- 15 -


Số từ: 2915
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Aarti và tôi có một buổi chèo thuyền thật lâu. Bộ dupatta màu xanh lá của nàng bay ngược ra sau trong làm gió sớm.

Đã quyết định làm gì tiếp theo chưa?
nàng hỏi.

Anh đang tìm hiểu mấy trường cao đẳng kỹ thuật tư thục.


Rồi sao?


Quá đắt và quá mờ ám,
tôi trả lời.
Tôi nghỉ tay chèo. Chiếc thuyền đứng yên giữa sông. Tôi tự hỏi liệu Aarti có sang ngồi cạnh và xoa bóp tay cho tôi không. Không.

Thì sao? Tiếp theo là gì ?
Aarti hỏi.

Một bằng tại chức và một công việc.


Nợ nần thì sao?


Xoay xở được. Bố anh đã thanh toán gần hết rồi,
tôi nói dối. Tôi không muốn làm nàng thấy nặng nề với những đau khổ của mình và làm hỏng thời gian tôi bên nàng.

Tốt rồi. Đừng lo, mọi thứ sẽ ổn thôi.
Nàng đứng dậy và đến ngồi bên tôi. Nàng cầm lấy tay tôi, và như đang nghĩ ngợi tới điều gì khác, nàng bắt đầu bóp khớp ngón tay tôi.

Em hạnh phúc với Raghav, phải không?
tôi hỏi.
Tôi hy vọng là không, nhưng giả vờ là tôi muốn nàng có.

Có chứ,
nàng nhìn tôi bằng đôi mắt lấp lánh.
Raghav là người tốt.

Tôi rút tay về. Nàng cảm nhận được sự thất vọng của tôi.

Anh có bao giờ bảo cậu ấy không tốt đâu.
Tôi nhìn đi chỗ khác.

Anh ổn chứ?


Ừ,
tôi đáp và nặn ra một nụ cười giả tạo.
Cậu ấy thế nào rồi?


Đã nói với bố mẹ là anh ấy sẽ không làm nghề kỹ thuật nữa. Họ không vui lắm khi nghe thế.


Cậu ấy là đồ ngốc. Cậu ấy định làm gì chứ?


Báo chí,
nàng nói.
Anh ấy thích thế. Đó là chuyện anh ấy muốn làm. Anh ấy muốn thay đổi mọi thứ. Anh ấy cũng tham gia góp ý các chủ trương chính sách của trường.


Hoàn toàn ngu ngốc,
tôi nói. Tôi nhặt mái chèo và chèo tiếp. Aarti quay về chỗ mình.
Chúng tôi im lặng suốt quãng đường về. Tiếng mái chèo quạt nước là âm thanh duy nhất phá tan sự im lặng. Tóc Aarti đã dài ra đến eo. Tôi nhìn mi mắt nàng hấp háy mỗi khi nàng chớp mắt. Mặt trời lúc rạng đông dường như khiến làn da nàng tỏa sáng từ bên trong. Tôi tránh nhìn đôi môi nàng. Nếu nhìn chúng tôi sẽ muốn hôn lên chúng.
Nàng thuộc về một người khác rồi, dù não ngắn thì mày cũng nên biết điều đó.
Đầu tôi biết thế, nhưng trái tim tôi thì không.

Sao bọn mình lại lớn lên vậy Gopal?
Aarti nói.
Ngày xưa mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.

