Chương 7
-
Ruồi Trâu
- Ethel Lilian Voynich
- 12577 chữ
- 2020-05-09 02:35:03
Số từ: 12571
Dịch giả: Hà Ngọc
NXB Văn Học
Trời đã tối từ lâu, khi Ác-tơ bấm chuông gọi cửa tòa nhà ở Vi-a Bô-ra. Anh nhớ mình đã lê chân khắp đường phố nhưng chẳng biết đã đi đâu, tại sao lại đi và đi trong bao lâu nữa. Tên hầu nhỏ của Giu-li ra mở cửa ngáp dài rồi nhăn răng ra cười hóm hỉnh, khi thấy vẻ mặt bơ phờ lặng ngắt của anh : ngộ nghĩnh nhỉ, cậu chủ nhà ở tù ra trông chẳng khác gì một gã hành khât say bi tỉ, sống với áo thế kia !
Ác-tơ bước lên cầu thang. Đến tầng thứ nhất anh gặp Gip-bơn đang đi xuống, vẻ chê trách trang nghiêm và khinh khỉnh. Anh lẩm bẩm :" Chào bác". Rồi định lướt tránh qua. Nhưng người như Gíp-bơn đâu có dễ để ai chạm mặt mà đi luôn được. Hắn soi mói nhìn từ mái tóc bù xù đến bộ quần áo lếch thếch của anh và nói :
- Thưa cậu, các ông chủ không có nhà. Các ông đã đi dự dạ hội với bà chủ, chắc phải quãng nửa đêm mới về.
Ác-tơ nhìn đồng hồ : mới chín giờ. À, được! Còn giờ...đủ chán...
- Thưa cậu, bà chủ dặn tôi hỏi cậu có muốn dùng bữa tối không. Bà còn dặn nhắc lại cậu là hãy chờ bà về, bà có chuyện cần nói với cậu tối nay.
- Cám ơn, tôi không ăn. Bác cứ nói với bà ấy là tôi còn thức. Ác-tơ đi lên phòng mình. Không có gì thay đổi. Từ ngày anh bị bắt, chân dung Mông-ta-ne-li anh để trên bàn hôm ấy vẫn y nguyên, thánh giá vẫn dựng trên bàn thờ. Anh ngừng giây lát tại ngưỡng cửa nghe ngóng : ngôi nhà hoàn toàn im ắng, hiển nhiên sẽ chẳng có ai đến quấy rầy anh. Anh nhẹ nhàng bước vào phòng, khóa trái cửa lại.
Thôi, thế là xong. Sẽ chẳng có gì phải lo âu suy nghĩ . Chỉ cần làm sao rũ sạch cái ý thức phiền nhiễu và vô dụng kia đi là xong. Dù sao việc này cũng có vẻ vô mục đích và xuẩn ngốc thật !
Tự tử : óc anh chưa hình thành một quyết định nào, mà cũng chẳng cần phải suy nghĩ nhiều, sự việc đã quá hiển nhiên và tất yếu rồi. Anh cũng chưa xác quyết xem phải chọn cách chết nào, miễn là tất cả kết thúc nhanh chóng...cho xong rồi quên đi. Trong phòng chẳng có một thứ vũ khí, đến một lưỡi dao cũng không. Nhưng không cần gì, một tấm khăn hoặc một tấm vải trải giường xé nhỏ cũng đủ.
Ngay trên cửa sổ có môht chiếc đinh lớn. Được đấy, nhưng phải thật vững chắc, nhỡ mình nặng quá. Anh leo lên ghế thử lại : cũng chưa được chắc chắn lắm. Anh lại bước xuống lục ngăn kéo lấy búa ra đóng đinh lại. Sắp lôi vải trải giường ra anh sực nhớ mình chưa đọc kinh. Dĩ nhiên, người Công giáo ai cũng phải cầu kinh trước khi chết chứ ! Có cả những kinh dọn linh hồn chịu chết mà !
Anh bước đến bàn thờ, quỳ trước thánh giá :
- Lạy Chúa toàn năng và lòng lành...
ANh đọc to, thế rôi ngưng bặt. Thật ra, trần thế đã quá ê chề, còn gì để cầu khẩn cho được hoặc tránh được nữa. Vả lại, Giê-su làm sao biết được nỗi niềm này...Giê-su đã phải chịu đựng thế đâu? Cũng như Bô-la, anh là kẻ bị phản bội chứ có phải anh ta bị mắc lỡm mà đi phản bội đồng chí mình đâu !
Ác-tơ đứng dậy, làm cây thánh giá theo thói quen từ bé. Đến gần bàn, anh thấy một lá thư của Mông-ta-ne-li viết bằng bút chì :
" Con thân yêu của Cha,
Cha rất buồn vì không được gặp con ngày con được tha. Cha phải đi làm phúc cho một người đang hấp hối. Chắc khuya lắm cha mới về. Sáng mai con đến gặp cha sớm vậy. Gấp lắm.
LM "
Anh đặt thư xuống thở dài : chắc Padre khổ tâm vì chuyện này lắm.
Dưới đường phố thiên hạ vẫn cười đùa rộn rã ! Chẳng có gì thay đổi từ giây phút anh thấy mình còn sống. Cuộc sống tủn mủn quanh anh không mảy may thay đổi, cho dù đã có linh hồn một con người đang sống bị đánh chết gục. Tất cả vẫn như cũ. Những vòi nước vẫn phun đều, bầy chim sẻ vẫn ríu rít dưới mái hiên. Hôm qua đã vậy và ngày mai sẽ vẫn thế. Về phần anh, anh đã chết...chết hẳn rồi.
Ác-tơ ngồi xuống mép giường, tay khoanh lên thành giường rồi gục đầu lên tay. Còn chán thì giờ. Đầu anh nhức như búa bổ, nhức tận cùng trung tâm não bộ. Mọi cái sao mà mù mịt, xuẩn ngốc...sao mà vô nghĩa đến thế...
Chuông trước cửa reo lên đinh tai, Ác-tơ vùng dậy hoảng sợ đến nghẹt thở, nhói đau, anh đưa hai tay sờ cổ họng Họ đã về...thế mà nãy giờ anh vẫn ngồi đó nghĩ ngợi vớ vẩn để thì giờ quý báu vụt qua...Giờ đây anh lại phải giáp mặt, nghe giọng nói độc địa của họ...những hằn học, xỉa xói...anh chỉ cần một lưỡi dao thôi mà...
Ác-tơ tuyệt vọng đảo mắt quanh phòng. Giỏ đồ khâu của mẹ còn trên tủ nhỏ, trong ấy ắt phải có kéo, anh có thể rạch đứt mạch máu. Không, vải trải giường và chiếc đinh an toàn hơn, giá anh có đủ thì giờ...
Anh giật tấm vải trải giường cố xé lấy một đoạn dài. Đã có tiếng chân lên cầu thang. Không được, đoạn vải rộng quá, khó thắt chặt được, phải làm nút thòng lọng cơ mà. Anh xé nhỏ thêm. Tiếng bước chân càng gần, anh càng thêm luýnh quýnh. Mạch máu giần giật hai bên thái dương, tai anh ù đi. Nhanh lên...nhanh nữa lên ! Chúa ơi ! Năm phút nữa trôi thôi !
Tiếng gõ cửa đã vang lên. Đoạn vải rời khỏi tay anh . Anh ngồi lặng người, nín thở lắng nghe. Nắm cửa xoay xoay, rồi tiếng Giu-li réo : - Ác-tơ !
- Ác-tơ, mở cửa nào ! Chúng tao đợi đây !
Anh vo vội miếng vải trải giường rách ném vào ngăn kéo, hấp tấp sửa lại giường.
- Ác-tơ ! - Đó là tiếng Giêm-xơ. Hắn sốt ruột giật quả nắm - Chú ngủ à ?
Ác-tơ thấy căn phòng đã ngăn nắp, mới mở khóa cửa ra. Giu-li lồng lộn nhảy xổ vào buồng hét váng lên :
- Ác-tơ, tao tưởng mày ít nhất cũng phải nghe lời tao, đợi chúng tao về đã chứ ! Mày làm chúng tao phải đợi hàng nửa tiếng đồng hồ thế à ?
Giêm-xơ bước theo đuôi váy sa tanh hồng của vợ, vội nhẹ nhàng chữa lời :
- Mới bốn phút thôi, mình ạ ! Ác-tơ, anh thấy lẽ ra chú phải nên...
Ác-tơ ngắt lời :
- Anh chị muốn gì ?
Ác-tơ đứng tỳ tay vào nắm cửa. Và như một con thú dữ mắc bẫy, Ác-tơ gườm gườm tráo nhìn Giêm-xơ rồi nhìn Giu-li. Nhưng Giêm-xơ thì quá đần độn mà Giu-li thì đã điên tiết lên rồi nên chẳng ai nhận thấy cái nhìn ấy của Ác-tơ. Giêm-xơ đưa ghế cho vợ ngồi. Rồi ông cũng tự kiếm ghế ngồi, kéo lại cẩn thận đôi ống quần mới.
Ông ta giáo đầu :
- Anh và chị Giu-li thấy có trách nhiệm phải nói chuyện đứng đắn với chú...
- Tối nay tôi chưa nghe được. Tôi...tôi mệt. Tôi nhức đầu...Anh chị hãy đợi bữa khác.
Ác-tơ nói với một giọng là lạ, nghe lí nhí, rời rạc và lộn xộn. Giêm-xơ ngạc nhiên đảo mắt nhìn bốn xung quanh.
Sực nhớ là Ác-tơ mới chui ở hang đầy bệnh truyền nhiễm ra, Giêm-xơ lo lắng hỏi :
- Chú làm sao thế ? Không ốm chứ ? Trông chú như sốt rét ấy.
Giu-li đanh đá ngắt lời :
- Chẳng sao cả! Cứ giở trò hề mãi. Chắc thấy người ta thì sướng mặt đấy thôi...Ác-tơ lại ngồi đây.
Ác-tơ từ từ đi sang phía bên kia ngồi xuống mép giường, rôi uể oải nói :
- Anh chị bảo gì ?
Giêm-xơ đằng hắng, vuốt bộ râu vốn đã mượt, và lên giọng đọc một bài diễn văn đã chuẩn bị kỹ càng từ trước :
- Anh thấy có trách nhiệm...có trọng trách phải nói chuyện nghiêm chỉnh với chú về hạnh kiểm kỳ quặc của chú và về việc chú đã liên lạc với những kẻ thành tích bất hảo. Anh chắc chú dại dột quá chứ không phải hư hỏng...
