4. Thị Trường Sống Và Chết


Số từ: 2559
Dịch giả: Nguyễn Diệu Hằng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trẻ
M
ichael Rice, 48 tuổi, là trợ lý giám đốc một cửa hàng Walmart ở Tilton, bang New Hampshire. Một hôm, khi ông đang giúp khách mang một chiếc ti vi lên ô tô thì bị đột quỵ. Một tuần sau ông qua đời. Công ty bảo hiểm nhân thọ bồi thường cho cái chết của ông 300.000 dollar. Nhưng số tiền ấy lại không thuộc về vợ và hai con ông. Nó thuộc về Walmart – công ty đã mua bảo hiểm tính mạng cho Rice và đưa tên công ty vào mục người thụ hưởng [189].
Khi người vợ góa của ông là Vicki Rice biết số tiền Walmart được hưởng, bà hết sức tức giận. Tại sao công ty lại được hưởng lợi từ cái chết của chồng bà? Ông đã làm việc vất vả vì công ty, đôi khi tới 80 giờ một tuần.
Họ bóc lột Mike
, bà nói,
rồi họ bỏ đi với 300.000 dollar sao? Thật vô đạo đức
[190].
Theo bà Rice, cả hai vợ chồng bà đều không biết Walmart đã mua bảo hiểm tính mạng cho ông chồng. Khi biết điều đó, bà đã kiện Walmart ra tòa án liên bang, cho rằng tiền bồi thường phải thuộc về gia đình bà chứ không phải công ty. Luật sư của bà lập luận rằng các công ty không nên kiếm lời từ cái chết của nhân viên.
Thật vô cùng tồi tệ khi một công ty khổng lồ như Walmart lại đánh cược vào tính mạng của nhân viên
[191].
Một phát ngôn viên của Walmart cho biết công ty này mua bảo hiểm tính mạng cho hàng trăm nghìn nhân viên của họ - không chỉ cho trợ lý giám đốc mà còn cho cả công nhân bảo dưỡng bình thường. Nhưng ông phủ nhận việc Walmart kiếm lời từ cái chết của nhân viên.
Quan điểm của chúng tôi là không phải chúng tôi kiếm lời từ cái chết của nhân viên
, ông ta nói.
Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào nhân viên
và sẽ chẳng được lợi gì
nếu họ vẫn sống
. Với trường hợp Michael Rice, phát ngôn viên của Walmart cho rằng số tiền đền bù bảo hiểm không phải một khoản từ trên trời rơi xuống mà là để bù đắp cho chi phí đào tạo Rice cũng như tìm người thay thế ông.
Ông ấy đã được đào tạo không ít và có những kinh nghiệm mà chúng tôi không thể kiếm được ở người khác nếu không bỏ chi phí
[192].

4.1 Bảo hiểm cho nhân viên tạp vụ


Đ
ã từ lâu, các công ty thường mua bảo hiểm tính mạng cho tổng giám đốc điều hành và các nhân sự quản lý cao cấp để bù đắp lại chi phí rất lớn công ty phải bỏ ra để thay thế họ nếu họ qua đời. Trong ngành kinh doanh bảo hiểm, việc các công ty có
quyền lợi được bảo hiểm
từ tổng giám đốc điều hành đã được pháp luật công nhận. Nhưng mua bảo hiểm tính mạng cho nhân viên bình thường là hiện tượng khá mới. Loại bảo hiểm này được gọi là
bảo hiểm tạp vụ
hay
bảo hiểm cho nông dân đã qua đời
. Cho đến gần đây thì nó vẫn là trái pháp luật ở hầu hết các bang. Người ta cho rằng các công ty không có
quyền lợi được bảo hiểm
từ nhân viên bình thường. Nhưng trong suốt thập niên 1980, ngành bảo hiểm đã vận động hành lang thành công ở hầu hết các bang để nới lỏng luật bảo hiểm, cho phép các công ty được mua bảo hiểm tính mạng cho mọi nhân viên, từ tổng giám đốc điều hành đến nhân viên văn thư [193].
