- 37 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 1857 chữ
- 2020-05-09 03:22:50
Số từ: 1840
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Cho dù cái giường thật thoải mái, nhưng tối hôm ấy tôi chẳng thể ngủ nổi. Có ba cuộc gọi nhỡ từ Aarti. Tôi không gọi lại. Tôi không thể. Tôi không biết phải nói gì với nàng.
Tình hình thế nào?
Nàng nhắn tin cho tôi.
Tôi nhận ra rằng nàng sẽ còn hỏi cho tới khi tôi chưa nói ra điều gì đó. Tôi gọi điện cho nàng.
Sao anh không nghe máy?
nàng hỏi.
Anh xin lỗi, trưởng khoa đến nhà. Giờ ông ấy mới về.
Anh gặp Raghav chưa?
nàng sốt ruột hỏi.
Rồi,
tôi thở dài.
Thế nào?
Có người trong văn phòng với cậu ấy. Anh không đem chuyện ra nói được.
Gopal, em hy vọng anh nhận ra rằng khi em còn chưa chia tay anh ấy thì em đang phản bội anh ấy vì anh đấy. Có cần em nói chuyện với anh ấy không?
Không, không, đợi đã. Anh sẽ gặp riêng cậu ấy.
Em còn phải nói chuyện với bố mẹ em nữa đấy,
nàng nói.
Về chuyện gì?
Em đang có ba ứng viên chờ xem mặt vào tuần tới. Tất cả đều từ các gia đình chính khách.
Bố mẹ em điên rồi à?
tôi phát khùng.
Động chạm đến chuyện của con gái, tất cả các phụ huynh ở Ấn Độ đều điên,
nàng nói.
Em có thể hoãn binh với bố mẹ, nhưng không lâu được đâu.
Được rồi, anh sẽ giải quyết vụ này,
tôi nói.
Tôi kéo hai cái gối sát vào người.
Thấy chưa, anh thấy chuyện gì xảy ra sau khi em cho anh chưa? Đảo vai rồi. Giờ thì con gái lại phải theo đuổi.
Không phải thế đâu Aarti. Cho anh hai ngày đi.
Được. Nếu không em sẽ tự nói với Raghav. Và nếu anh ấy có hỏi em sẽ bảo giữa chúng ta không có chuyện gì cả.
Ý em là gì?
tôi hỏi.
Là em chưa bao giờ phản bội anh ấy. Bọn mình quyết định đến với nhau, nhưng chỉ là sau khi chia tay. Được không?
Được,
tôi nói.
Đôi khi tôi thấy con gái cứ thích phức tạp hóa cuộc sống của họ.
Nếu không thì anh ấy sẽ suy sụp mất,
nàng kết thúc.
Tôi kết thúc cuộc gọi và nằm vật xuống giường, kiệt sức.
Mắt tôi đau vì màu trắng của quần áo của những người đến dự đám tang. Tôi nhìn mặt họ. Tôi không nhận ra ai cả.
Đám tang ai vậy?
tôi hỏi người đàn ông đứng cạnh mình.
Chúng tôi đứng bên bậc nước. Tôi nhận thấy cái xác khá nhỏ bé. Người ta thả thẳng nó xuống nước.
Sao họ không thiêu?
tôi hỏi. Và sau đó tôi nhận ra tại sao. Đó là một đứa bé. Tôi lại gần cái xác và lật tấm vải liệm. Đó là một cậu bé. Đeo kính râm.
Ai giết thằng bé?
tôi thét lên nhưng không thành tiếng...
Tôi bật dậy, hét lên trần nhà trắng trong phòng ngủ và ánh đèn chói chang mà tôi quên tắt. Ba giờ sáng. Chỉ là một cơn ác mộng,
tôi tự nhủ.
Tôi trằn trọc trên giường, nhưng chẳng thể nào ngủ lại được.
Tôi nghĩ tới Raghav. Cậu ta xong rồi. Tờ báo của cậu ta sẽ đóng cửa. Cậu ta sẽ thấy rằng tìm việc làm thật khó, ít nhất là ở Varanasi. Và dù cậu ta có ở đâu chăng nữa, người của Shukla vẫn có thể hãm hại cậu ta.
