- 36 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 3161 chữ
- 2020-05-09 03:22:50
Số từ: 3142
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Em bận không?
tôi hỏi.
Tôi gọi đến chỗ làm của Aarti. Một người khách du lịch đang mắng nàng vì nước trong phòng ông ta không đủ nóng. Aarti để tôi chờ máy trong lúc người khách chửi thề bằng tiếng Pháp.
Anh có thể gọi lại sau,
tôi nói.
Không sao. Bên dịch vụ phòng sẽ lo chuyện này. Em đau tai quá!
Aarti nói, khó chịu bởi tiếng la hét.
Ngày nào đó em sẽ sở hữu một trường cao đẳng. Em sẽ không phải làm việc này nữa.
Không sao đâu Gopal. Em thực sự thích công việc của mình. Thỉnh thoảng bọn em cũng gặp phải vài tay khó đỡ. Nhưng mà có chuyện gì thế?
Bữa tối thế nào?
Chán ngắt. Tới lúc người thứ năm muốn thông báo cho em về trách nhiệm của gia đình Pradhan đối với đảng thì em ngủ gật luôn tại bàn.
Có kết luận gì về vé tranh cử không?
Chính trị mà, thưa ngài Giám đốc, mọi thứ không được quyết định nhanh như thế đâu. Dẫu sao thì sang năm là bầu cử.
Em có nói gì đó lúc em tạm biệt phải không?
tôi hỏi.
Tôi gần như có thể nhìn thấy nụ cười của nàng.
Em có nói à?
nàng hỏi lại.
Như kiểu chồng em trở thành Ủy viên Hội đồng ấy.
Có thể, mà sao cơ?
giọng nàng như trẻ con.
Không hiểu anh có đăng ký được không?
Làm chồng hay làm Ủy viên Hội đồng?
nàng nói.
Anh không biết. Cái nào xếp hàng ngắn hơn thì đăng ký.
Aarti cười.
Làm chồng thì hàng hơi dài đấy,
nàng nói.
Anh chen hàng cũng khá đấy,
tôi nói.
Anh thế mà,
nàng nói.
Được rồi, lại có khách đến. Nói chuyện sau nhé?
Anh sắp đi gặp Raghav đấy.
Em không nói chuyện với anh ấy nữa rồi,
nàng nói. Nàng không chống lại đề nghị gặp cậu ta của tôi. Tôi coi đó là lời đồng ý.
Cố ý à?
tôi hỏi.
Vâng, bọn em cãi nhau. Thường thì em sẽ dàn hòa, nhưng lần này em chả quan tâm.
Tốt rồi,
tôi nói.
Thế thì người khách du lịch ấy nói gì?
Bà ấy là người Nhật. Họ là người lịch sự. Bà ấy sẽ đợi tới khi em gọi điện xong.
Bảo với bà ấy là em đang gọi điện cho chồng.
Im đi. Tạm biệt nhé.
Tạm biệt,
tôi nói và hôn cái điện thoại. Tôi mở cuốn lịch trên bàn làm việc và đánh dấu thứ Sáu tới là ngày tôi sẽ đi gặp Raghav.
♦♦♦
Tôi xịt nước hoa Gucci năm lần vào cổ, nách và cả hai cổ tay. Nhân dịp này tôi mặc chiếc sơ mi đen mới và bộ vest may đo. Tôi đeo kính mát Ray-Ban và nhìn mình trong gương. Cặp kính râm trông có vẻ hơi quá nên tôi đeo nó vào túi áo sơ mi.
Tôi nghỉ làm ngày thứ Sáu. Trưởng khoa muốn làm phiền tôi với một cái báo cáo về kết quả học tập của sinh viên trong học kỳ một. Tôi cần có một lý do để lỉnh đi.
Chúc may mắn. Cố gắng tránh gây tổn thương nhé,
Aarti nhắn tin cho tôi.
Tôi trấn an nàng rằng mình sẽ xử lý tốt tình hình. Từ phía nàng, nàng đã nhắn tin cho cậu ta một tin nhắn ngụ ý
ta cần nói chuyện
và cậu ta trả lời bằng tin nhắn kiểu
không đúng lúc lắm
- đúng kiểu vẫn làm nàng khó chịu ngay từ đầu.
Tôi bảo lái xe tới đường Nadeshar, nơi làm việc của Raghav.
