Phần 11 - Chương 3: Họa dâm án (Những chuyện mắc họa vì dâm)


Số từ: 1210
Ấn Quang đại sư tăng đính
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Giai Phương Ấn Loát Hữu Hạn Công Ty, năm 1991)
Giảo duyệt: Đức Phong, Huệ Trang và Minh Tiến
Đời Minh, có tiệm nhuộm ở huyện Nghi Hưng, [chủ nhân là] một góa phụ xinh đẹp tột bậc. Gã lái buôn gỗ trông thấy bèn yêu mến, dụ dỗ đủ kiểu, rốt cuộc vẫn không thể chinh phục được. Vì thế, lập mưu ban đêm quăng mấy cây gỗ vào nhà bà ta. Hôm sau, thưa bà ta can tội trộm cắp. Lại hối lộ quan lại trên dưới, khiến cho bà ta hết sức khốn quẫn, nhục nhã, mong bà ta sẽ phải theo mình. Trong nhà, bà ta thành kính thờ Triệu Huyền Đàn[1], bèn khóc lóc bẩm cáo. Đến đêm, mộng thấy thần dạy:
Đã sai hắc hổ rồi!
Không đầy mấy ngày, gã thương gia vào núi mua gỗ, từ trong rừng cây, một con cọp đen xông ra, cắn đứt đầu đem đi!
Đời Thanh, tường sanh họ Chi ở Gia Thiện, đi thi Hương vào mùa Thu năm Kỷ Dậu (1669) triều Khang Hy trở về, nói với người bạn họ Cố:
Tôi thần hồn hoảng hốt, dường như bị quỷ quấy nhiễu, muốn cậy vị Tăng nọ để sám hối oan nghiệt xưa kia
. Ông Cố nói
rất nên
, mời vị Tăng cùng đến thăm ông Chi. Ông Chi chợt phát cuồng, nói:
Ta ngậm oan ba đời, nay mới hại được ngươi!
Vị tăng hỏi:
Có thù hận gì?
Trả lời:
Đời trước ta là thuộc tướng của nó, nó là chủ tướng. Nó thuộc họ Diêu là họ có công lao hiển hách trong triều. Nó thấy vợ ta trẻ tuổi, xinh đẹp, sai ta đem quân xuất chinh, bị vây hãm trong tử địa để mưu chiếm đoạt vợ ta. Vợ tự vẫn. Một nhà cốt nhục chia lìa. Sau đó, nó chết vì chuyện trung nghĩa, ta chưa thể báo thù được. Đời sau đó, nó là bậc cao tăng, lại chẳng báo thù được. Đời thứ ba nó làm Tể Tướng, tận hết trách nhiệm, thần phước lộc bảo vệ nó, ta vẫn không trả thù được! Đời này, lẽ ra nó đỗ đạt. [Đời này] ta đã đợi suốt ba mươi năm, do gần đây nó phạm dâm nghiệp, bị xóa tên trong sổ Văn Xương, nên ta mới ra tay được
. Khi nói, căm hận, giận dữ không thôi. Ông Cố bảo:
Oán hãy nên cởi, chớ nên buộc
. Oan hồn đáp:
Nỗi hận của ta khó thể giải trừ được! Chẳng thể dung tha nó
. Rốt cuộc, ông Chi điên cuồng mà chết.
Thư sinh nọ ở Quý Châu đi thi nhiều lần chẳng đậu, cầu khẩn Trương chân nhân dâng sớ xin xem thiên bảng. Thần phê rằng:
Mạng người này đáng lẽ đỗ đạt, do lén lút với người thím nên bị gạt bỏ
. [Trương chân nhân] xuất định nói với thư sinh ấy. Thư sinh bảo không có chuyện đó, bèn dâng điệp biện bạch. Thần lại phê rằng:
Tuy chẳng có chuyện ấy, nhưng thật sự có cái tâm ấy
. Thư sinh hối hận chẳng kịp, ấy là vì thuở trẻ, thấy bà thím xinh đẹp, ngẫu nhiên dấy động một niệm mà ra!
Nghiêm Vũ thuở trẻ có hàng xóm là một vị tướng lãnh trong quân đội. Họ Nghiêm lén thấy con gái ông ta xinh đẹp, bèn dùng trăm kế dụ dỗ theo mình bỏ trốn. Vị tướng quân vào cung tâu lên vua. Vua hạ chiếu truy bắt họ. Nghiêm Vũ sợ tội, thắt cổ cho nàng ta chết để hủy diệt tung tích. Đến khi mắc bệnh ở đất Thục (Tứ Xuyên), thấy cô ta đến đòi mạng, bảo:
Thiếp tuy mất nết, chẳng hề phụ chàng. Thế mà bị chàng giết chết, đúng là kẻ tàn nhẫn. Thiếp đã tố cáo lên Thượng Đế, kỳ hạn là ngày mai!