Tôi chưa đến nhà của một Ủy viên Hội đồng bao giờ. Chúng tôi đến tòa nhà rộng mênh mông của ngài Shukla trong khu Kachehri lúc ba giờ chiều. Xe cảnh sát đỗ bên ngoài và nhân viên bảo vệ vây quanh toàn bộ tòa nhà. Sunil tự giới thiệu ở cổng, rồi người ta cho chúng tôi vào.
Vài người dân làng ngồi trên bãi cỏ trước nhà, chờ đến lượt mình được gặp ngài Ủy viên Hội đồng. Sunil có nói ngài Ủy viên Shukla ở một mình. Gia đình ông ta chủ yếu sống ở nước ngoài vì hai đứa con trai của ngài học ở đó. Đầy cán bộ của đảng bên trong, ngôi nhà của ngài Ủy viên Shukla giống trụ sở đảng hơn là nhà ở.
Sunil dẫn theo Girish Bedi,
một chuyên gia tư vấn giáo dục giàu kinh nghiệm
. Tôi có một ba lô đựng đầy giấy tờ đất và tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp. Nhân viên bảo vệ lục kiểm tra ba lô của tôi ba lần trước khi chúng tôi đến được văn phòng của ngài Ủy viên.
Một người đàn ông trung niên mặc trang phục trắng bóc ngồi đằng sau cái bàn gỗ lộng lẫy, bóng loáng. Dù hơi có bụng nhưng đối với một chính trị gia thì ngài Shukla có thể xem là đẹp trai. Ông ta ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống trong lúc tiếp tục nói chuyện trên điện thoại di động.

Nói với nhà khoa học đó là Shukla muốn xem báo cáo trước. Phải, tôi cần xem nó. Đây cũng là sông Hằng của tôi. Phải, được rồi, tôi phải họp bây giờ, tạm biệt.

Ngài Ủy viên Hội đồng lật giở chỗ hồ sơ trên bàn trong lúc nói chuyện với chúng tôi.

Là Sunil, thưa ngài. Công ty Sunshine Events. Ch... chúng tôi tổ chức hội chợ giáo dục,
Sunil nói, giọng anh ta hơi lắp bắp, hoàn toàn trái ngược với vẻ tự tin của anh ta khi ở bên ngoài.

Cậu có việc gì?
ngài Shukla hỏi.

Đất, thưa ngài,
Sunil nói.

Ở đâu? Bao nhiêu?
ngài Shukla hỏi tiếp. Mắt ông ta không rời chỗ hồ sơ khi tai ông ta lắng nghe. Các chính trị gia có thể làm việc đa nhiệm tốt hơn hầu hết mọi người.

Ba mươi mẫu Anh, cách thành phố mười cây số trên đường cao tốc Lucknow,
Sunil nói.
Ngài Ủy viên ngừng bút giữa chừng. Ông ta ngẩng lên nhìn chúng tôi.

Của ai?
ông hỏi. Ông ta đóng tập hồ sơ và tập trung toàn bộ sự chú ý vào chúng tôi.

Của tôi, thưa ngài,
tôi nói. Tôi không hiểu vì sao tôi lại gọi ông ta là ngài.
Tôi là Gopal Mishra.
Tôi mở ba lô và đặt chỗ giấy tờ đất đai lên bàn.

Còn anh?
ngài Shukla hỏi, quay sang Bedi.

Tư vấn giáo dục. Anh ấy giúp thiết kế và mở trường cao đẳng mới. Người của chúng tôi,
Sunil đáp.

Trường cao đẳng mới?
ngài Shukla hỏi.

Ngài có thể lấy giấy phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng cho giáo dục,
lần đầu tiên Bedi mở miệng.

Trông cậu vẫn còn trẻ,
ngài Shukla nói với tôi.
Bố mẹ cậu là ai?


Mất cả rồi, thưa ngài,
tôi nói.

Hừm, thế vấn đề là gì?
ngài Shukla lại hỏi. Ngón tay ông ta lần từ vị trí của mảnh đất tới trung tâm thành phố.

Bác tôi,
tôi trả lời.

Nó ngay gần sân bay sắp xây,
ngài Shukla nói khi ông ta đã hình dung ra bản đồ.

Vậy sao?
tôi hỏi lại.
Ngài Shukla cầm máy điện đàm nội bộ. Ông ta bảo nhân viên không làm phiền mình cho đến hết cuộc gặp này.

Gopal, hãy kể tôi nghe mọi thứ về vụ tranh chấp đất này,
ngài Shukla nói.
Trong một tiếng sau đó tôi kể cho ông ta nghe toàn bộ câu chuyện.
Và thực sự là tôi còn nợ người của ông hai trăm ngàn,
tôi kết thúc cuộc độc thoại của mình.

