Phần thứ hai - Chương 1
-
Ruồi Trâu
- Ethel Lilian Voynich
- 12036 chữ
- 2020-05-09 02:34:55
Số từ: 12046
Dịch giả: Hà Ngọc
NXB Văn Học
Phần thứ hai: MƯỜI BA NĂM SAU
Một chiều tháng 7 năm 1846 ở Phôlơrăngxơ , 1 số người quen biết cùng nhau nhóm họp tại nhà giáo sư Phabơritxi để bàn bạc kế hoạch công tác chính trị sắp tới.
Một vài người thuộc Đảng Mátdini nhất định đòi ít nhất fải thành lập 1 nước Cộng hoà dân chủ và fải thống nhất nước Ý. Còn những nguêòi khác thì thuộc phái quân chủ lập hiến và phái tự do nhiều màu sắc khác nhau . Nhưng tất cả đèu giống nhau ở 1 điểm là bất mãn với cơ quan kiển duyệt của Tôxcan . Vị giáo sư nổi tiếng Phabơritxi triệu tập cuộc họng với hy vọng rằng , khi thảo luận vấn đề này may ra sẽ ko nảy sinh cãi lộn giữa đại diện các phe phái.
Từ khi Giáo hoàng Piô IX lên ngôi , tuyên bố đại xá cho tù chính trị tại các lãnh địa của Giáo hoàng tới nay mới được 2 tuần lễ , mà làn sóng tự do chủ nghĩa do sự kiến vang dội ấy gây ra đã lan tràn khắp nước Ý. Ở Tôxcan , lênhk đại xá của Giáo hoàng đã tác động đến cả chính phủ. Giáo sư Phabơritxi và 1 số lãnh tụ các chính đảng ở Phơlôrăngxơ cho rằng đó là cơ hội thuận lợi hơn cả đẻ đòi cải cách luật báo chí.
Khi nghe nói thế , nhà soạn kịch Lêga phát biểu :
- Lẽ dĩ nhiên , chừng nào chưa sửa đổi luật báo chí hiện hành thì chưa thể xuất bản báo được. Phải hoãn số báo đầu tiên lại. Nhưng có lẽ chúng ta cũng có cơ hội khiến cho 1 số các bài châm biếm có thẻ lọt lưới kiểm duyệt được. Chúng ta càng làm sớm được điều đó bao nhiêi thì càng chóng sửa đổi được luật báo chí bấy nhiêu.
Ngồi trong phòng đọc sách của giáo sư Phabơritxi , nhà soạn kịch Lêga trình bày quan điểm lập trường của mình mà theo ý ông , những nhà văn tự do phải theo trong lúc này .
Một người tham dự buổi họp , nhà luật sư tóc bạc, bắt đầu phát biểu với 1 giọng kéo lê thê :
- Hiển nhiên là chúng ta fải cướp ngay thời cơ. Sau này ko thể có những điều kiện thuận lợi như thế để tiến hành những cải cách ra trò được . Nhưng chắc gì những bài châm biếm đã làm nên chuyện. Nó chỉ có thể chọc tức và làm cho chính phủ hoảng sợ thôi chứ ko thể giúp ta tranh thủ được chính phủ. Mà tranh thủ được chính phủ mới chính là điều chúng ta định đạt tới. Nếu nhà đương cục có cảm tưởng chúng ta là những kẻ phiến động nguy hiểm thì chúng ta ko thể nào có được sự hiệp trợ của họ.
- Vậy ông định thế nào ?
- Phải đề ra yêu sách.
- Yêu sách Đại công tước ư ?
- Phải , yêu sách mở rộng quyền tự do báo chí.
Một người nước da sẫm , vẻ mặt sắc sảo , ngồi cạnh cửa sổ , nhìn nhà luật sư , cười khẩy và nói :
- Ông đi yêu sách chắc được nhiều kết quả lắm nhỉ ! Tôi tưởng rằng vụ Rentxi đã chữa cho ông thoát khỏi những ảo tưởng ấy rồi.
- Thưa ngài ! Về chuyện chúng ta ko ngăn cản được việc Renxti bị bắt giao cho Giáo hoàng, tôi cũng rất lấy làm tiếc ko kém gì ngài . Tôi ko muốn làm mếch lòng các quý vị có mặt ở đây , nhưng dù sao tôi vẫn nghĩ rằng sở dĩ chúng ta thất bại trong việc này , chủ yếu là do 1 số người trong chúng ta đã sốt ruột và nóng nảy , mà nếu ở cương vị tôi , tôi đã ko vội quyết định...
Người da sẫm cắt ngang 1 cách sỗ sàng :
-Nghĩa là ông sẽ do dự như dân Piêmôntê chứ gì ? Tôi ko hiểu ông thấy sốt ruột và nóng nảy ở chỗ nào. Cóp hải những yêu sách rụt rè mà chúng ta cứ ra hết cái này đến cái khác hay ko ? Có lẽ ở Tôxcan hoặc Piêmôntê người ta mới cho cái đó là nóng nảy , chứ ở Napôli thì ko ai nghĩ như thế cả.
Người miến Piêmôntê cũng chẳng chịu lép :
- May thay, chỉ Napôli mới có thứ nóng nảy của Napôli mà thôi.
Giáo sư Phabơritxi xen lời :
- Thôi , thôi , xin các ông. Tập quán của người Napôli và Piêmôntê đều có cái hay riêng. Nhưng hiện nay chúng ta đang ở Tôxcan mà tập quán Tôxcan là nắm chắc công việc trước mắt. Ông Gơrátxini tán thành yêu sách , mà ông Gali thì fản đối. Vậy ý kiến bác sĩ Ricácđô thế nào ?
- Tôi thấy yêu sách cũng chẳng có gì hại cả và nếu ông Gơrátxini thảo ra yêu sách thì tôi rất vui lòng ký tên ngay. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng , nếu chỉ yêu sách ko thôi thì chẳng kết quả bao nhiêu. Tại sao chúng ta lại ko có thể vừa đề ra yêu sách lại vừa cho xuất bản cả các bài châm biếm ngắn ?
Gơratxini nói :
- Dễ hiểu thôi , là vì các bài châm biếm ngắn ấy sẽ làm cho chính phủ hẳn học chúng ta và ko chấp nhận yêu sách của chúng ta.
Người miền Napôli đứng bật dậy , tiến tới cạnh bàn :
- Có các bài báo ấy hay ko , chính phủ cũng ko đếm xỉa tới yêu sách đâu. Thưa các vị , các vị đã đi lầm đường rồi! Thoả hiệp với chính phủ là vô ích. Chúng ta phải kêu gọi nhân dân vùng dậy.
- Việc ấy nói thì dễ , nhưng làm thì khó. Ông định làm gì để kêu gọi nhân dân ?
- Hỏi ông Gali điều ấy thì thật vớ vẩn. Tất nhiên là trước hết ông ấy sẽ đánh vỡ đầu viên kiểm duyệt ra!
Gali vững vàng đáp lại :
- Không phải thế đâu. Các ông cứ tưởng rằng người miền Nam chúng tôi thì chẳng có lý lẽ gì khác ngoài dao găm hay sao ?
- Vậy ông bảo nên làm thế nào ? Thưa các vị , hãy im lặng 1 chút để nghe ong Gali trình bày 1 kiến nghị.
Mọi người từ nãy tới giờ túm 5 tụm 3 ở các góc phòng bây giờ quây lại quanh bàn để nghe Gali nói. Nhưng ông ta giơ 2 tay tỏ vẻ muốn thanh minh :
- Không , thưa các vị, ko phải là kiến nghị mà chỉ là 1 ý kiến thôi. Tôi cho rằng sự hân hoan hiện nay về việc Giáo hoàng mới tấn phong có chứa đựng 1 nguy cơ thực tế. Giáo hoàng theo 1 đường lối chính trị mới , ban ra lệnh đại xá và do đó , làm cho nhiều người kết luận rằng mọi người dân nước Ý chúng ta , ai ai cũng fải đổ xô vào lòng giáo hoàng để được ngài dẫn tới " miền đất hứa ". Bản thân tôi cũng thán phục Giáo hoàng ko kém người khác. Đại xá - đó là 1 nước cờ cao!
Gơrátxini khinh bỉ tiếp luon :
- Được tán tụng như thế chắc Đức Thánh Cha cũng mát ruột lắm....
Đến lượt Ricácđô ngắt lời :
- Thôi đi , ông Gơrátxini ! Để ông ấy nói hết đã! Lạ thật , sao ông với ông Gali lúc nào cũng cứ cào cắn nhau như chó với mèo ấy!...Nào , ông Gali , ông cứ nói tiếp đi.
Ông người Napôli lại nói :
- Ý kiến là tôi như thế này. Tôi chắc rằng Đức Thánh Cha làm như thế là xuất phát từ những ý định tốt đẹp. Còn như Đức Thánh Cha có thể cải cách rộng rãi đến mức nào - đó lại là vấn đề khác. Bây giờ thì mọi việc đều đang thuận buồm xuôi gió cả. Vì thế , bọn phản động trên khắp nước Ý sẽ ngồi yên chừng một hai tháng, chờ cho cơn sốt hân hoan nguội dần đi sau khi ân xá . Nhưng chưa chắc chúng đã chịu để mất quyền lực mà ko có 1 phản ứng nào. Theo tôi thì : đến giữa mùa đông , những bọn Giêduýt , Grêgoariêng , Xanphêđích và cả bè lũ chúng sẽ bày ra mọi mưu ma chước quỷ mới , rồi tất cả những người ko chịu mua chuộc sẽ bị chúng đưa vào tròng hết.
- Rất có thể là như thế.
