy kẻ xấu. Tuy nhiên việc giáo hóa kẻ ác tâm không đơn giản một chiều vì phải vừa cứng rắn vừa mềm dẻo.
Luyến ái là một duyên mạnh mẽ dễ được lập đi lập lại nhiều lần. Đã từng thương yêu nhau trong quá khứ, đời này gặp lại, tình yêu dễ phát sinh. Các văn sĩ đã thi vị hóa sự kiện này và gọi là tiếng sét ái tình. Vừa gặp nhau lần đầu trái tim hai bên đã nghe bồi hồi xao xuyến như đã từng thương yêu nhau từ lâu lắm. Tuy nhiên một đời người thường hay trải qua nhiều mối yêu đương chỉ vì trong nhiều kiếp luân hồi họ đã gặp gỡ rất nhiều người yêu, nhiều tơ duyên vợ chồng khác nhau. Những người đã từng làm vua quan trong xã hội phong kiến với lê thê tỳ thiếp, các dời về sau họ phải nhận lấy cung mạng đào hoa lăng nhăng tình ái. Tuy nhiên, nếu buông thả phóng túng họ sẽ đọa vào ác đạo.
Dĩ nhiên sự tương duyên Nghiệp báo không có tính cách cố định như khái niệm số mệnh. Nó có thể được chuyển đổi bởi ý chí của con người. Ví dụ khi gặp lại người nghịch duyên, nghĩa là sẽ đi tới chỗ ác cảm ganh ghét, nhưng nếu chúng ta khéo léo nhẫn nhục, rộng rãi bố thí ban ân, dùng lời ái ngữ dịu dàng, thì nghịch duyên ngày xưa sẽ chuyển thành thiện duyên ngày mai. Ví dụ một người phát tâm tu giải thoát, bất chợt gặp lại người vợ trong tiền kiếp. Điều chắc chắn là người này sẽ nghe lòng bận tâm, ưu tư, xao xuyến. Nếu buông thả theo tình cảm, họ sẽ lui lại sự ràng buộc trong luyến ái. Nếu họ phát tâm mạnh mẽ, dùng ý chí sắt đá gan dạ vượt qua thì duyên xưa cũng được hóa giải.
Nếu cố gắng, chúng ta đều có thể chuyển đổi tương duyên ngày xưa đi theo một chiều hướng khác.
Hỏi: Vì sao một người có tâm hồn ít bị xao động hoặc nhiều xao động?
Đáp: Nếu họ hay làm bận tâm người khác vì sự hiện diện của họ, họ sẽ cảm quả báo tâm hồn thường xuyên xao động khó yên.Việc làm người bận tâm được hiểu như nói năng ồn náo giữa chốn đông người; hoặc gieo tình cảm nơi người nào khiến họ thương nhớ khôn nguôi; hoặc nói nặng lời khiến người đau khổ nhục nhã; hoặc dùng văn thơ nhạc kịch kích động tình cảm hận thù nơi mọi người; hoặc kêu gọi đấu tranh chém giết lẫn nhau; hoặc tuyên giảng tà kiến phi chân lý; hoặc làm mai mối hợp tác cưới gả; hoặc tổ chức chọi gà; đấu võ đài... Làm bận tâm người thì tâm ta không thể nào an ổn được.
Muốn tránh quả báo bất an nơi tâm, chúng ta nên dè dặt đừng làm loạn tâm người dù với bất cứ cách nào. Chỉ nên sống đời thầm lặng ít nói bớt duyên. Nếu phải trình bày với mọi người, chỉ nên đem luật Nhân Quả và Thiền Định để khuyến hóa họ tu tập. Làm sao cho sự hiện diện của chúng ta khiến mọi người cảm nghe an ổn thanh lương thoải mái và phát khởi tinh tấn tu hành.
Hỏi: Do đâu một người tu thiền không bị chìm trong định không ngơ?
Đáp: Phật bảo người đã từng khởi quán Từ tâm trùm phủ chúng sinh sẽ không bị chìm trong định không ngơ (Nikaya). Hơn nữa, phương pháp dụng công nào cũng cần phải có sự tỉnh giác – BIẾT– rõ ràng.
