- 5 -


Số từ: 3234
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Cũng giống kỳ thi AIEEE, tôi trượt JEE. Raghav đỗ, được xếp thứ 1123 toàn Ấn Độ. Chuyện này biến cậu ta thành một tiểu anh hùng nổi tiếng ở Varanasi. Báo chí địa phương đăng bài dài vào hôm sau. Varanasi có bốn học sinh thi đỗ JEE. Trong bốn học sinh này chỉ mình Raghav là thi đỗ với tư cách là người hiện đang sinh sống ở Varanasi. Ba người kia ở Kota.

Sao họ lại đến Kota?
bố ngạc nhiên, ngẩng lên khỏi tờ báo.
Bố đã chấp nhận việc tôi thất bại. Ông không phản ứng chút gì với chuyện tôi không hề lọt được vào bảng xếp hạng JEE.

Kota là thủ đô luyện thi IIT. Hàng chục ngàn học sinh đến đó mà bố,
tôi giải thích.
Hằng năm, thị trấn nhỏ bé Kota miền Tây Ấn đào tạo tới một ngàn, hay một phần ba tổng số học sinh đỗ IIT.

Sao hả? Sao lại thế được?

Tôi nhún vai. Tôi không còn muốn nói đến chuyện thi tuyển nữa. Tôi đã xong đến chín mươi bảy phần trăm học phần của lớp 12. Tôi có thể học cử nhân tại Đại học Allahabad. Khoảng cách 120 cây số cũng sẽ khó khăn cho việc đi lại, nhưng tôi có thể chuyển tới đó và về thăm bố vào cuối tuần.

Raghav sẽ vào IIT nào?


Con không biết,
tôi nói.
Bố cho con hai trăm rupi được không ạ? Con muốn mua mẫu đơn đăng ký đại học.

Bố trông có vẻ như vừa bị tôi đâm.
Con không thi lại AIEEE sao?
ông hỏi tôi.

Con sẽ vào Đại học Allahabad và thi lại ở đó,
tôi nói.

Con ôn thi thế nào được khi đang học khóa khác?


Con không thể lãng phí một năm,
tôi nói và ra khỏi nhà.
Tôi phải gặp Raghav. Tôi vẫn chưa chúc mừng cậu ta. Thực sự là tôi không cảm thấy vui tí nào về chuyện cậu ta đỗ JEE. Đáng ra phải vui, nhưng tôi lại không. Rốt cuộc thì chúng tôi đã là bạn bè được mười năm. Người ta phải thấy mừng cho bạn bè của mình chứ. Tuy nhiên, cậu ta sẽ thành sinh viên IIT, còn tôi thì sẽ chỉ là một thằng vô danh khốn kiếp. Vì nguyên nhân gì đó mà tôi không thể thấy vui mừng về chuyện đó được. Tôi tập những nụ cười giả tạo khi bấm chuông nhà cậu ta. Raghav mở cửa và ôm ngay lấy tôi.

Gặp cậu mừng quá đi,
cậu ta nói.

Chúc mừng cậu chủ,
tôi nói, môi dãn ra thành một nụ cười vừa đủ răng.
Bây giờ tớ có thể khoe là tớ quen người nổi tiếng rồi.

Tôi vào nhà, một căn hộ ba phòng khiêm tốn do BHEL cung cấp. Những tờ báo đăng bài về sự lựa chọn trường của cậu ta để trên bàn ăn. Bố Raghav đang ngồi trên xô pha tiếp mấy người họ hàng đến thăm. Họ đến để chúc mừng nhà Kashyap. Thi đỗ IIT là một sự kiện rất lớn - tựa như chinh phục đỉnh Everest hoặc bay lên vũ trụ. Chú Kashyap cười với tôi từ đằng xa. Cứ cho đấy là do trí tưởng tượng quá mức của tôi đi, nhưng nụ cười của chú có vẻ như một nụ cười mà ta ban tặng cho những kẻ có địa vị thấp hơn mình. Tôi chắc chắn là nếu tôi thi đỗ, chú hẳn đã đứng lên và bắt tay tôi rồi. Dẫu sao thì chuyện đó cũng chẳng quan trọng lắm. Raghav và tôi vào phòng cậu ta. Tôi ngồi xuống ghế còn cậu ta ngồi lên giường.

Sao, cậu thấy thế nào?
tôi hỏi. Tôi muốn biết cái cảm giác ấy như thế nào, khi được một trong những kỳ thi ngu xuẩn biến mình từ than đá thành kim cương trong vỏn vẹn một ngày.