Đến thập niên 1990, các công ty lớn đã đầu tư hàng triệu dollar vào hợp đồng bảo hiểm tính mạng do công ty hưởng lợi (COLI), tạo ra một ngành kinh doanh cái chết trong tương lai trị giá hàng tỷ dollar. Trong số các công ty mua bảo hiểm tính mạng cho nhân viên có AT&T, Dow Chemical, Nestle USA, Pitney Bowes, Procter & Gamble, Walmart, Walt Disney và chuỗi siêu thị Winn-Dixie. Các công ty tham gia hoạt động đầu tư kỳ quái này được ưu đãi thuế. Theo hợp đồng bảo hiểm tính mạng toàn bộ truyền thống, tiền bồi thường khi tử vong sẽ được miễn thuế. Thu nhập hàng năm từ việc đầu tư vào hợp đồng cũng vậy [194].
Rất ít người lao động biết rằng công ty đã mua tính mạng của họ. Phần lớn luật ở các bang không yêu cầu công ty phải thông báo cho nhân viên biết họ đã được mua bảo hiểm tính mạng hay xin phép họ làm việc đó. Và phần lớn hợp đồng COLI vẫn có hiệu lực sau khi nhân viên nghỉ việc, về hưu hay bị sa thải. Vì vậy, các công ty vẫn được tiền bồi thường tính mạng khi nhân viên của họ qua đời vài năm sau khi nghỉ việc. Các công ty theo dõi tình hình sống chết của cựu nhân viên thông qua văn phòng Bảo hiểm xã hội. Ở một số bang, các công ty thậm chí còn được mua bảo hiểm tính mạng cho con cái, bạn đời nhân viên của họ và nhận tiền bồi thường [195].

Bảo hiểm tạp vụ
đặc biệt phổ biến ở các ngân hàng lớn, trong đó có Bank of America và JPMorgan Chase. Vào cuối thập niên 1990, một số ngân hàng còn có ý tưởng xa hơn, họ mua bảo hiểm tính mạng cho cả người gửi tiền và chủ thẻ tín dụng [196].
Ngành công nghiệp
bảo hiểm tạp vụ
phát triển nhảy vọt và được công chúng biết tới qua một loạt các bài báo đăng trên tạp chí Wall Street Journal
vào năm 2002. Tạp chí đã kể câu chuyện một người qua đời do bệnh AIDS ở tuổi 29 vào năm 1992, đem lại 339.000 dollar tiền bồi thường cho công ty sở hữu cửa hàng băng đĩa nhạc mà anh ta từng làm việc trong một thời gian ngắn. Gia đình anh không nhận được gì. Một bài báo khác kể về một nhân viên 20 tuổi, làm việc trong cửa hàng tiện lợi ở Texas, và bị bắn chết trong một vụ cướp ở cửa hàng. Công ty sở hữu cửa hàng đã đưa 60.000 dollar cho người vợ góa và con của anh chàng trẻ tuổi kia để họ không đi kiện cáo. Nhưng công ty ấy không nói với ai rằng họ đã được nhận 250.000 tiền bồi thường tính mạng. Loạt bài báo còn viết về sự thực tồi tệ nhưng ít người biết tới là
sau vụ tấn công khủng bố 11/9, một phần số tiền bảo hiểm tính mạng của các nạn nhân đã không thuộc về gia đình họ mà lại thuộc về các công ty
[197].