- Tốt lắm ! Vậy thì chúng ta có nên cứ gửi hết đơn yêu sách này đến đơn yêu sách khác , và đợi đến lúc Lambruxkini và phe lũ thuyết phục đại công tước bắt chúng ta giao cho chính quyền phái Giêduýt hoặc kéo kỵ binh Áo đến tuần tiễu trên các đường phố và bắt chúng ta phải nằm yên , hay là chúng ta nên đánh phủ đầu , lợi dụng chúng đang tạm thời thất thế mà tấn công trước?
- Trước hết mong ông hãy nói rõ " tấn công trước " là thế nào ?
- Tôi đề nghị trước hết chúng ta tuyên truyền và cổ động có tổ chức để chống lại phái Giêduýt
- Thế nghĩa là tuyên chiến bằng các bài văn châm biếm chứ gì !
-Phải , chúng ta sẽ vạch trần mưu ma chước quỷ của bọn chúng , và kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống phái Giêduýt.
- Nhưng ở đây có kẻ Giêduýt nào đâu mà vạch trần ?
- Ko có à ? Thử đợi chừng 3 tháng , rồi các ngài sẽ thấy. Lúc ấy e rằng ko làm gì nổi bọn chúng đâu.
-Phải . Nhưng chắc ông cũng hiểu rằng , nếu muốn động viên nhân dân chống phái Giêduýt thì chúng ta phải nói toạc móng heo ra. Vậy ông làm cách nào để tránh kiểm duyệt ?
- Tôi chẳng cần tránh gì cả. Tôi thách thức cả sự kiểm duyệt nữa.
- Nghĩa là ông sẽ cho xuất bản những bài châm biếm ngắn nặc danh ư ? Chuyện ấy nghe thì hay đấy , nhưng chúng tôi cũng đã từng in sách báo bí mất , chúng tôi biết rằng...
- Ko ! Tôi đề nghị in các bài châm biếm ngắn ấy 1 cách công khai, có đề tên và đề rõ địa chỉ của chúng ta hẳn hoi. Nếu họ có đủ can đảm thì họ cứ việc truy tố.
Gơrátxini kêu lên :
- Thật là 1 chủ trương hết sức điên rồ. Thế có nghĩa là cả gan lao đầu vào hàm sư tử .
Gali gắt ngay :
- Ồ , ông việc gì phải sợ. Chúng tôi cũng chẳng mong ông ngồi tù chuộc tội cho chúng tôi kia mà!
Ricácđô nói :
- Thôi đừng nói quá lời nữa, ông Gali ! Đâu phải vấn đề sợ hay ko sợ. Chúng tôi cũng như ông , sẵn sàng ngồi tù nếu có lợi cho sự nghiệp của chúng ta. Nhưng nếu vì những chuyện ko đâu mà dấn thân vào chỗ hiểm nghèo thì lại thật quá ngây thơ. Tôi muốn bổ sung vào kiến nghị vừa rồi.
- Bổ sung gì ?
- Tôi tưởng có thể nghĩ cách đấu trang với phái Giêduýt mà khoit đụng chạm đến cơ quan kiểm duyệt.
- Tôi ko hiểu ông định làm thế nào?
- Có thể tìm cách nguỵ trang những ý kiến mà chúng ta phát biểu , dùng cách nói quanh co để...
-....Để viên kiểm duyệt ko hiểu được chăng ? Nhưng ông tưởng rằng bất cứ người thợ thủ công hoặc 1 công nhân nghèo khổ và trình độ học thức thấp nào cũng đoán hiểu được đúng ý nghĩa của những bài ông viết hay sao ? Như thế là ko sát thực tế lắm đâu.
Giáo sư Phabơritxi quay sang 1 người vai rộng , râu rậm màu nâu , ngồi cạnh ông , hỏi :
- Ông Máctini , ý kiến ông thế nào ?
- Cho tới khi chưa có nhiều sự việc thực tế thì tôi chưa muốn phát biểu vội. Phải thí nghiệm độ vài lần xem kết quả ra sao dã.
- Còn ông , ông Sáccôni ?
- Tôi muốn nghe xem ý kiến bà Bôla thế nào , vì ý kiến của bà thường rất có giá trị.
Mọi người đều dồn mắt về phía 1 người đàn bà duy nhất trong phòng. Bà ngồi trên ghế xô pha, tay chống cằm , im lặng nghe tranh luận. Cặp mắt vốn đen , sâu thẳm và nghiêm nghị của bà bây giờ đang ánh lên 1 tia giễu cợt.
Bà nói :
- Tôi e rằng ý kiến của tôi khác hẳn ý kiến các ông/
Ricácđô xen lời :
- Thường là thế đấy , nhưng khốn nỗi , ý kiến của bà lại thường là đúng.
- Tôi hoàn toàn đồng ý rằng chúng ta phải đấu tranh với phái Giêduýt bằng cách này hay cách khác. Thứ vũ khí này ko dùng được ta dùng thứ khác . Nhưng , thách thức bọn chúng thì chưa đủ , mà lẩn tránh kiểm duyệt lại cũng rất khó khăn...Còn yêu sách thì chỉ là 1 trò trẻ con.
Vẻ mặt hết sức trịnh trọng , Gơratxini nói :
- Thưa bà , tôi mong rằng bà ko đề nghị những thủ đoạn chém giết chứ ?
Nghe câu ấy , Máctini phải đưa tay lên rứt bộ râu rậm , còn Gali thì phá lên cười. Ngay cả người thiếu phụ nghiêm trang kia cũng phải tủm tỉm cười .
Bà nói :
- Các ông hãy tin rằng , nếu tôi là kẻ hung hãn đến như thế , thì chắc hẳn tôi ko đến nỗi ấu trĩ mà đem ra nói công khai ở đây. Thứ vũ khí lợi hại nhất mà tôi biết là sự giễu cợt. Nếu chúng ta đả lích được phái Giêduýt 1 cách sâu cay , làm cho nhân dân chê cười bọn chúng cùng với những tham vọng của bọn chúng , thì chúng ta sẽ thằng mà ko fải đổ máu.
Phabơritxi tiếp lời :
- Tôi thấy bà nói đúng. Nhưng tôi ko hiểu bà sẽ thực hiện bằng cách nào.
Máctini hỏi :
- Tại sao chúng ta lại ko thực hiện được việc đó? Một bài báo châm biếm dễ lọt lưới kiểm duyệt hơn là 1 bài báo nghiêm trang. Nếu có phải nói bóng gió xa xôi thì ngay trong những câu hái hước có vẻ ngớ ngẩn ấy , người đọc thông thường vẫn có thể tìm ra nghĩa kép 1 cách dễ dàng hơn là hiểu nội dung 1 bài luận văn khoa học hoặc kinh tế ?
- Thưa bà , như vậy ý kiến của bà là chúng ta phải xuất bản những sách châm biếm nhỏ hoặc ra 1 tờ báo hài hước chứ gì ? Tôi dám chắc rằng rốt cục cơ quan kiểm duyệt cũng chẳng bỏ qua đâu.
- Ý của tôi ko hẳn phải là một loại nào trong 2 loại ấy. Nếu chúng ta in và bán rẻ hoặc phát ko những tờ truyền đơn châm biếm bằng thơ hoặc bằng văn xuôi thì rất có lợi . Nếu chúng ta lại tìm được 1 hoạ sĩ giỏi nào hiểu được ý chúng ta thì chúng ta có thể còn in những tờ truyền đơn có minh hoạ nữa.
- Nếu ý đó được thực hiện thì thật tuyệt diệu.Nhưng đã chủ trương làm thì phải làm cho ra trò. Chúng ta cần có 1 nhà châm biếm hạng nhất.Vậy tìm đâu ra ?
Nhà soạn kịch Lêga nói thêm :
-Các vị thừa hiểu rằng số đông chúng ta đều là những nhà văn cừ khôi cả. Tôi hết sức tôn trọng cử toạ ở đây. Nhưng tôi e rằng chúng ta mà đóng vai khôi hài thì chẳng khác gì con voi nhay điệu tanrantenla cả thôi.
- Tôi ko hề nói rằng tất cả chúng ta đều phải đi làm 1 việc ko hợp với khả năng của mình. Tôi chỉ nói rằng chúng ta phải cố tìm cho được 1 nhà châm biếm thật sự có tài , mà ở Ý chắc có. Và phải chuẩn bị đầy đủ quỹ đài thọ cho ông ta. Dĩ nhiên , chúng ta phải hiểu người đó và phải chắc chắn rằng người đó theo đúng hướng của chúng ta.
- Nhưng tìm đâu ra ? Tôi có thể đếm đầu ngón tay tất cả những nhà trào phúng ít nhiều có tài , nhưng đó mà kiếm được người thích hợp. Giútxi chắc chẳng thuận đâu , ông ta cũng quá bận việc rồi . Có 1 hoặc 2 nhà văn Lômbácđia có thể làm được , nhưng họ lại viết bằng phương ngữ Milan.
Gơrátxini nói :
- Hơn nữa , chỉ dùng những biện pháp cao siêu hơn thì mới có tác dụng đối với dân Tôxcan. Nếu dùng hình thức bông đùa mà đề cập tới 1 vấn đề nghiêm trang như vấn đề tự do chính trị và tự do tôn giáo thì e rằng ít nhất người ta cũng cho là chúng ta thiếu " savoir faire " về chính trị. Phơlôrăngxơ ko phải là 1 thành phố mở xưởng kiếm lời như Luân Đôn , mà cũng ko phải là ổ xa hoa đàng điếm như Pari . Nó là thành phố có lịch sử vĩ đại...
Bà Bôla mỉm cười , ngắt lời :
- Thì thành phố Aten cũng thế. Nhưng thành phố này " đã trở thành quá lớn và trở thành quá lười nhác mất rồi , cần phải có 1 con ruồi trâu nó đốt cho thì mới thức tỉnh được họ "....