Ông ngừng lời.
- Sao nữa ạ !
Thấy vẻ thẫn thờ, mệt mỏi hiện ra trong mỗi cử chỉ của Ác-tơ, Giêm-xơ tự nhiên phải dịu giọng hơn :
- Vì thế anh cũng không muốn quá nghiêm khắc với chú. Anh chắc rằng những bạn bè hư hỏng đã lôi kéo chú, chứ anh thì anh biết là chú còn non trẻ, thiếu chín chắn và nông nổi, và có lẽ đó là những tính mà chú đã phải chịu ảnh hưởng của mẹ chú trước kia...Ác-tơ từ từ ngước mắt nhìn ảnh mẹ rồi lại nhìn xuống, nhưng vẫn nín lặng.
Giêm-xơ lại tiếp :
- Nhưng chắc chú cũng hiểu rằng anh không thể chứa mãi trong nhà một kẻ đã làm nhơ nhuốc thanh danh của một gia đình như gia đình ta được. Ác-tơ lại nói gọn lỏn :
- Sao nữa ạ ?
Giu-li gấp cái quạt đánh phạch, đặt ngang đầu gối rồi gân cổ hét :
- Ô hay ! Mày không biết nói gì nữa hay sao mà cứ "sao nữa ạ" mãi thế ?
Ác-tơ không nhúc nhích đủng đỉnh trả lời :
- Anh chị muốn gì thì cứ làm. Tôi thì thế nào cũng được.
- Thế nào cũng được à ?- Giêm-xơ sửng sốt về câu trả lời của Ac-tơ, còn vợ hắn thì đứng dậy cười gằn :
- Thế nào cũng được phải không ?...Thôi, anh Giêm-xơ, chắc bây giờ anh đã hiểu là chúng ta đừng hòng nó biết ơn chúng ta nữa rồi. Tôi đã bảo mà, làm phúc đức mãi với những kẻ giang hồ công giáo ấy và với cái đứa mà chúng...
- Chớ, chớ ! Mình chớ nói cái đó..
- Chớ chớ cái gì nữa ? Chúng ta đã có quá đủ cái thứ tình cảm hờ ấy rồi. Mà để thương yêu ai? Để thương yêu một đứa con hoang lộn sòng vào gia đình ta ư ? Cần phải bảo cho nó biết mẹ nó là ai rồi ! Tại sao chúng ta lại cứ phải hầu hạ thằng con riêng của lão cố đạo thiên chúa giáo ? Này, đọc xem !
Giu-li rút một mảnh giấy nhàu nát trong túi ra, quẳng qua bàn cho Ác-tơ. Mở ra, Ác-tơ nhận ra chữ của mẹ. Theo như ngày tháng đề trong giấy thì mẹ Ác-tơ đã viết giấy này trước khi sinh Ác-tơ bốn tháng. Đó là một tờ giấy thú nhận với chồng. Bên dưới có hai chữ ký.
Ác-tơ đưa mắt lần đọc từng dòng, cuối cùng thấy tiếp sau nét chữ run run của mẹ chữ ký chắc nét, quen thuộc " Lô-ren-xô Mông-ta-ne-li". Anh dán mắt vào chữ ký ấy tới mấy phút đồng hồ. Không nói một lời, anh gập tờ giấy lại và đặt lên bàn.
Giêm-xơ đứng dậy, cầm tay vợ :
- Thôi, Giu-li, thế là đủ, đi xuống đi. Khuya rồi. Anh cần nói chuyện công việc với Ác-tơ. Mình ở lại đây nghe chẳng lí thú gì đâu.
Giu-li lườm chồng rồi lườm Ác-tơ. Ác-tơ lặng lẽ ngồi nhìn xuống sàn,
Giu-li lầm bầm :
- Như thằng mất hồn ấy.
Sau khi Giu-li cuốn váy bước ra khỏi phòng. Giêm-xơ đóng chặt cửa lại rồi ngồi vào cạnh bàn.
Ác-tơ vẫn ngỗi yên như pho tượng, không hé răng nói nửa lời.
Giêm-xơ lại bắt đầu nói, giọng dịu dàng hơn vì bây giờ không còn sợ Giu-li nghe lỏm nữa.
- Ác-tơ, chuyện vỡ lở ra thật đáng tiếc. Lẽ ra chú cũng không nên biết. Nhưng thôi chuyện đã qua rồi ! Tôi rất vui lòng thấy chú tỏ ra điềm tĩnh như thế. Chị Giu-li hơi quá xúc động. Đàn bà thường hay thế...Dù sao tôi cũng không muốn xử tệ với chú....
Hắn ngừng nói để thăm dò xem những lời lẽ ngọt nhạt đã tác động đến Ác-tơ như thế nào, nhưng Ác-tơ vẫn không nhúc nhích.
Một lát im lặng, Giêm-xơ tiếp :
- Chú ạ, tất nhiên câu chuyện ấy đáng buồn lắm, đừng nhắc tới nữa thì hơn. Cha tôi cũng thật rộng lượng. Khi mẹ chú đã thú nhận tội lỗi của mình thì cha tôi không đòi ly dị mà chỉ đòi kẻ quyến rũ mẹ chú phải rời bỏ ngay nước Ý. Như chú đã biết, người ấy đã đi sang Trung quốc để truyền giáo. Khi người ấy về, tôi phản đối việc để chú gặp người ấy. Nhưng tới phút lâm chung, cha tôi lại thuận để người ấy giúp chú học tập với điều kiện duy nhất là người ấy không được tìm cách gặp mẹ chú. Cũng phải nhận rằng cả hai người đều đã theo đúng điều kiện ấy đến cùng. Tất cả những việc ấy thật đau lòng, nhưng...
Ác-tơ ngẩng đầu, gương mặt anh không còn một nét sống một biểu lộ nào mà chỉ còn như một chiếc mặt nạ bằng sáp.
Anh nói khẽ và không hiểu sao lại hơi lắp bắp :
- Theo a..anh thì ch..chắc là câu ch..chuyện ấy b..buồn cười lắm nhỉ !
- Buồn cười à ?
Giêm-xơ đẩy lùi chiếc ghế ra khỏi bàn. Hắn quên cả giận dữ, sửng sốt nhìn Ac-tơ chòng chọc :
- Buồn cười ư ? Ác-tơ ! Chú điên rồi à !
Ác-tơ bỗng ngửa mặt lên trời cười sằng sặc.
Ông chủ hãng tàu bệ vệ đứng dậy, kêu lên :
- Ác-tơ ! Tôi rất lấy làm lạ về sự nhẹ dạ của chú.
Một chuỗi cười lại vang lên. Tiếng cười sặc sụa làm Giêm-xơ ngờ ngợ không biết đấy có phải chỉ vì nhẹ dạ hay là vì một cớ gì khác nhiều hơn thế.
Hắn khinh bỉ nhún vai, sốt ruột đi bách bộ trong phòng và lẩm bẩm :
- Như một con điên vậy. Ác-tơ, chú thật còn tồi hơn cả Giu-li. Đừng cười nữa ! Tôi hơi sức đâu mà ngồi đây suốt đêm được !
Nói như thế mà ăn thua thì có lẽ Giêm-xơ đã mời được tượng gỗ bước xuống đất. Ác-tơ chẳng nghe thấy những lời khuyên nhủ và dạy dỗ ấy. Anh chỉ cười, cười mãi không thôi.
Cuối cùng, Giêm-xơ dừng bước nói :
- Thật là điên rồ. Chắc chú xúc động quá nên đã mất cả lý trí lành mạnh. Thế thì tôi chẳng thể nói với chú nữa. Sáng mai ăn sáng xong chú đến chỗ tôi. Bây giờ chú đi ngủ thì hơn. Chào chú !
Giêm-xơ đi ra, đóng sầm cửa lại, vừa nện chân xuống cầu thang hăn vừa hậm hực :
- Bây giờ lại đến cảnh điên ở nhà dưới đây. Chắc lại có cả nước mắt.
Chuỗi cười điên dại bỗng ngừng bặt trên môi Ác-tơ. Anh giật lấy chiếc búa con trên bàn và nhảy xổ tới cây thánh giá.
Sau nhát búa đầu tiên, anh tỉnh ngay. Nằm trơ trước mặt anh là chiếc bệ trống không. Tay anh còn giữ chặt búa. Những mảnh thánh giá vỡ tan tành văng trên sàn. Ác-tơ quẳng búa sang một bên. Dễ dàng thế thôi ư ?- anh lầu bầu một mình và quay đi - Sao ta lại ngốc đến thế !
Ác-tơ thở hổn hển, ngồi thụp xuống ghế, hai tay bưng chặt lấy thái dương. Rồi anh đứng dậy, bước tới bồn rửa mặt, lấy một bình nước lạnh dội lên đầu. Thấy đã bình tĩnh hơn, anh trở về chỗ cũ, ngồi trầm ngâm suy nghĩ.
Chính vì những con người giả dối và nô lệ ấy, chính vì những thần thánh không hồn và câm như hến ấy mà anh đã phải chịu mọi giày vò của nhục nhã, giận dữ và đau buồn, chính tại chúng mà anh đã sửa soạn dây chuẩn bị treo cổ tự tử chỉ vì rằng có một cố đạo đã ăn gian nói dối. Làm như không phải tất cả bọn họ đều đã ăn gian nói dối ấy ! Nhưng thôi, thế là được rồi ! Từ nay anh sẽ khôn hơn. Chỉ cần rũ sạch ròi bọ khỏi mình và bắt đầu làm lại cuộc đời.
Có nhiều tàu buôn cập bến, trốn lên trên một chiếc tàu ấy và đi biệt tăm, đi tới bất cứ nơi nào đó như Canada, Úc, hoặc Nam Phi thì khó gì !
Đi đâu, điều đó không quan trọng, chỉ cốt lánh xa chốn này. Còn như sinh sống thế nào thì cái đó tuỳ tình hình, nơi này không thích hợp thì lại đi nơi khác.
Anh móc ví. Chỉ còn ba mươi pa-ô-li. Nhưng còn một chiếc đồng hồ đáng giá nữa. Nó có thể giúp ích không ít. Và dù sao cũng chẳng có gì quản ngại, thế nào anh cũng sống qua ngày đoạn tháng được. Nhưng còn lũ người đó, họ sẽ đi tìm anh, sẽ ra bến hỏi dò. Không, phải đánh lạc hướng mới được. Làm cho họ tưởng rằng anh đã chết. Và lúc đó anh sẽ được tự do, hoàn toàn tự do. Tưởng tượng tới lúc nhà Bớc-tơn đi tìm xác anh, Ác-tơ cười thầm. Thật là một trò cười !