Cậu có muốn uống trà không? Nước ngọt?
ngài Shukla hỏi.
Tôi lắc đầu.

Cậu nợ người của tôi tiền?
ngài Shukla nói.

Không thưa ngài, không phải người của ngài,
Sunil trả lời thay và đá chân tôi.
Anh Bedi, phát biểu quan điểm của mình đi.

Tôi không nhận ra rằng đội cho vay nặng lãi hoạt động dưới sự bảo trợ của ngài Ủy viên, nhưng chối bỏ bất cứ liên kết công khai nào với ông ta.

Một địa điểm lý tưởng cho trường cao đẳng kỹ thuật, thưa ngài,
Bedi nói.
Phần mười lăm mẫu của cậu ta là đủ.


Sao lại mười lăm? Khi có ba mươi, sao ta lại chỉ lấy mười lăm?
ngài Shukla hỏi lại.
Cảm xúc choán ngợp khắp người tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi được một người có thế lực ủng hộ. Tôi không nhận thấy ông ta đang nói
chúng ta
.
Sunil cười tự mãn với tôi. Anh ta đã đưa tôi đến đúng chỗ.

Mười lăm là đủ, thưa ngài,
tôi nói mà không chắc là chúng tôi sẽ làm thế nào để có được mười lăm mẫu ấy.

Ba mươi. Giữ phần còn lại dùng sau. Nó gần thành phố... Khi trường được mở và sân bay đã xây, chúng ta còn có thể xây khu dân cư hay thương mại,
ngài Shukla nói.
Tôi không thực sự hiểu ông ta nói gì nhưng tôi đoán là ông ta biết nhiều hơn tôi. Thêm nữa, có vẻ như là ông ta đứng về phía tôi.

Nhưng làm sao ta lấy được đất?
tôi hỏi. Bác tôi đã ngồi trên mảnh đất này nhiều năm rồi.

Để chuyện ấy cho chúng tôi,
ngài Shukla nói.
Cậu nói tôi nghe xem, cậu có điều hành được trường cao đẳng không?


Tôi ư?


Phải, bởi vì cậu sẽ là diện mạo và tên tuổi của trường. Tôi sẽ là một đối tác im lặng,
ông ta đáp.

Nhưng bằng cách nào?
tôi hỏi.
Tôi không có kinh nghiệm. Tôi không có tiền.


Anh Bedi sẽ cho cậu kinh nghiệm. Tôi sẽ đưa cậu tiền để xây dựng và các thứ khác, được chứ?

Tôi thấy ở đây có gì đó không ổn. Vì sao người ta lại tự nhiên giúp tôi? Chiêu trò gì đây nhỉ?

Sunil hiểu sự khó xử của tôi.

Ngài Shukla, làm ơn nói cậu ta biết điều kiện của ngài. Và đương nhiên là bất cứ thứ gì ngài muốn tôi đều không phản đối.
Sunil nói và nở một nụ cười xun xoe.

Tôi không muốn gì cả. Mở một trường cao đẳng là điều tốt cho thành phố của tôi,
ngài Shukla nói.
Không ai tin ông ta. Dù sao thì chúng tôi cũng phải chiều chuộng ông ta.
Thưa ngài, làm ơn đi,
Sunil nài.
Thế là không công bằng.


Tôi sẽ nghĩ về điều kiện của mình. Nhưng nhóc, nói tôi nghe, cậu có theo được không?
ngài Shukla nhìn tôi. Tôi nghĩ mình đã già đi mười tuổi dưới cái nhìn ấy.
Tôi giấu sự bối rối của mình hết mức có thể.
Sao ta không lấy lại đất và bán đi?
tôi hỏi.

Đất từng bị tranh chấp rất khó bán,
ngài Shukla nói.
Lấy lại quyền sở hữu cho cậu là một chuyện, nhưng tìm được người mua mới lại là chuyện hoàn toàn khác.


