KOTA
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 1920 chữ
- 2020-05-09 03:22:46
Số từ: 1898
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
- 6 -
Phải mất hai mươi ba tiếng đồng hồ trên toa xe nóng bức và ngột ngạt của hãng Dwarka tôi mới đến được Kota.
Tôi đã email cho Vineet, một cậu học sinh Varanasi đã ở Kota cả năm ngoái. Tôi đã tìm hiểu về các lớp học thêm; Bansal và Resonance có uy tín nhất. Tuy nhiên họ lựa chọn học sinh bằng những bài kiểm tra riêng. Nếu tôi không vào được Bansal hay Resonance thì Kota vẫn còn những lớp khác, tuyển chọn ít gắt gao hơn và sẵn sàng tiếp đón những kẻ thất bại như tôi.
Tuy nhiên, trước khi vào trại tập trung
, tôi cần tìm nơi nào đó để sống. Vineet có nói với tôi về mấy chỗ trọ. Tôi bắt xe từ ga tàu.
Tòa nhà của Hội Gayatri,
tôi nói.
Ở Mahavir Nagar, gần các lớp luyện thi Bansal.
Chiếc xe chạy trên những con phố bụi bặm của Kota. Nó giống y như bất cứ thị trấn nhỏ nào khác của Ấn Độ, tắc đường, ô nhiễm, quá nhiều cửa hàng điện thoại, đồ lót và bảng quảng cáo lớp học thêm. Tôi tự hỏi không hiểu ở đây có gì đặc biệt. Làm thế nào mà nó có thể khiến cho hàng ngàn học sinh đỗ được kỳ thi tuyển cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới?
IIT hay trường Y?
người lái xe hỏi, ông ta có mái tóc bạc và hàm răng đồng màu.
Tôi đã nghĩ ra điều làm cho Kota khác biệt. Ai cũng biết chút ít về kỳ thi tuyển.
IIT.
Tôi đáp.
Bansal là tốt nhất. Nhưng tuần sau họ mới bắt đầu tuyển chọn.
Chú biết hết mấy chuyện này à?
tôi nói, ngạc nhiên về kiến thức của người lái xe.
Ông ta cười và quay người lại.
Cả gia đình tôi đều làm trong ngành giáo dục. Vợ tôi bán cơm trưa. Cậu có muốn cơm đưa đến nơi không?
Tôi gật đầu.
Tôi là Shankar, quê ở Alwar,
ông ta nói. Ông ta chìa bàn tay dính dầu mỡ cho tôi.
Tôi bắt tay trong thời gian ngắn nhất có thể.
Gopal từ Varanasi.
Ông ta đưa cho tôi tấm danh thiếp của dịch vụ cơm hộp. Hai bữa một ngày, một ngàn rưỡi đô một tháng.
Để chúng tôi lo chuyện ăn uống. Còn các cậu học đi. Kỳ thi này khó đấy.
Kỳ thi nào?
tôi hỏi.
Để vào IIT thì là JEE. Nào, anh Gopal. Chúng tôi cũng không đến nỗi thất học thế đâu.
Chúng tôi đến tòa nhà của Hội Gaytri. Một cánh cổng sắt gỉ sét bảo vệ khu căn hộ nham nhở. Một người lao công dùng cái chổi lớn khua lên không một đám mây bụi trong lúc cố gắng quét dọn. Tôi đến bốt gác nhỏ ở cổng vào tòa nhà. Một nhân viên gác cổng ngồi bên trong.
Cậu muốn gặp ai?
ông ta nói.
Tôi muốn thuê một phòng,
tôi nói.
Ông ta nhìn tôi. Ông ta nhìn thấy hai cái va li quá cũ, bị sửa chữa quá nhiều và đầy chặt của tôi. Một cái đựng quần áo và cái kia nhồi đầy sách vở, những cuốn sách cho tới giờ vẫn chưa đưa tôi đến đâu. Trong ba lô tôi đựng những thứ Aarti đã mua cho. Tôi nhớ nàng. Tôi tự hỏi mình có nên tìm một bốt điện thoại công cộng và gọi cho nàng hay không.
IIT hay trường Y?
ông ta hỏi, vò thuốc lá trong tay. Người dân Kota gặp khó khăn trong việc đánh giá người ngoài trước khi biết họ đến đây để làm gì.
IIT,
tôi nói. Tôi mong ông ta chú ý tới tôi nhiều hơn so với chỗ nicotin của mình.
