• 742

X - Quyển hồn: Chương: 27


Số từ: 2549
Dịch giả: An Lý
NXB Văn Học
Nguồn: Sưu tầm
Tôi cùng Ofglen đi dọc con phố mùa hè. Trời ấm và ấm, thời tiết lý tưởng diện kính râm và dép xỏ ngón, ngày xưa. Cả hai giỏ đều chất đay dâu - dâu giờ đang vào mùa, và chúng tôi cứ thế mà ăn tới phát ọe - và ít cá nướng. Cá lấy ở tiệm Bánh và cá, cũng tấm biển gỗ, con cá đang cười, mi cong veo. Nhưng không bán bánh. Hầu hết các nhà đều tự nướng lấy, dù khi nào thiếu có thể kiếm được bánh ngọt cuộn đã khô hay bánh vòng quắt queo ở Bánh ăn hàng ngày. Bánh và cá chẳng mấy khi mở cửa. Mất công mở làm gì khi chẳng có gì bán? Ngành đánh cá biển đã dẹp nhiều năm rồi; ít cá còn lại đều nuôi ở trại ra, vị như bùn. Bản tin nói các khu vực ven bờ đều đang
tạm nghỉ
. Thờn bơn, tôi vẫn nhớ, cá tuyết, cá kiếm, sò huyết, cá ngừ; tôm hùm, bọc rồi bỏ lò, cá hồi, hồng hồng béo ngậy, cắt khoanh đem nướng. Chẳng lẽ tất cả đã tuyệt chủng hết, cùng lũ cá voi? Tôi đã nghe tin đó, trong những lời không ra tiếng, môi hầu như không động, khi đứng xếp hàng ngoài phố, chờ mở cửa hàng, tất cả cùng bị tấm tranh những khúc cá trắng ngần trên cửa sổ lôi kéo lại. Người ta dán tranh lên khi có hàng, dỡ đi khi hết. Ngôn ngữ dấu hiệu.
Hôm nay Ofglen và tôi đi rất chậm; bộ áo dài rất bức, dưới nách ướt đầm, chúng tôi mệt. Ít ra trời nóng thế này không phải đeo găng.
Ngày xưa từng có hàng kem, đâu đó trong khu này. Tôi không nhớ tên. Mọi vật thay đổi quá nhanh, các dãy nhà bị kéo sập hay đổi dạng thành thứ khác, khó giữ được hình ảnh trong đầu y như xưa. Có thể mua suất đúp, và nếu yêu cầu người bán sẽ rắc sô cô la vụn lên. Món đó mang cái tên đàn ông. Johnnie à? Hay Jackie? Tôi không nhớ nữa.
Chúng tôi hay đến đó, hồi con còn bé, tôi bế con lên để con nhìn rõ qua nắp kính quầy hàng, những bát kem bày trong, đủ màu ngon mắt, cam nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt, tôi đọc tên từng loại cho con chọn. Nhưng con không chọn theo tên, mà theo màu. Váy áo con cũng cùng mấy màu đó. Bảng màu nhạt bằng kem.
Jimmie, phải rồi.
Ofglen và tôi giờ đã dễ chịu hơn, chúng tôi đã quen nhau chút ít. Song sinh dính liền. Giờ chúng tôi không bận tâm nhiều tới nghi thức chào hỏi nữa, chỉ cười chào rồi cất bước, kẻ trước người sau, êm ả dạo theo tuyến đường hàng ngày. Thi thoảng chúng tôi đổi tuyến đường; cũng không ai cấm, miễn là ở yên trong vòng thanh chắn. Con chuột trong mê lộ có quyền chạy đâu tùy ý, miễn là ở yên trong mê lộ.
Chúng tôi đã đi xong các cửa hàng, qua nhà thờ; giờ đang ở Bức tường. Hôm nay tường trống trơn, người ta không để thi thể lại lâu như hồi mùa đông, sẽ có ruồi và mùi. Xưa đây từng là đất dụng võ của bình xịt, mủi thông và mùi hoa, và người ta vẫn lưu giữ sở thích ấy; đặc biệt là các Chủ soái, răn dạy tinh khiết trong vạn sự.