Đúng vậy. Còn các vụ tranh chấp, chúng ta xử lý thế nào?
tôi hỏi tiếp.
Ngài Shukla cười.
Ta không xử lý vụ tranh chấp. Ta xử lý người trong vụ tranh chấp.

Ngài Ủy viên Hội đồng cười, nhưng mắt ông ta cho thấy một quyết định chắc chắn. Ông ta có vẻ là người có khả năng xử lý người khác. Và hơn cả việc đòi lại đất, tôi muốn dạy cho những người họ hàng của tôi một bài học.

Nếu ông có thể xử lý họ, ông có thể lấy bất cứ phần nào ông muốn,
tôi nói.

Mười lăm mẫu cho tôi,
ngài Shukla nói.
Tôi sẽ giữ nó cho đến khi khu này được chuyển mục đích thành khu thương mại hay dân cư. Chúng ta sẽ xây trường trên mười lăm mẫu kia.


Ông muốn sở hữu bao nhiêu phần trăm của trường?
tôi hỏi.

Cậu muốn bao nhiêu cũng được. Trường cao đẳng là quỹ ủy thác, ở đấy không có lợi nhuận,
ngài Shukla hờ hững nói.

Thật sao?
tôi ngạc nhiên hỏi.

Đúng vậy.
Bedi nói sau một lúc lâu.
Tất cả các trường cao đẳng đều phải được thành lập dưới hình thức quỹ ủy thác phi lợi nhuận. Không có cổ đông, chỉ có các Ủy viên quản trị.


Vậy tại sao người ta lại mở trường cao đẳng phi lợi nhuận?
tôi lại hỏi.
Bedi hít một hơi dài trước khi bắt đầu giải thích.
Thế này, cậu sẽ lấy lợi nhuận. Các Ủy viên quản trị có thể lấy được tiền mặt ra khỏi quỹ ủy thác dưới dạng chi phí. Hoặc nhận phí dưới dạng tiền mặt mà không vào sổ sách. Hoặc yêu cầu nhà thầu hoàn lại một phần cậu đã trả cho họ. Còn có nhiều cách khác nữa...

Bedi tiếp tục nói cho tới khi tôi ngắt lời anh ta.
Chờ chút, đấy chẳng phải là những cách làm phi pháp hay sao?

Tất cả mọi người im bặt.
Ngài Shukla nói sau một lúc.
Tôi không nghĩ cậu nhóc này có thể làm được. Các cậu làm lãng phí thời gian của tôi rồi.

Bedi và Sunil ôm đầu xấu hổ. Tôi đã làm hại họ vì sự tò mò của mình về bất động sản.

Tôi xin lỗi, tôi chỉ cố tìm hiểu thôi mà,
tôi nói.

Gì cơ?
Bedi nói, giọng anh ta khó chịu.

Anh nói với tôi rằng cách duy nhất để kiếm tiền từ trường đại học là sử dụng các biện pháp phi pháp? Xin lỗi, tôi không phải tỏ ra có đạo đức, tôi chỉ hỏi thôi.


Được thôi,
Bedi nói,
thực sự là cậu không được kiếm tiền từ đó.


Vậy tại sao người ta lại mở trường?


Vì lợi ích của xã hội, như chính trị gia chúng tôi vẫn làm,
Shukla nói.
Tất cả mọi người, trừ tôi, phá lên cười. Tôi đoán câu đùa đó hướng tới anh chàng tôi ngu xuẩn, ngây thơ.

Nghe này Gopal,
Sunil nói,
đấy chính là quy tắc. Rất ngớ ngẩn. Giờ thì cậu nên tìm cách đi vòng qua chúng hoặc tiếp tục ngu ngơ. Sẽ phải có một quỹ ủy thác, cậu và ngài Shukla sẽ là Ủy viên. Bedi sẽ giải thích mọi chuyện.

Bedi gật đầu với tôi. Phải, người này hiểu hệ thống và biết cách bẻ cong nó.

Anh Bedi, làm ơn giải thích với cậu nhóc là đừng hỏi han nhiều về tính pháp lý. Nếu thế thì giáo dục không phải là việc cho cậu ấy đâu,
ngài Shukla nói.

