Luyến lưu tình hẻm
-
Sài Gòn Tản Văn – Hẻm Phố Thông Ra Thế Giới
- Nhiều Tác Giả
- 971 chữ
- 2020-05-09 05:46:27
Số từ: 951
Tác giả: Nhiều tác giả - Tạp chí Sai Gon CityLife
Phương Nam phát hành
NXB Hội Nhà Văn
Võ Phi Hùng
Ngoài đám cưới đám ma
, trong các con hẻm ở Sài Gòn còn có ngày Tết Nguyên Đán tưng bừng và các đám cúng cô hồn tháng Bảy âm lịch vui tá lả luôn!
Ngày nay, chỉ còn trong các con hẻm thật nghèo hình ảnh từng đám trẻ tụm năm tụm bảy kéo nhau đi lang thang giành giật đồ cúng.
Gia chủ bày ra trước mảnh sân nhà đủ thứ đồ cúng rẻ tiền như bánh nếp không nhân, bánh ngọt, quýt còi, mía chặt từng khúc, kẹo dừa, đậu phộng luộc...
Trong mâm cúng nếu như có con gà luộc vàng tươm hoặc miếng thịt heo quay da giòn đỏ ngậy, gia chủ luôn đặt trên mâm để sát cửa nhà, đợi khi nhang tàn, hô:
Giật!
, là gia chủ phải nhanh tay
giật
con gà hoặc miếng thịt heo quay đem vô nhà trước khi
lũ cô hồn sống
như nước vỡ bờ tràn lên...
Kế đến tiết mục tung tiền. Hồi ngân hàng đổi tiền nhỏ lẻ từ đồng cắc sang đồng giấy, khi mớ tiền được tung lên, bay phất phơ như những cánh bướm, cả đám trẻ nhảy cẫng lên giành giật, cuối cùng mỗi đứa chỉ còn manh mún vài mảnh tiền vô dụng, bất tiện vô cùng. Nay tiền cắc trở lại, khía cạnh nào đó cũng làm cho phong tục giật
cô hồn
vào rằm tháng Bảy thêm rộn rã tưng bừng. Không tưng bừng sao được, một lũ nhóc bồn chồn đứng chầu hẫu, gia chủ thì thấp thỏm canh mâm cỗ cúng, nắm tiền cắc lấp lánh vừa tung lên, lũ nhóc đã nhào vô như gà mổ thóc!
Có hai cách giật đồ cúng, tạm gọi
giật nóng
và
giật nguội
.
Giật nóng
là nhào thẳng vô mớ đồ cúng cuống cuồng ra sức vơ lấy vơ để gom về mình đủ thứ, càng nhiều càng tốt. Còn
giật nguội
là chờ mấy tên
giật nóng
ôm cả đống ra liền... giật lấy của nó.
Thời nay, phát sinh thêm kiểu
giật lạnh
. Kinh tế khấm khá dần, đám trẻ dư ăn, không còn ham giật đồ cúng nữa. Trước giờ cúng, gia chủ phải đi khắp hẻm trên hẻm dưới rao:
Ê, nhà tao cúng. Nhớ tới giật nghe!
. Nể tình, bọn trẻ uể oải kéo tới, nhưng nhang tàn cũng cóc thèm nhào vô. Gia chủ phải hốt từng nắm đồ cúng phân phát tận tay bọn chúng. Có nơi, gia chủ phải ra giá:
Ăn giùm một chén cháo đường thưởng hai đồng
. Cũng có vài đứa phình bụng ra ăn, gom tiền chơi điện tử.
Đến thời làm ăn khá giả, những con hẻm nghèo lại trải qua một lần thay đổi nữa, tạm gọi là
thời kỳ người nghèo bỏ hẻm
.
Mới nghe thấy mừng, tưởng họ ăn nên làm ra, dọn nhà ra mặt tiền xênh xang.
Thế nhưng thực tế cuộc sống lại
ép phê ngược
. Sự thể là giờ đây là nhiều người có tiền, vào xóm mua luôn hai, ba căn nhà lụp xụp, chủ yếu là lấy cái nền và bảng số nhà xây lên một ngôi nhà to lớn, cao vài ba
tấm
, tường cao cửa sắt bệ vệ, đóng, mở kéo nghe rèn rẹt, khua nghe chan chát.
https://i.imgur.com/F3agchR.jpg
Những ngôi nhà khang trang, sang trọng này ngày càng nhiều, thu hẹp, chia cắt đám nhà lụp xụp teo tóp dần, trông có vẻ oặt òa oặt oại, đìu hiu.
Các ngôi nhà lớn kín cổng cao tường có lối sinh hoạt khác. Họ có các mối quan hệ làm ăn, vui chơi với người từ nơi khác đến, ít giao du với người trong xóm. Họ dắt xe ra khỏi hàng rào, cửa sắt đóng ập, phóng luôn ra đường. Lúc về, cửa lại mở và đóng. Họ hát karaoke riêng, chơi điện tử riêng, giỗ chạp, đám cưới mời toàn người ở nơi khác đến.
Có vẻ họ đem một lối sống nhà ai nấy ở từ đường lớn vào ngõ hẻm.
Vào mùa Giáng sinh, có mấy
Ông già Noel
mặc bộ đồ đỏ, râu tóc bạc phơ, phóng xe Honda vào các con hẻm ngoằn ngoèo. Đám con nít hẻm nghèo chạy túa theo bám thành cái đuôi dài sau xe máy, reo hò:
Ê! Ông già Noel tặng quà!
.
Thế nhưng, những chiếc xe máy đó chỉ dừng lại trước các ngôi nhà to lớn khang trang, bấm chuông, nói lời chúc mừng và trao quà cho các em vốn đã nhiều may mắn, tràn trề hạnh phúc sau hàng rào song sắt...
Bọn trẻ hẻm nghèo đang reo hò bỗng dừng khựng lại, trố mắt, rồi... xuội lơ vì thèm thuồng món quà không phải dành cho mình.
Tuy vậy, ông già Noel trong mộng mơ vẫn luôn sống động trong tâm hồn đầy khát khao của chúng.
Một đứa trong bọn vô tư nói:
Kiếp sau... tới phiên tụi mình được tặng quà!
.
Những ngôi nhà lụp xụp bán lại để cất nhà to giờ thì trôi dạt xa hơn nữa ra ngoại ô. Tuy nhiên, nhớ hẻm cũ nên họ vẫn quay về tìm người quen hàn huyên tâm sự, ăn bữa cơm thân tình.
Có người rời xa hẻm bỗng lâm vào cảnh tang gia có người thân qua đời, sợ
nằm
ở chỗ mới, người mới thiếu độ tình thâm, nên đưa xác về quàn tại ngôi chùa nhỏ gần hẻm cũ. Người dân trong hẻm kéo ra cúng viếng, kể lại bao chuyện đã qua với người nay đã yên nghỉ... Và rồi, mai sẽ ra đi trong luyến lưu
tình hẻm
...