Người ta có thể dễ dàng lướt qua văn phòng của tờ Cách mạng 2020
giữa các cửa hiệu sửa xe hơi. Raghav đã thuê một gara. Văn phòng có ba khu - trong cùng là máy in, chỗ ngồi của cậu ta ở giữa và một khu chung cho nhân viên và khách khứa ở ngoài cửa.
Tôi giúp gì được ông?
một cậu bé hỏi.
Tôi đến gặp Raghav,
tôi nói.
Anh ấy đang có khách,
cậu bé nói.
Có việc gì vậy?
Tôi nhìn vào trong gara. Văn phòng của Raghav có một vách kính lửng. Cậu ta đang ngồi ở bàn làm việc. Một người nông dân đội chiếc khăn quấn vấy bùn và một cậu bé con quặt quẹo ngồi đối diện với Raghav. Cặp đôi cha-con trông nghèo khó và nhếch nhác. Raghav tì cùi chỏ lên bàn, trầm tư lắng nghe họ.
Chuyện cá nhân thôi,
tôi nói với cậu bé đứng trước mặt mình.
Anh ấy có biết anh đến không?
Không, nhưng cậu ấy biết tôi.
Raghav nhận ra tôi và bước ra khỏi phòng làm việc của mình.
Gopal?
Raghav ngạc nhiên nói. Nếu cậu ta có giận tôi thì cũng không thể hiện ra mặt.
Raghav mặc áo phông in logo tờ báo của cậu ta và chiếc quần bò cũ. Với một người đang trong cơn khủng hoảng thì cậu ta trông phong cách khác thường.
Nói chuyện được không?
tôi hỏi.
Có chuyện gì vậy?
Raghav nói.
Ủy viên Hội đồng Shukla cử cậu đến à?
Không phải,
tôi nói.
Thực ra đây là chuyện riêng tư thôi.
Đợi tớ mười phút được không?
cậu ta nói.
Tớ sẽ không đợi lâu đâu,
tôi nói.
Tớ thực sự xin lỗi. Nhưng những người này đã phải đi hàng trăm cây số để đến gặp tớ. Họ vừa gặp bi kịch. Tớ sẽ xong ngay thôi.
Tôi nhìn vào văn phòng cậu ta. Đứa bé đã nằm trong lòng bố nó. Có vẻ nó đang ốm.
Được thôi,
tôi nói và nhìn đồng hồ.
Cảm ơn. Ankit đây sẽ tiếp cậu,
cậu ta nói.
Cậu bé cười với tôi khi Raghav vào trong.
Mời ngồi,
Ankit nói, chỉ những chiếc ghế trống. Tôi ngồi xuống chiếc ghế cạnh văn phòng Raghav.
Tôi tán chuyện với Ankit để giết thời gian.
Ở đây không còn ai nữa à?
tôi hỏi.
Bọn em còn hai nhân viên nữa,
Ankit nói,
họ thôi việc sau khi văn phòng bị cướp phá. Bố mẹ họ thấy chỗ này không còn an toàn nữa. Hơn nữa, lương còn bị chậm.
Vậy sao em không thôi việc?
tôi hỏi.
Ankit lắc đầu.
Em muốn ở đây với anh Raghav,
cậu ta nói.
Vì sao?
Anh ấy là người tốt,
Ankit nói.
Tôi cười cho dù những lời nói đó như dao đâm.
Văn phòng trông cũng không tệ,
tôi nói.
Bọn em đã dọn dẹp lại. Nhưng máy in lại hỏng mất rồi. Bọn em cũng không có máy tính.
Các cậu đã làm một câu chuyện rất lớn,
tôi nói.
Ủy viên Hội đồng bị hạ bệ là vì các cậu đấy.
Ankit nhìn tôi bình thản.
Báo chí chạy theo câu chuyện vì họ muốn thế. Nhưng ai thèm quan tâm đến bọn em?
Giờ các cậu làm việc thế nào?
tôi hỏi.
Ankrit mở ngăn kéo bàn làm việc. Cậu ta lấy ra một tờ giấy lớn viết đầy chữ.
Anh ấy viết bài, em viết quảng cáo mai mối. Bọn em photo và phát hành nhiều bản nhất có thể.
Bao nhiêu bản?
tôi hỏi.
Bốn trăm. Vì là báo viết tay và photo nên rõ ràng là không nhiều người thích đọc kiểu thế.