Bác sĩ Ricácđô đập tay xuống bàn :
- Ruồi trâu ! Thế mà chúng ta quên khuấy đi mất ! Đó chính là người chúng ta đang cần!
- Là ai thế ?
- Ruồi trâu - Phêlitrê Rivarét. Các vị ko nhớ ư ? Ông ta thuộc nhóm Muratôri. Ba năm trước , nhóm ấy đã từng tràn từ tren núi xuống đây.
- Ông biết nhóm ấy ư ? Phải rồi , tôi còn nhớ là ông đã tiễn họ đi Pari!
- Phải, tôi cùng Rivarét đến Livóocnô , rồi ở đó tôi tiễn ông ta đi Mácxây. Ông ta ko muốn ở lại Tôxcan . Ông ta nói rằng khời nghĩa thất bại rồi thì chỉ còn biết cười nữa mà thôi, vì vậy tốt nhất là đi Pari. Chắc ông ta cũng đồng ý với ông Gơrátxini rằng Tôxcan ko fải là chỗ để cười. Nhưng nếu chúng ta mời Rivarét và nếu ông ta biết được hiện đã có điều kiện hoạt động ở Ý thì chắc ông ta sẽ trở về. Điều đó tôi có thể tin chắc.
- Ông vừa nói tên là gì nhỉ ?
- Ri-va-rét. Hình như người Bơ-rê-din thì phải. Nói chung là đã từng sống ở Bơ-rê-din. Có lẽ tôi chưa thấy người nào sắc sảo như thế. Lúc bấy giờ ở Li-voóc-nô chúng tôi buồn lắm ! Cứ nghĩ đến Lam-béc-ti-ni đã hy sinh, cũng đủ đau lòng rồi !...Nhưng mỗi khi Ri-va-rét bước vào phòng thì không ai nhin được cười ! Dường như lúc nào ông ta cũng có thể kể mãi được những câu chuyện dí dỏm ! Tôi nhớ nhất là trên mặt ông ta có một vết dao chém rất đáng sợ. Ông ta là người rất kỳ quặc... Nhưng tôi tin rằng những câu chuyện khôi hài của ông ta đã giúp rất nhiều người đau thương lúc đó khỏi tuyệt vọng.
- Có phải ông ta đã viết những bài tiểu luận chính trị trong các báo Pháp ký tên là Le taon ( Le taon : ruồi trâu ) không ?
- Phải, phần lớn những bài báo ngắn và những bài tiểu luận châm biếm. Những kẻ buôn lậu vùng A-pe-nanh gọi ông ta là Ruồi trâu vì miệng lưỡi ông ta cay độc lắm. Và từ đó ông ta lấy cái tên ấy làm biệt hiệu.
Vẫn với giọng trang trọng và chậm rãi, Gơ-rát-xi-ni tham gia bàn luận :
- Tôi cũng có biết qua người ấy. Nhưng tôi không thể nói rằng mọi điều tôi nghe thấy về Ri-va-rét đều là những lời khen ngợi cả. Tất nhiên Ri-va-rét có một trí sắc sảo hấp dẫn bề ngoài nào đó, nhưng tôi có cảm tưởng rằng người ta đã thổi phồng tài cán của ông ta. Rất có thể ông ta không thiếu dũng cảm. Nhưng thanh danh ông ta ở Pa-ri và Viên chưa phải đã là tòan vẹn. Có lẽ ông ta có một cuộc đời đầy phong ba chìm nổi nhưng người ta không hiểu thân thế ông ta ra sao cả. Nghe nói hình như đội thám hiểm Đuy-pơ-rê đã thương hại và thâu nạp ông ta vào đội ở đâu vùng xích đạo Nam Mỹ hoang vu. Lúc ấy ông ta thật là thân tàn ma dại. Theo chỗ tôi biết thì ông ta chưa bao giờ giải thích được rõ rằng tại sao ông ta lưu lạc đến bước ấy. Còn về vụ A-pe-nanh, thì có lẽ không còn ai là người không biết rằng có đủ mọi hạng người phức tạp tham gia cuộc khởi nghĩa thất bại đó. Mọi người đều biết, những kẻ bị xử tử ở Bô-lô-nhơ đều là những kẻ bất lương. chính cống cả. Còn những kẻ đang bỏ trốn thì phẩm chất của nhiều tên trong bọn đó có lẽ cũng chẳng cần nói tới làm gì. Dĩ nhiên, vẫn có vài người thật là có phẩm chất cao quý...
Ri-các-đô ngắt lời Grat-xi-ni, giọng đã có vẻ bực dọc :
- Và những người ấy lại rất thân với nhiều người có mặt tại đây nữa ! Ông Grat-xi-ni ạ, phân biệt tỉ mỉ không vơ đũa cả nắm là những đức tính rất đáng khen, nhưng ông không nên quên rằng những kẻ "kẻ bất lương chính cống" ấy đã hy sinh vì những lý tưởng của mình, thế cũng đủ hơn những cái mà ông hoặc tôi chưa làm được.
Ga-li chêm vào :
- Lần sau hễ có kẻ nào đem những chuyện nhảm nhí ở Pa-ri kể lại với ông thì xin ông nói hộ tôi rằng họ hiểu lầm rất nhiều về đội thám hiểm Đuy-pơ-rê. Tôi có quen người phụ tá của Đuy-pơ-rê tên gọi là Mác-ten. Ông ta kể cho tôi nghe tình đầu, bảo rằng đội thám hiểm đã gặp Ri-va-rét lưu lạc ở nơi nói trên, điều đó đúng. Ri-va-rét đã chiến đấu cho nước cộng hòa Ác-giăng-tin, bị bắt làm tù binh nhưng đã trốn thoát. Sau ông ta cải trang, bôn ba khắp nơi và tìm mọi cách trở về Buênôt Airét. Còn chuyện đội thám hiểm thấy thương hại mà mộ ông vào đội chỉ là một điều hoàn toàn bịa đặt. Thực ra lúc ấy người thông ngôn của đội thám hiểm bị ốm phải trở về nước; những người Pháp thì không hiểu được tiếng địa phương nên họ đề nghị Ri-va-rét giúp làm thông ngôn. Ông ta theo đội thám hiểm đi điều tra các nhánh sông Amadôn suốt ba năm trời. Theo lời Mac-ten, nếu lúc ấy không có Ri-va-rét thì họ không sao hoàn thành được cuộc thám hiểm.
Pha-bơ-ri-xi cũng pha lửng :
- Mặc dù ông ta là người thế nào nhưng đến những nhà thám hiểm từng trải như Mac-ten và Đuy-pơ-rê cũng phải cảm phục thì con người ấy chắc hẳn phải có cái gì xuất sắc. Bà nghĩ thế nào thưa bà ?
- Tôi không biết tí gì về ông ta cả. Khi họ chạy trốn qua Tôs-can thì tôi càng đang ở bên Anh. Nhưng nếu những người bôn ba khắp nơi với Ri-va-rét suốt ba năm trời và cả những đồng chí đã tham gia khởi nghĩa cũng đều nhận thấy ông ta tốt thì tôi thiết tưởng thế là đủ, cần gì phải đếm xỉa tới những xó chợ đầu đường.
Ri-cac-đô nói :
- Về ý kiến các đồng chí của ông ta thì chẳng phải bàn nữa. Từ Mu-ra-tô-ri đến Dăm-béc-ca-ri cho chí những dân miền núi thô lỗ nhất, ai ai cũng hết lòng kính phục ông ta. Ngoài ra ông ta còn là bạn thân của Ooc-xi-ni ( Ooc-xi-ni Phê-li-trê (1819-1858)- Một nhà hoạt động của phong trào giải phóng dân tộc ở Ý, sau khi ám sát hụt vua Napôlêông III của Pháp thì bị xử tử tại Pari ). Mặt khác, cũng đúng là ở Pari người ta bàn tán nhảm nhí đủ điều về ông ta, những kẻ nào thù hằn cá nhân thì sao viết được văn châm biếm về chính trị.
Lê-ga nói :
- Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng hình như khi những người lánh nạn chính trị chạy qua đây đã có lần thấy ông ta. Có lẽ ông ta hơi gù, hơi khập khiễng hoặc là có một tật gì đó.
Nhà giáo sư liền rút ô kéo bàn viết lấy ra một tập giấy, lật hết tờ nọ đến tờ kia rồi nói :
- Hình như tôi có giữ một tờ cáo thị truy nã của sở cảnh sát tả nhận dạng ông ta. Chắc các ông còn nhớ là khi họ chạy trốn lên núi thì đâu đâu cũng dán đầy cáo thị tả nhận dạng họ. Còn lão giáo chủ...tên thằng cha khốn nạn ấy là gì nhỉ ?...À, lão Spi-lô-na ! ( Spi-lô-na - Hồng y giáo chủ, một trong những tay chân đắc lực của giáo hoàng đàn áp rất dã man những người tham gia các cuộc khởi nghĩa 1830-1840 ) Chính lão đã treo giải thưởng lấy đầu nghĩa quân. Về việc này, người ta kể một câu chuyện rất lý thú về Ri-va-rét. Chuyện kể rằng Ri-va-rét mặc một bộ đồ lính cũ đi lang thang khắp nơi, vờ như làm một kỵ binh bị thương đi tìm đồng đội. Đang đi thì đụng ngay phải một đội lính mà Spi-nô-la phái đi lùng bắt ông. Ông ta ngồi suốt ngày với bọn lính trên một chiếc xe, kể cho chúng nghe những chuyện khiếp vía, nào là bọn phiến loạn bắt ông làm tù binh, nào là chúng đưa ông lên sào huyệt ở trên núi và tra tấn ông ghê gớm. Bọn lính có thị tả nhân dạng cho ông xem, thế mà ông cứ điềm nhiên kể cho chúng nghe đủ mọi thứ chuyện hoang đường về tên quỷ sứ ruồi trâu mãi. Đến đêm, khi bọn lính đi ngủ cả rồi, Ri-va-rét đổ một thùng nước lớn vào túi thuốc đạn của chúng, nhét đầy lương thực và đạn vào túi mình rồi tẩu thoát...À, tờ cáo thị ấy đây rồi ! Pha-bơ-ri-xi ngừng chuyện - " Phê-li-trê Ri-va-rét, biệt hiệu Ruồi trâu. Tuổi gần ba mươi. Nguyên quán và gia đình : Không rõ, nhưng có thể là ở Nam Mỹ. Nghề nghiệp : Làm báo. Người thấp. Tóc đen, râu đen, da ngăm ngăm, mắt xanh. Trán cao và vuông. Mũi, mồm, cằm.." À còn nữa : " Đặc điểm chân phải đi khập khiễng, cánh tay trái khòng khoèo, bàn tay trái mất hai ngón. Có vết dao chém trên mặt. Nói lắp". Chỗ này có chú thích thêm : Bắn rất giỏi - khi bắt phải coi chừng".
