- 16 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 2779 chữ
- 2020-05-09 03:22:42
Số từ: 2757
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Tôi nhận mười ngàn của ngài Shukla, chỉ để thanh toán những khoản cần thiết cơ bản. Tôi tự chiều mình một việc - tôi mời Aarti ăn tối ở Taj Ganga, nhà hàng đắt nhất trong thành phố.
Anh chắc chứ?
Aarti hỏi lại khi chúng tôi vào quán cà phê ở Taj.
Bọn mình có thể ăn đồ ăn nhanh ở bậc nước mà.
Nàng mặc chiếc váy dài mới màu xanh dương đậm do người thân gửi về từ Mỹ. Nàng diện nó với bộ trang sức vàng mỹ ký mua ở Vishwanath Gali.
Anh khao mà,
tôi nói.
Bồi bàn kéo ghế cho nàng. Nàng cảm ơn anh ta khi chúng tôi ngồi xuống. Aarti muốn giữ cân nhưng cũng muốn ăn bánh sô cô la. Chúng tôi quyết định ăn tối với xúp và xa lát để có thể để dành calori cho món tráng miệng.
Nàng lấy thìa ngoáy món xúp nóng.
Xin lỗi, nhưng anh kiếm đâu ra tiền cho vụ này? Bố để lại nhiều tiền à?
Tôi cười.
Không, ông chỉ để lại nợ thôi.
Thế thì?
Anh mở công ty mới.
Buôn lậu à?
Aarti nghiêng đầu.
Im đi. Anh mở trường cao đẳng.
Cái gì ?
Aarti nói, đủ lớn để cả quán nghe thấy.
Xin lỗi,
nàng thì thầm.
Có phải anh nói là anh mở trường cao đẳng không?
Phải, trên mảnh đất đang tranh chấp của anh.
Sao được? Chẳng phải đất ấy đang kẹt hay sao? Và anh làm thế nào mà mở được trường?
Anh có đối tác. Đối tác tốt.
Ai thế?
Aarti hỏi.
Anh sẽ nói với em sau. Bọn anh đang hoàn thiện kế hoạch.
Thật vậy sao?
Aarti hỏi.
Ồ, vậy là anh nghiêm túc ?
Phải, có mười lăm mẫu ngay gần thành phố. Nếu bọn anh giải quyết được tranh chấp và chuyển đổi được mục đích sử dụng, đó sẽ là chỗ lý tưởng cho một trường cao đẳng,
tôi lặp lại lời của Bedi.
Chà,
Aarti cười khúc khích.
Anh làm vụ này khủng quá đấy, Gopal ạ.
Nàng chỉ có ý đùa, nhưng tôi cũng hơi chạnh lòng.
Sao thế? Em không nghĩ là anh làm được à?
Không phải, em không có ý ấy,
Aarti nói.
Em chỉ... ngạc nhiên.
Anh phải làm gì đấy trong đời chứ.
Tất nhiên rồi. Anh sẽ làm được hơn là gì đấy ấy chứ. Còn bác anh thì sao?
Bọn anh đang cố gắng hòa giải với ông ấy,
tôi đáp.
Người của Shukla, những tay đòi nợ thuê đã khởi động quá trình dàn xếp với bác Ghanshyam. Hòa giải không phải là từ có thể dùng để mô tả phương pháp của họ. Họ đã đến nhà bác tôi ba lần. Lần đầu tiên họ đổ một chai tiết dê lên ban công trước nhà ông ta. Lần thứ hai họ đâm nát tất cả xô pha và nệm giường bằng các loại dao khác nhau. Lần thứ ba, khi cuối cùng cũng mở lời, họ móc súng ra và đề nghị mua lại phần đất tranh chấp của bác tôi với giá tám trăm ngàn rupi.
Tôi không muốn kể cho Aarti nghe tất cả những chi tiết này.
Trường cao đẳng gì?
nàng hỏi.
Kỹ thuật.
Hay đấy,
Aarti nói.
Nếu anh muốn thành người lớn, anh phải làm việc lớn,
tôi nói.
Anh luôn là người lớn với em, Gopal à. Anh biết tại sao không?
Tại sao?
Vì anh có trái tim lớn.
Aarti vuốt nhẹ tay tôi trên bàn.
Trái tim tôi, dù lớn hay nhỏ, đã lỡ một nhịp khi nàng chạm vào tôi. Tôi nhanh chóng chuyển chủ để sang những câu chuyện xã giao.
Mọi chuyện với em thế nào? Học ở trường thế nào?
C-h-á-n lắm. Nhưng em sắp vào học viện hàng không.
Là trường gì vậy?
Đào tạo tiếp viên hàng không. Lớp học trông như nội thất máy bay.
Thật sao?
tôi đăm chiêu.
Có nhiều chuyện đang xảy ra trong ngành giáo dục quá.