Anh lấy mảnh giấy nhỏ và viết ngay ý nghĩ của mình.
" Tôi đã tin ông như đã tin Đức chúa Lời. Nhưng Đức chúa Lời chỉ là một tượng đất, đập một búa là tan, còn ông thì ông đã lừa dối tôi suốt đời ".
Ác-tơ gập mảnh giấy lại đề tên Mông-ta-ne-li, và lấy một mảnh giấy khác viết :
" Tìm xác tôi ở bến Đác-xen-na"
Rồi anh đội mũ, bước khỏi phòng. Qua nức ảnh mẹ, anh lướt nhìn, nhún vai cười khẩy. Chính mẹ cũng lừa dối anh kia mà !
Anh bước nhẹ nhàng qua hành lang, đẩy chốt cửa và ra đến cầu thang gác lớn và tối tăm lát bằng đá hoa mà cứ mỗi khi có tiếng sột soạt lại âm vang lên. Thang gác há rộng miệng dưới chân anh như một vực thẳm đen sì. Ác-tơ rón rén bước qua sân để khỏi đánh thức ông già Gian Ba-tit-stơ đang ngủ ở nhà dưới. Trong kho củi ở cuối vườn có một chiếc cửa sổ chấn song nhỏ. Cửa sổ trông ra kênh đào và ở cách mặt đất chừng một thước hai. Ác-tơ chợt nhớ rằng chấn song cửa sổ han gỉ đã gãy mất một bên, chỉ cần lay nhẹ là có thể phá được một lỗ vừa lọt người chui.
Nhưng chấn song lại chắc hơn là anh tưởng. Anh lay đến sướt da và rách cả tay áo. Nhưng có hề chi. Anh nhìn ra phố, không một bóng người. Kênh đào đen ngòm và lặng ngắt trông như một cái hang khủng khiếp chạy ngoằn ngoèo giữa hai bức tường trơn dựng đứng.
Thế giới trước mắt mà anh chưa bước chân tới có thể là 1 hố sâu mù mịt , nhưng trong thế giới ấy chưa chắc đã nhiều đê tiện và nhơ nhốc như ở sau lưng anh . Ko thương tiếc gì nữa , ko nhìn lại làm gì nữa . Đó là 1 thế giới nhỏ nhen , ôn dịch , thối nát , đầy lừa lọc đê hèn và lường gạt bỉ ổi - đó là 1 vũng bùn lầy nước đọng thối tha , nông cạn đến nỗi 1 người cũng ko thể trẫm mình ở đó được .
Áctơ men theo bờ kênh , rồi rẽ về phía quảng trường nhỏ cạnh cung điện Mêđitri. Chính nơi đấy Giêma đã chạy đến đón anh và hớn hở chìa 2 tay cho anh . Những bậc đá ướt nối dài xuống tận mặt nước còn đó. Toà pháo đài cau có nhìn xuống dòng nước bẩn thỉu còn đây . Cho đến nay anh vẫn ko ngờ nó thấp lùn , ti tiện như vậy .
Dọc theo những đường phố chật hẹp , Áctơ đi tới bến tàu Đácxenna. Anh ném mũ xuống nước. Khi họ mò tìm xác ắt sẽ thấy chiếc mũ. Anh men theo bờ biển, và suy nghĩ lung tung ko biết nên làm gì nữa .Bây giờ phải tót lên chiếc tầu nào đó.Nhưng ko dễ.Chỉ còn cách duy nhất là rẽ về phía con đê chắn sóng Mêđitri cao lớn và lâu đời kia.Ở tận cuối chân đê có 1 quán rượu tồi tàn . May ra vớ được 1 gã thuỷ thủ nào mình có thể đút lót được.
Nhưng cửa bến tàu khoá mất rồi . Làm thế nào qua được, mà lại thoát khỏi tay lính đoan nữa ? Với số tiền ít ỏi ko thể nghĩ tới chuyện hối lộ để tráo qua cửa bến lúc ban đêm được , nhất là lại ko có hộ chiếu . Hơn nữa lính đoan cũng có thể nhận ra anh .
Khi Áctơ đảo qua trước mặt tượng đài " Bốn người Môrơ " bằng đồng đen , phía bên kia đường , từ 1 ngôi nhà cổ lỗ , 1 người mở cửa lù lù bước ra . Người ấy đi về phía cầu.Áctơ vội lẩn vào bóng tối, nép mình vào bệ tượng đen ngòm , len lén nhìn ra.
Đó là 1 đêm xuân ấm áp , trời đầy sao.Sóng vỗ vào kè đá và xô tới gần các bậc đá thành những xoáy nước xinh xinh với một tiếng rì rào êm ái giống như 1 tiếng cười. Đâu đây , 1 đoạn xích sắt từ từ đưa võng , kêu kẽo kẹt. Một chiếc cần trục lớn buồn rầu đứng sững trong đêm tối . Dưới bầu trời đầy sao lấp lánh in bóng những làn mây như những vòng hạt trân châu , là 4 người nô lệ bị gông cùm đang vật lộn và vươn lên phản đối số phận tàn nhẫn 1 cách kịch liệt nhưng tuyệt vọng.
Người ấy bước loạng choạng trên bờ biển , vừa đi vừa nghêu ngao 1 bài hát Anh rẻ tiền . Chắc là 1 tay thuỷ thủ vừa nhậu nhẹt ở quán rượu về. Chung quang chẳng có 1 ai . Khi người đó tới gần , Áctơ ra đứng ở giữa đường. Người thuỷ thủ ngừng hát , chửi đổng 1 câu rồi đứng lại.
Áctơ nói tiếng Ý :
- Tôi muốn nói chuyện với anh . Anh có hiểu ko ?
Người kia lắc đầu :
- Đằng ấy nói y a y ô , đây chẳng hiểu gì hết.- Rồi hắn quay lại và nói ấm ớ tiếng Pháp , hỏi bằng 1 giọng bực tức : - Đằng ấy muốn gì ? Tại sao đằng ấy lại chắn lối tớ đi ?
- Anh vào chỗ tối kia 1 lúc, Tôi cần nói chuyện với anh.
- Úi chao ! Vào chỗ tối à ! Đằng ấy có thủ dao găm ko đấy ?
0 Ko , ko ai thủ dao găm làm gì ! Anh ko thấy tôi đang cần giúp đỡ đây ư ? Tôi sẽ biếu anh tiền.
- Sao ? Cái gì ? Ừ mà đằng ấy diện kẻng nhỉ!- Người thuỷ thủ nói như vậy bằng tiếng Anh , rồi bước vào bóng tối , tựa lưng vào hàng rào chắn quanh tượng đài.
- Nào ! - Hắn lại nói bằng thứ tiếng Pháp chối tai ấy - Đằng ấy muốn gì ?
- Tôi muốn đi khỏi nơi này.
- À ra thế ! Chuồn hả ? Đằng ấy muốn tớ chở lậu chứ gì ? Giở trò gì rồi hả ? Mổ bụng thằng nào rồi ? Ông bạn ngoại quốc đếch nào ở đây cũng vậy. Thế đằng ấy định tẩu đi đâu ? Chắc chả đi vào bốt cảnh sát nhỉ ?
Hắn cười hềch hệch và nháy Áctơ :
- Anh ở tàu nào ?
- Tàu Cáclốtta. Từ LIvoócno đi Buênốt Airét . Chở da thú về bên này và chở dầu ăn sang bên kia. Tàu kia kìa ! - Và hắn trỏ tay về phía đê chắn sóng - Tàu cà là khổ hết sức.
-Buênốt Airét à ! Vậy anh giấu tôi trên tàu anh nhé.
-Đằng ấy cho bao nhiêu ?
- Ko nhiều đâu. Chỉ còn vẻn vẹn mấy đồng paôlô thôi.
- Ko được.Dưới 5 chịch là đây ko màng.Diện kẻng như đằng ấy thế là đã hời rồi.
-Anh nói diện kẻng nghĩa là làm sao ? Nếu anh thích bộ quàn áo của tôi , tôi có thể đổi cho anh.Nhưng tiền thì tôi chỉ có thế , ko thể nào biếu anh hơn được.
-Đằng ấy có cái đồng hồ kia.Đưa đây!
Áctơ rút ra chiếc đồng hồ bỏ túi vàng kiểu phụ nữ , chạm trổ và tráng men rất tinh vi , có 2 chữ tắt "G.B" ở nắp sau.Đấy là đồng hồ của mẹ anh , nhưng bâu giờ điều đó cũng còn nghĩa lý gì nữa đâu !
Người thuỷ thủ liếc nhìn , kêu lên :
-A!Xoáy được chứ gì ? Đưa xem nào !
Áctơ rụt tay lại :
-Không . Chưa bước xuống tàu thì chưa thể trao được.
- Té ra cũng lõi đời nhỉ ? Nhưng đánh cuộc này : chắc đằng ấy lần đầu tiên phải ba đào nhỉ ? Đúng ko ?
-Đó là chuyện của tôi.Kìa , lính gác đã đến!
Hai người nồi núp sau tượng đài, chờ cho lính gác đi qua. Rồi người thuỷ thủ đứng dậy, bảo Áctơ đi theo vừa bước vừa cười hềnh hệch một mình.Áctơ im lặng và theo sau.
Người thuỷ thủ dẫn anh trở lại quảng trường nhỏ bé và méo mó cạnh cung điện Mêđitri và dừng lại trong xó tối. Hắn nói ồ ồ , và tưởng chừng như thế là khẽ lắm .
-Đằng ấy đợi đây kẻo lính nó trông thấy.
-Anh định làm gì ?
-Đi tìm cho đằng ấy 1 bộ cánh khác.Tay áo vấy máu thế kia thì đưa đằng ấy xuống tàu làm sao được.
Áctơ nhìn tay ái bị chấn song xé rách , cánh tay bị sướt , máu thấm ra tay áo.Chắc vì thế người thuỷ thủ nọ cho anh là 1 kẻ giết người. Cũng chẳng sao ! Hắn cho mình là ngươid thế nào , điều đó bây giờ cũng chẳng can hệ gì nữa!