- Kể cũng thật lạ lùng ! Nhân dạng tả kỹ như thế mà làm sao ông ta vẫn bịp được cả một đội lính ?
- Dĩ nhiên ông ta phải là người gan dạ phi thường nên mới thoát được. Chỉ cần bọn chúng tình nghi một chút là chết ngay. Sở dĩ ông ta thoát được mọi hiểm nghèo là vì ông ta làm ra vẻ ngời nghệch hết sức khéo...Thưa các vị, vậy các vị nghĩ sao ? Té ra nhiều người chúng ta biết rõ Ri-va-rét cả nhỉ ? Thế thì ta viết thư mời ông ta đến giúp chứ ?
Pha-bơ-ri-xi nói :
- Tôi nghĩ trước hết cũng vẫn nên cho ông ta biết kế hoạch của chúng ta và thăm dò xem ông ta có tán thành không.
- Còn phải xem điều gì nữa, cứ nói đến vấn đề đấu tranh chống phái Giê-dúyt là Ri-va-rét tán thành ngay. Tôi chưa thấy người nào chống phá giáo hội kịch liệt như vậy. Về phương diện ấy ông ta thật hăng máu.
- Vậy ông Ri-cac-đô viết thư nhé ?
- Được, tôi sẽ viết. Nhưng để tôi nhớ xem bây giờ ông ta ở đâu đã. Hình như ở Thụy sĩ thì phải. Thật là một con người ham hoạt động : suốt đời bôn ba đây đó. À, thế còn vấn đề các bài báo châm biếm...
Cuộc tranh luận kéo dài và sôi nổi. Khi mọi người sắp sửa giải tán, Mác-ti-ni tiến lại gần người thiếu phụ trầm mặc đó.
- Giê-ma, tôi đưa Giê-ma về nhé.
- Cám ơn Mac-ti-ni. Tôi cũng có việc muốn bàn với anh.
Mác-ti-ni khẽ hỏi :
- Vấn đề địa chỉ lại có gì lôi thôi phải không ?
- Không có gì nghiêm trọng lắm. Nhưng tôi thấy đã đến lúc cần thay đổi đi đôi chút. Tuần này bưu điện có giữ lại hai bức thư. Cả hai đều không có gì cả, và có lẽ ngẫu nhiên họ giữ lại thôi. Nhưng không thể mạo hiểm được. Nếu cảnh sát tình nghi một trong những địa chỉ của chúng ta là lập tức phải đổi ngay tất cả mọi địa chỉ khác.
- Sáng mai tôi sẽ đến chỗ Giê-ma. Bây giờ không nên bàn việc nữa. Trông Giê-ma có vẻ mệt mỏi rồi.
- Tôi không mệt đâu.
- Thế chắc lại lo nghĩ gì rồi ?
- Ồ, không có gì đâu.
____________________________________________________
...........................................................................................
Một chiều tháng bảy năm 1846 ở Florence, một số người quen biết cùng nhau gặp mặt tại nhà giáo sư Fabrizi[1] để bàn bạc các kế hoạch công tác chính trị sắp tới.
[1] Fabrizi (Tiếng Ý): Đọc là Phab-rit-xi
Trong số họ, có nhiều người thuộc đảng Mazzini[2] nhất định đòi chí ít phải đạt được một chế độ Cộng hòa dân chủ và phải thống nhất nước Ý. Còn những người khác thì thuộc phái quân chủ lập hiến và phái tự do nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng tất cả họ đều giống nhau ở một điểm là bất mãn với cơ quan kiểm duyệt của Tuscany[3], cho nên vị giáo sư nổi tiếng đã đứng ra triệu tập cuộc họp với hy vọng rằng, khi thảo luận vấn đề này trong một giờ đồng hồ may ra sẽ không xảy ra cãi lộn giữa các phe phái bất đồng ý kiến.
[2] Giuseppe Mazzini (Tiếng Ý, độc là Mát- di-ni; 1805-1872): Một nhà cách mạng dân tộc dân chủ của Ý, đã sáng lập và lãnh đạo tổ chức bí mật
Nước Ý trẻ
và đã đấu tranh rất anh dũng cho nền độc lập và thống nhất của nước Ý.
[3] Tuscany (Tiếng Anh; tiếng Ý: Toscana): Một Đại Công quốc ở bắc phần Trung Ý, được lập năm 1569, mà Florence (tiếng Ý: Firenze) là thủ phủ. Các thành phố nổi tiếng khác trong Đại Công quốc này còn có: Leghorn(livorno), Pisa (Pisa), Arezzo, Pistoia, Siena… Xem các trang 27, 31 65.
Từ khi Giáo hoàng Pius IX[4] lên ngôi và ban bố đạo dụ nổi tiếng đại xá cho các chính trị phạm tại những nước thuộc Giáo hoàng[5] tới nay mới được hai tuần lễ, mà làn sóng tự do chủ nghĩa do đạo dụ ấy gây ra đã lan tràn khắp nước Ý. Ở Tuscany, ngay cả chính phủ[6] tại đây cũng bị tác động bởi sự kiện đáng kinh ngạc này. Điều đó khiến Fabrizi và một vài lãnh tụ khác ở Florence cho rằng đây chính là cơ hội thuận lợi để mạnh bạo tiến lên đòi cải cách luật báo chí.
[4] Pius IX (tiếng Anh theo tiếng Latinh; Piô IX theo từ ngữ Công giáo): Sau khi lên ngôi thay Giáo hoàng Grêgôriô XVI mùa hạ năm 1846, Giáo hoàng Piô IX tiến hành một vài cải cách nhỏ trong lãnh địa của mình (như ân xá một số tù chính trị và kiều dân, nới lỏng chế độ kiểm duyệt, giảm một vài thứ thuế) để lôi kéo các tầng lớp xã hội, nhất là giới trí thức và đẩy lùi cao trào giải phóng dân tộc đang nổi lên trong nước. Chẳng bao lâu người ta thấy rõ
chủ nghĩa tự do
ngoài mặt của Piô IX chỉ có tính chất sách lược mà thôi. Hoảng sợ vì cuộc cách mạng nổi lên từ năm 1848, Piô IX lại quay về với chính sách phản động của những Giáo hoàng trước, chống lại nền thống nhất của nước Ý và tiếp tay cho kẻ xâm lược ngoại bang, nhưng cuối cùng cũng phải bỏ chạy khỏi Roma.
[5] The Papal States (tiếng Anh): Cũng dịch là
các lãnh địa của Giáo hoàng
,
những nước Tòa thánh
. Theo tài liệu của Công giáo, năm 754 Vua Pespin đã tặng cho Giáo hoàng Stephan II một số lãnh địa ở Bắc và Trung Ý. Đến năm 1815, Hội nghị Viên quyết định đặt một số lãnh thổ ở Trung Ý dưới quyền quản lý tối cao của Giáo hoàng, cụ thể là bốn công quốc nhỏ ở chung quanh Đại Công quốc Toooxxcana.
[6] Government (tiếng Anh): Đây là chính quyền nói chung của Tuscany (Tooxxcana).
Khi vấn đề được nêu ra với ông đầu tiên, nhà soạn kịch Lega[7] phát biểu:
- Lẽ dĩ nhiên, chừng nào chúng ta chưa làm thay đổi được luật báo chí thì chưa thể ra báo được. Chúng ta chưa nên phát hành số báo đầu tiên vội. Nhưng có lẽ nay chúng ta đã có thể cho một số các bài châm biếm[8] nào đó lọt qua lưới kiểm duyệt được. Chúng ta càng làm sớm được việc này bao nhiêu thì càng chóng đòi sửa đổi được luật báo chí bấy nhiêu.
[7] Lega (tiếng Ý).
[8] Pamphlets (tiếng Anh): Các bài châm biếm thường ngắn và lưu hành bằng các tờ rơi, thực tế là các truyền đơn hợp pháp.
Và lúc này trong thư phòng của giáo sư Fabrizi nhà soạn kịch Lega đang trình bày lý thuyết của ông về đường lối những nhà văn tự do phải theo trong tình hình hiện tại.
Một người tham dự buổi họp, một nhà luật sư tòa thượng thẩm[9] tóc muối tiêu, xen lời với giọng lè nhè:
[9] Barrister (tiếng Anh).
