Phần 11 - Chương 2: Họa dâm án (Những chuyện mắc họa vì dâm)
-
Thọ Khang Bảo Giám
- Ấn Quang Đại Sư
- 1631 chữ
- 2020-05-09 04:30:08
Số từ: 1593
Ấn Quang đại sư tăng đính
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Giai Phương Ấn Loát Hữu Hạn Công Ty, năm 1991)
Giảo duyệt: Đức Phong, Huệ Trang và Minh Tiến
Đời Thanh, huyện lệnh huyện Túc Tùng là Châu Duy Cao, làm giám khảo trường thi khoa Kỷ Dậu ở Giang Nam, chấm đậu một quyển bài thi. Đến đêm, nằm mộng, thấy có người nói:
Người này ẩn giấu điều ác, chẳng thể cho đậu được!
Dùng tay viết một chữ Dâm cho ông Châu thấy. Hỏi tường tận nguyên cớ, người ấy không đáp. Hôm sau, ông Châu quên bẵng giấc mộng trên đây, đem quyển văn ấy trình lên. Quan chủ khảo hết sức tán thưởng ý tứ mới lạ. [Quan chủ khảo] bỗng lấy bút xóa đi hai chữ
hiểm trở
trong bài văn. Ông Châu bẩm:
Trong quyển bài thi, những chữ giống như vậy không ít, có lẽ chẳng nên xóa đi
. Quan chủ khảo cũng hối tiếc, bảo ông Châu tẩy nét đã gạch xóa. Đến khi xóa vết gạch bỏ, dấu mực đã thấm xuống mấy tầng giấy. Ông bỗng nhớ lại giấc mộng trước đó, bèn loại bỏ bài văn đó. Nhưng rốt cuộc ông Châu vẫn yêu mến bài văn ấy, đặc biệt giữ lại bài viết ấy, nhưng không biết tên họ [người viết bài ấy]. Viên giám khảo thuộc phòng ông Châu[1] là Ngô Lý Thanh đã kể chuyện này.
Trương Bảo làm tri phủ ở Thành Đô, thấy vợ của Lý Úy ở Hoa Dương xinh đẹp, muốn tư thông. Khéo sao, Lý Úy do tham ô bị bại lộ; ông Bảo thừa cơ đàn hặc, khiến cho ông Lý bị đày xuống Lãnh Nam. Ông ta chết trên đường đi. Ông Bảo mua chuộc mẹ Lý Úy để xin cưới, hết sức vui thú. Bỗng dưng vợ bị bệnh, thấy Lý Úy đứng bên cạnh, bèn chết. Ông Bảo cũng nhiễm bệnh, mộng thấy vợ nói:
Lý Úy đã thưa lên Thượng Đế, sẽ bắt ông trong sớm tối, hãy nên ẩn nấp cho kín
. Trương Bảo tỉnh giấc, ghi nhớ trong lòng. Một tối đang ngồi, thấy trước dinh có người mặc áo, có tay áo màu hồng vẫy gọi. Ông ta nghĩ là vợ của Lý Úy bèn vội vàng chạy tới, thì ra Lý Úy. Lý Úy ôm chặt Trương Bảo đấm đá, [Trương Bảo] miệng mũi đều xuất huyết mà chết.