Phút chốc người thuỷ thủ đã trở lại.Hắn tỏ vẻ đắc ý , nách cắp 1 gói nhỏ.
Hắn thì thào :
- Thay đi , nhanh lên.Đã đến giờ xuống tàu rồi mà lão Do Thái bán đồ cũ cứ bắt mặc cả mãi đến nửa tiếng đồng hồ.
Áctơ thay quần áo.Anh bất giác rùng mình ghê sợ khi chạm tay phải chiếc áo cũ. Nhưng may sao , chiếc áo tuy thô cứng nhưng cũng còn khá sạch sẽ .Khi anh bước ra chỗ sáng , người thuỷ thủ nhìn anh với bộ điệu nghiêm trang của người say rượu và gật đầu ưng ý.
Hắn nói :
-Được đấy!Đi thôi ! Khe khẽ chứ nhé!
Áctơ nhặt lấy chiếc áo vừa thay ra.Anh bước theo người thuỷ thủ qua những kênh đào ngoắt ngoéo , những ngỏ hẻm khúc khuỷu , đen tối giữa những xóm nhà lụp sụp thời Trung cổ , nơi mà những người Livóocnô gọi là " Vênêtxia mới ".Giữa những căn nhà điêu tàn và những mảnh sân nhếch nhac, giữa 2 đường hào sâu hôi thối , đây đó 1 toà lâu đài cũ kĩ và âm thầm còn ngạo nghễ vươn lên 1 cách cô độc , hoài công phí sức giữ lấy vẻ uy nghiem cổ kín xa xưa . Mấy ngõ hẻm này là sào huyệt của trộm cướp , giết người và buôn lậu; mấy ngõ hẻm khác là thế giới của khốn khổ và bần cùng.
Người thuỷ thủ dừng bước cạnh chân cầu nhỏ.Hắn đảo mắt nhìn quanh rồ bước xuống bậc đá, đi về phía bến thuyền chật hẹp.Dưới cầu , dập dềnh 1 chiếc thuyền nát , bẩn thỉu.Hắn sỗ sàng ra lệnh cho Áctơ nhảy xuống nằm tận đáy thuyền , rồi tự cầm lấy mái chèo , bơi về phía cửa bến.Áctơ nằm im thin thít trên ván thuyền trơn ướt. Giấu mình dưới mớ quần áo cũ người thuỷ thủ vừa quẳng lên người anh , Áctơ lét nhìn những mái nhà và những đường phố quen thuộc.
Thuyền bơi qua cầu tớip hần kênh đào nằm dưới 1 pháo đài đồ sộ. Những bức tường thành , dưới rộng trên thót lại thành những tháp canh chật hẹp và âm thầm , sừng sững nhô lên mặt nước. Cách đây mấy tiếng đồng hồ, đối với anh , những bức tường ấy kiên cố và đáng sợ biết bao ! Nhưng giờ đây...Nằm dưới đáy thuyền anh cười lên khe khẽ.
Người thuỷ thủ thì thào :
- Im đi ! Che đầu lại cho kín. Nhà đoan ở ngay cạnh đây này.
Áctơ kéo mớ quần áo cũ lên che kín đầu.Chiếc thuyền dừng lại trước hàng cột có xích sắt giằng lại với nhau , chắn ngang mặt kênh nhỏ hẹp giữa nhà đoan với pháo đài. Một gã viêc chức nhà đoan đang ngái ngủ, cầm đèn bước ra khỏi nhà , vừa ngáp vừa nói chõ xuống nước:
- Cho xem hộ chiếu.
Người thuỷ thủ đưa giấy tờ lên cho y xem. Áctơ cố gắng nín thở lắng nghe.
Gã viên chức nhà đoan càu nhàu:
- Về tàu lúc nửa đêm gà gáy này mới thật đúng giờ chứ nhỉ ! Lại đi bê tha trác táng về phải ko ? Cái gì trong thuyền kia?
- Quần áo cũ. Vừa đi mia rẻ về đấy mà.
Vừa nói người thuỷ thủ vừa giơ chiếc gilê của Áctơ lên cho gã viên chức nhà đoan xem. Y hạ thấp đèn, cúi xuống căng mắt nhìn.
- Thôi được. Cho đi.
Y cất gióng gỗ lên và chiếc thuyền nhè nhẹ bập bềnh trôi qua mặt nước đen ngòm và đang dâng lên. Di được 1 quãng ngắn Áctơ ngồi dậy, tung mớ quần áo cũ ra.
Người thuỷ thủ thì thào :
- Đây, tàu tớ đây rồi.Cứ theo tớ, nhưng cốt nhất phải ngậm tăm ko được nói gì.
Hắn leo lên boong của con quái vật khổng lồ đen sì ấy. Vừa leo hắn vừa khẽ mắng Áctơ " kẻ trên cạn hậu đậu ", mặc dù Áctơ ko đáng trách như vậy hơn ai hết, vì xưa nay anh rất khéo léo và nhanh nhẹn. Hai người lò rò lách giữa những đống dây cáp và những máy móc tối thui rồi lần mãi đến 1 cửa hầm tàu. Người thuỷ thủ khẽ mở nắp hầm.
Hắn rỉ tai Áctơ :
- Bò xuống ! Tớ lại ngay bây giờ.
Hầm tàu ẩm ướt, vừa tối , lại vừa ngột ngạt ko chịu được. Áctơ thốt nhiên lùi lại, nghẹn họng vì mùi da tươi và dầu thối. Nhưng nhớ ngay tới hầm ngục tối, anh nhún vai , bước xuống bậc thang. Có lẽ cuộc sống đâu đâu cũng như vậy : thối tha , ghê tởm , lúc nhúc giòi bọ , đầy bí hiểm nhơ nhuốc và ngoắt ngoéo tối tăm. Nhưng cuộc sống là cuộc sống - và vẫn phải tìm lấy ở cuộc sống tất cả những gì còn là có thê có ích hơn cả.
Mấy phút sau , người thuỷ thủ trở lại , tay mang 1 vật gì mà Áctơ ko nhìn rõ vì trời tối.
- Nào ! Bây giờ đằng ấy đưa tiền và đồng hồ đây.Nhanh lên !
Lợi dụng hầm tối Áctơ bớt lại mấy đồng tiền.
Anh nói :
- Có gì mang cho tôi ăn với. Tôi đói lắm rồi.
-Mang tới rồi. Đây , cầm lấy.
Người thuỷ thủ trao cho anh một bình nước , mấy miếng bánh quy rắn như đá và 1 mẩu thịt lợn muối.
- Thế này nhé. Sáng mai lính đoan sẽ lên khám tàu. Chui vào cái thùng rỗng này mà núp. Nằm im như chuột ấy , ra khơi hẵng hay. Khi nào bò ra được, đây sẽ báo cho biết. Để cho chúa tàu nó trông thấy thì đừng có trách. Thế thôi! Chưa làm đổ bình nước chứ ! Chào đằng ấy nhé !
Nắp hầm đóng sập lại. Áctơ tìm chỗ chắc chắn đặt bình nước quý giá. Leo lên 1 chiếc thùng rỗng , anh mở thịt muối và bánh quy ra ăn. Rồi anh nằm cuộn tròn trên sàn bẩn; và, từ thuở nhỏ đến giờ, lần đầu tiên anh đi ngủ ko đọc kinh. Chuột chạy quanh mình anh trong đêm tối. Nhưng dù tiếng chuột rúc rích thâu đêm , dù con tàu ngả nghiêng trên mặt sóng, dù là mùi dầu lợm mửa , dù là ngày mai những cơn say sóng đang chờ đợi , anh vẫn say sưa trong giấc ngủ ngon lành. Tất cả những cái đó càng ko làm cho anh xao xuyến, cũng như những thần tượng uy nghiêm mà hôm qua anh còn cúi lạy tôn thờ, thì nay chúng đã bị vứt bỏ, bị đập vỡ tan tành và ko còn làm cho lòng anh rạo rực nữa.
____________________________________________________
........................................................
Khi Arthur rung chuông gọi cửa tòa nhà ở Via Borra thì trời đã tối từ lâu. Anh nhớ mình đã đi lang thang qua các phố nhưng chẳng biết đã đi những đâu, tại sao đi và đi bao lâu rồi. Thằng hầu nhỏ của Julia vừa ngáp dài vừa mở cửa và nó nhăn nhở cười ý nhị khi nhìn thấy một bộ mặt hốc hác bơ phờ. Dường như nó được xem một trò vui kỳ diệu khi thấy cậu chủ ở tù ra trông chẳng khác một kẻ hành khất
say bí tỉ và nhếch nhác
. Arthur bước lên cầu thang gác. Đến tầng hai, anh gặp Gibbons đang đi xuống với thái độ chê trách cao ngạo và long trọng. Anh lẩm bẩm
Chào bác
và định lướt qua nhưng Gibbons đâu phải là kẻ dễ dàng để ai qua mặt trái với ý hắn.
Hắn soi mói nhìn bộ quần áo và mớ tóc khá phờ phạc của Arthur rồi nói:
- Thưa cậu, các quý ông đều không có nhà. Các quý ông đã cùng bà chủ đi dự bữa tiệc tối khoảng nửa đêm mới về.
Arthur nhìn đồng hồ. Mới chín giờ. Ồ, được! Anh có đủ thời giờ... có nhiều thời giờ...
- Thưa cậu, bà chủ dặn tôi hỏi xem cậu có muốn dùng bữa tối không, và dặn tôi nhắn lời bà mong cậu đợi bà về, vì bà có chuyện đặc biệt muốn nói với cậu ngay đêm nay.
- Cám ơn, tôi không cần gì cả đâu. Bác có thể thưa với bà rằng tôi vẫn chưa ngủ.
Anh lên phòng mình. Từ ngày anh bị bắt đến nay trong phòng vẫn không có gì thay đổi. Bức chân dung Montanelli vẫn y nguyên trên bàn, tượng thánh giá vẫn dựng trong cửa tò vò như cũ. Anh dừng chân một lát trên ngưỡng cửa để nghe ngóng, nhưng thấy trong nhà rất im ắng, hẳn là không còn ai lên quấy rầy anh nữa. Anh rón rén bước vào phòng, khóa cửa lại.
Thôi, thế là anh đã đi đến chỗ tận cùng rồi. Từ nay chẳng còn có gì phải nghĩ ngợi hay lo lắng nữa. Chỉ rũ sạch nốt cái ý thức phiền toái và vô ích về cuộc đời, thế là xong. Nhưng chuyện này dù sao vẫn có một vẻ gì ngu xuẩn và vô mục đích quá!