- Hiển nhiên là bằng cách nào đó chúng ta phải lợi dụng ngay thời cơ rồi. Sau này ta sẽ không sao có được thời cơ thuận lợi như thế để đẩy tới những cuộc cải cách ra trò được nữa đâu. Nhưng tôi hoài nghi chẳng biết những bài châm biếm có làm nên chuyện gì không. Chúng sẽ chỉ chọc tức và làm cho chính phủ hoảng sợ thôi chứ không thể giúp ta tranh thủ được chính phủ về phía mình, mà tranh thủ được chính phủ mới thực là điều chúng ta muốn làm. Một khi các nhà đương cục đã có ý cho chúng ta là những kẻ phiến động nguy hiểm, thì chúng ta không còn có cơ may nhận được sự giúp đỡ của họ.
- Vậy ông muốn ta phải làm gì?
- Đề ra yêu sách.
- Yêu sách Đại Công tước ư?[10]
[10] Grand Duke (tiếng Anh): tức Lêôpôn II, thuộc dòng họ Hapsburg, trị vì Đại Công quốc Tôxcana nhưng lệ thuộc chính phủ Áo về chính trị.
- Phải, xin tăng thêm quyền tự do báo chí.
Một người vẻ sắc sảo, nước da sẫm, ngồi bên cửa sổ, ngoái đầu lại, cười mà bảo:
- Ông đi yêu sách chắc sẽ được khối ra đấy! Tôi đã thiết tưởng kết cục vụ Renzi[11] cũng đủ để chữa cho ai đó khỏi làm ăn theo kiểu ấy rồi.
[11] Renzi (tiếng Ý): Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa tại Rimini năm 1846, chống chế độ bạo ngược của Giáo hoàng và của nước Áo trong các nước thuộc Giáo hoàng. Sau đó Renzi bị Đại Công tước Tôxcana bắt giao cho Vatican.
- Thưa ngài thân mến! Về chuyện chúng ta không ngăn cản được việc dẫn độ Renzi, tôi cũng đau lòng chẳng kém gì ngài. Nhưng quả vậy, tuy tôi chẳng muốn làm mếch lòng một ai cả, song dù sao tôi vẫn không thể không nghĩ rằng sở dĩ chúng ta thất bại trong vụ này, phần lớn là do vài người trong chúng ta đã thiếu kiên nhẫn và xốc nổi. Nếu là tôi, hẳn là tôi đã chẳng vội gì…
Người da sẫm sỗ sàng cắt ngang:
- Như mọi dân Piedmont[12] vẫn làm thế chứ gì? Tôi chẳng hiểu thiếu kiên nhẫn và xốc nổi ở chỗ nào, trừ trường hợp ông thấy đó là ở cả lô những yêu sách nhu mì mà chúng ta cứ đề ra hết cái này đến cái khác. Có lẽ ở Tuscany hoặc Piedmont những cái đó được coi là xốc nổi, chứ ở Naples[13], chúng tôi chẳng cho đó có gì là đặc biệt xốc nổi cả.
[12] Piedmont (tiếng Anh): Tức Piemonte (tiếng Ý), một vùng ở miền cực Tây Bắc nước Ý, giáp Pháp, có thủ phủ là Torino (tức Turin), phát triển sớm về công, thương nghiệp, năm 1861-1864 từng là thủ đô của Ý.
[13] Naples (tiếng Anh): Tức Napoli (tiếng Ý), một thành phố cảng lịch sử lâu đời ở phía nam Rooma, có thời kỳ là một vương quốc riêng, có thời kỳ lại là thủ phủ của Vương quốc hai Sicilia ở miền Nam nước Ý.
Người miền Piedmont liền kê ngay:
- May thay, chỉ Naples mới có thứ xốc nổi riêng của Naples mà thôi.
Ông giáo sư xen lời:
- Thôi, thôi, thưa các quý ông, thế là đủ rồi đấy! Tập quán của Naples và của Piedmont đều có cái hay riêng ở mỗi nơi. Nhưng lúc này chúng ta đang ở Tuscany mà tập quán Tuscany là tập trung nắm chặt công việc trước mắt. Ông Grassini[14] tán thành yêu sách, mà ông Galli[15] thì phản đối. Vậy ý kiến bác sĩ Riccardo[16] thế nào ạ?
[14] Grassini (tiếng Ý): Tên ông luật sư.
[15] Galli (tiếng Ý): Tên ông da sẫm.
[16] Riccardo (tiếng Ý).
- Tôi thấy yêu sách cũng chẳng có gì hại cả, và nếu ông Grassini thảo ra yêu sách nào là tôi vui lòng ký cả hai tay ngay. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng, nếu chỉ yêu sách không thôi thì sẽ chẳng kết quả bao nhiêu. Tại sao chúng ta lại không có thể vừa đề ra yêu sách lại vừa cho xuất bản cả các bài châm biếm?
Ông Grassini nói:
- Dễ hiểu thôi, là vì các bài châm biếm sẽ làm cho chính phủ có thành kiến và do đó sẽ không chấp nhận cho việc nêu yêu sách.
Người miền Naples liền đứng dậy, bước lên tận cạnh bàn:
- Dù có làm gì đi nữa, chính phủ cũng chẳng chấp nhận cho chuyện đó đâu. Thưa các quý vị, các quý vị đã đi chệch hướng mất rồi. Thỏa hiệp với chính phủ là vô tích sự. Điều chúng ta phải làm là kêu gọi nhân dân vùng dậy.
- Việc ấy nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Ông định tiến hành ra sao?
- Hỏi ông Galli điều ấy thì thật là vớ vẩn! Tất nhiên là trước hết ông ấy sẽ nện vào đầu viên kiểm duyệt đã.
Ông Galli cứng cỏi đáp lại:
- Không, dĩ nhiên tôi sẽ chẳng làm như vậy. Các ông cứ tưởng rằng anh nào từ miền Nam lên cũng đều chẳng tin tưởng gì vào lý lẽ mà chỉ tin vào lưỡi thép lạnh thôi sao?
- Vậy thì ông đề nghị gì nào? Xin các quý vị, hãy chú ý. Ông Galli đưa ra một kiến nghị đấy ạ.
Cả hội nãy giờ túm năm tụm ba bàn tán mảnh, bây giờ mới quây lại quanh bàn để nghe. Nhưng ông Galli giơ hai tay tỏ vẻ muốn thanh minh:
- Không, thưa các quý vị, không phải là kiến nghị, mà chỉ là một gợi ý thôi. Theo tôi thấy thì trong mọi cảnh tượng hân hoan hiện nay đối với vị Giáo hoàng mới tấn phong đều thực sự chứa đựng một nguy cơ rất lớn. Dường như dân chúng cho rằng: một khi Giáo hoàng đã đưa ra được một đường lối mới và đã ban bố cuộc đại xá này thì chúng ta, - tất cả mọi người dân nước Ý chúng ta – ai ai cũng phải đổ xô vào lòng Giáo hoàng để được ngài đưa tới miền đất hứa[17]. Lúc này đây, chính tôi cũng chẳng kém cạnh bất kỳ ai trong việc thán phục Giáo hoàng. Đại xá- đó là một hành động tuyệt diệu.
[17] The promised land (tiếng Anh): Theo Kinh thánh, dân Hebrew (một tộc người cổ đại bị lưu đày ở Ur, xứ Babylon; từ Công giáo gọi là Hípri, tức dân Do thái sau này) do không sống nổi ở Ur, đã được Chúa Trời hứa ban và chỉ cho vùng đất mới rất tốt đẹp, đó là vùng Canaan (tức vùng Palestine sau này).
Ông Grassini liền khinh bỉ mở lời:
- Được tâng bốc như thế tôi chắc Đức Thánh cha[18] nhất định là mát ruột rồi…
Đến lượt ông Riccardo ngắt lời:
- Kìa, ông Grassini, phải để cho người ta nói chứ! Lạ lùng thật, sao hai ông chẳng bao giờ thôi cào cắn nhau như chó với mèo thế. Cứ nói tiếp đi, ông Galli!
Ông người Naples lại tiếp tục:
- Điều tôi muốn nói là như thế này. Hiển nhiên rằng Đức Thánh cha[19] hành động như thế là xuất phát từ những ý định hết sức tốt đẹp, còn như việc Đức Thánh cha có thể tiến hành các cuộc cải cách của ngài thành công được đến mức nào- đó lại là vấn đề khác. Trước mắt, công việc đang khá suôn sẻ đấy, bọn phản động trên khắp nước Ý sẽ nằm yên chừng một hai tháng để chờ cho cơn sốt phấn khích về đại xá nguội đi. Nhưng chưa chắc chúng đã chịu để cho quyền lực bị đoạt khỏi tay mà không chiến đấu gì. Theo tôi tin chắc thì: chưa đến giữa mùa đông, chúng ta sẽ có đầy đống[20] nào là bọn Jesuits[21], bọn Gregorians[22], bọn Sanfedists[23] cùng cả lô số còn lại trong bè lũ chúng và chúng sẽ bày ra đủ mọi mưu ma chước quỷ, rồi tất cả những ai không chịu để mua chuộc sẽ bị chúng đánh thuốc độc ráo.
[18] His Holiness và [19] The Holy Father (tiếng Anh): Đều là những từ người Công giáo kính cẩn gọi Giáo hoàng; ở đây có ý châm biếm.
[20] Nguyên văn là
We shall have.. about our ears
, nghĩa là
có đủ đầy tới (ngập tận) mang tai
.
[21] Jesuits (tiếng Anh): Một giáo phái trong Công giáo xuất hiện năm 1534 ở Tây Ban Nha. Người theo đạo Kitô gọi họ là phái Dòng tên (nghĩa là mang tên chúa Gieessu). Phái này nặng về hoạt động chính trị và thiên về các thủ đoạn bí mật, xảo quyệt.