Không thể tin nổi
Raghav nói.
Tớ đã nghĩ là AIEEE thì có thể, còn JEE, ôi trời.


IIT nào?


Tớ sẽ vào IT-BHU. Tớ sẽ được vào cơ sở tốt và được ở Varanasi,
Raghav nói.
IT-BHU, Viện Công nghệ thuộc Đại học Banaras Hindu, trường uy tín nhất ở Varanasi. Trường tuyển sinh qua JEE. Tuy nhiên nó không có được sự bình đẳng về thương hiệu như một IIT.

Tại sao lại là BHU?


Tớ muốn viết báo làm thêm. Tớ có vài mối quen với một số tờ báo ở đây,
Raghav đáp.
Người ta thường không coi trọng thứ đã được bày sẵn trên đĩa của mình. Hẳn rồi, Raghav vẫn luôn thích viết lách. Cậu ta đã được đăng vài bức thư cho biên tập viên cùng bài viết trên một số tờ báo. Nhưng, chuyện này nghe vẫn thật điên rồ.

Cậu từ bỏ IIT vì một sở thích ư?
tôi nói.

Đó không phải là một sở thích. Báo chí là đam mê của tớ.


Thế tại sao cậu lại học kỹ sư cơ chứ?


Vì bố. Chứ còn vì gì nữa? Ờ mà tớ nói với ông ấy là tớ chọn BHU vì tớ sẽ vào được ngành tốt hơn như Khoa học Máy tính chẳng hạn. Đừng nói gì với ông ấy nhé.


Raghav, cậu vẫn...


Raghav!
chú Kashyap gọi lớn từ bên ngoài.

Xin lỗi, là mấy người họ hàng của tớ. Tớ phải đi đây,
Raghav nói.
Hẹn gặp sau nhé. Gọi cả Aarti nữa. Tớ nợ các cậu một bữa khao.

Cậu ta đứng lên để đi ra.
Sau khi đạt được điều gì đó, người ta bắt đầu chỉ biết đến mình.

Có muốn biết tớ định làm gì không?
tôi bình thản hỏi.
Raghav khựng lại.
Ồ, xin lỗi. Dĩ nhiên rồi, nói tớ nghe đi,
cậu ta nói.
Tôi không biết là cậu ta thực sự quan tâm hay chỉ cảm thấy bị ép buộc.

Đại học Allahabad. Tớ sẽ thử lại ở đó.


Nghe hay đấy,
Raghav nói.
Tớ tin chắc cậu sẽ làm nên chuyện. Ít nhất là AIEEE.

Sau khi đỗ JEE, người ta bắt đầu nói những câu kiểu như
ít nhất là AIEEE
.
Tôi mỉm cười.
Bố muốn tớ nghỉ một năm để ôn thi lại.


Cậu cũng có thể làm vậy,
Raghav đáp.
Bố cậu ta lại gọi to lần nữa.

Cậu đi đi, không sao đâu,
tôi nói.
Tớ cũng về đây.


Hẹn gặp sau nhé, anh bạn.
Raghav vỗ vỗ vai tôi.

Không, bố à,
tôi nói.
Con sẽ không tới Kota đâu.

Không cho tôi biết, bố đã dành hẳn một tuần để tìm hiểu về Kota.
Bansal và Resonance là tốt nhất,
ông nói.

Sao bố biết?


Bố là thầy giáo về hưu. Bố có thể tìm hiểu được chứ.


Tuyệt,
tôi nói.

Bố sẵn sàng gửi con đi, học phí ba mươi ngàn một năm. Sinh hoạt phí khoảng ba ngàn một tháng. Như thế là bao nhiêu trong một năm? Ba mươi cộng với ba mươi sáu ngàn...
Bố lẩm bẩm một mình.

Sáu mươi sáu ngàn!
tôi nói.
Và một năm lãng phí. Bố, chúng ta là ai vậy? Vua chúa à?


Bố có bốn mươi ngàn tiền gửi tiết kiệm chưa nói với con.
Bố nói.
Bố đã tiết kiệm tất cả những gì có thể trong ba năm qua, đủ để cho con khởi đầu. Ta sẽ tìm cách kiếm nốt chỗ còn lại.


Vậy là ném tất cả số tiền tiết kiệm nhỏ nhoi của chúng ta vào học phí? Ở một nơi xa xôi? Kota là ở đâu vậy nhỉ?


Ở Rajasthan. Xa đấy, nhưng có tàu chạy thẳng, đi hết hai mươi bốn tiếng.