Đời Thanh, tường sanh họ Uông ở Phượng Dương, trong nhà có một cái ao nhỏ trồng sen, còn chưa trổ hoa. Năm Kỷ Dậu (1669) thời Khang Hy, khi sắp đi thi, bỗng thấy trong ao nở một cặp hoa sen chung cuống. Cha mẹ hết sức vui mừng. Ban đêm, chàng Uông dùng rượu quyến rũ, nài ép đứa tớ gái, vợ chẳng ngăn cản, bèn tư thông với nó. Sáng dậy, nhìn hoa đã thấy gãy nát. Cha mẹ hết sức tiếc hận. Uông sinh mộng thấy yết kiến Văn Xương [Đế Quân], thấy tên mình được ghi trên bảng trời, bỗng bị Đế Quân gạch bỏ. Ứa nước mắt lạy lục, van nài, ba lượt bị gạt xuống. Trong tâm biết là chuyện chẳng lành, [nhưng kỳ thi đã tới bèn] gấp rút lên đường. Khi ấy, quan giám khảo Giản Văn Tông chấm bài rất công bằng. Theo hạn ngạch từ trước, phủ Phượng Dương được chọn đậu ba người, tham dự kỳ thi lần này chỉ có ba người, riêng mình chàng Uông thi rớt! Thi cả ba lần đều trượt, ứa nước mắt trở về.
Đời Minh, tường sanh họ Vương ở ấp Ngọc Sơn lấy vợ ngay trong lúc còn làm đám tang cho mẹ. Ước định hết kỳ cúng thất sẽ làm lễ động phòng. Chàng Vương ngủ bên linh cữu, còn vợ ngủ trong phòng. Ban đêm, nghe tiếng gõ cửa, đứa tớ gái thưa
chàng rể đã tới
, vợ rước vào, cùng ngủ với nhau. Nghe trống điểm canh năm, [người ấy] bèn rời đi, bảo:
Sợ người ngoài biết, trách tội ta bất hiếu
. Được mấy hôm, [người ấy] lại hỏi đến của hồi môn. Vợ đáp:
Ngoài quần áo sắp sẵn mang theo, còn có tám mươi lạng bạc, cùng với trâm vàng, bông tai đều đặt trong chiếc rương nhỏ
. Trống canh năm vừa điểm, người ấy bèn ôm đi, không giao trả lại. Đợi đến lúc hết thất, chàng Vương bày tiệc rượu làm lễ thành hôn, nói chuyện với nhau, vợ mới biết đã bị kẻ giặc lừa gạt, giậm chân, đau đớn khóc rống, thề chẳng muốn sống nữa. Trở về thưa chuyện cùng cha mẹ rồi treo cổ chết. Tới khi an táng, chàng Vương đưa quan tài tới mộ, bỗng sấm chớp giao nhau giáng xuống, chụp lấy một người đưa tới quỳ trước quan tài, thì ra là anh họ của chàng Vương, hai tay ôm vòng vàng và bạc trắng, vẫn quỳ tuy đã bị sét đánh chết, thi thể tả tơi. Cả ấp kinh hãi. Đấy là chuyện xảy ra vào năm Chánh Đức thứ chín (1514)[2].
Trong niên hiệu Thuận Trị đời Thanh, có người họ Tiền ở huyện Gia Hưng, khi chưa đi thi, ngồi dạy học tại nhà của một người nọ là dân trong làng. [Người ấy] có cô con gái mười bảy tuổi. Nhằm lễ Thanh Minh, cả nhà đều đi tảo mộ, cúng bái, chỉ để cô ta ở lại trông nhà. Họ Tiền bèn lén lút tằng tịu với cô ta. Về sau, bụng cô to dần. Cha mẹ cật vấn, cô ta bèn thú thật. Cha mẹ cô thấy họ Tiền còn chưa cưới, muốn gả tống gả tháo cô gái ấy đi để bưng bít chuyện xấu ấy; do vậy, tìm đến họ Tiền để bàn bạc cặn kẽ. Họ Tiền cố ý ra vẻ giận dữ, bảo:
Con gái mấy người không ra gì, muốn làm nhục kẻ khác hả?