Hỏi: Những đức hạnh ảnh hưởng tới việc tu tập Thiền Định ra sao?
Đáp: Phật bảo:
Khi ta thấy một người còn một phần Hắc pháp, ta biết kẻ ấy trong đời này chưa thể được Niết Bàn viên mãn. Khi ta thấy một người đã hết Hắc pháp, ta biết kẻ ấy ngay đời hiện tại được viên mãn Niết Bàn.
Hắc pháp mà Phật nói lên ở đây nghĩa là những thói hư tật xấu như tham lam, sân hận, đố kỵ, cố chấp, hơn thua, khoe khoang, tự cao, nhu nhược, ích kỷ, hẹp hòi,... Nếu những Hắc pháp này còn tồn tại, người này chưa thể chứng Niết Bàn viên mãn trong hiện đời. Thế nên người muốn tiến tu giải thoát phải tư duy rất kỹ về đức hạnh, phải kiểm soát loại trừ những tánh xấu còn tiềm ẩn trong người. Không cần phải đợi đối duyên tiếp cảnh để những phiền não đó trổi dậy, mà bình thường chúng ta phải tư duy về sự loại trừ tham lam, đố kỵ, dựng lập tâm quảng đại, tùy hỷ từ trước. Khi đức hạnh thuần thục thì công phu Thiền Định bớt bị chướng ngại, có thể tiến rất xa.
Hỏi: Có một số nơi nói rằng Bồ tát cách ấm – vào thai– bị vô minh một thời gian, đúng chăng?
Đáp: Nếu đúng là Bồ tát đã viên mãn đạo quả Alahán thì suốt từ lúc đoạn tận vô minh đến lúc thành Phật quả, trong khoảng đó không một sát na gián đoạn chánh niệm, đù đang lúc vào thai hay xuất thai, hiện thuận hạnh hay nghịch hạnh, ở thân người hay thân thú. Vị này là những bậc thần đồng phi thường, chưa học đã biết hết mọi chuyện trừ phi các Ngài dấu diếm.
Trường hợp Tài Tòng đạo giả là một điển hình. Tổ Đạo Tín muốn truyền Y bát cho Tài Tòng đạo giả vì thấy ông đã viên mãn Niết Bàn, nhưng ngại ông quá già sẽ không giáo hóa được lâu, nên khuyên ông đổi thân trở lại, Tổ sẽ chờ. Ông đến bờ sông gặp cô gái giặt quần áo, hỏi:
– Tôi muốn nghỉ nhờ nhà cô một đêm được chăng?
– Dạ, con không tự quyết định được, sư hãy đến hỏi cha mẹ con.
– Nhưng riêng cô thì cô đồng ý không?
– Dạ, phần con thì được.
Đạo giả liền đi đến gốc cây ngồi kiết già bỏ thân, gá vào thai cô gái.
Cô gái lấy làm lạ vì nào giờ không gần gũi ai, tại sao có mang! Cha mẹ cô giận lắm đuổi cô ra khỏi nhà. Cô phải sống vất vưởng xin ăn để chờ ngày sinh nở. Đến khi sinh Ngài, cô cho là quái dị nên thả xuống sông. Sáng hôm sau thấy đứa bé ngồi kiết già nổi trên mặt nước, vẻ mặt điềm nhiên bình thường, cô bèn đem về nuôi. Khi Ngài được bảy tuổi thì Tổ Đạo Tín tìm đến. Tổ hỏi:
– Ngươi tánh gì?
(Nhữ hà tánh? Có hai chữ tánh đồng âm. Một chữ tánh là họ, một chữ tánh là tâm tánh. Ở đây Tổ dùng thuật chơi chữ để nghiệm đứa bé.)
Đứa bé đáp:
– Tánh thì có mà không phải tánh thường!(Tánh tắc hữu nhi phi thường tánh)
– Là tánh gì? (Vi hà tánh?)
– Là Phật tánh. (Vi Phật tánh)
– Ngươi không tánh à? (Nhữ vô tánh đa?)