Phải, phần lớn bọn em chỉ trở thành sinh viên thôi. Chẳng phải ai cũng mở được trường cao đẳng đâu,
nàng trêu.
Tôi cười.
Đường còn dài. Không dễ dàng gì.
Anh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn thế trong đời. Anh sẽ làm được,
Aarti tin tưởng nói.
Em nghĩ vậy à?
tôi hỏi.
Nàng gật đầu. Cái gật đầu của nàng là cả thế giới với tôi. Tôi muốn rủ nàng đi chơi lần nữa. Vì lẽ gì đó mà tôi nghĩ rằng với kế hoạch mở trường mới của mình nàng sẽ thiên về đồng ý. Tất nhiên là chỉ có bộ não tôi mới nghĩ ra được mớ lý thuyết mong manh này.
Raghav thế nào?
tôi hỏi để đưa mình quay lại thực tại.
Hơi tệ, thực sự mà nói,
nàng trả lời.
Tôi cảm thấy một luồng hơi ấm.
Vậy à? Sao thế?
tôi giả vờ quan tâm.
Anh ấy thất bại trong cuộc bầu cử bí thư của trường.
Ồ,
tôi nói.
Có quan trọng không?
Với anh ấy thì có. Anh ấy thua vì không chịu thỏa thuận với những ký túc xá khác. Anh ấy muốn đấu công bằng.
Anh không ngạc nhiên khi cậu ấy thất bại,
tôi nói, chọc một miếng cà rốt.
Anh ấy tin là người ta phải cạnh tranh công bằng và chiến thắng. Nếu không thì chiến thắng có ý nghĩa gì?
Aarti nói.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng như thế, phải không?
tôi nói, nhai chậm rãi.
Em không biết. Nhưng cuộc đời đáng ra phải như thế,
Aarti nói.
Năm sau anh ấy sẽ lại tranh cử.
Cậu ấy có đang cố quá không vậy?
tôi hỏi.
Có đấy, giữa các khóa học ở trường, tạp chí và bầu cử anh ấy hầu như chẳng còn thời gian cho em.
Và em thích thế?
Không, nhưng em không có lựa chọn. Nếu chuyện đó làm anh ấy vui, thì hãy cứ để như thế đi.
Chúng tôi ăn xong bữa tối. Món bánh sô cô la được mang ra. Mắt nàng sáng lên. Nàng kéo đĩa về phía mình.
Đừng có lấy trộm bánh của em,
Nàng toét miệng cười.
Raghav thật may mắn khi có em, Aarti à,
tôi nói.
Cảm ơn,
nàng cười ngượng nghịu.
Aarti, anh có thể hỏi em một việc không?
Gì vậy?
Nàng nhìn tôi, thìa của nàng dừng lại trên cái bánh.
Không có gì, để lại cho anh ít bánh nếu có thể,
tôi nói và ra hiệu gọi tính tiền.
Chuông cửa đánh thức tôi dậy lúc nửa đêm. Tôi dụi mắt và mở cửa, vẫn còn dở thức dở ngủ. Bác tôi, bác gái và con trai họ, Ajay, người anh họ ba mươi tuổi của tôi đứng ngoài cửa.
Bác Ghanshyam?
tôi hỏi.
Có chuyện gì vậy? Vào nhà đi.
Những người họ hàng của tôi ngồi trên chiếc xô pha rách nát ở phòng ngoài. Họ không nói gì trong suốt năm phút.
Các bác đến muộn thế này không phải vì nhớ cháu, đúng không ạ?
tôi hỏi.
Sao cậu lại làm chuyện ấy với chúng tôi?
Ajay bật ra.
Làm gì?
tôi hỏi.
Các bác dùng nước chứ? Hay là trà?
Không,
bác tôi đáp.
Gopal, phải để tâm đến nghiệp chướng của cháu chứ. Chúa trời đang nhìn đấy. Một ngày nào đấy cháu sẽ phải trả giá. Đừng làm thế với chúng ta.
Làm gì ạ?
tôi hỏi lại. Và tại sao họ lại đến vào lúc đêm tối này?
Bittoo hôm nay vẫn chưa từ nhà trẻ về,
bác gái nói và bật khóc. Lần này có vẻ là nước mắt thật chứ không phải những giọt nước mắt cá sấu trong đám tang của bố tôi.
Họ đến nhà tôi vì Bittoo, đứa con trai bốn tuổi của Ajay mà tôi mới chỉ nhìn thấy một lần (ngồi trên đùi mẹ nó, trong đám tang bố tôi) bị mất tích.
Ồ, khủng khiếp quá,
tôi nói.
Nhưng mà liên quan gì đến nghiệp chướng của cháu vậy?
Chính là bọn ấy, những kẻ muốn mua đất,
bác tôi nói.
Chúng ta biết bọn chúng bên phe cháu.
