Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo
-
Mình là cá việc của mình là bơi
- Takeshi Furukawa
- 835 chữ
- 2020-05-09 04:28:16
Số từ: 818
Công ty phát hành: Skybooks
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Dịch Giả: Như Nữ
Nguồn: truyenhayhoan
Sự hoàn hảo chỉ tồn tại trong trái tim bạn. Nó không tồn tại ngoài đời thực (Jean Renoir - Đạo diễn người Pháp)
31. Chấp nhận những ngoại lệ
Nữ quản lý của một công ty quảng cáo nọ rất xuất sắc và hoàn hảo. Thế nhưng sau đó cô đột nhiên nghỉ việc vì mắc bệnh trầm cảm
Hai cấp dưới của cô ấy, một người chuyển việc, một người kết hôn xong cũng thôi việc. Vì vậy, nữ quản lý không kịp bổ sung thêm nhân viên vào vị trí bị trống, mà khối lượng công việc lại không giảm. Mặc dù cô đã thường xuyên thức thâu đêm để giải quyết công việc nhưng chẳng mấy chốc, bản thân cô chạm đến giới hạn của bản thân
Cô ấy thường nói như sau để thúc ép bản thân mình: "Không được than phiền". "Nếu đã nói ra rồi thì phải làm đến cùng", "Không được nhờ người khác", "Sống chết cũng phải đảm bảo thời hạn giao hàng", "Không thể chấp nhận cho lý do vì cấp dưới nghỉ mà sao nhãng công việc"...
Ở một mức độ nào đó, ý thức trách nhiệm mạnh mẽ là một điều rất tuyệt vời, nhưng nếu sự việc có biến đổi, bản thân không thể kiểm soát 100% sự việc như trường hợp trên thì cách suy nghĩ này ngược lại lại trở thành một mối nguy có thể nghiền nát chính chúng ta.
Một trong số những đặc điểm của những người theo chủ nghĩa hoàn hảo là "Không chấp nhận ngoại lệ"
Ví dụ như trong trường hợp của nữ quản lý trên, nếu cùng lúc có đến hai nhân viên nghỉ việc, cô ấy có thể thương thảo với cấp trên hay các phòng liên quan để nhờ hỗ trợ, đàm phán kéo dài thời hạn giao hàng...Làm được như vậy thì khối lượng công việc của cô ấy cũng sẽ giảm được phần nào
Đặc điểm của những người giỏi xử lý căng thẳng chính là khá linh hoạt, mềm dẻo. Những người đặt nặng vấn đề "không chấp nhận ngoại lệ" thường có xu hướng mắc các bệnh tâm thần do luôn đặt tất cả áp lực lên chính bản thân mình.
Dù là công việc hay đời sống riêng tư, không có chuyện nào có thể hoàn toàn tiến triển theo kế hoạch hay dự đoán của con người được. Đôi khi, chúng ta cũng cần có những "thỏa hiệp". Trước khi chạm đến giới hạn của bản thân, bạn cần có những phán đoán để hãm chính bản thân mình lại. Nếu chịu nhìn nhận lại những suy nghĩ cứng nhắc theo chủ nghĩa hoàn hảo của bản thân, bạn có thể dùng ít tâm sức hơn để đối phó với các tình trạng đang diễn ra.
Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn, tôi nhận ra rằng điều khó khăn nhất chính là thuyết phục được khách hàng từ bỏ những suy nghĩ theo chủ nghĩa hoàn hảo
Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường rất nghiêm khắc với bản thân, họ đạt được những thành tựu lớn và cũng được người xung quanh đánh giá cao. Chính vì vậy, họ rất bận tâm nếu bản thân thay đổi những suy nghĩ này thì có tạo thành các tình trạng như: từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo thì liệu tôi có thành thằng ngốc không, làm thế có nuông chiều bản thân không, như vậy có giảm chất lượng công việc, làm phiền đồng nghiệp xung quanh không...
Vậy, phải làm thế nào để họ vẫn giữ vững được hiệu quả làm việc vừa có thể giảm được áp lực cho bản thân?
+ Điểm lại những suy nghĩ theo chủ nghĩa hoàn hảo của bản thân
Bạn hãy liệt kê lại những suy nghĩ theo chủ nghĩa hoàn hảo của chính bản thân mình như: tuyệt đối phải được như thế này, phải làm được như vậy...
+ Thiết lập các ngoại lệ
Ví dụ, đối với suy nghĩ "Với những công việc được giao, bản thân phải có trách nhiệm 100% với nó," trong trường hợp bạn phán đoán rằng bản thân không thể đảm bảo hết chất lượng công việc, bạn cần sớm cho phép bản thân nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài
Như vậy, bằng cách đưa ra trước các ngoại lệ cho bản thân, bạn cũng nâng cao được tính linh hoạt trong suy nghĩ của mình
+ Thay đổi lời nói
Thay vì luôn tâm niệm "không được phép thất bại", bạn có thể tự nhủ lòng mình rằng "không cho phép thất bại khi chưa cố gắng hết sức". Với cách này, nếu bạn đã thực sự cố gắng thì dù thất bại, bạn cũng có thể tha thứ được cho bản thân mình
Cố gắng nghĩ linh hoạt!