Anh còn chưa hình thành rõ rệt một quyết tâm nào về việc tự tử cả, mà thực ra cũng không nghĩ ngợi nhiều đến tự tử, vì chuyện ấy là rõ rành rành rồi, không thể tránh khỏi rồi. Thậm chí anh cũng chưa trù tính đích xác xem mình chọn cách chết nào. Tất cả cốt sao làm cho nhanh, - làm xong và quên đi -, thế là được. Trong phòng anh chẳng có một thứ vũ khí nào, đến cả một lưỡi dao díp cũng không. Nhưng điều đó chẳng can hệ gì, một chiếc khăn mặt là đủ hoặc một tấm khăn trải giường xé ra làm nhiều mảnh cũng được.
Có một chiếc đinh to ngay bên trên cửa sổ. Được đấy! Nhưng nó phải thật chắc mới chịu được sức nặng của người anh. Anh kê ghế lại gần cửa để thử chiếc đinh. Không được! Đinh không chắc lắm. Anh lại bước xuống ghế, đi lấy chiếc búa trong ngăn kéo. Anh nện mạnh vào đinh và đang định rút lấy tấm khăn trải giường thì sực nhớ mình chưa cầu nguyện. Dĩ nhiên rồi, trước khi chết phải cầu nguyện chứ, người theo đạo Kitô nào chả vậy? Có cả những kinh nguyện riêng cho một linh hồn xa lìa trần thế mà!
Anh bước vào cửa tò vò và quỳ trước Tượng Chịu nạn.
- Kính lạy Chúa toàn năng và lòng lành vô cùng...
Anh bắt đầu đọc to được câu ấy, rồi ngay đấy ngừng bặt, không thêm được lời nào. Thật vậy, trần thế đã quá ê chề rồi, chẳng còn có gì để cầu xin nữa đâu, dù là cầu xin để được hoặc đẻ tránh khỏi một sự gì. Vả lại Kitô làm sao biết được những nỗi đau khổ loại này, bởi vì Kitô có từng chịu nỗi đau khổ như thế bao giờ đâu? Anh cũng chỉ bị phản bội như Bolla mà thôi, chứ đâu có bị lừa gạt mà đi đến chỗ phản bội[1]?
[1] Câu này có hàm ý so sánh với chuyện Giuđa Ixcariôt phản bội Đức Giêsu. Giuđa ham tiền của, bị các trưởng lão Do Thái dụ dỗ, đem nộp bán Giêsu cho họ để được 30 đồng. Nhưng y đinh ninh rằng Giêsu là con của Chúa Trời, có quyền phép, thế nào cũng thoát được. Sau thấy Giêsu phải chết, y bèn ném trả lại 30 đồng rồi đi thắt cổ tự tử.
Arthur đứng dậy, làm dấu thập giá theo thói quen lâu nay. Bước đến cạnh bàn anh thấy trên bàn có lá thư của Montanelli tự tay viết gửi cho anh. Thư viết bằng bút chì:
Con trai thân yêu của cha!
Hôm con được tha, không được gặp con cha rất thất vọng. Cha phải đi làm phúc cho một người đang hấp hối. Khuya lắm cha mới về được. Sáng mai con đến gặp cha sớm nhé. Cha vội lắm. L.M
.
Arthur đặt thư xuống bàn, thở dài. ChắcPadre khổ tâm lắm về chuyện này.
Dưới đường phố, sao thiên hạ vẫn cười cười nói nói rôm rả thế. Từ ngày anh vẫn còn sống cho đến nay[2], chẳng có gì thay đổi cả. Mặc dù một linh hồn con người, một linh hồn sống của con người đã bị đánh chết gục, nhưng mọi nét tủn mủn hàng ngày chung quanh anh vẫn không đổi khác một mảy may. Tất cả vẫn y nguyên như cũ. Những vòi nước trong bể vẫn đều đều phun lên, bầy chim sẻ vẫn ríu rít dưới mái hiên; hôm qua thế nào thì ngày mai sẽ vẫn thế. Còn anh, anh đã chết, chết hẳn rồi.
[2] Ý nói từ khi Arthur ra khỏi ngục tù.
Anh ngồi xuống mép giường, khoanh tay lên thành giường gồm những chấn song ở cuối giường và gục đầu vào tay. Thời giờ còn nhiều lắm, nhưng sao anh thấy nhức đầu vậy, hình như nhức đến tận trung tâm bộ não. Hết thảy mọi sự sao đều mịt mù, xuẩn ngốc đến thế... và đều không còn có một ý nghĩa gì nữa cả...
Một hồi chuông réo vang ở cửa trước, khiến anh choàng dậy, hoảng sợ đến nghẹt thở, tưởng sắp chết đến nơi, phải đưa cả hai tay lên đỡ lấy cổ họng. Họ đã về cả rồi mà anh vẫn còn ngồi đó mơ màng để cho thời giờ quý báu trôi qua, và giờ đây anh sẽ phải giáp mặt họ, nghe miệng lưỡi độc ác của họ tuôn ra những lời xỉ vả, đay nghiến... Giá lúc này trong tay anh có một lưỡi dao...
Anh tuyệt vọng đảo mắt nhìn quanh phòng. Trên chiếc tủ nhỏ có giỏ đồ khâu của mẹ anh. Chắc trong đó phải có kéo. Anh có thể rạch đứt mạch máu. Không, khăn trải giường và chiếc đinh kia còn chắc chắn hơn... miễn là có đủ thời giờ.
Anh rút tấm khăn khỏi giường và luýnh quýnh bắt đầu xé được một đoạn. Đã nghe tiếng chân rậm rịch bước lên cầu thang. Không được rồi, đoạn vải quá rộng, sẽ không thắt chặt được - phải làm nút thòng lọng kia mà! Tiếng chân mỗi lúc một gần khiến anh càng phải nhanh tay lên. Máu rần rật ở thái dương, tai ù cả lên. Nhanh lên... nhanh nữa lên! Ôi, Chúa ơi, năm phút nữa thôi!
Có tiếng gõ cửa. Đoạn vải đã xé tuột khỏi tay anh. Anh ngồi lặng người, nín thở lắng nghe. Có người xoay xoay quả nắm cửa, rồi tiếng Julia gọi:
- Arthur!
Arthur đứng dậy, thở hổn hển.
- Arthur, mở cửa đi nào, chúng tao đang đợi đây!
Arthur thu vội tấm khăn trải giường rách, nhét vào ngăn tủ, rồi hấp tấp sửa lại cho giường phẳng phiu.
- Arthur! - Lần này là tiếng James gọi. Hắn sốt ruột giật quả nắm cửa. - Chú ngủ rồi à?
Arthur nhìn quanh phòng thấy mọi thứ đã cất giấu cả rồi, mới ra mở khóa cửa.
Julia lồng lộn nhảy xổ vào buồng mà bảo:
- Tao tưởng ít ra mày cũng phải nghe lời yêu cầu cần kíp của tao, đợi chúng tao về đã chứ, Arthur? Mày làm chúng tao phải chầu chực ngoài cửa phòng của mày hàng nửa tiếng đồng hồ thế mà coi được hay sao...
James bước vào phòng theo đuôi váy sa tanh hồng của vợ, vội ôn tồn chữa lời:
- Mới bốn phút thôi, mình ạ! Arthur, quả tình anh thấy đúng hơn... thích hợp hơn, là nếu...
Arthur ngắt lời:
- Anh chị muốn gì?
Vẫn đứng tỳ một tay vào nắm cửa, anh gườm gườm tráo nhìn từ người nọ sang người kia như một con thú mắc bẫy. Nhưng James quá đần độn mà Julia thì đã điên tiết lên rồi, nên họ chẳng nhận thấy cái nhìn ấy của anh.
James đem ghế lại cho vợ ngồi, rồi cũng ngồi xuống, cẩn thận kéo cao đôi ống chiếc quần mới lên tới tận đầu gối.
Anh ta giáo đầu:
- Chị Julia và anh thấy có trách nhiệm phải nói chuyện nghiêm chỉnh với chú về...
- Tối nay tôi chưa nghe được. Tôi... tôi không được khỏe. Tôi nhức đầu... anh chị đợi vậy.
Giọng Arthur nghe là lạ, vừa lí nhí, lại vừa lộn xộn và rời rạc. James ngạc nhiên nhìn quanh quẩn.
Sực nhớ là Arthur mới từ chính cống một ổ bệnh truyền nhiễm chui ra, anh ta lo lắng hỏi:
- Chú có bị làm sao không thế? Anh mong chú không ốm đau gì đấy chứ? Trông chú hệt như đang sốt ấy.
Julia lập tức chặn họng.
- Xằng bậy! Vẫn rặt là những trò đóng kịch lâu nay, giáp mặt chúng ta thì quá xấu hổ đấy thôi. Arthur, lại ngồi đây.
Arthur từ từ đi ngang qua phòng mà ngồi xuống giường. Anh uể oải hỏi:
- Sao ạ?
James ho lên, hắng giọng, vuốt bộ râu vốn đã mượt lỳ, và lại bắt đầu đọc trở lại bài diễn văn đã chuẩn bị kỹ từ trước:
- Anh thấy anh có trách nhiệm... một trách nhiệm đau lòng của mình... là phải nói chuyện rất nghiêm chỉnh với chú về cái hạnh kiểm kỳ quặc của chú khi chính chú đã liên lạc với... à... những kẻ phạm pháp và những quân phiến loạn, và với... à... những kẻ thanh tích bất hảo. Anh chắc có lẽ là do chú dại dột quá chứ không phải do hư hỏng... à...
Anh ta tạm ngừng lời. Arthur lại bảo:
- Sao nữa ạ?
Trước vẻ tuyệt vọng bơ phờ trong cử chỉ của Arthur, James buộc lòng phải dịu giọng đôi chút mà nói tiếp:
- Vì thế anh cũng chẳng muốn gắt gao với chú. Anh sẵn lòng tin rằng chú đã bị bọn bạn bè xấu lôi kéo và sẵn lòng châm chước khi thấy chú còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, và có cái tính... à... à.... thiếu chín chắn và... à... nông nổi, mà anh e rằng chú đã thừa hưởng của mẹ chú.
Arthur từ từ ngước nhìn lên bức chân dung của mẹ, rồi lại nhìn xuống, nhưng vẫn nín lặng.