Bác nói gì vậy?
Bác tôi khoanh tay.
Đừng làm chuyện ấy với chúng ta,
ông ta nói.
Cháu không làm gì cả. Cũng có vài người đến gặp cháu để mua đất. Nhưng cháu bảo với họ là cháu không bán được,
tôi nói.
Thật không?
Ajay nói.
Em bán sao được? Đất đang bị tranh chấp mà, phải không nào?
tôi nói.
Nhưng những kẻ đến gặp chúng ta lại không muốn mua. Chúng muốn chúng ta xử lý với ngân hàng, xử lý tranh chấp và chuyển tất cả cho cháu,
bác tôi nói.
Lạ nhỉ. Nhưng vấn đề bây giờ là, các bác quý đất hơn hay Bittoo hơn? Đúng chứ?
Câm đi,
Ajay nói.
Chúng tôi biết cậu là người muốn mua.
Em còn không có tiền mua thức ăn kìa. Em mua đất sao nổi?
tôi gãi đầu.
Bọn ấy là ai?
bác tôi hỏi.
Cháu không biết. Các bác có thể báo cảnh sát,
tôi nói,
nhưng chúng nghe có vẻ giống bọn lừa đảo.
Tránh cảnh sát ra,
bác gái nói.
Chúng có thể làm mọi thứ. Bittoo là đứa bé nên giấu xác nó cũng chẳng khó khăn gì. Vả lại, đây là Varanasi, vứt xác chết rất dễ,
tôi nói.
Ajay nhảy dựng lên khỏi xô pha và túm cổ áo tôi.
Tao biết mày có liên quan. Bố mày trung thực, còn mày thì không,
anh ta nói, ánh mắt điên dại.
Bỏ tay ra ngay, anh họ,
tôi nói giọng bình tĩnh nhưng cương quyết.
Mẹ Ajay kéo tay con trai. Ajay buông tôi ra.
Họ trả giá bao nhiêu?
tôi hỏi.
Tám trăm ngàn,
bác tôi nói.
Không tệ.
Chỉ bằng một phần giá thị trường.
Nhưng nhiều gấp đôi giá bác trả cháu,
tôi nói.
Mày có liên quan,
Ajay lườm tôi.
Về nhà đi bác, và suy nghĩ cho kỹ. Tất cả chúng ta đều yêu quý Bittoo hơn đất đai mà.
Sao chuyện này lại xảy ra với chúng ta?
bác gái than vãn ở cửa.
Đều là nghiệp chướng cả. Bác Taya sẽ giải thích cho bác,
tôi cười và sập cửa.
Phải mất ba đêm không có Bittoo thì những người họ hàng của tôi mới nhận ra giá trị của cái giá tám trăm ngàn. Tôi nhận được một cuộc điện thoại từ văn phòng Ủy viên Hội đồng khi bác Ghanshyam Mishra và ông anh Ajay Mishra ký xong giấy tờ.
Là Sharma, thư ký của ngài Shukla,
người gọi điện nói.
Ủy viên Hội đồng mời cậu dự bữa tối nay.
Chúc mừng,
ngài Shukla nói khi chúng tôi cụng ly whisky.
Bedi, Sunil và tôi ngồi cùng ông ta trong một phòng khách khổng lồ. Có ba khu vực bài trí khác nhau với những chiếc xô pha nhung lộng lẫy, bàn cà phê và những cây đèn và dàn đèn treo sang trọng. Ba người bồi bàn phục vụ bánh kebab, các loại hạt và bánh gối nhỏ trên những chiếc đĩa sứ lót giấy ăn. Tôi thấy hình gia đình Shukla treo trên tường.
Nikhil và Akhil, các con trai tôi,
ngài Shukla nói.
Cả hai đang học bên Mỹ. Sẽ phải để chúng xa nhà một thời gian.
Có người nói ngài Shukla đã ly dị. Người khác nói ông ta có một gia đình khác ở Lucknow. Tôi cảm thấy mình không cần phải biết.
Đất đai là một bước tiến quan trọng,
Bedi nói dứt khoát.
Nhưng đường còn dài lắm. Tuần tới chúng ta sẽ gặp người của chính quyền thành phố. Trong khi đó ta phải lo các thủ tục liên quan đến quỹ ủy thác.
Bedi giải thích làm thế nào để chính quyền thành phố cấp giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang giáo dục và thông qua quy hoạch để chúng tôi có thể bắt đầu xây dựng.
Làm nhanh vụ chuyển đổi mục đích đi. Tôi không chi tám trăm ngàn mua đất trồng lúa đâu.
Ngài Shukla nói.
Chúng tôi sẽ làm,
Bedi nói.
Họ biết ai đứng sau vụ này. Ngài không phải là người tầm thường mà, thưa ngài.
