Phần 12: Cảm Ứng Thiên hiệu nghiệm lục
-
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
- Đức Thái Thượng Lão Quân
- 879 chữ
- 2020-05-09 04:18:20
Số từ: 864
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Việt dịch: Cư Sĩ Vô Tri
1. Uông Tinh Hư, người Tiền Đường, thường trì tụng Cảm Ứng Thiên và có lòng phát tâm ấn tống, nhưng tâm nguyện chưa được toại thì đã qua đời.
Người con là Uông Nguyên, tuổi tuy còn nhỏ, nhưng chịu ảnh hưởng của thân phụ, sớm chiều đều đọc Kinh, khi cha mất, bèn bán đi một phần gia sản của người cha, đồng thời khuyên những nhà hảo tâm quyên tiền cùng nhau ân tống một vạn quyển Cảm Ứng Thiên.
Một hôm Uông Nguyên nằm mơ thấy người cha đến nói:
Con chẳng những nối chí của cha, lại còn khuyên người phát tâm cùng nhau ấn tống Cảm Ứng Thiên, nay cha đã được thăng lên Thiên Đàng, mẹ con cũng tăng thêm tuổi thọ. Còn con và những người phát tâm ấn tống, đều được ghi công vào sổ tịch nơi Thiên Tào.
Về sau, quả đúng như lời của người cha nói trong mộng, thân mẫu của Uông Nguyên sống đến 90 tuổi mới qua đời. Uông Nguyên và những người quyên tiền in Kinh đều được phú quý.
2. Ở Tùng Giang có người Trương Đức Bổ, hàng ngày đều tụng niệm Cảm Ứng Thiên. Đến tuổi già, tự tay chép lấy hai quyển chia cho hai người con mỗi người một quyển và dặn rằng:
Đây là gia tài của cha chia cho hai con, đạo làm người và làm giàu đều ở trong cuốn Cảm Ứng Thiên này. Mong hai con hãy giữ lấy và làm theo lời trong Kinh dạy.
Hai người con hỏi:
Sách của Thánh Hiền đâu có dạy người phương pháp làm giàu đâu?
Trương Đức Bổ đáp:
Trong Kinh viết:
Toán giảm tắc bần hao là chỉ về sự bần cùng, và Phước lộc tùy chi chỉ vì phú quý của người. Đó chẳng phải là dạy người cách buôn bán hay sao?
Hai người con nghe lời dặn của cha, hành trì theo lời dạy trong Cảm Ứng Thiên. Về sau hai anh em lập gia thất, con cái đếu hiển đạt.
3. Dương Thủ Nghiệp, người Hà Giang, tuổi 60 mà vẫn chưa con, thường lo âu không người nói dõi tông đường. Tình cờ đọc Cảm Ứng Thiên, thấy câu Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu, bèn hành trì theo lời Kinh, tu đức tích thiện và ra tiền ấn tống Kinh.
Hai năm sau, Dương Thủ Nghiệp bị bệnh nặng chết. Khi người vợ đang chuẩn bị quan quách nhập liễm thì ông tỉnh dậy sống lại. Người vợ kinh hãi định bỏ chạy. Ông lên tiếng nói với người vợ.
Mình chớ nên sợ, ta chưa chết đâu.
Người vợ vừa mừng vừa ngạc nhiên, bèn hỏi nguyên do.
Ông nói:
Khi ta theo quỷ vô thưởng đến âm ty, thấy một vị quan nói với quỷ vô thường rằng:
Số của người này tuy đã mãn và không có con, nhưng vì tụng trì Cảm Ứng Thiên và phát tâm khắc in, nên được tặng thêm tuổi thọ và được con. Ta vì thế mà được hoàn dương trở lại.
Năm sau, vợ Dương Thủ Nghiệp quả nhiên sinh được một người con trai.
4. Toại Ninh có người Châu Hổ, ngày thường tụng Kinh Cảm Ứng và giảng Kinh cho dân làng nghe.
Một hôm bị chết, không bao lâu rồi sống lại, nói với vợ rằng:
Ta đến một cung điện dưới âm ty trông thấy nhiều quỷ, trong đó có một số người ở trong làng mình bị chết đói, ta rất sợ.
Trong lúc này trên điện có người kêu tên của ta:
Ông cũng là người có tên trong cuốn sổ chết đói này, nhưng có công tụng trì và giảng giải Kinh Cảm Ứng, nhiều người nghe ông giảng Kinh xong bỏ ác làm lành, đó là công đức của ông. Nay sửa lại sổ tịch của ông, cho ông tăng thêm tuổi thọ, khi hoàn dương rồi nhớ phổ biến Kinh Cảm Ứng.
Nếu một làng tụng trì Kinh này thì một làng tránh được tai kiếp, nếu mọi người đều hành trì thì cả nước được miễn nạn, chẳng những tránh được nạn thủy hỏa, trộm cướp, khổ ách bệnh hoạn, sau này con cháu cũng được hưởng phúc.
5. Tiến Sĩ Thẩm Cầu, vợ Hạng Thị có mang bệnh nặng, ông phát tâm sao chép Cảm Ứng Thiên in thành quyển nhỏ để người có thể bỏ túi tiện bề tụng niệm. Kinh in xong vừa giao đến nhà thì Hạng Thị lâm bồn, mẹ con đều bình yên.
6. Hà Duật người Tiền Đường tỉnh Chiết Giang, mỗi ngày tụng trì Cảm Ứng Thiên, người cha cũng không hay.
Người cha là Lan Tinh một hôm nằm mơ thấy một người già nói với ông rằng:
Con của ông phụng hành Cảm Ứng Thiên rất tinh tấn, khoa cử năm nay sẽ được đỗ
đạt. Khi tỉnh dậy ông tìm đến phòng sách của người con, quả nhiên thấy quyển Cảm Ứng Thiên trên bàn học.
Năm đó Hà Duật quả nhiên thi đậu, ứng với lời của người già trong mộng.