Tôi nghĩ tới Aarti - Aarti của tôi - lẽ sống của đời tôi. Tuần sau tôi có thể đính hôn với nàng, ba tháng nữa là đám cưới. Một năm tới, có thể tôi sẽ thành Ủy viên Hội đồng. Giấy phép thành lập trường đại học của tôi sẽ đến trong nháy mắt. Tôi có thể mở rộng sang ngành y, MBA, luyện thi, hàng không. Với mức độ quan tâm của người Ấn Độ tới giáo dục thì không gì là không thể. Quên chuyện Aarti làm tiếp viên hàng không đi, tôi có thể mua cho nàng cả cái máy bay ấy chứ. Và nếu tôi đi đúng bài, có thể tôi sẽ thăng tiến trong đảng. Tôi đã sống cô đơn quá lâu rồi. Tôi có thể lập gia đình, và có thật nhiều những đứa con xinh xắn với Aarti. Chúng sẽ lớn lên, thừa kế sự nghiệp của gia đình và đế chế chính trị. Đó là cách người ta thành tai to mặt lớn ở Ấn Độ. Tôi có thể trở thành một người có máu mặt thực sự.
Nhưng chuyện gì sẽ đến với Raghav?
Cậu bé Keshav nửa sống nửa chết hỏi tôi. Anh không quan tâm,
tôi nói với nó. Nếu cậu ta sa cơ lỡ bước thì đó là do sự ngu xuẩn của chính cậu ta. Nếu cậu ta thông minh thì đã hiểu ra rằng cái sự can đảm xuẩn ngốc ấy chẳng đi đến đâu. Chẳng có cuộc cách mạng nào ở cái đất nước này vào năm 2020 hết. Đến 2120 cũng chẳng có! Đây là Ấn Độ, và ở đây chẳng có điều gì thay đổi cả. Tiên sư cậu, Raghav ạ.
Nhưng Keshav vẫn chưa tha cho tôi. Anh sẽ là loại chính trị gia gì vậy hả Gopal?
Anh không muốn trả lời em. Em làm anh sợ đấy. Thôi đi đi,
tôi nói to cho dù chẳng có ai trong phòng. Thực đấy, tôi biết mà.
Còn Aarti thì sao?
Một giọng nói thầm thì trong tôi.
Ta yêu nàng!
Còn nàng thì sao? Nàng có yêu mi không?
Có, Aarti yêu ta. Nàng làm tình với ta. Nàng muốn ta làm chồng nàng. Tôi gào lên trong đầu cho đến đau nhức.
Nhưng nàng có yêu mi nữa không nếu nàng biết mi thực sự là ai? Một thằng khốn kiếp sa ngã, quỷ quyệt à?
Ta làm việc chăm chỉ. Ta là một người đàn ông thành đạt,
tôi lại nói to, giọng tôi làm chính tôi giật mình.
Nhưng mi có phải người tốt không?
Đồng hồ chỉ năm giờ sáng. Bên ngoài kia ngày đã bắt đầu.
Tôi ra đi bộ quanh khuôn viên trường. Đầu óc tôi bình tĩnh lại một chút trong không khí trong lành buổi sáng. Những con chim nhỏ ríu rít trên những cành cây ướt sương đêm. Chúng chẳng quan tâm đến tiền bạc, xe Mẹc hay nhà vườn. Chúng hát ca vì chúng muốn. Và điều đó thật là đẹp. Lần đầu tiên tôi cảm thấy tự hào vì cây cối và chim chóc trong khuôn viên trường.
Tôi nhận ra tại sao Keshav cứ trở đi trở lại trong đầu tôi. Ngày xửa ngày xưa - tôi đã từng là Keshav, ngây thơ và không hiểu chuyện đời. Cuộc sống đã tát vào mặt tôi nhiều cú, hất văng sự ngây thơ ra khỏi tôi, tôi đã giết chết Keshav của mình, vì thế giới này chẳng quan tâm tới sự ngây thơ. Vậy tại sao tôi lại không nghiền nát Raghav hoàn toàn ngày hôm qua? Có thể vì thằng bé Keshav đó vẫn chưa chết, tôi tự nhủ. Có thể cái phần tốt đẹp, ngây thơ trong chúng ta chẳng bao giờ chết cả - chúng ta chỉ giẫm lên nó một lúc thôi.