Quả nhiên, rạng đông hôm sau, họ Nghiêm chết ngắc!
Ở đất Giang Ninh có một sai dịch họ Lưu. Có một phạm nhân mắc tội ngồi tù, cần phải dùng hơn mười lạng bạc để chuộc tội thì mới được thả về. Phạm nhân cậy họ Lưu đến nhà mình bảo vợ bán con gái để chuộc tội. Họ Lưu liền đến bàn bạc với vợ người ấy. Do bà vợ khá xinh đẹp, họ Lưu muốn gian dâm. Bà vợ vì thấy tánh mạng của chồng cần phải nhờ cậy gã này che chở, nên miễn cưỡng thuận theo. Sau đó, bán con gái được hai mươi lạng bạc, giao hết cho họ Lưu làm chi phí chuộc tội. Họ Lưu cầm tiền tự xài, chẳng giao nạp. Người vợ cứ nghĩ bạc đã nộp cho quan, chắc không lâu chồng sẽ trở về. Đợi mấy hôm, chẳng có tin tức gì, bèn cậy một người trong họ dò hỏi, nhân đó, [người ấy] kể rõ nguyên do với phạm nhân. Phạm nhân biết chuyện, gào khóc rồi chết. Mười ngày sau, sai dịch họ Lưu hết rét lại sốt, tự nói:
Người đó đã kiện ta lên thần Đông Nhạc, tức khắc phải bị thẩm tra
. Sau đấy, nằm gục xuống chiếu, rên siết ai oán, tự nói:
Đáng chết!
Rồi lại nói:
Do ta quen nói dối, phải dùng móc sắt kéo lưỡi
. Trong khoảnh khắc, lưỡi thè ra mấy tấc, tự cắn cho tan nát, huyết nhục đầm đìa mà chết.
Họ Dương ở Túc Tùng là người có tiếng tăm trong trường, thờ phụng Quan Đế hết sức thành kính. Ban đêm, mộng thấy Quan Đế ban cho cái ấn vuông, bèn nghĩ ắt sẽ thi đỗ. Sau đó, ở dưới lầu, gian dâm con gái nhà lành. Vào trường thi xong, trở về nhà, lại mộng thấy Quan Đế đòi lại ấn. Họ Dương nói:
Ấn đã cho tôi rồi, sao lại đòi lấy?
Quan Đế nói:
Không chỉ là đòi ấn, mà còn đòi mạng mày nữa! Chuyện dưới lầu đó, vào tháng đó, mày an lòng chưa?
Chưa đầy một tháng, cha con bọn họ đều chết ráo!
[1] Triệu Huyền Đàn (趙玄壇) là một vị thần của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, ông ta tên là Triệu Lương, tự là Công Minh, là một trong bốn vị đại hộ pháp nguyên soái của Đạo giáo, nên còn gọi là Huyền Đàn Nguyên Soái (Huyền Đàn có nghĩa là trai đàn, mang ý nghĩa hộ pháp). Ông còn được coi là Vũ Tài Thần vì thống lãnh các thuộc hạ là Chiêu Bảo Thiên Tôn, Nạp Trân Thiên Tôn, Chiêu Tài Sứ Giả, và Lợi Thị Thiên Quan, được gọi chung là Ngũ Lộ Tài Thần. Theo truyền thuyết, ông là người sống trong núi Chung Nam, đã ở ẩn trong núi từ đời Tần. Khi Trương Đạo Lăng (sáng tổ Thiên Sư Giáo) tu hành tại Hạc Minh Sơn, đã được Triệu Huyền Đàn thâu làm đồ đệ, truyền thuật luyện đan, và các loại bùa phép khác. Về sau, Trương Đạo Lăng truyền đạo, lập ra Đạo giáo (thường gọi là Chánh Nhất Đạo, hoặc Thiên Sư Giáo, là một trong những phái Đạo giáo đầu tiên). Triệu Huyền Đàn thường được mô tả dưới diện mạo mặt đen, râu dài, tay cầm roi sắt, cưỡi hắc hổ.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thọ Khang Bảo Giám.