Thi lần đầu hay thi lại?
ông ta hỏi tiếp, vẫn không ngẩng lên.
Có quan trọng không?
tôi hỏi, thấy hơi khó chịu.
Có chứ,
ông ta nói, ném thuốc lá vào miệng.
Nếu thi lần đầu thì cậu cũng phải đến trường đi học nữa. Cậu sẽ không ở nhà nhiều. Học sinh thi lại chỉ đi học thêm. Nhiều đứa ngủ cả ngày. Một số chủ nhà không thích thế. Thế nên nói tôi biết để tôi chỉ đúng chỗ cho cậu.
Thi lại,
tôi nói. Tôi không hiểu sao mình lại nhìn xuống khi nói câu đó. Tôi đoán, khi thi trượt thì cả ông gác cổng nhai thuốc lá cũng có thể khiến bạn thấy nhỏ bé.
Ôi trời, lại một đứa thi lại nữa,
ông gác cổng nói.
Thôi được, tôi sẽ thử. Trả phí cho tôi trước.
Gì cơ?
tôi hỏi.
Tôi lấy phí bằng nửa tháng thuê. Ngân sách của cậu thế nào?
Hai ngàn một tháng.
Thế thôi à?
ông gác cổng nói.
Lên bốn ngàn đi. Tôi sẽ tìm cho cậu một phòng đẹp, ở chung, có điều hòa.
Cháu không trả được nhiều thế đâu,
tôi nói.
Ông gác cổng cười khẩy, như thể có người gọi cuốc lủi trong quầy bar năm sao.
Sao vậy?
tôi nói, tự hỏi không biết mình có phải ngủ ngoài phố trong đêm đầu tiên ở Kota không.
Đi nào,
ông ta ra hiệu. Ông ta mở cổng và cất va li của tôi trong phòng mình. Chúng tôi lên cầu thang của khu căn hộ thứ nhất.
Cậu sẽ chung phòng với mấy cậu nữa nhé. Ba người một phòng,
ông gác cổng nói.
Cũng được,
tôi nói.
Nhưng thế cháu học sao được? Cháu muốn có phòng riêng, bé thế nào cũng được.
Học hay không học, tôi cũng muốn ở một mình.
Được rồi, tầng năm,
ông gác cổng nói.
Chúng tôi leo được ba tầng. Tôi thở hổn hển vì quá sức. Cái nóng cực độ không giúp gì thêm.
Kota rất nóng, cậu phải quen dần với thời tiết đi,
ông ta nói.
Bên ngoài rất kinh khủng. Đó là lý do tại sao vùng này rất tốt cho việc ở trong nhà và học.
Chúng tôi lên đến tầng bốn. Tôi cố gắng lấy lại hơi. Còn ông ta không thể ngừng lời.
Vậy cậu sẽ đến để học thật hay chỉ...
ông ta bỏ ngang câu nói.
Chỉ cái gì?
tôi hỏi.
Giết thời gian. Nhiều học sinh đến đây chỉ vì bố mẹ bắt phải đi. Chúng nó tự biết là mình không đỗ được. Nhưng ít nhất là bố mẹ không quấy rầy được chúng trong một năm,
ông ta nói.
Cháu muốn thi đỗ. Cháu sẽ đỗ,
tôi nói, với chính mình hơn là với ông ta.
Tốt. Nhưng nếu cậu cần bia hay thuốc lá thì nói tôi biết. Khu nhà này cấm mấy thứ đó.
Thế thì sao?
Khi Birju là bạn cậu thì cậu không phải lo lắng gì hết,
ông ta nháy mắt với tôi.
Chúng tôi bấm chuông căn hộ trên tầng năm. Một phụ nữ trung niên mở cửa.
Học sinh,
ông gác cổng nói.
Người phụ nữ cho chúng tôi vào. Nhà bà ta có mùi thuốc và ẩm mốc. Ông gác cổng chỉ cho tôi phòng cho thuê. Bà chủ nhà đã cải tạo phòng kho thành một phòng học và phòng ngủ. Bà chủ nhà, ông gác cổng và tôi khó khăn lắm mới cùng đứng được trong căn phòng nhỏ xíu.
Chỗ lý tưởng để học,
ông gác cổng, người có lẽ cả đời chưa học ngày nào, nói.
Thuê đi, nó vừa với túi tiền của cậu đấy.