Tôi nhìn trời, hy vọng nhận được chỉ dẫn từ trên cao kia - từ ông trời, mẹ hay bố tôi. Nước mắt chảy thành dòng trên mặt tôi. Tôi nức nở. Tôi ngồi xuống một gốc cây và khóc cả giờ đồng hồ. Đơn giản vậy thôi.
Đôi khi cuộc đời không phải là những gì ta muốn làm mà là những gì ta cần phải làm.
Ngài Shukla đang ăn táo ngoài hiên nhà tù. Một gác ngục ngồi cạnh, gọt vỏ và cắt.
Gopal, con trai ta. Lại đây, lại đây nào,
ngài Shukla nói. Ông ta mặc một bộ pijama trắng hồ giòn đang tỏa sáng dưới ánh nắng.
Tôi ngồi xuống sàn nhà.
Tôi muốn nhờ ông một chuyện nhỏ,
tôi nói.
Đương nhiên rồi,
ông ta nói.
Tôi nhìn người gác ngục.
Ồ, cậu ta ấy à? Cậu ta là Dhiraj, người quê tôi. Dhiraj, ta cần nói chuyện với con trai.
Người gác ngục đi ra.
Tôi vừa bảo cậu ta là sẽ giúp cậu ta được thăng tiến,
ngài Shukla cười nói.
Tôi muốn nhờ một việc hơi khác thường,
tôi nói.
Gì cũng được, OK?
Ngài Shukla, ông có thể giúp tôi gọi... mấy em được không? Cách đây lâu lâu ông có nhắc đến họ.
Ngài Shukla cười sằng sặc, trào cả nước táo ra mép.
Tôi nghiêm túc mà,
tôi nói.
Cậu bé của ta lớn rồi đây. Vậy là cậu muốn gái?
Không phải cho tôi.
Ngài shukla vỗ đầu gối tôi và nháy mắt đầy âm mưu.
Tất nhiên là không rồi. Nói ta nghe cậu bao nhiêu tuổi rồi?
Tuần sau tôi sang tuổi hai tư,
tôi nói.
Ồ, sắp đến sinh nhật cậu rồi à?
ông ta nói.
Vâng, ngày mười một tháng Mười một.
Quá hay. Cậu đủ lớn rồi. Đừng ngượng,
ông ta nói,
chúng ta ai cũng làm chuyện ấy cả.
Thưa ông, đấy là cho đoàn thanh tra. Tuần sau họ sẽ tới,
tôi nói.
Tôi muốn tăng phí. Còn họ thì nắm quyết định.
Ông ta nhăn mặt.
Phong bì không được à?
Mấy tay thanh tra này thích gái. Tôi được thông báo từ các trường tư khác ở Kanpur.
Ồ, được rồi,
ngài Shukla nói. Ông ta lấy từ một cái túi bí mật trong bộ pijama ra chiếc điện thoại di động. Ông ta lướt danh bạ rồi cho tôi một số điện thoại.
Tên nó là Vinod. Gọi cho nó và bảo tôi giới thiệu. Cho nó biết nhu cầu của cậu. Nó sẽ tìm được. Khi nào thì cậu cần đến bọn họ?
Tôi vẫn chưa biết được ngày chính xác,
tôi nói và chuẩn bị đứng lên.
Chờ đã,
ngài Shukla kéo tay tôi ngồi xuống.
Cậu cũng hưởng tí đi. Sau khi lập gia đình sẽ khó hơn đấy. Vui vẻ trước đi.
Tôi cười ngơ ngẩn.
Chuyện với con gái Chánh án thế nào?
Tốt,
tôi đáp. Tôi muốn đả động tới chủ đề này càng ít càng tốt.
Cậu sẽ hỏi thẳng bố mẹ con bé chứ? Hay lại cho con bé tí yêu đương vớ vẩn?
Tôi vẫn chưa nghĩ tới chuyện ấy,
tôi nói.
Tôi phải đi đây, ngài Shukla. Ngày hôm nay có cuộc họp với khách hàng.
Ngài Shukla nhận ra là tôi không muốn chuyện phiếm. Ông ta tiễn tôi ra tới cửa nhà tù.
Có thể cuộc đời sẽ không cho ta một cơ hội hai lần đâu,
ông ta nói khi chào tôi.
Cánh cửa sắt sập lại giữa hai chúng tôi.