Bố, nhưng... sao con không thể vào cao đẳng được? Cho con tiền học cao đẳng đi. Ít nhất thì con cũng có bằng.


Một tấm bằng vô dụng thì có ích gì? Mà con thi lại thế nào được nếu không được luyện thi tốt hơn? Con chỉ thiếu mấy điểm là đỗ. Biết đâu Kota sẽ giúp con đạt được mấy điểm này.

Tôi bối rối. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thi lại, hơn nữa lại đi xa như thế hẳn một năm.

Con cần nỗ lực hết sức. Nhìn Raghav xem, cậu ấy đã sẵn sàng vào đời rồi,
bố nói.

Nhìn-Raghav-xem,
phải, viên thuốc mới đang được nhét vào họng của mọi đứa trẻ ở Varanasi bây giờ.
Chúng ta không thể trang trải nổi đâu,
tôi dần dần tập hợp được những suy nghĩ của mình.
Còn nữa, ai sẽ chăm sóc cho bố ở nhà? Allahabad gần đây. Con có thể về nhà mỗi tuần. Bố có thể đến thăm...


Bố xử lý được. Chẳng phải hầu hết việc nhà đều là do bố làm hay sao?
bố nói.
Tôi nghĩ tới Aarti. Chắc chắn là nàng đã từ chối tôi lúc ở trên thuyền, nhưng tôi biết nàng rất quan tâm đến tôi. Không có ngày nào trôi qua mà chúng tôi không nói chuyện. Nàng là người khuyên tôi đi học một trường ở đây và tôi cũng đã tìm được khóa học phù hợp nhất với học lực của mình. Làm sao tôi có thể nói với nàng rằng tôi sẽ tới Kota đây?
Dĩ nhiên, tôi không thể đưa lý do này ra với bố để đòi ở lại Varanasi.
Con hứa lần tới sẽ chăm chỉ hơn nữa,
tôi nói.

Con sẽ lại cứ làm việc nhà thôi,
Bố đột nhiên hét lớn.
Con phải đi.


Bố có bốn mươi nghìn. Phần còn lại thì sao? Còn các chi phí khác như đi lại, sách vở, phí thi đầu vào thì thế nào?

Bố chìa cho tôi xem ngón tay trỏ nhăn nheo của ông. Bao quanh nó là một dải vàng dày.
Bố không cần chiếc nhẫn vô tích sự này,
bố nói.
Chúng ta cũng vẫn còn vài món trang sức của mẹ con.


Bố muốn bán trang sức của mẹ vì mấy lớp luyện thi đó ư?


Bố đã giữ tất cả chỗ đó cho vợ con sau này, nhưng sau khi thành kỹ sư rồi con có thể tự mình mua cho nó.


Nhưng nếu bố ốm thì sao, bố à? Tốt hơn hết nên để dành chỗ đó để phòng khi ốm đau cấp bách.


Nếu con vào một trường kỹ thuật bố sẽ trẻ ra đến mười tuổi,
Bố cười, cố làm dịu đi bầu không khí.
Tôi nhìn gương mặt ông, mất một chiếc răng cửa. Tiếng cười của ông là tất cả đối với tôi. Tôi nghĩ tới Kota. Ở đó người ta có vẻ rất giỏi trong việc giúp học sinh thi đỗ. Tôi nghĩ tới những bất lợi - số tiền cần thiết để trang trải, sự bất định và, dĩ nhiên là phải rời xa Aarti.

Hãy làm thế vì người cha già cả này,
bố nói.
Bố cũng muốn đến Kota cùng con, nhưng bố không thể đi xa được. Chúng ta cũng còn phải giữ ngôi nhà này nữa.


Không sao đâu, bố. Con sẽ đi, con sẽ tự đi.


Mẹ con cũng đã muốn con trở thành một kỹ sư.

Tôi ngắm bức ảnh của mẹ trên tường. Nom bà hạnh phúc, xinh đẹp và trẻ trung.

Hãy chăm sóc bố con,

bà như đang nói với tôi.

Con sẽ đi chứ?
bố hỏi.

Nếu làm như thế khiến bố hạnh phúc, con sẽ đi.


Con trai của ta!
Bố ôm tôi - lần đầu tiên từ sau khi có kết quả AIEEE.

Cho chúng tôi xem cái màu đen,
Aarti nói với chủ cửa hiệu. Nàng chỉ một bộ mười hai cái mắc áo.
Chúng tôi đến cửa hàng bán đồ gia dụng trên đường Nadeshar để mua những thứ tôi cần khi tới Kota.