[22] Gregorians (tiếng Anh): Phái Công giáo ủng hộ chính sách của Giáo hoàng Grêgôriô XVI, chống lại những sự cải cách
tự do
của Giáo hoàng Piô IX. Xem trang 141.
[23] Sanfedists (tiếng Anh): Phái
Hội lòng tin Thánh
do những thế lực tôn giáo phản động Ý lập ra năm 1799 để củng cố quyền binh vô hạn độ cảu Giáo hoàng và câu kết với Áo chống lại phong trào giảo phóng dân tộc.
- Rất có thể như vậy.
- Thế thì tốt quá! Vậy chúng ta có nên cứ chờ đợi ở đây, rồi tiến hành gửi hết đơn yêu sách này đến đơn yêu sách khác, cho đến lúc Lambruschini[24] cùng bộ sậu của y sẽ thuyết phục Đại Công tước đặt tất cả chúng ta dưới chế độ Jesuit và có thể còn cho ít khinh kỵ binh Áo đến tuần tiễu trên các đường phố bắt chúng ta phải tuân theo trật tự nữa, hay là chi bằng chúng ta nên ra tay trước, lợi dụng lúc chúng đang tạm thời bối rối mà đánh phủ đầu đi?
[24] Lambruschini (tiếng Ý): Quốc vụ khanh Roma thời Giáo hoàng Grêgôriô XVI, bị nhân dân căm ghét vì theo đuôi Áo đàn áp nhân dân Ý.
- Trước hết xin ông cho chúng tôi biết ông định đánh phủ đầu thế nào?
- Tôi đề nghị bước đầu ta hãy tiến hành việc tuyên truyền và khuấy động có tổ chức chống phái Jesuit.
-Phải, bằng cách vạch trần các mưu mô và lật tẩy các bí mật của bọn chúng, đồng thời kêu gọi nhân dân đồng lòng chống lại chúng.
- Nhưng ở đây có bọn Jesuits nào đâu mà vạch trần?
- Không có à? Cứ đợi chừng ba tháng, rồi các vị sẽ thấy có bao nhiêu bọn chúng. Lúc ấy có muốn đẩy chúng ra thì đã quá muộn.
- Nhưng muốn thật sự động viên được nhân dân trong thành phố nổi dậy chống phái Jesuits thì chúng ta phải nói toạc móng heo ra. Nếu làm vậy, ông có cách gì tránh được kiểm duyệt?
- Tôi chẳng cần tránh né gì cả. Tôi thách thức cả sự kiểm duyệt nữa.
- Ông sẽ ấn hành những bài châm biếm bằng cách nặc danh ư? Chuyện ấy nghe thì rất hay cả đấy, nhưng thực tế là tất cả chúng tôi cũng đều đã thấy được nhiều qua việc in sách báo bí mật, chúng tôi biết được rằng…
- Ý tôi không phải thế. Tôi sẽ ấn hành các bài châm biếm một cách công khai, có đề tên và địa chỉ của chúng ta hẳn hoi, nếu chúng dám, chúng cứ việc truy tố.
Ông Grassini kêu lên:
- Phương án ấy thật hết sức điên rồ. Thế chỉ là hoàn toàn bừa bãi lao đầu vào hàm sư tử.
Ông Galli xẵng giọng cắt:
- Ồ, ông không việc gì phải sợ. Chúng tôi cũng chẳng xin ông ngồi tù hộ vì những bài châm biếm ấy đâu.
Ông Riccardo bảo:
- Đừng nói quá lời, ông Galli! Đâu phải vấn đề sợ hay không sợ. Tất cả chúng tôi cũng như ông đều sẵn sàng ngồi tù nếu giành được cái lợi gì trong việc ấy. Nhưng nếu chẳng có lợi gì mà đi đâm đầu vào chỗ hiểm nghèo thì lại thật trẻ con. Về phần tôi, tôi xin bổ sung một điểm vào kiến nghị vừa rồi.
- Vâng, ông bổ sung gì ạ?
- Tôi nghĩ ta có thể thận trọng tìm ra cách đấu tranh với phái Jesuits mà không đụng đầu với cơ quan kiểm duyệt.
- Tôi không rõ ông định tìm cách gì?
- Tôi nghĩ ta có thể ngụy trang điều mình cần nói bằng một cách thể hiện quanh co nào đó để…
- … Để cơ quan kiểm duyệt không hiểu nổi chăng? Ấy vậy mà ông lại mong rằng bất cứ một người thợ thủ công hoặc một người lao động nghèo khổ nào cũng hiểu ra được bằng cái thứ ánh sáng của dốt nát và ngu đần trong đầu họ hay sao? Cách ấy xem ra không sát thực tế lắm đâu.
Giáo sư Fabrizi quay sang một người vai rộng, râu rậm màu nâu, ngồi cạnh ông, hỏi:
- Ông Martini, ông thấy thế nào?
- Tôi thấy là tôi còn phải bảo lưu ý kiến mình cho tới khi nghiên cứu được nhiều sự việc thực tế hơn nữa. Đây là vấn đề tiến hành thử nghiệm và quan sát xem kết quả ra sao đã.
- Còn ông, ông Sacconi[25]?
- Tôi muốn nghe xem ý kiến Signora Bolla thế nào, vì các ý kiến của bà thường rất có giá trị.
[25] Sacconi (tiếng Ý).
Mọi người đều quay về phía một người phụ nữ duy nhất trong phòng. Bà ngồi trên ghế xô pha, tay chống cằm, im lặng nghe tranh luận. Bà có cặp mắt đen, sâu thẳm và nghiêm nghị, và giờ đây khi bà ngước nhìn lên, người ta thấy rõ cặp mắt ấy đang ánh lên một tia giễu cợt.
Bà nói:
- Tôi e ý kiến tôi khác với ý kiến mọi người.
Ông Riccardo xen lời:
- Bây giờ cũng thế đấy, nhưng khốn nỗi, ý kiến của bà bao giờ cũng đúng.
- Tôi nghĩ quả thật bằng cách này hay cách khác nhất định chúng ta phải đấu tranh chống bọn Jesuits. Thứ vũ khí này không dùng được, ta phải dùng thứ vũ khí khác. Nhưng chỉ đi thách thức bọn chúng không thôi thì đó là thứ vũ khí yếu đuối, mà lẩn tránh lại là loại vũ khí phiền phức. Còn yêu sách chỉ là thứ đồ chơi trẻ con.
Vẻ mặt trịnh trọng, ông Grassini chen ngang:
- Signora, tôi mong bà không định đề nghị những phương pháp như… ám sát chẳng hạn, chứ ạ?
Martini đưa tay lên rứt hàng ria rậm, còn Galli thì bật cười khẩy. Ngay cả người thiếu phụ nghiêm trang kia cũng không giấu nổi nụ cười.
Bà nói:
- Ông hãy tin rằng, nếu tôi là kẻ hung hãn đến mức nghĩ tới những thủ đoạn ấy, chắc hẳn tôi không đến nỗi ấu trĩ mà đem ra nói ở đây. Thứ vũ khí nguy hiểm nhất mà tôi biết là sự trào phúng. Nếu ta thành công trong việc biến bọn Jesuits thành những kẻ lố bịch, làm cho nhân dân chê cười chúng cùng với những tham vọng của chúng, thì ta đã thắng chúng mà không phải đổ máu.
Ông Fabrizi nói:
- Bà diễn giải như thế, tôi tin là bà đúng. Nhưng tôi chưa rõ bà định thực hiện thế nào.
Ông Martini hỏi:
- Tại sao chúng ta lại không thực hiện được việc đó? Một bài trào phúng có nhiều cơ may lọt lưới kiểm duyệt hơn là một bài báo nghiêm trang. Và tuy phải nói bóng gió xa xôi, thì trong một câu chuyện cười có vẻ như ngớ ngẩn, người đọc thông thường vẫn có thể tìm ra nghĩa kép một cách dễ dàng hơn so với bài luận văn khoa học hoặc kinh tế.
- Signora, như vậy ý kiến bà là chúng ta phải xuất bản những bài châm biếm trào phúng hoặc tìm cách ra một tờ báo hài hước phải không ạ? Cái gì chứ kiểu ra báo hài hước, tôi dám chắc cơ quan kiểm duyệt chẳng đời nào họ cho phép đâu.
- Ý tôi không hẳn phải là một loại nào. Tôi tin rằng nếu chúng ta ra được một loạt những tờ truyền đơn châm biếm bằng thơ hoặc bằng văn xuôi rồi đem bán giá rẻ hoặc phát không trên các đường phố thì hết sức có lợi. Mà nếu chúng ta lại tìm được một họa sĩ cừ khôi nào nắm được tinh thần của sự việc đến giúp chúng ta thì chúng ta còn có thể in ra những tờ truyền đơn có minh họa nữa.
- Đây là một ý kiến rất căn bản, nếu ta đem thực hiện được. Nhưng một khi đã chủ trương làm thì phải làm cho ra trò. Chúng ta cần có một nhà trào phúng hạng nhất. Vậy tìm đâu ra bây giờ?
Ông Lega nói thêm:
- Như các vị đã thấy, phần đông chúng ta đều là những nhà viết văn nghiêm chỉnh cả, và với tất cả lòng tôn trọng cử tọa ở đây, tôi vẫn e rằng nếu ý đồ chung của chúng ta đều muốn trở thành hài hước thì sẽ là cảnh các ông voi học đòi nhảy điệu tarantella[26] mất.
[26] Tarantella (tiếng Ý): Một điệu nhảy dân gian Ý nhịp rất nhanh.