Tất nhiên rồi,
Bedi cười.
Ngài Shukla, lấy tiền từ quỹ ủy thác là việc dễ nhất. Thế còn các loại giấy phép và phê chuẩn cần thiết thì sao ạ? Mỗi bước đi đều phải có cách quản lý đặc biệt.


Đó là chuyện cậu nhóc này phải làm. Tôi vô hình trong vụ này. Tôi chỉ là một Ủy viên, để đem lại lợi ích cho xã hội,
ngài Shukla nói.

Làm gì?
tôi hỏi.

Đừng lo, tôi sẽ giải thích,
Bedi nói.
Cậu cần được chính quyền thành phố phê duyệt kế hoạch xây dựng và được AICTE phê duyệt việc lập trường cao đẳng. Có kiểm tra. Phải quan tâm đến tất cả mọi người. Đấy là chuẩn.

( All India Council for Technical Education: Ủy ban Toàn Ấn về Đào tạo kỹ thuật)

Hối lộ à?
tôi hỏi.

Suỵt!
ngài Shukla quở trách.
Đừng nhắc đến chuyện đó ở đây. Các cậu thảo luận ở ngoài đi. Giờ thì về đi.

Chúng tôi đứng dậy đi.

Ở lại một chút đi Gopal,
ông Ủy viên nói.

Vâng?
tôi nói sau khi Sunil và Bedi ra khỏi phòng.

Cậu sẽ làm những gì cần làm chứ?
ngài Shukla nói,
nếu không tôi không muốn phí thời gian của mình. Cứ nói với tôi nếu cậu muốn thôi.

Tôi suy nghĩ một lúc.
Việc này không dễ,
tôi thú nhận.

Thành đại gia không bao giờ dễ,
ngài Shukla nói.
Tôi im lặng.

Cậu muốn thành đại gia chứ, Gopal?

Tôi tiếp tục nhìn xuống. Tôi ngắm nghía những đường vân đen trắng trên nền nhà lát đá hoa cương Ý.

Hay cậu muốn mãi là một cậu nhóc tầm thường trong lúc bạn bè vượt qua cậu?

Tôi nuốt cục nghẹn trong họng. Tôi ngẩng lên nhìn vào mắt ông ta.

Cậu có bạn gái không, Gopal?

Tôi lắc đầu.

Cậu biết tại sao không? Vì cậu không là ai cả.

Tôi gật đầu. Hình ảnh Aarti và Raghav hôn nhau say đắm trong bãi đỗ xe trường BHU thoáng qua đầu tôi. Nếu tôi vào được BHU và Raghav đi Kota thì quyết định của nàng liệu có khác đi không? Tôi nhìn ngài Shukla. Mỗi xăng ti mét trên người ông ta đều đem lại ấn tượng không tốt. Nhưng ông ta cho tôi một cơ hội. Một công việc, một sự chấp nhận, một cơ hội khốn kiếp, đôi khi đó là tất cả những gì một người cần trong đời.

Tôi sẽ làm. Tôi cũng chẳng phải là người duy nhất ở Ấn Độ đưa hối lộ,
tôi nói.
Nhưng tôi muốn thành đại gia.

Ngài Shukla đứng dậy. Ông ta đi vòng qua bàn làm việc và vỗ lưng tôi.
Cậu đã là đại gia rồi,
ông ta nói,
vì cậu có tôi chống lưng. Giờ thì đi đi, và để lại thông tin về ông bác cậu cho thư ký của tôi bên ngoài kia.


Còn tiền tôi nợ người của ông thì sao?
tôi hỏi.

Hai trăm ngàn? Chẳng là gì với tôi cả, quên đi,
ngài Shukla nói. Ông ta quay về bàn làm việc và mở ngăn kéo. Ông ta lấy hai tập mười nghìn rupi và ném cho tôi.
Một cho Sunil, một cho cậu,
ông ta nói.

Sao lại cho tôi?
tôi hỏi.

Vì cậu điều hành trường đại học của tôi, thưa ngài Giám đốc.
Ông ta cười tươi.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.