Em giúp anh đi mua đồ không có nghĩa là em vui trước chuyện anh rời khỏi Varanasi đâu đấy,
Aarti nói.

Anh sẽ không đi nữa. Nói một lời đi, anh sẽ hủy vé.

Nàng đặt bàn tay lên má tôi.
Em ghét việc người bạn thân nhất của em phải ra đi. Nhưng đó là việc anh nên làm.

Nàng hài lòng với những cái mắc áo. Chúng có giá năm mươi đô một bộ.
Chú ơi, cháu còn mua khăn mặt, đĩa xà phòng và nhiều thứ khác nữa. Chú phải hạ giá nhiều vào.

Người chủ cửa hiệu nhăn mặt, nhưng nàng lờ ông ta đi.

Cảm ơn em đã đi cùng. Anh chẳng biết phải mua gì cả đâu,
tôi nói với nàng.

Anh có nồi nấu chưa? Quên rồi à?


Anh sẽ không nấu đâu. Ở đấy có cơm hộp mà.

Aarti lờ tôi đi. Nàng đến chỗ bày bán đồ gia dụng, nhặt một cái bát lớn bằng thép và giơ nó lên.

Phòng trường hợp khẩn cấp,
Aarti nói.
Nếu em đến Kota với anh, em sẽ nấu cho anh hằng ngày.

Đôi tay đẹp tuyệt của nàng giơ cao cái bát sáng loáng. Hình ảnh nàng nấu nướng trong căn bếp của tôi thoáng hiện trong đầu tôi. Vì sao Aarti lại nói những câu như thế? Tôi phải nói gì bây giờ?
Anh sẽ ổn thôi,
tôi nói.
Người chủ hiệu tính tiền. Aarti nhìn tôi. Lúc nào nàng cũng như thôi miên tôi. Nàng đẹp lên hằng tuần.
Một cô bé đến cửa hàng với mẹ lại gần Aarti.
Chị có lên tivi không?

Aarti lắc đầu cười. Nàng quay lại với người chủ cửa hiệu.
Chú này, giảm giá hai mươi phần trăm nhé.

Aarti không quá bận tâm đến ngoại hình của mình. Nàng không bao giờ sửa soạn trước gương, không bao giờ trang điểm và thậm chí tóc nàng thường lòa xòa khắp mặt. Chính điều đó lại làm cho nàng càng thêm hấp dẫn.

Ta đi thôi chứ?
nàng nói.

Thế nào cũng được.


Có chuyện gì vậy?


Lúc nãy em có buột mồm nói ‘nếu em đến Kota’.


Em có thể. Em sẽ nói với bố là em muốn học lại một năm. Anh không biết được đâu.
Nàng nháy mắt.
Tôi nhìn nàng chằm chằm, tìm kiếm chút nghiêm túc trong câu nói của nàng. Có thể như vậy được chăng?

Thật chứ?
tôi nói, gần như là tin nàng.

Em đùa đấy, ngốc à. Em nói với anh rồi. Em đã đăng ký vào khoa Tâm lý ở Cao đẳng Agrasen.


Anh nghĩ em...


Sao anh lại dễ tin thế nhỉ?
nàng phá lên cười.

Dễ... cái gì cơ?
tôi hỏi. Nàng kéo má tôi.
À,
tôi nói và trấn tĩnh lại.
Tất nhiên rồi, nàng làm sao đến Kota được. Tôi không phải là tay dễ-gì cũng được. Tôi hiểu chuyện. Dù vậy Aarti vẫn có thể đánh bại logic của tôi. Tôi không nghĩ được gì khi bên nàng.
Tôi lấy những thứ đã mua và nhận thấy nàng đang trả tiền cho người chủ cửa hiệu.

Đợi đã,
tôi nói.
Anh sẽ trả.


Quên đi. Đi thôi nào,
nàng nói. Nàng nắm cùi chỏ và lôi tôi ra khỏi cửa hiệu.

Hết bao nhiêu?
tôi vừa nói vừa lục ví.
Nàng cầm lấy ví của tôi và bỏ nó lại vào túi áo tôi. Nàng đặt một ngón tay lên môi tôi.
Tại sao con gái cứ gửi đi những tín hiệu khó hiểu như thế? Nàng đã cự tuyệt tôi trên thuyền hôm nọ. Nhưng nàng lại đi cùng tôi mua những cái mắc áo chán ngắt và không để tôi trả tiền. Nàng gọi điện cho tôi ba lần một ngày để xem tôi đã ăn cơm chưa. Nàng có quan tâm đến tôi hay không?