- Tôi không hề đề nghị tất cả chúng ta đều phải ùa nhau đi làm một công việc không phù hợp với mình, ý tôi chỉ là chúng ta phải cố tìm cho được một nhà trào phúng thực sự có tài,- một người như vậy thế nào chúng ta cũng tìm được ở một nơi nào đó trong nước Ý này,- và chúng ta phải sẵn sàng đài thọ các chi phí cần thiết. Dĩ nhiên, chúng ta phải hiểu biết ít nhiều về người đó và phải bảo đảm rằng người đó sẽ làm việc theo đúng các đường hướng mà chúng ta sẽ thỏa thuận.
- Nhưng người ấy các vị tìm đâu ra chứ? Những nhà trào phúng ít nhiều có thực tài thì tôi có thể đếm được trên đầu ngón của một bàn tay, mà trong số này cũng chẳng có ai thích hợp. Giusti[27] chắc chẳng nhận đâu, ông ta hiện đang quá bận việc rồi. Ở Lombardy[28] có một hai người dùng được đấy, nhưng họ lại chỉ viết văn bằng phương ngữ Milan[29]…
[27] Giuseppe Giusti (1805-1850): Nhà thơ, nhà trào phúng Ý. Trong những năm 1830 ông viết văn trào phúng chính trị đả kích ách áp bức của Áo cùng bọn tay sai người Ý, và hô hào đoàn kết thống nhất dân tộc.
[28] Lombardy (tiếng Anh; tiếng Ý là Lombardia): Xem từ trang 63.
[29] Milan (tiếng Anh; tiếng Ý là Milano): Thủ phủ xứ Lombardy, trước đó đã từng là thủ đô của Vương quốc Ý (1805-1814) sau là một thành phố lớn và đẹp của nước Ý thống nhất. Phương ngữ Milano hồi đó khác cách hành văn thông thường rất xa.
Ông Grassini nói:
- Hơn nữa, phải dùng những biện pháp cao siêu hơn thì mới tác động được đến dân Tuscany. Tôi chắc rằng, nếu chúng ta phải đem vấn đề trang nghiêm như thế này về quyền tự do chính trị và tự do tôn giáo ra làm đề tài bông đùa thì có thể chí ít người ta cũng cho chúng ta là thiếu
savoir faire
[30] về chính trị. Florence đâu phải là một mớ man rợ của các xưởng máy và của việc kiếm tiền như London, mà cũng không phải là ổ xa hoa đàng điếm như Paris. Đây là thành phố có lịch sử vĩ đại…
[30] Savoir faire (tiếng Pháp): Sự thành thạo, biết làm. Ý là
người ta sẽ cho chúng ta là
gà mờ
về chính trị
Bà Bolla mỉm cười, ngắt lời:
- Thì Athens[31] cũng thế. Nhưng thành phố này
đã quá lờ đờ với các quy mô của nó và cần phải có một con ruồi trâu thì mới làm cho nó thức tỉnh được
[32] ...
[31] Athens (tiếng Anh): Thủ đô lâu đời của Hy Lạp.
[32] Trích lời của Xoocrat (Socrates, 469-399 trước CN), triết gia cổ đại của Hy Lạp đã tự xưng là
ruồi trâu
và đã luôn dùng châm biếm làm vũ khí đấu tranh để bảo vệ chân lý và chính kiến của mình. Bị vu cáo và bị xử tử bằng thuốc độc.
Ông Riccardo đập tay xuống bàn:
- Ờ, Ruồi trâu mà sao chúng ta không nghĩ ra nhỉ! Chính đó là người chúng ta cần!
- Là ai thế?
- Ruồi trâu, - Felice Rivarez[33]. Các ông không còn nhớ ông ta nữa ư? Một người trong nhóm Muratori[34], ba năm trước nhóm ấy đã từng từ dãy Apennines trên núi tràn xuống đây ấy mà?
[33] Felice Rivarez (tiếng Ý mang phong vị Tây Ban Nha). Đọc là Phê-li-trê Ri-va-ret.
[34] Nhóm Muratori (tiếng Ý): Mùa hè năm 1843, một vụ chuẩn bị khởi nghĩa tại hai tỉnh Bôlônha và Ravenna (thuộc lãnh địa Giáo hoàng) đã bị bại lộ. Những người lãnh đạo là hai anh em Muratori cùng một số bạn bè trốn lên núi (dãy Apennines) định tổ chức chiến tranh du kích nhưng thất bại. Một số bị quân đội chính phủ bắt được, đem xử tử lại Bôlônha.
- Ồ, ông biết cái đám ấy đấy nhỉ? Tôi còn nhớ là ông có cùng đi với họ trên đường họ đi Paris.
- Phải, tôi đã đến tận Leghorn để tiễn chân ông ta đi Marseilles. Ông ta không muốn ở lại Tuscany. Ông ta bảo rằng khởi nghĩa thất bại rồi thì chỉ còn biết cười nữa thôi, vì vậy tốt nhất là đi Paris. Hẳn là ông ta cũng đồng ý với signor Grassini rằng Tuscany không phải là chỗ để cười. Nhưng tôi hầu như tin chắc rằng nếu chúng ta mời thì ông ta sẽ quay lại đấy, nhất là hiện thời là lúc ở Ý có thể làm nên công chuyện gì đó.
- Ông vừa nó tên là gì nhỉ?
- Rivarez. Ông ta người Brazil thì phải. Dù sao, tôi biết rõ là ông ta đã từng sống ở đấy. Ông ấy là một trong những người có trí óc sắc sảo nhất mà tôi được gặp. Trong cái tuần lễ lúc bấy giờ ở Leghorn có trời biết chúng tôi còn vui nỗi gì được. Cứ nhìn vào cái cậu Lambertini[35] đáng thương, cũng đủ tan nát cõi lòng rồi. Nhưng một khi Rivarez có mặt ở trong phòng là không sao nín cười nổi. Ông ấy đúng là một kho vô tận những câu chuyện lạ kỳ! Tôi còn nhớ ngang mặt ông ấy có một vết gươm chém thành sẹo gắn khít hai nửa mặt lại một cách rất đáng sợ. Ông ấy là con người kỳ quặc, nhưng tôi tin rằng ông ấy cùng những câu chuyện khôi hài của ông ấy đã giúp cho một số chàng trai đau thương lúc đó khỏi suy sụp.
[35] Lambertini (tiếng Ý): Một thành viên của nhóm Muratori.
- Có phải đó là người đang viết những bài châm biếm chính trị trên các báo Pháp, ký tên là Le Taon[36] không?
[36] Le Taon (tiếng Pháp): Nghĩa là Ruồi trâu.
- Phải. Phần lớn là những đoạn văn ngắn, và cả những tiểu phẩm khôi hài. Những tay buôn lậu ở tận trên dãy Apennines đặt cho ông ta cái biệt hiệu
Ruồi trâu
là do miệng lưỡi của ông ta, và rồi ông ta lấy biệt hiệu ấy làm bút danh.
Vẫn với kiểu trịnh trọng và từ tốn, ông Grassini chen lời bàn luận:
- Tôi cũng có biết đôi chút về quý ông này, và tôi không thể nói rằng những gì tôi nghe được về ông ta đều phần nhiều là những lời khen ngợi cả đâu. Hiển nhiên là ông ta có một trí sắc sảo hoa mỹ bề ngoài nào đó, nhưng tôi nghĩ là người ta đã thổi phồng tài cán của ông ta. Và cũng có thể là ông ta không thiếu can đảm về thể chất, nhưng về tiếng tăm của ông ta ở Paris và Vienna thì tôi tin là còn cách rất xa sự toàn vẹn. Hình như ông ta là một trang phong lưu với… một… một… với lắm chìm nổi và với nhiều tiền sự bất minh[37]. Nghe đâu trong tình cảnh thân tàn ma dại không ra hồn người ông ta đã được đoàn thám hiểm Duprez[38] thương hại mà thu nhặt vào đoàn ở đâu vùng nhiệt đới Nam Mỹ hoang vu thì phải. Tôi tin là ông ta chưa bao giờ giải thích được thỏa đáng tại sao ông ta lưu lạc đến bước ấy. Còn về vụ nổi loạn ở dãy Apennises, tôi e không còn ai là không biết rằng có đủ mọi hạng người đã tham gia vào vụ việc bất hạnh này. Về những tên bị xử tử ở Bôlônha thì được biết họ chẳng là gì cả mà đều là những kẻ bất lương thông thường mà thôi. Còn những kẻ đã đào tẩu được thì phẩm chất của nhiều tên cũng chẳng đáng kể gì. Dĩ nhiên, cũng có vài người tham gia vào vụ này quả là có phẩm chất cao quý…
[37] Nguyên văn tiếng Anh là
unknown antecedents
, theo miệng lưỡi của nhà luật sư.
[38] Duprez (tiếng Pháp. Đọc là Đuy-prê): Về đoàn thám hiểm này, có thể là tác giả đã phóng tác.
Ông Riccardo ngắt lời, giọng nghe có chiều giận dữ:
- Và vài người ấy lại là bạn thân với nhiều người có mặt trong căn phòng này nữa cơ đấy! Ông Grassini ạ, phân biệt tỉ mỉ và xem xét riêng biệt, những phương pháp ấy đều là rất tốt cả đấy! Thế nhưng, chính những
kẻ bất lương thông thường
ấy lại đã hy sinh cho niềm tin của mình, thế cũng đủ hơn những cái mà ông hoặc tôi đã làm được.