Đúng thế,
ngài Shukla nói giọng khinh thường với Bedi vì anh ta nói ra điều rõ ràng.
Nhưng chúng ta cũng phải quan tâm đến chính quyền thành phố phải không?
Vâng, tất nhiên rồi,
Bedi nói.
Chuyển đổi mục đích sử dụng. Giá trị đất sẽ tăng gấp năm lần. Không rẻ đâu.
Bao nhiêu?
ngài Shukla hỏi.
Tất nhiên là giá của ngài sẽ khác. Tôi cho là khoảng một triệu.
Gì cơ?
ngài Shukla nói, bị sốc.
Bedi uống một ngụm lớn hết ly rượu.
Là ba mươi mẫu, thưa ngài. Với người bình thường giá sẽ là bốn triệu.
Thấy không, đó là lý do tại sao những người như tôi lại phải nhảy vào giáo dục. Chuyện gì đang xảy ra với đất nước này vậy?
Cần ngài Chánh án ủng hộ nữa. Nhưng Pradhan là người liêm khiết. Tuy nhiên, nếu để xây trường cao đẳng và chính quyền thành phố thông qua thì ông ta sẽ duyệt,
Bedi nói.
Liêm khiết đến đâu?
ngài Shukla hỏi.
Đủ liêm khiết để không nhận tiền. Nhưng cũng không liêm khiết đến mức ngăn người khác nhận.
Thế là tốt. Nếu liêm khiết, tốt nhất là hãy bí mật,
Sunil nói, lần đầu tiên lên tiếng trong buổi tối hôm đó.
Sunil,
ngài Shukla nói.
Vâng thưa ngài.
Cậu về đi. Tôi sẽ có thứ gửi cho cậu sau. Nhưng từ giờ bọn tôi sẽ tự làm dự án này,
ngài Shukla nói.
Thưa ngài, nhưng mà...
Sunil nói.
Cậu xong việc rồi.
Ngài Shukla nói, đưa cho anh ta một chai Johnie Walker Black Label.
Sunil hiểu ý. Anh ta cảm ơn ông ta vì chai rượu, cúi chào thấp hết cỡ cột sống cho phép và đi ra.
Tôi biết Chánh án Pradhan, con gái ông ấy là bạn tôi.
Tôi nói với ngài Shukla.
Ông ấy không liên quan nhiều trong vụ này. Dẫu sao thì vẫn tốt khi được ông ta ủng hộ,
ngài Shukla nói.
Chắc chắn rồi,
tôi nói.
Ngài Shukla vào phòng ngủ. Ông ta quay lại với một cái túi nhựa nặng. Ông ta đưa nó cho tôi.
Gì vậy?
tôi hỏi.
Một triệu,
ông ta nói,
cho chính quyền thành phố.
Một triệu?
tôi hỏi lại. Tay tôi run run khi cầm chiếc túi nặng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy, hay cầm lên ngần ấy tiền.
Chỉ là một con số thôi,
Ủy viên Hội đồng nói.
Anh Bedi, rót cho cậu bé đi. Và cả cho anh nữa. Tôi không thích cốc không.
Chắc chắn rồi, ngài Shukla,
Bedi nói và gọi người bồi bàn.
Người làm giáo dục chỉ cần tiền thôi hay họ còn muốn thứ khác nữa?
ngài Shukla hỏi Bedi.
Ví dụ như thứ gì cơ?
Bedi hỏi.
Gái, nếu họ muốn tiêu khiển. Tôi có một người, Vinod, có thể sắp xếp chuyện này,
Ủy viên Hội đồng Shukla nói.
Ồ, tôi sẽ báo sau. Thường thì tiền là được rồi,
Bedi nói
Tốt,
ông ta đổi chủ đề.
Liệu Gopal có thể tạm làm việc ở văn phòng của anh không? Cho tới lúc cậu ấy có văn phòng riêng?
Tất nhiên rồi, thưa ngài Shukla.
Người phục vụ chạy tới rót cho chúng tôi.
Giấy tờ cho quỹ ủy thác đã xong. Ta có thể ký ngay trong tuần này. Nhưng còn một câu hỏi, Gopal,
Bedi nói.
Gì vậy?
tôi nói.
Tên trường là gì?
Bedi nói.
Tôi chưa nghĩ đến chuyện ấy.
Tôi chịu. Có thể là gì đấy có liên quan đến công nghệ.
Và thành phố của chúng ta,
ngài Shukla nói.
Để khi tới lúc, tôi có thể nói với mọi người là tôi làm việc này cho họ.
Cao đẳng Kỹ thuật Ganga?
tôi nói.
Ngài Shukla vỗ vai tôi.
Tốt lắm. Tôi thích cậu, Gopal ạ. Cậu sẽ tiến rất xa đấy.
Ngài Shukla đích thân rót whisky vào ly của tôi đầy đến tận miệng.