Anh có muốn thử quán Domino mới ở Sigra không?
nàng hỏi.

Bọn mình đến bậc nước được không?
tôi nói.

Bậc nước?
nàng ngạc nhiên.

Anh muốn đắm chìm trong Varanasi càng nhiều càng tốt trước khi đi.

Chúng tôi đi bộ tới bậc nước Lalita, yên tĩnh hơn bậc nước Dashashwamedh đông đúc bên tay phải chúng tôi. Chúng tôi ngồi bên nhau ngắm sông Hằng thay đổi sắc màu dưới ánh mặt trời buổi chiều. Bên trái chúng tôi, những ngọn lửa chập chờn từ những giàn hỏa thiêu không bao giờ tắt ở bậc nước Manikarnika. Bậc nước này, được đặt tên theo chiếc khuyên tai của thần Shiva bị đánh rơi ở đây khi đang nhảy múa, được coi là nơi hỏa thiêu linh thiêng nhất.
Nàng nhẹ nắm khuỷu tay tôi. Tôi nhìn quanh. Ngoài vài khách du lịch và tu sĩ, tôi nhìn thấy vài người địa phương. Tôi giằng khuỷu tay ra.

Gì vậy?
nàng hỏi.

Đừng. Thế không tốt. Nhất là cho em.


Tại sao?


Vì em là con gái.

Nàng đập khuỷu tay tôi.
Thế thì sao?


Người ta bàn tán. Họ chẳng nói gì tốt đẹp về những cô nàng ngồi trên bậc nước nắm khuỷu tay người khác đâu.


Mình chỉ là bạn tốt thôi mà,
nàng nói.
Tôi ghét cái câu này. Tôi muốn nói về vị trí của tôi trong cuộc đời nàng, dù tôi không muốn mọi thứ trở nên khó chịu.
Nhưng anh sắp đi rồi,
tôi nói.

Thì sao? Bọn mình sẽ giữ liên lạc. Sẽ gọi điện. Sẽ chat trên mạng. Ở Kota có quán cà phê Internet mà, phải không?

Tôi gật đầu.

Vậy thì đừng nhăn nhó nữa,
nàng nói. Chúng tôi nghe tiếng chuông chùa vang đến từ xa. Lễ aarti chiều sắp bắt đầu.

Em có vấn đề gì thế?
tôi hỏi.

Về cái gì?
nàng hỏi.

Về chuyện chúng mình. Chúng mình hơn cả bạn bè mà.


Làm ơn đi Gopal, đừng nói lại chuyện ấy nữa.

Tôi im lặng. Chúng tôi ngắm nhìn lễ aarti chiều từ đằng xa. Khoảng một tá tu sĩ cầm những cây đèn lớn như ngọn đuốc, cầu nguyện theo những chuyển động nhịp nhàng trong khi những ca sĩ hát tụng đệm. Hàng trăm khách du lịch tụ tập quanh những tu sĩ. Dù có nhìn cảnh đó bao nhiêu lần thì lễ aarti trên những bậc nước của Varanasi lúc nào cũng mê hoặc bạn. Rất giống với Aarti bên tôi. Nàng mặc bộ salwar-kameez màu xanh lông công và đeo đôi khuyên tai bạc hình con cá.

Em không cảm thấy như thế, Gopal à,
nàng nói.

Về anh ấy à?


Về mọi người. Em thích những gì anh và em có chung. Anh không như vậy sao?


Anh có. Nhưng anh sắp đi rồi. Nếu chúng mình có một cam kết, thế chẳng tốt hơn sao?


Cam kết? Gopal, bọn mình còn trẻ lắm!
nàng cười. Nàng đứng dậy.
Đi nào, đi thả đèn đi. Cho chuyến đi của anh.

Con gái là những người chuyển chủ đề giỏi nhất thế giới.
Chúng tôi đi xuống mặt nước. Nàng mua một bộ sáu chiếc đèn đã thắp giá năm rupi. Nàng đưa tôi một chiếc. Nàng thả một chiếc. Nắm tay tôi, nàng nói:
Hãy cùng cầu nguyện, cho thành công.


Mong anh đạt được những gì anh muốn ở Kota,
nàng nhắm mắt.
Tôi nhìn nàng. Thứ tôi thực sự muốn không ở Kota. Tôi đang bỏ nó lại ở Varanasi...
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.