Đầu những năm 2000, hợp đồng bảo hiểm COLI được mua cho tính mạng hàng triệu người lao động và chiếm 25 đến 30% doanh thu toàn bộ ngành bảo hiểm nhân thọ. Năm 2006, Quốc hội tìm cách hạn chế bảo hiểm tạp vụ với một đạo luật yêu cầu phải có sự đồng ý của người lao động thì công ty mới được mua bảo hiểm, và họ chỉ được mua bảo hiểm COLI tối đa cho một phần ba số nhân viên và phải là những người được trả lương cao nhất công ty. Nhưng thực tế vẫn không thay đổi. Năm 2008, riêng các ngân hàng ở Mỹ đã mua bảo hiểm cho nhân viên hết 122 tỷ dollar. Loại hợp đồng bảo hiểm này đã lan rộng khắp các công ty ở Mỹ, bắt đầu làm thay đổi ý nghĩa, mục đích của bảo hiểm tính mạng. Chuỗi bài báo trên The Wall Street Journal
kết luận:
Nó tạo thành một câu chuyện ít người biết đến về việc bảo hiểm tính mạng đã biến đổi từ một hệ thống lưới an toàn dành cho thân nhân người quá cố thành một chiến lược tài chính của các doanh nghiệp
[198].
Các công ty có nên kiếm lời từ cái chết của nhân viên? Ngay cả một số người làm trong ngành bảo hiểm cũng thấy khó chịu với thực tế này. John H. Biggs, cựu chủ tịch, cựu giám đốc điều hành TIAA-CREF, một công ty cung cấp dịch vụ lương hưu và tài chính hàng đầu, đã gọi đây là
hình thức bảo hiểm luôn khiến tôi thấy ghê sợ
[199]. Nhưng đích xác thì nó có gì không ổn?
Lý do phản đối rõ ràng nhất có liên quan đến thực tế: cho phép các công ty hưởng lợi từ cái chết của nhân viên sẽ chẳng có ích gì trong việc bảo vệ an toàn cho công ty. Ngược lại, một công ty kiếm được hàng triệu dollar từ cái chết của nhân viên sẽ có động lực xấu để không đầu tư vào các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn. Tất nhiên, không một công ty nào có trách nhiệm lại công khai làm như vậy. Cố tình khiến nhân viên tử vong là tội ác. Cho phép các công ty mua bảo hiểm tính mạng cho nhân viên không có nghĩa là trao cho họ giấy phép giết người.
Nhưng tôi nghĩ những người thấy
bảo hiểm tạp vụ

ghê sợ
muốn đề cập đến yếu tố đạo đức chứ không chỉ là rủi ro mà những công ty vô liêm sỉ gây ra ở nơi làm việc thông qua những rủi ro chết người hay cố tình lờ đi mối nguy hiểm. Vậy yếu tố đạo đức ở đây là gì, và nó có thuyết phục không?
Có lẽ nó có liên quan đến việc thiếu sự đồng thuận. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi biết rằng công ty của bạn đã mua bảo hiểm tính mạng cho bạn mà bạn không hề biết hoặc không cho phép họ? Có thể bạn sẽ thấy mình đang bị lạm dụng. Nhưng bạn có lý do để phàn nàn không? Nếu cái hợp đồng kia không gây tổn hại gì đến bạn thì tại sao công ty lại có nghĩa vụ đạo đức là phải thông báo với bạn hoặc xin bạn đồng ý?
Nói cho cùng,
bảo hiểm tạp vụ
là một thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên – công ty mua bảo hiểm (và trở thành người thụ hưởng) và công ty bán bảo hiểm. Người lao động không phải bên nào trong thỏa thuận. Một phát ngôn viên của KeyCorp, một công ty dịch vụ tài chính đã nói thẳng tuột như sau:
Người lao động không trả phí bảo hiểm nên chẳng có lý do gì phải thảo luận chi tiết hợp đồng bảo hiểm với họ
[200].
Một vài bang không nghĩ như vậy và yêu cầu các công ty phải có được sự đồng ý của nhân viên trước khi mua bảo hiểm cho họ. Khi các công ty hỏi ý kiến nhân viên, họ thường hứa hẹn một số tiền đền bù nhỏ để tăng phần thuyết phục. Walmart, công ty được nhận khoảng 350.000 dollar cho mỗi nhân viên của họ vào thập niên 1990 đã đề nghị trả 5.000 dollar tiền bồi thường tính mạng cho những người đồng ý mua bảo hiểm. Phần lớn người lao động đều đồng ý mà không biết con số 5.000 dollar gia đình họ sẽ nhận được chênh lệch rất lớn với hàng trăm nghìn dollar mà công ty sẽ nhận được khi họ qua đời [201].