Cô mua đủ thứ cần thiết rồi chứ?
Ofglen hỏi tôi, dù biết rõ là rồi. Danh mục mua hàng chẳng mấy khi dài. Gần đây cô đã bớt tính thụ động, bớt ủ ê. Thường cô bắt chuyện với tôi trước.

Đủ rồi,
tôi nói.

Chúng ta đi lối kia đi,
cô nói. Ý cô là đi tiếp, ra sông. Cũng lâu rồi chúng tôi chưa đi phía đó.

Được thôi,
tôi nói. Nhưng không quay đi ngay, mà vẫn đứng yên đó, nhìn Bức tường lần cuối. Gạch đỏ, đèn pha, dây thép gai, các móc. Không hiểu sao Bức tường để trống còn có vẻ dọa dẫm hơn. Khi trên đó có người, ít ra ta cũng đã thấy điều tệ nhất. Nhưng khi tường trống, khả năng vẫn còn, như con bão đang tới. Khi tôi nhìn thấy các thi thế, các thi thể trước mắt, khi nhắm chùng qua kích cỡ và hình dáng không có Luke, tôi cũng tin được rằng anh còn sống.
Tôi không biết sao mình lại nghĩ anh sẽ xuất hiện ở đây. Có thể anh đã bị giết ở hàng trăm chỗ khác. Nhưng tôi không rũ nổi ý nghĩ anh đang trong đó, lúc này, sau lớp gạch đỏ trống trơn.
Tôi cố hình dung anh đang ở nhà nào. Tôi còn nhớ các nhà ở đâu, sau tường kia; chúng tôi từng đi lại thoải mái bên trong, khi đây còn là trường đại học. Giờ đôi khi chúng tôi vẫn vào trong đó, dự các cuộc lễ Cứu chuộc Đàn bà. Phần lớn các nhà cũng xây gạch đỏ, vài khu có cổng vòm, một nét rô-man, từ thế kỷ mười chín. Giờ chúng tôi không được phép vào các tòa nhà nữa, nhưng ai mà muốn vào? Những nhà đó thuộc về Con mắt.
Có thể anh đang trong thư viện. Đâu đó trong hầm. Trong kho sách.
Thư viện giống như một ngôi đền. Một cầu thang dài màu trắng, dẫn lên một dãy cửa sắp hàng. Sầu bên trong, lại một cầu thang trắng đi lên nữa. Trên vách tường hai bên là các thiên thần. Có cả người đang giao chiến, hoặc sắp xông lên, sạch sẽ và cao quý, không bẩn thỉu máu me và hôi hám như lẽ ra trong đời thực. Chiến thắng ở một bên cửa trong, dẫn dắt họ đi tiếp, bên kia là Tử thần. Bích họa này nhằm tôn vinh cuộc chiến tranh nào đó. Những người bên phía Tử thần vẫn còn sống. Họ đang trên đường lên thiên đàng. Tử thần là một người đàn bà đẹp có cánh, một bên ngực gần như để trần; hay là Chiến thắng nhỉ? Tôi không nhớ nổi.
Cái đó chắc họ không phá mất.
Chúng tôi quay đi khỏi Bức tường, rẽ trái, ở đây có vài cửa hàng bỏ trống, chữ xà phòng viết ngoằn ngoèo trên kính cửa. Tôi cố nhớ lại chúng đã bán gì, ngày xưa. Son phấn? Nữ trang? Phần lớn cửa hàng phục vụ đàn ông vẫn hoạt động bình thường; chỉ những hàng bán thứ gọi là xa xỉ phẩm mới bị đóng cửa.
Ở góc đường là cửa hàng tên Quyển hồn. Có hẳn một chuỗi cửa hàng: Quyển hồn có mặt ở trung tâm mọi thành phố, mọi vùng ngoại ô, hay ít ra họ bảo thế. Hẳn nó phải kiếm ra kha khá.