Cha mẹ cô ta căm phẫn, quay lại chửi bới cô. Cô gái ấy bèn treo cổ tự tử. Về sau, họ Tiền thường mộng thấy cô ta ôm con đứng trước mặt. Sau khi thi đậu, làm quan coi án ở Giang Ninh. Khi đó, do vùng Trấn Giang biến loạn, [quan trên] giao những kẻ theo giặc làm loạn cho họ Tiền thẩm tra. [Về sau], triều đình do xét thấy họ Tiền ăn hối lộ [tha bổng cho những kẻ phản loạn đó], phán họ Tiền chịu án treo cổ. Ngay trong ngày [triều đình] xuống lệnh thi hành án, họ Tiền lại mộng thấy cô gái ấy dùng mảnh khăn hồng buộc cổ anh ta. Ngày hôm sau, họ Tiền liền bị tử hình.
Thư sinh nọ ở Sơn Đông, đêm trước ngày vào trường thi, đứa đầy tớ bỗng chết, bèn tạm để xác nó trong một căn phòng. Đến khi anh ta ra khỏi trường thi, đứa đầy tớ đã tỉnh lại, kể:
Hôm qua, tôi theo chủ nhân vào trường thi, nghe nói gia chủ đã được ghi tên đỗ hạng mấy. Lại thấy [trước lều thi của] những người thi đỗ đều có cờ hồng, gia chủ cũng có
. Thư sinh hết sức mừng rỡ. Đứa đầy tớ xin gia chủ sau khi thi đỗ, sẽ cưới vợ cho nó. Thư sinh nói:
Tao sẽ cưới cho mày đứa con gái ở nhà đối diện, có được hay không?
Đứa đầy tớ khiêm nhượng, thưa:
Không dám
. Thư sinh nói:
Sau khi tao đã đậu, còn sợ gì họ chẳng dâng lên chứ?
Trong vòng thi thứ nhất, đứa đầy tớ lại chết, khi sống lại, sắc mặt lộ vẻ giận, nói:
Chủ nhân không đậu nổi đâu!
Thư sinh kinh hãi, hỏi nguyên cớ. Đầy tớ thưa:
Tôi thấy quan phủ điểm danh tới tên chủ nhân, bỗng nói: ‘Gã ấy chưa đậu mà đã ngấp nghé tạo ác!’ Sai người sửa lại, thay tên họ Triệu vào! Trước tên của chủ nhân đã không thấy có cờ hồng nữa
. Thư sinh nửa tin, nửa ngờ. Khi yết bảng, quả nhiên họ Triệu đỗ hạng thứ mấy [đúng như lời đứa đầy tớ đã nói]. [Về sau, hỏi ra mới biết] khi các vị giám khảo thâu nhận quyển văn trình lên chủ khảo, bảy bài văn sách của chàng thư sinh ấy đều trọn vẹn. Nào ngờ khi chấm bài, các quyển văn của chàng ta trong vòng thi thứ ba đều bị tàn lửa đèn đốt mất nửa trang, không thể trình lên chánh chủ khảo được. Do vậy, bèn lấy những quyển lạc đề của chàng bù vào. Chàng thư sinh ấy buồn rầu, hối hận chẳng thôi! Chuyện này do chính tiên sinh Tống Lệ Thường ở Lai Dương kể lại, do ông ta cùng làng với chàng thư sinh ấy, nên không nói rõ tên.
[1] Nguyên văn
Châu công bổn phòng
. Theo lệ thi cử xưa, nhất là trong các kỳ thi Hương và thi Hội, do số thí sinh đông đảo, các giám khảo (thường gọi là
khảo quan
) phải chia thành nhiều phòng để chấm các quyển văn (bài thi thường gọi là đối sách hoặc văn sách được viết vào một quyển giấy trắng). Phòng chấm thi của một vị quan sẽ gọi là
bổn phòng
. Mỗi vị khảo quan lại có những viên quan chức vụ nhỏ hơn phụ tá. Do ông Ngô Lý Thanh phụ tá ông Châu Duy Cao, nên gọi là
Châu công bổn phòng
.
[2] Chánh Đức là niên hiệu của Minh Vũ Tông (Châu Hậu Chiếu), vua thứ mười một nhà Minh.