– Vì tánh ấy là không (Dĩ kỳ tánh thị vô cố)
Tổ Đạo Tín nhìn những thị tùng bảo:
– Đứa bé này không phải hạng tầm thường, sau này sẽ làm Phật pháp hưng thịnh.
Đứa bé đó trở thành đệ ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Tổ Hoằng Nhẫn đúng nghĩa là Bồ tát tái lai không bị cách ấm vô minh.
Còn những đạo quả thấp hơn từ Anahàm trở xuống, khi vào thai liền bị mờ mịt vô minh. Nhưng vị này ở thân sau rất là thông minh trí tuệ, có trực giác nhạy bén, sức sáng tạo dồi dào và kiến giải linh lợi.
Hỏi: Trong một gia đình, tại sao có những đức con dễ dạy, hiếu hạnh, làm đẹp lòng cha mẹ, nhưng lại cũng có những người con khó dạy, ngỗ nghịch, làm buồn lòng cha mẹ?
Đáp: Cũng do nhiều nguyên nhân. Nếu những đời trước cha mẹ thường dạy con cái Đạo Đức thì đời này trở lại gặp nhau, cha mẹ được hưởng quả báo vui sướng đẹp lòng khi có những người con ngoan ngỗn. Nếu đời trước cha mẹ không biết dạy con Đạo Đức, lại hay xúi giục, đồng ý cho con cái gây gỗ phá phách người khác, thì đời này trở lại gặp nhau, cha mẹ sẽ bị quả báo đau khổ buồn lòng vì những đứa con ngỗ nghịch.
Cũng có khi bậc cha mẹ đó thuở trước là những người con bất hiếu ngỗ nghịch, đối xử tê bạc với cha mẹ mình, sau này chính mình phải gặp những đứa con tệ bạc trở lại.
Hoặc bậc cha đó đời trước quỵt nợ của ai một số tiền lớn. Sau này chủ nợ trở lại làm con để nhận sự chăm sóc đền bù. Mặc dù làm con nhưng niềm hận thù chưa nguôi nên đứa con này thường hay nói nặng lời và hất hủi cha mẹ nó.
Muốn hóa giải nỗi khổ tâm này, bậc cha mẹ phải ấn tống truyền bá những kinh sách về Nhân Quả Nghiệp báo để tích lũy cho mình một nguồn phước lớn. Từ nguồn phước lớn này họ mới đủ sức cảm hóa những người con ngỗ nghịch kia hồi tâm thuận thảo. Họ phải trì giới, phải thương người, bố thí rộng rãi để làm gương cho con cái, phải nhẫn nhục để trả nghiệp với nó và khi nào thuận tiện, uy đức mình đã đủ sẽ khuyên bảo chuyển hóa nó dần dần .
Những bậc cha mẹ kém Đạo Đức nói năng thô lỗ, làm nhiều việc ác thì không thể có những người con hiếu hạnh được. Con cái sẽ khinh bỉ bậc cha mẹ thiếu nhân cách. Bậc cha mẹ phải hoàn chỉnh nhân cách Đạo Đức của mình trước đã rồi mọi chuyện tốt đẹp sẽ dần dần xuất hiện sau.
Hỏi: Người được danh tiếng vang lừng là do nhân gì?
Đáp: Hoặc họ là những người đã từng rộng rãi bố thí, Đạo Đức thánh thiện, Từ tâm vô biên. Hoặc họ đã từng biết tùy hỷ khen ngợi những bậc đáng ca ngợi, biết tôn trọng tài năng và đạo quả của những người khác. họ sẽ được danh tiếng vang lừng.
Những văn nghệ sĩ nổi danh được nhiều người ái mộ cũng vì đã từng dùng tài nghệ ca ngợi những bậc Thánh đáng kính và biết sống đời rộng rãi.
Hỏi: Có những người phát tâm tu hành trì giới, tọa thiền, bố thí liền gặp hoàn cảnh khó khăn khốn đốn. Còn những kẻ làm ác, giết hại súc sinh, lừa lọc lại sống nhỡn nhơ thoải mái. Vì sao như vậy?
Đáp: Người này tích chứa ác nghiệp nặng nề đáng lẽ sẽ phải đền trả ở ba ác đạo. Nhưng nhờ phát tâm hành thiện nên ác nghiệp vơi bớt, chỉ dồn trả trong hiện đời nơi thân người mà thôi.