Cửa sổ làm bằng kính không vỡ. Bên trong là các máy in, hàng dãy; chúng gọi là Thần lăn, nhưng chỉ chúng tôi với nhau biết thôi, biệt danh rất ư vô lễ. Sản phẩm in ra là những bài cầu nguyện, hàng cuộn hàng cuộn, nhả ra không dứt. Chúng được đặt hàng qua Phôn vi tính, tôi có nghe lỏm Phu nhân Chủ soái gọi tới. Đặt hàng ở Quyển hồn là dấu hiệu chứng tỏ lòng sùng tín và trung thành với chế độ, nên dĩ nhiên các Phu nhân liên tục gọi đi. Có lợi cho các ông chồng thăng tiến.
Có năm nội dung cầu nguyện khác nhau: sức khỏe, tiền tài, tử vong, sinh nở, xá tội. Chọn lấy bài mình cần, nhập số vào, rồi nhập mã của mình để tính vào tài khoản, và nhập số lần muốn lặp lại lời cầu nguyện.
Các cỗ máy nói chuyện với nhau trong lúc in; nếu muốn có thể đi vào lắng nghe, giọng kim loại không âm sắc nhắc đi nhắc lại duy nhất một điều. Khi bài cầu nguyện đã in ra và đọc xong, giấy cuộn vào qua một khe khác để tái chế lại thành giấy trắng. Trong này không có ai: máy móc đều chạy tự động. Đứng ngoài không thể nghe thấy giọng nói, chúng nhập thành một tiếng rì rầm, âm âm, như một đám đông sùng mộ, đang quỳ gối. Bên sườn mỗi máy vẽ một con mắt vàng, vẫy hai cánh vàng nho nhỏ.
Tôi cố nhớ xem ở đây bán gì khi còn hàng hóa, khi chưa trở thành Quyển hồn. Hình như là đồ mặc trong phụ nữ.
Từng chồng hộp hồng và bạc, quần tất đủ màu, nịt ngực viền ren, khăn quàng lụa? Những thứ không còn.
Ofglen và tôi đứng ngoài Quyển hồn, nhìn qua cửa sổ chống đạn, nhìn những cuộn cầu nguyện tuôn ra khỏi máy rồi biến lại vào trong khe, trở về lãnh địa những lời không nói. Tôi đưa mắt đi. Không nhìn máy nữa, tôi nhìn thấy Ofglen, phản chiếu trong kính cửa. Cô đang nhìn thẳng vào tôi.
Chúng tôi nhìn tận mắt nhau. Đây là lần đầu tôi nhìn thấy mặt Ofglen, trực tiếp, bình tĩnh, không phải liếc xéo. Khuôn mặt trái xoan, hồng hào, bầu bĩnh chứ không béo, đôi mắt hơi tròn.
Cô ta nhìn trả qua lớp kính, thãng bằng, không run sợ. Giờ khó mà rời mắt ði. Nhìn như vậy có ít nhiều choáng váng: như thấy thân thể để trần của người khác, lần đầu. Bất chợt một mối nguy, trước chưa từng có, lơ lửng giữa chúng tôi. Ngay giao mắt thế này đã mạo hiểm rồi. Dù không có ai quanh đây.
Cuối cùng Ofglen mở miệng.
Cô có nghĩ Chúa quả thật lắng nghe,
cô nói,
những cỗ máy này không?
Cô ta đang thì thầm: thói quen cũ ở Trung tâm.
Xưa kia đây sẽ chỉ là một nhận xét nhỏ nhặt, một giả định học thuật. Nay nó là phản phúc.
Tôi có thể rú lên. Có thể bỏ chạy. Có thể lặng lẽ quay đi, tỏ rõ tôi không cho phép ăn nói kiểu đó trước mặt mình. Lật đổ, xách động, báng bổ, tà giáo, tất cả dồn vào câu đó.
Tôi tôi mình lại.
Không,
tôi nói.
Cô để hắt ra tiếng thở dài nhẹ nhõm. Chúng tôi đã cùng vượt qua ranh giới vô hình.
Tôi cũng không,
cô nói.