Tôi lướt qua tờ giấy A3. Raghav viết bài báo nói về hoạt động không phù hợp của các cửa hàng bán suất ăn ở Varanasi. Cậu ta vẽ một bảng chỉ ra giá bán chính thức, giá bán chợ đen và tiền lời chủ cửa hàng thu được từ những loại hàng hóa khác nhau. Tôi lật trang. Có khoảng năm mươi quảng cáo mai mối, được viết tay rất nắn nót.
Bốn trăm bản. Làm sao các cậu thu hút được quảng cáo với lượng phát hành thấp như vậy?
Ankit nhún vai và không trả lời.
Em phải ra hàng photo,
cậu ta nói.
Anh ngồi một mình không sao chứ?
Không sao, anh ổn,
tôi nói, ngả vào lưng ghế. Tôi nhìn điện thoại. Có tin nhắn của Aarti: Làm gì thì làm, nhưng cố lịch sự nhé.
Tôi cho điện thoại vào túi. Mặc vest nên tôi thấy nóng. Tôi nhận ra là không ai bật quạt.
Công tắc ở đâu?
tôi hỏi Ankit.
Xin lỗi anh, không có điện. Người ta cắt rồi.
Ankit nói và ra khỏi văn phòng.
Tôi cởi áo khoác và tháo hai khuy áo sơ mi. Tôi tính đến chuyện đợi trong xe thay vì ngồi trong cái văn phòng bẩn thỉu này. Tuy nhiên lại phải gọi lái xe thì mất công quá. Tôi đã quá quen với những nơi có điều hòa. Căn phòng nóng bức nhắc tôi nhớ lại những ngày tôi còn ở với bố. Có lẽ tôi lúc ấy cũng không khác gì cậu bé ở phòng bên đang ngủ trong lòng cha mình.
Tôi liếc mắt nhìn. Người nông dân đang khóc. Tôi nghiêng người lắng nghe.
Tôi đã mất vợ và một đứa con. Tôi không muốn mất thêm người nào trong gia đình nữa. Nó là tất cả những gì tôi có,
người đàn ông khoanh tay nói.
Ông Bishnu, tôi hiểu,
Raghav nói.
Tờ báo của tôi có một bài rất lớn về vụ gian lận ở Nhà máy Dimnapura. Chính vì thế mà người ta phá văn phòng của chúng tôi.
Nhưng anh cứ đến mà xem tình hình ở làng Roshanpur của chúng tôi. Nước thải chảy khắp nơi. Một nửa bọn trẻ con bị ốm. Chết mất sáu đứa rồi.
Roshanpur có một nhà máy khác. Có thể ở đó cũng có người quan chức tham nhũng,
Raghav nói.
Nhưng chẳng có ai viết bài cả. Nhà chức trách thì chẳng làm gì. Anh là hy vọng duy nhất của chúng tôi,
người nông dân nói. Ông ta tháo chiếc khăn quấn đầu và đặt lên bàn làm việc của Raghav.
Ông làm gì thế ông Bishnu?
Raghav nói, trả lại chiếc khăn cho người đàn ông bất hạnh.
Tôi chẳng là ai cả. Tờ báo của tôi đang gặp nguy cơ bị đình bản. Chúng tôi chỉ phát không vài bản viết tay photo, mà chủ yếu là bị quăng sọt rác.
Tôi bảo con trai tôi rằng anh là người dũng cảm nhất, trung thực nhất trong thành phố này,
Bishnu nói, giọng ông ta run rẩy vì cảm động.
Raghav nở một nụ cười thất vọng.
Điều đó thì có ý nghĩa gì đâu?
cậu ta nói.
Ít nhất chính phủ cũng phải cử bác sĩ đến chăm sóc con cái của chúng tôi chứ, chúng tôi không quan tâm liệu những người có tội có bị trừng phạt hay không,
người đàn ông nói.
Raghav thở hắt ra. Cậu ta gãi gáy trước khi nói tiếp.
Được rồi, tôi sẽ tới làng ông và viết bài. Nhưng lượng phát hành giờ ít lắm. Nếu báo của tôi qua được, chúng tôi sẽ lại viết những bài lớn. Còn nếu không thì tôi không dám hứa đâu. Được chứ?
Cảm ơn anh, anh Raghav!
tôi không thể không nhận thấy niềm hy vọng chan chứa trong mắt ông ta.