Tôi lắc đầu. Căn phòng không có cửa sổ. Bà chủ nhà già có vẻ như tự đại hoặc bị điếc, hoặc là cả hai. Bà ta giữ khuôn mặt khó chịu suốt thời gian đó. Tôi không muốn sống ở đây. Vì sao tôi không thể học ở Varanasi? Chỗ quỷ tha ma bắt này thì có gì đặc biệt cơ chứ? Tôi muốn rời khỏi Kota ngay tức khắc. Tôi ra khỏi căn hộ. Ông gác cổng chạy theo.
Nếu cứ làm ầm lên thế thì cậu sẽ chẳng được ích lợi gì đâu.
Thế thì cháu sẽ về Varanasi,
tôi nói.
Tôi nghĩ đến chuyện cuộc đời tôi sẽ khác hẳn đi như thế nào nếu tôi trả lời đúng thêm sáu câu trắc nghiệm. Tôi nghĩ tới Raghav, có lẽ vào lúc này cậu ta đang tham gia buổi định hướng tại khuôn viên của BHU. Tôi nghĩ tới Aarti và những lần tâm sự của chúng tôi. Tôi nghĩ tới tình trạng sức khỏe của bố và quyết tâm đá tôi vào cái bãi rác này của ông. Tôi cố không khóc. Tôi bắt đầu xuống cầu thang.
Hay tăng thêm tiền thuê đi,
ông gác cổng nói khi đuổi kịp tôi.
Không được. Cháu còn phải ăn uống và trả tiền học,
tôi nói.
Chúng tôi xuống thang và tới tầng trệt.
Lần đầu thường như thế,
ông gác cổng nói.
Cậu nhớ mẹ à?
Mẹ cháu mất rồi,
tôi nói.
Mới mất à?
ông gác cổng hỏi. Có vài người coi việc điều tra người lạ là chuyện hoàn toàn bình thường.
Bà mất mười bốn năm nay rồi.
Tôi đến bốt gác lấy túi.
Cảm ơn, ông Birju,
tôi nói.
Cậu đi đâu vậy? Thuê chung phòng đi,
ông ta van nài.
Cháu sẽ tìm một khách sạn rẻ tiền đã. Cháu quen ở một mình rồi. Cháu sẽ tìm ra cách.
Birju giằng lấy những cái va li khỏi tôi và đặt chúng xuống.
Tôi có một phòng ổn,
ông ta nói,
to gấp đôi phòng cậu vừa thấy. Có cửa sổ, có quạt to. Có một đôi vợ chồng về hưu đang ở đấy. Vừa túi tiền của cậu...
Thế tại sao chú không nói với cháu ngay từ đầu?
Có một vấn đề.
Gì vậy?
Có người đã chết ở đó.
Ai?
tôi hỏi. Kinh đây, tôi không ngại gì chết chóc. Tôi đến từ Varanasi, nơi cả thế giới đến để chết.
Một cậu học sinh thuê chỗ đó. Cậu ta thi trượt nên đã treo cổ tự tử. Hai năm trước. Căn phòng ấy trống từ đó đến nay.
Tôi không trả lời.
Giờ thì cậu hiểu vì sao tôi không chỉ nó cho cậu rồi đấy,
Birju nói.
Cháu sẽ thuê,
tôi nói.
Chắc chứ?
Cháu đã thấy xác chết bị thiêu và trôi nổi cả đời rồi. Cháu không quan tâm đến chuyện có kẻ thất bại nào đó treo cổ tự tử.
Ông gác cổng xách va li của tôi lên. Chúng tôi lên tầng ba để đến căn hộ tiếp theo. Một cặp vợ chồng tầm sáu mươi tuổi sống ở đó. Họ giữ chỗ ở của họ vô cùng sạch sẽ. Căn phòng đơn giản cho thuê có một cái giường, bàn, tủ quần áo và quạt.
Một ngàn rưỡi,
tôi nói với đôi vợ chồng. Ông gác cổng nhìn tôi khinh bỉ.
Cặp vợ chồng nhìn nhau.
Cháu biết chuyện gì đã xảy ra ở đây,
tôi nói.
Và cháu thấy không có vấn đề gì.
Ông cụ gật đầu.
Bác là RL Soni, bác từng làm việc ở PWD.
Ông chìa tay.
Tôi bắt tay ông thật chặt.
Cháu là Gopal, thi lại IIT. Lần này cháu sẽ đỗ,
tôi nói.