Người làm ác một cách thuần thục thì sinh thú kế đó là địa ngục. Vì thế bao nhiêu phước quá khứ sẽ hiện ra để họ hưởng cho hết.
Chính vì chỗ lắt léo này mà người phàm phu không đánh giá được hiệu quả của Nghiệp báo rồi cho rằng không có Nhân Quả.
Hỏi: Vì sao một người đi đến tự sát?
Đáp: Họ đã từng bức ngặt oan ức ai quá đáng. Phương tiện họ dùng để tự sát cũng là phương tiện họ đã dùng để sát sinh.
Hỏi: Một số người tu theo Mật tông chuyên trì chú và đạt được sự linh ứng như trừ tà, chữa bệnh, cầu nguyện được như ý, có thần thông biết điều này điều nọ. Nhân Quả dự phần chỗ nào?
Đáp: Đó là do phước quá khứ cộng với năng lực của Hành ấm tạo thành (xin xem Năm ám Là Gì, Chơn Quang)
Hỏi: Thiên Chúa giáo và Hồi giáo quan niệm sự vui khổ của con người là do Thượng đế thưởng phạt. Việc này trái với luật Nhân Quả Nghiệp báo chăng?
Đáp: Thượng đế không thưởng cho người ác cũng như không phạt cho người thiện. Như vậy sự thưởng phạt của Thượng đế chính là cụ thể hóa luật Nhân Quả. Nói luật Nhân Quả trừu tượng thì người ta không thể hiểu nổi nên các tiên tri đưa ra một Thượng đế có toàn quyền sinh hóa và thưởng phạt để răn dạy tín đồ.
Hơn nữa, chính con người phải làm thiện thì mới được Thượng đế thưởng, cũng như có tạo ác thì mới bị Thượng đế phạt. Như vậy trách nhiệm ban đầu đã đặt nơi con người chứ đâu phải đặt nơi Thượng đế. Họ có quyền đặt niềm tin nơi Thiên Chúa, nhưng phải đặt trách nhiệm nơi chính họ. Chính hành vi thiện ác của họ đã gợi nên sự thưởng phạt của Thiên Chúa. Nhiều tín đồ không rõ điều này, cứ giam mình cầu xin mãi mà không biết rằng họ cần phải
mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người
. (lời oise d’Assie)Vcủa thánh Fran
Đầu sách chúng tôi có trích một đoạn Phúc âm dẫn lời Chúa Jésus:
Thiên Chúa chính là tinh thần, là sự thật
(Jean)
Nếu Thiên Chúa chính là tinh thần, là sự thật thì sự thưởng phạt của Chúa cũng chính là sự thưởng phạt của tinh thần (Thể tánh) và của sự thật (luật Nhân Quả khách quan). Chính Chúa Jésus cũng nói:
Người chen lên đứng trước sẽ phải lùi lại phía sau và người nhường nhịn đứng sau sẽ được đưa lên đứng trước.
Hãy tha thứ người để được tha thứ trở lại
Đừng phê phán ai để không bị phê phán
Khi một người đàn bà bị bệnh hoại huyết đã mười năm chen đến chạm vào tà áo Chúa thì lập tức bệnh chấm dứt. Chúa bảo:
Hỡi con gái ta, đức tin của con đã chữa lành cho con.
Chúa Jésus đã dùng phép lạ chữa bệnh cho rất nhiều người, những người kính tin Chúa. Công đức kính tin Chúa đã xứng đáng để được Chúa san sẻ phước lực của Chúa cho họ. Người phàm phu không có thần lực thì không thể san sẻ phước cho ai, bậc Thánh có thể làm việc này với những chúng sinh có chút duyên nào đó với các Ngài.
Chúng ta có thể nói rằng sự thưởng phạt của Thiên Chúa cũng chỉ là công cụ của luật Nhân Quả, hay ngược lại, luật Nhân Quả chính là công cụ thực hiện sự thưởng phạt của Thiên Chúa. Mỗi người sẽ chọn lấy một kết luận thích hợp.