James tiếp:
- Nhưng chắc chú cũng hiểu rằng anh không sao chứa mãi trong nhà mình một kẻ đã làm nhơ nhuốc thanh danh cao quý của một gia đình được trọng vọng như gia đình ta được.
Một lần nữa Arthur nhắc lại:
- Sao nữa ạ?
Julia gấp cái quạt đánh phạch, đặt ngang đầu gối, rồi the thé:
- Hay nhỉ? Mày không làm ơn nói với chúng tao được câu gì khác nữa hay sao, mà cứ
sao nữa ạ
mãi thế hở, Arthur?
Arthur không nhúc nhích, đủng đỉnh trả lời:
- Dĩ nhiên là anh chị thấy cái gì mình cho là chí phải thì cứ việc làm. Cách gì đi nữa thì cũng chẳng sao lắm.
- Chẳng... sao? - James sửng sốt nhắc lại, còn cô vợ thì đứng dậy cười gằn.
- Ồ! Cũng chẳng sao, phải không? Thôi, anh James, bây giờ chắc anh hiểu là ta đừng hòng của nợ này nó biết ơn chúng ta được bao nhiêu nữa nhé. Tôi đã bảo anh rồi, ăn thua gì đâu mà cứ làm phúc làm đức mãi với những mụ gái giang hồ theo phe Giáo hoàng ấy và với cái đứa mà chúng...
- Suỵt! Suỵt! Đừng nói cái đó, mình ơi!
- Toàn là chuyện xằng bậy cả thôi, anh James ạ! Chúng ta đã có quá đủ cái kiểu thương cảm lăng nhăng này rồi! Mà chỉ là vì một thằng con hoang đánh lộn sòng vào gia đình ta! Đây chính là lúc nó phải biết mẹ nó là cái thá gì rồi! Tại sao chúng ta lại cứ phải è cổ gánh mãi đứa con sinh ra từ những Amourettes[3] của một lão cố đạo thuộc cánh Giáo hoàng? Đây, cứ... xem đi!
[3] Amourettes (tiếng Pháp): Những cuộc tình lăng nhăng.
Julia rút trong túi ra một mảnh giấy nhàu nát, vứt qua bàn cho Arthur. Mở ra, anh thấy đúng là nét chữ của mẹ mình và theo ngày tháng đề bên trong, giấy được viết bốn tháng trước khi sinh ra anh. Đây là tờ giấy của bà thú nhận với chồng, bên dưới có hai chữ ký.
Arthur đưa mắt lần đọc từng dòng, và cuối cùng, tiếp sau tên bà bằng nét chữ run run thì có chữ ký chắc nét, quen thuộc:
Lorenzo Montanelli
. Anh trân trân nhìn chữ ký ấy một lúc, rồi không nói một lời, gập tờ giấy lại, đặt lên bàn.
James đứng dậy, nắm lấy cánh tay vợ:
- Thôi, Julia, thế là đủ. Bây giờ mình xuống nhà dưới đi thôi. Khuya rồi, mà anh còn có chút việc muốn bàn với Arthur. Mình ở lại chẳng lý thú gì đâu.
Cô ta đưa mắt lên lườm chồng, rồi quay lại lườm Arthur lúc này đang lặng lẽ ngồi đăm đăm nhìn xuống sàn.
Cô ta lầm bầm:
- Thằng này sắp nhớ ngẩn mất rồi.
Sau khi cô ta đã cuốn váy bước khỏi phòng, James cẩn thận ra đóng chặt cửa rồi trở lại ngồi vào ghế của mình ở cạnh bàn. Arthur cũng vẫn ngồi yên như cũ, bất động và câm lặng.
James mở lời với giọng dịu dàng hơn, vì bây giờ không còn có Julia ở đây mà nghe nữa.
- Arthur, chuyện đã vỡ lở ra như thế, tôi thấy rất ân hận. Lẽ ra chú cũng không nên biết. Nhưng thôi thì chuyện đã qua rồi! Tôi vui lòng thấy chú tỏ ra tự kiềm chế được như thế. Chị Julia thì... thì hơi quá xúc động, đàn bà thường hay thế... Dù sao tôi cũng chẳng muốn đối xử quá tệ với chú...
Anh ta ngừng nói để xem những lời lẽ ngọt nhạt mình vừa nói tác động ra sao. Thế nhưng Arthur vẫn hoàn toàn bất động.
Một lát sau, James nói tiếp:
- Chú em ơi, dù sao đây vẫn là câu chuyện rất đau lòng và điều chí lý nhất mà chúng ta có thể làm là nên giữ kín miệng bình. Cha tôi cũng thật rộng lượng là một khi mẹ chú đã thú nhận với ông sự sa ngã của mình, ông cũng đã không đòi ly dị. Ông chỉ đòi kẻ quyến rũ mẹ chú phải rời ngay khỏi nước Ý, và như chú đã biết, người ấy đã đi sang Trung Quốc để làm thừa sai truyền giáo. Khi người ấy về, về phần tôi thì tôi đã cực lực phản đối việc để cho chú có gì dây dưa với người ấy. Nhưng tới phút lâm chung, cha tôi lại đã thuận để người ấy giúp chú học tập, với điều kiện người ấy không bao giờ được tìm cách gặp mẹ chú. Công bằng mà nói, tôi cũng phải xác nhận là tôi tin rằng cả hai người đều đã thật sự tuân theo điều kiện ấy đến cùng. Đây là câu chuyện hết sức bi thảm, nhưng...
Arthur nhìn lên. Gương mặt anh không còn một tý sinh khí và một nét biểu lộ nào, mà chỉ như một chiếc mặt nạ bằng sáp.
Anh nói nhỏ nhẹ nhưng lại ngập ngừng và lắp bắp một cách kỳ lạ:
- A... anh không thấy r... rằng tất cả chuyện này... là r... rất... buồn cười ư?
- Buồn cười?
James đẩy bật ghế ra khỏi bàn rồi ngồi nhìn chằm chặp vào Arthur, quá ư sửng sốt đến nỗi quên cả giận dữ.
- Buồn cười ư? Arthur, chú có điên không đấy?
Arthur bỗng ngửa mặt lên trời, phá lên một trận cười điên dại.
Ông chủ hãng tàu bèn bệ vệ đứng dậy, kêu lên:
- Arthur! Tôi kinh ngạc về thái độ khinh suất của chú.
Không có câu trả lời mà chỉ có hàng tràng cười nối nhau vang lên, tiếng cười sặc sụa và ầm ỹ đến nỗi ngay cả James cũng đâm ra ngờ ngợ không biết đấy có phải do khinh suất hay là vì một cái gì ghê gớm hơn thế.
- Như một mụ đàn bà lên cơn điên loạn vậy, - Anh ta lẩm bẩm, khinh bỉ nhún vai, rồi xoay ra sốt ruột đi tới đi lui trong phòng. - Arthur, chú thật còn tệ hơn cả Julia đấy. Thôi, đừng cười nữa! Hơi sức đâu tôi chờ ở đây suốt đêm được!
Nói như thế mà ăn thua thì có lẽ anh ta đã mời được cả tượng Thánh giá ra khỏi bệ mà bước xuống đất. Arthur đã bất chấp mọi lời can ngăn và khuyến khích rồi; anh chỉ cười, cười và cười mãi không thôi.
Rốt cục, James đành phải chấm dứt cuộc đi tới đi lui đầy phẫn nộ của mình mà bảo:
- Thật ngu xuẩn! Chắc chú xúc động quá nên tối nay đã không còn lý trí lành mạnh nữa rồi. Nếu cứ như thế này thì tôi chẳng thể bàn việc với chú nữa. Sáng mai ăn sáng xong chú đến chỗ tôi. Bây giờ chú đi ngủ đi thì hơn. Chúc ngủ ngon.
James đi ra, đóng sầm cửa lại. Vừa nện chân xuống cầu thang, hắn vừa làu bàu.
- Bây giờ lại đến cảnh điên loạn ở nhà dưới đây. Chắc có cả nước mắt nữa.
Chuỗi cười điên dại ngừng bặt trên môi Arthur. Anh chộp lấy chiếc búa trên bàn và nhảy xổ tới tượng Thánh giá.
Tiếng đổ vỡ sau đó đã làm anh sực tỉnh lại, anh thấy mình đang đứng trước cái bệ trống không, một tay vẫn còn nắm chiếc búa, những mảnh tượng vỡ tan tành văng trên sàn quanh chân anh.
Anh quẳng búa xuống.
- Dễ dàng vậy ư! - anh nói rồi quay đi. - Sao mình lại ngu thế nhỉ!
Anh ra ngồi cạnh bàn, thở hổn hển, hai tay ôm trán. Rồi anh đứng ngay dậy, bước đến bồn rửa mặt, lấy một bình nước lạnh giội lên đầu và mặt. Thấy đã hoàn toàn bình tĩnh, anh trở về chỗ cũ, ngồi trầm ngâm suy nghĩ.
Chính vì những chuyện như thế - vì những con người giả dối và nô lệ ấy, vì những thần thánh câm như hến và vô hồn ấy - mà anh đã phải chịu mọi giày vò của nhục nhã, giận hờn và tuyệt vọng; và anh còn đã sửa soạn cả dây nhợ để treo cổ tự tử nữa, chỉ vì, quả vậy, có một lão cố đạo đã ăn gian nói dối. Làm như thể không phải tất cả bọn họ đều ăn gian nói dối ấy! Nhưng, thôi, mọi chuyện ấy thế là đã xong, giờ đây anh đã khôn hơn. Anh chỉ cần rũ sạch những dòi bọ ấy khỏi mình và bắt đầu làm lại cuộc đời.
Trong bến cảng có khối tàu chở hàng; lẻn lên một chiếc tàu ấy và đi biệt, đi bất cứ đâu, như Canađa, Úc, hoặc Thuộc địa đất Mũi[4], thì có khó gì! Đi đến xứ nào, điều đó không quan trọng, chỉ cốt khá xa là được. Còn như đến đấy sinh sống ra sao, anh có thể xem tình hình, nơi này không thích hợp thì ta lại thử đến nơi khác.