Nhưng lý do đạo đức khiến nhiều người phản đối
bảo hiểm tạp vụ
không chỉ là thiếu sự đồng ý của người được mua bảo hiểm. Kể cả khi người lao động đồng ý cho phép công ty mua bảo hiểm tính mạng cho họ thì vẫn có điều gì đó không ổn về mặt đạo đức. Một phần là thái độ của công ty đối với người lao động thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Tạo ra tình thế trong đó người lao động lúc chết có giá trị hơn lúc sống là hành động coi họ như đồ vật; biến họ thành hàng hóa để giao dịch trong hợp đồng tương lai chứ không phải những người lao động mà giá trị của họ đối với công ty nằm ở công việc họ làm. Một lập luận phản đối khác cho rằng hợp đồng COLI đã bóp méo mục đích của bảo hiểm tính mạng, từ một biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình trở thành công cụ để các doanh nghiệp được ưu đãi thuế [202]. Khó mà hiểu được tại sao hệ thống thuế lại khuyến khích các công ty đầu tư hàng tỷ dollar vào tính mạng của người lao động thay vì đầu tư vào sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
∞ ∞ ∞ ∞ ∞
[189] Associated Press,
Một phụ nữ kiện hợp đồng bảo hiểm của công ty
, 7/12/2002; Sarah Schweitzer,
Chuyện hợp đồng bảo hiểm: Walmart bị kiện vì tự cho mình là người thụ hưởng tiền bồi thường bảo hiểm
, Boston Globe
, 10/12/ 2002.
[190] Associated Press,
Một phụ nữ kiện hợp đồng bảo hiểm của công ty
.
[191] Sarah Schweitzer,
Chuyện hợp đồng bảo hiểm
.
[192] Tài liệu đã dẫn.
[193] Ellen E. Schultz và Theo Francis,
Người lao động cũng có giá: nhân viên qua đời, công ty hưởng lợi – Tại sao?
, Wall Street Journal,
19/4/2002.
[194] Tài liệu đã dẫn; Theo Francis và Ellen E. Schultz,
Tại sao bí mật bảo hiểm cho nhân viên lại có lợi
, Wall Street Journal
, 25/4/2002.
[195] Ellen E. Schultz và Theo Francis,
Tại sao người lao động không được biết gì?
, Wall Street Journal
, 24/4/2002.
[196] Theo Francis và Ellen E. Schultz,
Các ngân hàng lớn thầm lặng mua ‘bảo hiểm tạp vụ’
, Wall Street Journal
, 2/5/2002; Ellen E. Schulz và Theo Francis,
Tiền bồi thường tử vong: Các tập đoàn tạo ra công cụ tài chính từ hợp đồng bảo hiểm tính mạng như thế nào
, Wall Street Journal
, 30/12/2002.
[197] Schultz và Francis,
Người lao động cũng có giá
. Schulz và Francis,
Tiền bồi thường tử vong
.
[198] Schultz và Francis,
Tiền bồi thường tử vong
; Ellen E. Schultz,
Ngân hàng sử dụng tiền bồi thường từ bảo hiểm nhân thọ để làm tiền thưởng
, Wall Street Journal
, 20/5/2009.
[199] Ellen E. Schultz và Theo Francis,
Bảo hiểm tính mạng đã biến thành công cụ tài chính của doanh nghiệp như thế nào?
, Wall Street Journal
, 30/12/2002.
[200] Tài liệu đã dẫn.
[201] Schultz và Francis,
Người lao động cũng có giá
.
[202] Theo dự toán ngân sách liên bang 2003, phần giảm thuế liên quan đến hợp đồng bảo hiểm COLI đã khiến tổng thu thuế của ngân sách giảm 1,9 tỷ dollar mỗi năm. Xem Theo Francis,
Tính mạng người lao động: phương tiện giảm thuế tốt nhất?
, Wall Street Journal
, 19/2/2003.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Tiền không mua được gì?.