Một người bạn của tôi là bác sĩ. Để tôi xem có thể nhờ anh ta đi cùng đến làng ông không.
Raghav đứng dậy để chấm dứt cuộc gặp. Người đàn ông cũng đứng dậy, làm cho đứa con của ông ta tỉnh giấc, rồi cúi gập người để chạm vào chân Raghav.
Đừng làm thế,
Raghav nói.
Giờ tôi có cuộc hẹn. Sau đó, chúng ta sẽ đến làng ông luôn. Khoảng bao xa?
Một trăm hai mươi cây số. Anh phải đổi xe buýt ba lần,
người nông dân nói.
Mất tối đa là năm tiếng.
Được thôi, vậy ông vui lòng chờ nhé.
Raghav đưa họ - người đàn ông và đứa con ốm yếu ngái ngủ của ông ta - ra khỏi văn phòng.
Mời ngồi đây, ông Bishnu,
Raghav nói và nhìn tôi.
Cho tớ hai phút được không, Gopal? Tớ phải dọn qua văn phòng tí.
Tôi gật đầu. Raghav vào trong và sắp xếp giấy tờ trên bàn làm việc của cậu ta.
Người đàn ông ngồi trên ghế của Ankit, đối diện với tôi. Chúng tôi cười xã giao với nhau.
Thằng bé tên là gì?
tôi hỏi, chỉ vào đứa bé lại đang nằm trong lòng ông ta.
Keshav,
người nông dân nói, xoa đầu thằng bé.
Tôi gật đầu và im lặng. Tôi nghịch điện thoại, đóng mở nó liên tục. Tôi cảm nhận được cái chìa khóa đánh của chiếc Mercedes trong túi quần mình. Tôi cố tình đem nó theo nhân dịp này.
Bố, có phải con cũng sẽ chết không?
Keshav hỏi, giọng đầy hoảng sợ.
Ngốc quá. Nói chuyện vớ vẩn,
người nông dân nói.
Tôi cảm thấy buồn cho thằng bé, khi lớn lên nó sẽ không nhớ được mẹ mình, giống như tôi. Tôi nắm cái chìa khóa trong túi chặt hơn, hy vọng rằng siết chặt nó trong tay tôi sẽ cảm thấy khá hơn.
Raghav đang phủi bụi bàn ghế. Tờ báo của cậu ta sẽ đóng cửa sau một tuần nữa và cậu ta không có tiền. Vậy mà cậu ta vẫn muốn tới một cái làng xa lắc nào đó để giúp đỡ những người không quen biết. Họ phá được văn phòng, nhưng không làm gì được tinh thần của cậu ta.
Tôi siết cái chìa khóa chặt hơn, để tự biện minh cho mình rằng ở đây mình là người thành đạt hơn.
Tôi nhận thấy thằng bé đang nhìn mình. Ánh mắt của nó dìu dịu, nhưng tôi cảm thấy khó chịu, như thể nó đang tra hỏi tôi mà tôi thì không có câu trả lời.
Mày đã trở thành cái thứ gì vậy, Gopal?
Một giọng nói vang lên trong đầu tôi.
Tôi bối rối lấy cặp kính đen trong túi ra xoay xoay. Bất ngờ tôi nhận thấy cặp mắt của thằng bé, Keshav, chuyển động theo cặp kính. Tôi chuyển nó sang phải, cặp mắt thằng bé đi theo. Tôi chuyển nó sang trái, cặp mắt của thằng bé cũng đi theo. Tôi cười với nó.
Gì thế?
tôi chỉ cặp kính của mình.
Em thích không?
Keshav ngồi dậy, yếu ớt nhưng phấn khích. Mặc dù ông bố liên tục nói không, tôi vẫn cảm thấy một chút nhẹ nhõm khi đưa cặp kính râm cho thằng bé.
To quá,
thằng bé nói lúc đeo thử. Cặp kính quá khổ làm cho khuôn mặt nó trông càng tội nghiệp.
Tôi nhắm mắt. Trong phòng quá nóng bức. Tôi thấy như bị ốm. Raghav đang gọi điện.
Tâm trí tôi tiếp tục độc thoại. Mày đến đây làm gì? Mày đến để thể hiện với cậu ta là mày đã thành công, còn cậu ta thất bại? Rằng đây là đỉnh điểm trong cuộc đời mày? Mày nghĩ mày hơn vì mày có xe và mặc vest à?