Anh móc túi tiền. Chỉ còn ba mươi ba paolo[5]. Nhưng còn một chiếc đồng hồ đáng giá nữa. Nó có thể giúp ích cho anh trong khá nhiều thời gian. Và dù sao cũng chẳng can hệ gì, thế nào anh cũng vẫn sống qua ngày đoạn tháng được. Nhưng còn lũ người đó, họ sẽ đổ đi tìm anh, chắc chắn họ sẽ ra bến dò la. Không, phải đánh lạc hướng mới được, khiến họ tin rằng anh đã chết. Và lúc đó nhất định anh sẽ tự do, hoàn toàn tự do. Nghĩ tới lúc họ nhà Burton đi tìm xác anh, anh cười thầm. Mọi chuyện sẽ là một trò hề vui biết bao!
[4] Cape Colony (tiếng Anh): Thuộc địa (của Anh) lúc bấy giờ, tại vùng Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), sau là nước Nam Phi.
[5] Paolo (số nhiều: paoli): Đồng tiền bằng bạc của Ý lúc bấy giờ.
Anh lấy một tờ giấy và viết ngay những chữ đầu tiên hiện ra trong đầu:
Tôi đã tin ông như đã tin Chúa Trời. Nhưng Chúa Trời chỉ là vật bằng đất, tôi có thể dùng búa đập tan, còn ông thì ông đã lừa tôi bằng lời nói dối
.
Anh gấp tờ giấy lại, đề gửi Montanelli, rồi lấy tờ giấy khác viết ngang mặt giấy:
Tìm xác tôi ở Darsena[6]
. Đoạn anh đội mũ, ra khỏi phòng. Đi ngang qua bức chân dung mẹ, anh ngước nhìn, nhún vai cười khẩy. Bà cũng thế, cũng đã lừa dối anh mà!
[6] Darsena (tiếng Ý): Vũng (neo) tàu, ở đây là một hệ thống kênh rạch hợp thành cảng Leghorn (Livorno).
Anh rón rén lần theo hành lang, nhẹ nhàng đẩy các chốt cửa và ra đến cầu thang gác lớn và tối tăm, một cầu thang bằng đá hoa, luôn gây tiếng vang. Khi bước xuống, anh tưởng chừng nó ngoác miệng dưới chân anh như một vực thẳm đen sì.
Anh đi ngang qua sân một cách rất thận trọng để khỏi đánh thức bác Gian Battista đang ngủ ở tầng dưới. Trong kho chưa củi ở cuối sân có một cửa sổ nhỏ có chấn song trông ra kênh đào và ở cách mặt đất chừng một mét hai. Anh nhớ ra rằng khung chấn song han gỉ đã gẫy mất một bên. Chỉ cần đẩy nhẹ là có thể phá được một lỗ vừa lọt người chui.
Nhưng chấn song vẫn còn chắc làm anh toạc da khá nhiều ở cả hai tay và rách cả tay áo. Nhưng có hề chi. Anh đảo mắt nhìn quanh phố: không một bóng người. Kênh đào đen ngòm và lặng ngắt, trông như một đường hào xấu xí nằm giữa hai dãy tường trơn dựng đứng. Thế giới bao la trước mắt mà anh chưa từng nếm trải có thể là một hố sâu mù mịt, nhưng trong thế giới ấy chưa chắc đã nhiều thấp hèn và nhơ nhuốc như cái xó nhỏ anh đã bỏ lại ở sau lưng. Không có gì để thương tiếc nữa cả, không còn gì để nhìn lại nữa cả. Đó chỉ còn là một thế giới nhỏ bé tù hãm và ôn dịch, đầy dối trá đê tiện và lường gạt bỉ ổi, đầy mương máng thối tha và nông cạn đến nỗi một người cũng không trầm nổi mình ở đó được.
Anh men theo bờ kênh mà đi ra quảng trường nhỏ cạnh cung điện Medici[7]. Chính nơi đây Gemma đã chạy đến đón anh với gương mặt hớn hở và đôi tay chìa ra cho anh. Mấy bậc đá nhỏ ướt át dẫn xuống tận mặt hào còn đó. Tòa pháo đài cau có nhìn xuống lạch nước bẩn thỉu còn đây. Từ trước đến nay anh chưa bao giờ để ý thấy sao nó lùn tịt ti tiện đến như vậy.
[7] Medici (tiếng Ý: đọc là Mê-đi-tri): Dòng họ đế vương lâu đời ở Florence (Firenze), trong đó có một công tước đầu tiên của Florence (Firenze) và một đại công tước đầu tiên của Tuscany (Toscana).
Đi qua những đường phố chật hẹp, ra tới vũng neo tàu Darsena, anh lột mũ ném xuống nước. Khi họ mò tìm xác anh ắt sẽ thấy chiếc mũ. Rồi anh tiếp tục men theo bờ vũng, và suy nghĩ mung lung không biết nên làm gì tiếp theo. Anh phải xoay sở trốn lên chiếc tàu nào đó, nhưng chuyện ấy không dễ. Chỉ còn cơ may duy nhất là lên được con đê chắn sóng Medici cao lớn và lâu đời kia, rồi đi đến tận cuối con đê ấy. Nơi đó có một quán rượu loại bét may ra vớ được một gã thủy thủ nào mình có thể đút lót được.
Nhưng các cổng vào bến đều đóng cả rồi. Anh làm sao qua được, mà lại còn thoát được cả tay các viên chức nhà đoan? Số tiền dành dụm của anh không thể đủ để cung ứng một khoản hối lộ lớn mà họ sẽ đòi để cho phép qua cổng lúc ban đêm, mà lại trong tình trạng không có hộ chiếu nữa chứ. Hơn thế, họ còn có thể nhận ra anh.
Khi anh đi qua tượng đài
Bốn người Moor
[8] bằng đồng đen, phía bên đối diện với vũng neo tàu, từ một ngôi nhà cổ lỗ, một bóng người xuất hiện rồi đi về phía cầu. Arthur bèn lẩn ngay vào bóng tối mù mịt đằng sau nhóm tượng, thu mình phục xuống và lén nhìn ra từ một góc bệ tượng đài.
[8] Tượng đài
Four Moors
bằng đồng đen: Tượng đài ở Leghorn (Livorno) kỷ niệm Công tước của Tuscany (Toscana) là Fernando đệ nhất dòng họ Medici. Moor (tiếng Anh) là những người bản địa, da nâu sẫm, ở vùng tây bắc châu Phi, tức Mauritanie, Maroc ngày nay. Xưa kia họ thường bị bắt làm nô lệ. Dưới bệ tượng đài có hình bốn người Moor bị xiềng xích, tạc bằng đồng đen.
Đó là một đêm xuân êm ả và ấm áp, trời đầy sao. Nước vỗ vào các kè đá trong vũng và uốn quanh các bậc đá thành những xoáy nước dịu hiện, với những tiếng rì rào êm ái giống như những tiếng cười. Đâu đây, một đoạn xích sắt từ từ đưa võng, kêu kẽo kẹt. Một chiếc cần trục kếch sù bằng sắt đứng sừng sững, lêu đêu và u sầu trong đêm tối. Dưới bầu trời đầy sao lung linh và trên nền những làn mây như những vòng hạt trân châu, nổi lên hình bóng đen sì của những người nô lệ đang vật lộn trong gông cùm và đang hoài công vươn lên kịch liệt phản đối số phận tàn nhẫn của mình.
Người kia loạng choạng men theo bờ vũng mà tiến lại gần, vừa đi vừa nghêu ngao một bài hát Anh rẻ tiền. Đây chắc hẳn là một tay thủy thủ vừa nhậu nhẹt ở một quán rượu nào đó về. Chung quanh chẳng còn có một ai. Khi người đó đến gần, Arthur đứng dậy, bước ra đứng ngay giữa đường. Người thủy thủ ngừng hát, chửi đổng một câu rồi đứng sững lại.
Arthur nói bằng tiếng Ý:
- Tôi muốn nói chuyện với anh. Tôi nói anh có hiểu không?
Người kia lắc đầu:
- Nói cái tiếng líu lo ấy với tớ thì chỉ vô ích. - Rồi xoay sang một thứ tiếng Pháp giả cầy, hắn bực tức hỏi.
- Đằng ấy muốn gì? Tại sao đằng ấy không cho tớ đi?
- Vào chỗ tối kia một tí thôi. Tôi muốn nói chuyện với anh.
- Ái chà! Lại thích thế kia ư? Vào chỗ tối à! Có thủ dao găm trong người không đấy?
- Không, không đâu, anh bạn ạ! Anh không thấy tôi chỉ đang cần anh giúp đỡ thôi ư? Tôi sẽ biếu anh tiền.
- Hả? Cái gì? Ừ mà đằng ấy diện có vẻ oách đấy nhỉ... Người thủy thủ quay sang nói tiếng Anh, rồi bước vào bóng tối, tựa mình vào hàng rào chắn quanh bệ tượng đài.
- Nào! - Hắn trở lại với cái tiếng Pháp tồi tệ của hắn. - Đằng ấy muốn gì nào?
- Tôi muốn đi khỏi đây...
- À - hà! Muốn đi lậu rồi! Muốn tớ giấu lên tàu chứ gì? Dính vụ việc gì rồi, đúng không nào? Đâm chém thằng nào rồi hở? Cha ngoại quốc nào cũng thế cả? Vậy đằng ấy định tẩu đi đâu? Chắc chả đi vào đồn cảnh sát, tớ nghĩ thế.
Hắn cười hềnh hệch kiểu chếnh choáng say và nháy Arthur.
- Anh ở tàu nào?
- Tàu Carlotta. Từ Leghorn đi Buenos Ayres[9]. Chở dầu ăn sang bên kia và chở da thú về bên này. Nó kia kìa! - Hắn trỏ về phía đê chắn sóng: - Cà rịch cà tàng hết biết!
[9] Buenos Ayres (tiếng Tây Ban Nha): Thủ đô của nước Áchentina, một thành phố cảng lớn ở Nam Mỹ.
- Buenos Ayres à... được đấy! Anh nhét tôi vào chỗ nào đó trên tàu được không?
- Đằng ấy có thể cho bao nhiêu?
- Không nhiều lắm. Tôi chỉ còn vài đồng paolo thôi.
- Không được. Dưới năm chục là không xong đâu... thế đã là rẻ rồi. Đằng ấy là tay diện oách thế cơ mà.
- Anh nói tay diện oách là nghĩa gì? Nếu anh thích bộ quần áo của tôi, tôi có thể đổi cho anh, nhưng tiền tôi chỉ có thế, không thể biếu anh hơn được.
- Đằng ấy có cái đồng hồ kia. Đưa đây!