Ông Galli đế thêm vào:
- Lần sau hễ có ai đem những chuyện đầu cua tai nheo thiu thối từ Paris về kể lại với ông thì nhờ ông nói giùm tôi rằng họ đã nhận xét sai lầm về đoàn thám hiểm Duprez rồi. Tôi có quen biết riêng người phụ tá của Duprez tên là Martel[39], và đã được ông ta cho biết toàn bộ câu chuyện. Bảo rằng họ đã gặp Rivarez đang phiêu bạt ở nơi đã nói, điều đó đúng. Ông ta bị bắt làm tù binh trong khi đang chiến đấu cho nước Cộng hòa Argentine[40] nhưng đã trốn thoát. Sau đó ông ta đã phải cải trang đủ kiểu, bôn ba khắp nơi trong xứ để tìm mọi cách trở về Buenos Ayres. Còn bảo là họ thương hại mà mộ ông ta vào đoàn chỉ là một điều hoàn toàn bịa đặt. Số là lúc ấy người thông ngôn của họ đã ngã bệnh, phải quay về; những người Pháp chẳng ai nói được tiếng bản xứ cả họ liền đề nghị ông ta giữ cương vị ấy, thế là ông cùng với họ suốt ba năm trời đi thám hiểm các nhánh sông Amazon. Martel nói với tôi, ông ta tin rằng nếu lúc ấy không có Rivarez, họ không đời nào hoàn thành được cuộc thám hiểm.
[39] Martel (tiếng Pháp).
[40] Argentine Republic (tiếng Anh): Nước Cộng hòa Aschentina, thủ đô là Buenos Ayres. Tác giả hàm ý phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc của nhiều nước ở Nam Mỹ vào những năm 1830-1849, mà nhiều người tỵ nạn châu Âu chạy sang đó đã tham gia chiến đầu.
Ông Fabrizi bảo:
- Dù ông ta có là gì đi nữa, mà đến cả hai nhà thám hiểm lão luyện như Martel và Duprez cũng phải cảm phục thì con người ấy chắc hẳn phải có gì xuất sắc trong hành trạng và tác động của mình. Quý bà nghĩ thế nào, signora?
- Tôi chẳng biết tí gì về chuyện này. Khi họ chạy trốn qua Tuscany, tôi còn đang ở bên Anh. Nhưng nếu các bạn đồng đội đã từng cùng ông ấy thám hiểm suốt ba năm trời ở những xứ sở hoang dã và cả những đồng chí đã cùng ông ấy trải qua một cuộc khởi nghĩa cũng đều có nhận xét tốt về ông ấy, thì tôi thiết tưởng một lời giới thiệu như thế cũng đã khá đủ để bác bỏ những chuyện xó chợ đầu đường.
Ông Riccardo nói:
- Về ý kiến các đồng chí của ông ấy thì chẳng phải bàn nữa. Từ Muratori đến Zambeccari[41] cho chí những dân miền núi thô lỗ nhất, ai ai cũng đều hết lòng kính phục ông ta. Ngoài ra, ông ấy còn là bạn thân của Orsini[42]. Mặt khác, cũng rất đúng là ở Paris người ta không ngớt bàn hươu tán vượn đủ điều không hay ho gì lắm về ông ấy, thế nhưng ai ngại bị hiềm thù thì sao thành được nhà trào phúng chính trị.
[41] Zambeccari (tiếng Ý).
[42] Felice Orsini (1819-1858): Một nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào giải phóng dân tộc ở Ý, thuộc đảng
Nước Ý trẻ
của Mazzini. Sau khi ám sát hụt vua Napoléon III của Pháp, đã bị xử tử tại Paris.
Ông Lega xen lời:
- Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng hình như khi những người lánh nạn chính trị chạy qua đây, tôi đã có lần được thấy ông ấy. Có lẽ ông ấy lưng gù, hoặc chân khập khiễng hay là có một dị tật gì đại loại như thế phải không nhỉ?
Tự bao giờ, vị giáo sư đã rút ô kéo bàn viết, lấy ra một tập giấy, và đang lật hết tờ nọ đến tờ kia, mà nói:
-Hình như tôi còn giữ được một tờ cáo thị của sở cảnh sát tả nhân dạng ông ấy ở đâu đây thì phải. Chắc các vị còn nhớ là khi họ chạy trốn lên núi thì đâu đâu cũng dán đầy cáo thị tả nhân dạng họ, còn lão Hồng y… tên lão đểu giả ấy là gì nhỉ… à, lão Spinola[43]! Chính lão ta đã treo giải thưởng cho những ai lấy được đầu họ.
Nhân đây xin kể là đã từng có một câu chuyện kỳ thú về Rivarez và cái tờ cáo thị đó của sở cảnh sát. Ông ấy mặc một bộ đồ lính cũ mà đi lang thang khắp xứ, vờ làm như một kỵ binh[44] bị thương trong khi đang thi hành nhiệm vụ, nay đang đi tìm đội ngũ. Thực tế là ông ấy đụng ngay phải một toán lính của Spinola phái đi lùng bắt ông ấy mà lại đã cho ông ấy đi nhờ xe ngựa. Thế là ông ta cứ rong ruổi suốt ngày với bọn lính trên một chiếc xe, kể lể với chúng những cảnh thảm thương của mình, nào là mình đã bị quân phiến loạn bắt làm tù binh ra sao, nào là chúng đã lôi ông lên sào huyệt ở trên núi và đã tra tấn ông rất hãi hùng như thế nào. Bọn lính đưa ông xem cả tờ cáo thị tả nhân dạng, vậy mà ông ta lại phịa cho chúng nghe đủ mọi chuyện tào lao về
cái thằng quỷ sớ mà chúng gọi là Ruồi trâu
ấy. Thế rồi đến đêm, khi bọn lính đã ngủ say, ông ta đổ một thùng nước vào thuốc súng của bọn chúng rồi tẩu thoát, các túi thì ông nhét đầy lương thực và đạn dược…
[43] Spinola (tiếng Ý): Hồng y giáo chủ, một trong những tay chân đắc lực của Giáo hoàng, đàn áp rất dã man những người tham gia các cuộc khởi nghĩa trong những năm 1830-1849.
[44] Carabineer (tiếng Anh): Thời xưa là kỵ binh có súng hoặc long kỵ binh.
- A, tờ cáo thị ấy đây rồi! – Ông Fabrizi ngừng kể để đọc:
Felice Rivarez, biệt danh Ruồi trâu. Tuổi: khoảng ba mươi. Sinh quán và gia đình: không rõ, có thể là Nam Mỹ. Nghề nghiệp: nhà báo. Người thấp; tóc đen, râu đen, da sẫm; mắt xanh, trán rộng và vuông, mũi, mồm, cằm…
. Vâng, còn đây nữa:
Đặc điểm: chân phải khập khiễng, cánh tay trái khoèo, bàn tay trái mất hai ngón; có vết gươm chém chưa lâu ở ngang mặt; nói lắp
. Chỗ này còn có một chú thích:
Tay súng thiện nghệ - khi bắt phải thận trọng
.
- Đặc điểm nhân dạng liệt kê khủng khiếp thế mà ông ta vẫn đánh lừa được cả một toán lính đi truy lùng thì quả là kỳ lạ.
- Dĩ nhiên chỉ nhờ gan dạ phi thường nên ông ta mới thoát hiểm được như thế. Nếu nhỡ ra để bọn chúng sinh nghi một chút xíu là ông ta toi đời rồi. Nhưng bất kỳ lúc nào ông ấy đều có thể làm ra vẻ hồn nhiên một cách rất đáng tin cậy, cái đó cũng giúp được khối việc đấy. Nào, thưa cái vị, các vị nghĩ sao về phương án này? Xem ra Rivarez lại khá quen thuộc đối với nhiều người trong chúng ta rồi. Vậy chúng ta có nên đánh tiếng với ông ta là chúng ta vui lòng được sự giúp đỡ của ông ta tại đây không?
Ông Fabrizi nói:
- Tôi nghĩ ta có thể thăm dò trước ý kiến ông ta về vấn đề này, cốt tìm hiểu xem ông ta có thuận lòng suy xét về kế hoạch của chúng ta không.
- Ồ, ông ấy sẽ thuận thôi, ông có thể tin chắc như thế, một khi đã là chuyện đấu tranh chống phái Jesuits. Ông ta là người chống giáo sĩ dữ dội nhất mà tôi từng thấy. Thật thế, về điểm ấy ông ta khá là điên cuồng.
- Vậy ông viết thư nhé, ông Riccardo?
- Nhất định rồi. Để tôi nhớ xem hiện giờ ông ấy đang ở đâu. Ở Thụy Sĩ thì phải. Ông ta là một sinh linh không biết ngừng nghỉ là gì, luôn luôn bay nhảy đây đó. Nhưng còn về vấn đề các bài châm biếm…
Họ lại xông vào một thảo luận kéo dài và sôi nổi. Khi rốt cuộc mọi người sắp sửa giải tán, Martini tiến lại gần người thiếu phụ trầm lặng nọ.
- Gemma, tôi đưa chị về nhé.
- Cảm ơn, tôi cũng có việc muốn bàn với anh.
Anh khẽ hỏi:
- Lại có gì lôi thôi với các địa chỉ phải không?
- Không có gì nghiêm trọng đâu. Nhưng tôi thấy đã đến lúc cần thay đổi đôi chút. Tuần này đã có hai bức thư bị giữ lại ở bưu cục. Cả hai bức thư đều không có gì quan trọng cả, và có lẽ bị giữ lại do ngẫu nhiên thôi. Nhưng ta không thể cứ mạo hiểm để thế được. Một khi cảnh sát đã sinh nghi bất kỳ một địa chỉ nào, lập tức ta phải đổi ngay tất cả mọi địa chỉ khác.
- Mai tôi sẽ đến bàn chuyện ấy. Tối nay tôi không định bàn việc với chị nữa đâu, trông chị có vẻ mệt rồi.
- Tôi không mệt đâu.
- Vậy là lại buồn phiền rồi.
- Ồ, không, có gì đâu.