Gopal!
Raghav gọi.
Hả?
tôi nói, mở choàng mắt.
Gì vậy?
Vào đi,
Raghav nói.
Tôi vào văn phòng cậu ta. Tôi vẫn cho tay trong túi, giữ cái chìa khóa. Theo kế hoạch, tôi sẽ tự nhiên đặt chìa khóa lên bàn cậu ta trước khi ngồi xuống. Tuy nhiên tôi không thể.
Có gì trong túi thế?
Raghav nói khi cậu ta nhận thấy tôi không rút tay ra khỏi túi.
À, không có gì,
tôi đáp và buông chìa khóa ra. Tôi ngồi xuống đối mặt với cậu ta.
Cơn gió nào đưa cậu đến với Cách mạng 2020
? Có phải chúng tôi lại chọc tức sếp cậu không?
Raghav cười khoái trá.
À, mà từ từ, cậu nói đấy là chuyện cá nhân mà.
Phải,
tôi nói.
Gì vậy?
Raghav nói.
Tôi không biết phải nói gì. Tôi đã chuẩn bị sẵn nguyên một bài diễn văn. Rằng Aarti xứng đáng với người tốt hơn cậu ta, và tôi là người tốt hơn đó. Rằng tôi đã thành công trong đời, còn cậu ta thì thất bại. Rằng cậu ta mới là kẻ thua cuộc, chứ không phải tôi. Thế nhưng, nói ra tất cả những điều đó lúc này tôi sẽ cảm thấy chính mình mới là kẻ thất bại.
Tờ báo thế nào?
tôi nói, cốt để chấm dứt sự im lặng khó xử.
Cậu ta khoát tay.
Cậu tự nhìn thấy rồi đấy.
Cậu sẽ làm gì nếu nó đóng cửa?
tôi hỏi.
Raghav không cười.
Tớ vẫn chưa nghĩ tới. Chắc là hết pha một rồi.
Tôi im lặng.
Hy vọng là tớ không phải làm kỹ sư. Có thể tớ sẽ phải xin...
Giọng Raghav nhỏ dần.
Tôi có thể thấy Raghav vẫn chưa biết. Cậu ta chưa nghĩ xa đến thế.
Gopal, tớ xin lỗi,
Raghav nói,
nếu trước đây tớ có làm gì tổn hại đến cậu. Cậu có nghĩ thế nào cũng được, nhưng đấy không phải chuyện cá nhân.
Tại sao cậu lại làm tất cả những chuyện đó, Raghav? Cậu thông minh. Tại sao cậu không đi kiếm tiền như tất cả bọn tớ?
Phải có ai đó làm những việc ấy chứ, Gopal. Nếu không thì mọi thứ làm sao thay đổi được?
Cả cái hệ thống lởm khởm rồi. Một người không thể thay đổi được đâu.
Tớ biết.
Thì sao?
Chúng ta ai cũng phải làm phần của mình. Để thay đổi chúng ta cần cách mạng. Một cuộc cách mạng thực sự chỉ xảy ra khi người ta tự hỏi mình - tôi đã làm được gì cho nó?
Nghe giống khẩu hiệu trong tờ báo của cậu,
tôi mỉa mai.
Cậu ta không trả lời. Tôi đứng dậy ra về. Cậu ta đi theo tiễn tôi. Tôi quyết định không gọi xe mà đi bộ ra đường tìm.
Cậu đến đây làm gì?
Raghav hỏi.
Tớ không thể tin được là cậu đến thăm tớ đâu.
Tớ có việc gần đây. Xe tớ cần bảo dưỡng. Tớ định đến thăm cậu trong khi nó được sửa.
Tôi nói.
Cảm ơn vì đã tới. Cậu cũng nên thỉnh thoảng tới thăm Aarti nhé,
cậu ta nói.
Nghe nhắc đến tên nàng, tôi cảnh giác cao độ.
Ừ. Cô ấy dạo này thế nào?
tôi hỏi.
Cũng lâu lâu tớ không gặp, nhưng cô ấy có vẻ hơi bị stress. Tớ sẽ phải bù đắp cho cô ấy. Cậu nên gọi điện đi, cô ấy sẽ thích đấy,
cậu ta nói.
Tôi gật đầu và bước ra khỏi văn phòng.