Arthur rút ra chiếc đồng hồ loại bỏ túi vỏ vàng, kiểu phụ nữ, chạm trổ và tráng men rất tinh vi, có hai chữ tắt
G.B
ở mặt sau. Đấy là đồng hồ của mẹ anh, nhưng bây giờ điều đó cũng còn nghĩa lý gì nữa đâu!
Người thủy thủ liếc nhìn nhanh như chớp, nhận xét:
- A! Xoáy được chứ gì! Đưa xem nào!
Arthur rụt tay lại, nói:
- Không được. Bao giờ chúng ta xuống tàu, tôi sẽ trao đồng hồ cho anh, trước đó thì không được.
- Té ra trông vậy mà chẳng khờ gì đâu! Nhưng đánh cuộc này: chắc đằng ấy lần đầu tiên phải cọ sát với đời đấy nhỉ? Đúng không nào?
- Đó là chuyện của tôi. Kìa, lính gác đến!
Hai người ngồi sụp xuống sau nhóm tượng, chờ cho tên lính gác đi qua. Rồi người thủy thủ đứng dậy, bảo Arthur đi theo và vừa bước hắn vừa ngốc nghếch cười một mình. Arthur im lặng theo sau.
Người thủy thủ dẫn anh quay trở lại quảng trường nhỏ bé và méo mó cạnh cung điện Medici và, dừng lại trong xó tối, hắm lầm bầm với một giọng mà hắn cho như thế đã là thì thầm thận trọng lắm:
- Đợi đây đã, kẻo đi nữa mấy cha lính kia nó trông thấy mình.
- Anh định làm gì thế?
- Kiếm cho đằng ấy vài cái quần áo khác. Tay áo vấy máu thế kia, tớ đưa đằng ấy xuống tàu sao được.
Arthur nhìn xuống bên tay áo bị chấn song xé rách, cánh tay bị toạc da đã vấy tí máu ra tay áo. Thảo nào anh chàng nọ cho anh là một kẻ giết người. Cũng chẳng sao! Thiên hạ nghĩ gì về mình, bây giờ điều đó còn có can hệ gì!
Một lát sau người thủy thủ đã trở lại với vẻ đắc ý, nách cắp một gói nhỏ.
Hắn thì thào:
- Thay đi và mau mau chóng chóng lên nhé. Đến giờ phải về tàu rồi mà cái lão Do Thái cứ bắt mình cù cưa mặc cả mãi đến cả nửa tiếng đồng hồ.
Arthur nghe theo và anh bất giác rùng mình ghê sợ khi lần đầu tiên chạm vào loại quần áo đã qua tay người khác. Nhưng may sao, bộ đồ tuy thô nhám nhưng cũng còn khá sạch sẽ. Khi anh bước ra chỗ sáng, trong bộ đồ mới thay, người thủy thủ nhìn anh với bộ điệu nghiêm trang một cách khật khưỡng rồi trịnh trọng gật đầu tỏ vẻ ưng ý.
Hắn bảo:
- Đằng ấy trông được đấy! Đi thôi, và phải thật khẽ đấy.
Mang theo bộ đồ vừa thay ra, Arthur bước theo người thủy thủ qua một trận đồ bát quái của những kênh rạch quanh co và những ngõ hẻm đen tối, rồi đến một khu phố ổ chuột thời Trung cổ mà người Leghorn gọi là
Venezia[10] mới
. Giữa những căn nhà nhếch nhác và những mảnh sân rác rưởi, giữa hai mương rãnh hôi thối, đây đó vẫn thấy có một tòa lâu đài tuy già nua và ảm đạm, và tuy biết là hoài công phí sức nhưng vẫn ra vẻ đơn độc mà bảo tồn lấy vẻ uy nghiêm cổ kính xa xưa. Anh biết rõ: ở đây có mấy ngõ hẻm nổi tiếng là những sào huyệt của bọn trộm cướp, giết người và buôn lậu; số còn lại chỉ toàn là thế giới của khốn khổ và bần cùng.
[10] Venezia (tiếng Ý): Tức Vơnidơ (Venise, tiếng Pháp; Venice, tiếng Anh), thành phố đẹp nổi tiếng vùng Đông Bắc Ý, thủ phủ của vùng (tỉnh) Veneto.
Người thủy thủ dừng bước cạnh một trong những chiếc cầu nhỏ, đảo mắt nhìn quanh xem có bị theo dõi gì không, rồi bước xuống một dãy bậc đá, đi đến một bến đỗ chật hẹp. Dưới cầu, có một chiếc thuyền cũ nát, bẩn thỉu. Hắn xẵng giọng ra lệnh cho Arthur nhảy xuống nằm trong thuyền, rồi tự mình ngồi lên, chèo thuyền ra phía cửa bến. Arthur nằm im thin thít trên những tấm ván thuyền ẩm ướt và rỉ nước. Giấu mình dưới mớ quần áo cũ người thủy thủ vừa quẳng lên người anh, anh lét nhìn những đường phố và nhà cửa quen thuộc.
Rồi thuyền của họ bơi qua một gầm cầu mà vào phần kênh đào được dùng làm đường hào cho pháo đài. Từ mặt nước vương lên sừng sững những bức tường thành, dưới rộng, trên thót lại thành những tháp canh vẻ cau có. Cách đây mấy tiếng đồng hồ, đối với anh, những bức tường ấy kiên cố và đáng sợ biết bao! Nhưng giờ đây...
Nằm dưới đáy thuyền anh cười lên khe khẽ.
Người thủy thủ thì thào:
- Im mồm! Che đầu lại cho kín. Gần cạnh nhà đoan rồi đây này.
Arthur kéo mớ quần áo cũ lên che kín đầu. Đi thêm một quãng chiếc thuyền dừng lại trước hàng cột có xích sắt giằng lại với nhau, chắn ngang mặt kênh nhỏ hẹp giữa nhà đoan với tường pháo đài. Một gã viên chức ngái ngủ, ngáp dài cầm đèn bước ra, cúi xuống mé nước.
- Cho xem hộ chiếu.
Người thủy thủ đưa các giấy tờ lên cho y xem. Arthur đã ngột ngạt dưới mớ quần áo nhưng vẫn cố nín thở lắng nghe.
Gã viên chức nhà đoan càu nhàu:
- Nửa đêm gà gáy này mới về tàu thật quá đẹp! Lại đi bê tha nhậu nhẹt về chứ gì. Cái gì trong thuyền kia?
- Quần áo cũ. Mua rẻ về đấy mà.
Người thủy thủ giơ chiếc gilê lên cho gã viên chức nhà đoan khám xét. Y hạ thấp đèn, cúi xuống căng mắt nhìn
- Tôi thấy ổn cả rồi. Anh đi qua được đấy.
Y cất thanh chắn lên và chiếc thuyền từ từ trôi vào vùng nước đen ngòm đang dâng lên. Đi được một quãng ngắn Arthur ngồi dậy, hất bung mớ quần áo cũ ra.
Lặng lẽ chèo một lát nữa, người thủy thủ thì thào:
- Đây, tàu tớ đây rồi. Theo sát tớ và phải ngậm tăm đấy.
Hắn hì hục leo lên sườn con quái vật khổng lồ và đen sì ấy. Vừa leo hắn vừa rủa thầm cung cách vụng về của dân sống trên cạn, mặc dù bản chất Arthur vốn khéo léo và nhanh nhẹn nên đỡ lóng ngóng hơn nhiều so với hầu hết những ai rơi vào trường hợp như anh. Khi đã an toàn lên tàu, họ lò rò lách giữa những đống dây cáp và những máy móc tối thui rồi lần mãi đến một cửa xuống hầm tàu. Người thủy thủ khẽ mở nắp hầm.
Hắn rỉ tai Arthur:
- Xuống đi! Chỉ một phút tớ quay lại ngay.
https://i.imgur.com/vIIMru3.jpg
Hầm tàu vừa ẩm ướt và tối tăm, lại vừa hôi thối không chịu được. Mới đầu Arthur bất giác thụt lùi lại, nghẹt thở vì mùi xú uế của da tươi và dầu thôi. Nhưng nhớ ngay đến hầm ngục tối, anh nhún vai, bước xuống cầu thang. Có lẽ cuộc sống đâu đâu cũng đại để như vậy: xấu xí, thối tha, lúc nhúc dòi bọ, đầy rẫy bí hiểm nhơ nhuốc và ngoắt ngoéo tối tăm. Thế nhưng, cuộc sống vẫn là cuộc sống - và anh vẫn phải tìm lấy ở đó những gì có thể là tốt nhất cho mình.
Mấy phút sau, người thủy thủ trở lại, tay mang một vật gì Arthur không thấy rõ vì quá tối.
- Nào! Đưa đồng hồ và tiền đây. Nhanh lên!
Lợi dụng bóng tối Arthur bớt lại được mấy đồng tiền.
Anh bảo:
- Phải kiếm cái gì cho mình ăn với chứ. Đói gần chết rồi đây này.
- Mang tới rồi. Đây, cầm lấy. - Người thủy thủ trao cho anh một bình nước, mấy mẩu bánh mỳ khô cứng queo và một miếng thịt lớn muối. - Thế này nhé. Chú ý là sáng mai lính đoan lên khám tàu thì đằng ấy phải chui vào cái thùng rỗng này mà núp. Phải im thin thít như chuột ấy, cho đến khi ra tận ngoài khơi hẵng hay. Khi nào bò ra được, đây sẽ báo cho biết. Để cho thuyền trưởng nó trông thấy thì sẽ lãnh đủ đấy. Thế thôi! Bình nước còn nguyên đấy chứ? Chào nhé!
Nắp hầm đóng lại, Arthur tìm chỗ an toàn đặt bình nước quý giá rồi len lên một thùng dầu mà ngồi ăn thịt muối và bánh mỳ khô. Rồi anh nằm cuộn tròn trên sàn bẩn; và, từ thuở bé đến giờ, lần đầu tiên anh sửa soạn đi ngủ mà không đọc kinh. Chuột chạy rậm rịch quanh mình anh trong bóng tối. Nhưng dù là tiếng chuột rúc rích thâu đêm, dù là con tàu ngả nghiêng trên mặt sóng, dù là mùi dầu thối lợm mửa, dù là ngày mai những cơn sau sóng đang chờ đợi, đều không làm anh thức giấc được. Tất cả những cái đó nay thảy đều không làm anh xao xuyến nữa, và cũng chẳng hơn gì những thần tượng mà hôm qua anh còn coi là thần thánh mà cúi lạy tôn thờ, thì nay đều đã bị hạ nhục và bị đập vỡ tan tành.