Tuy tôi có nghĩ đấy là đức tin, một dạng đặc biệt,
tôi nói.
Như con quay cầu nguyện ở Tây Tạng.


Là gì?
cô hỏi.

Tôi cũng chỉ đọc trong sách thôi,
tôi nói.
Chúng quay nhờ sức gió. Giờ chúng không còn nữa.


Chẳng gì còn lại cả,
cô nói. Đến lúc này chúng tôi mới rời mắt khỏi nhau.

Ở đây có an toàn không?
tôi thì thầm.

Tôi nghĩ đây là chỗ an toàn nhất,
cô nói.
Trông chúng ta như đang cầu nguyện, thế thôi.


Còn họ thì sao?


Họ ư?
cô nói, vẫn thầm thì.
An toàn nhất là ở ngoài đường, không có bọ, mà sao họ lại phải cài ở đây? Họ nghĩ chắc chẳng ai dám. Nhưng chúng ta ở đây lâu quá rồi. về muộn không hay đâu.
Chúng tôi cùng quay đi.
Nhớ cúi đầu thấp xuống khi đi,
cô nói,
và hơi nghiêng về phía tôi một chút. Như thế tôi nghe cô rõ hơn. Đừng nói khi có ai đến gần.

Chúng tôi đi tiếp, đầu cúi thấp như mọi lần. Tôi hồi hộp muốn nghẹn thở, nhưng giữ đều nhịp đi. Hơn bao giờ hết, lúc này tôi phải tránh gây chú ý.

Tôi cứ tưởng cô tin đạo lắm cơ đấy,
Ofglen nói.

Tôi tưởng cô ấy,
tôi nói.

Lúc nào cô cũng mộ đạo phát gớm.


Thì cô cũng thế,
tôi đáp. Tôi muốn cười, muốn hét lên, muốn ôm chầm lấy cô.

Cô có thể nhập hội chúng ta,
cô nói.

Hội ư?
tôi nói. Vậy là có hội, vậy là có chúng ta. Tôi biết mà.

Cô không nghĩ tôi có một mình chứ,
cô nói.
Tôi không nghĩ thế. Vẫn có nguy cơ rằng cô là gián điệp, là mật vụ, gài vào để bẫy tôi; mảnh đất chúng tôi mọc lên là thế. Nhưng tôi không tin được; hy vọng dâng lên trong tôi, như nhựa trong mạch cây. Như máu ứa miệng vết thương. Mà chúng tôi vừa mở miệng.
Tôi muốn hỏi cô có gặp Moira, có ai giúp được tìm tung tích của Luke, của con, của mẹ tôi nữa không chừng, nhưng không đủ thời gian; chỉ vài bước nữa sẽ đến góc đường chính, ngay trước thanh chắn đầu tiên. Sẽ quá đông người qua lại.

Đừng hở chữ nào,
Ofglen đe, dù thật là thừa.
Dù bằng cách nào.


Đương nhiên rồi,
tôi nói. Còn nói với ai đây?
Chúng tôi lặng yên đi dọc phố chính, qua Hoa huệ, qua Xương thịt. Hè phố chiều nay đông hơn thường lệ: thời tiết ấm hẳn đã xua tất cả ra đường. Đàn bà: lục, lam, đỏ, sọc; đàn ông nữa, đôi người cảnh phục, đôi người chỉ là thường phục. Nắng phát miễn phí, vẫn còn nó tự do hưởng thụ. Dù không ai tắm nắng nữa, ít ra ở chỗ đông người.
Cũng có nhiều xe hơn, Gió lốc có tài xế và ông chủ chĩnh chện ngồi nệm, các loại xe hèn kém hơn trong tay những người hèn kém.
Có chuyện xảy ra: bỗng nhiên hàng xe hỗn độn, bỗng nhiên náo loạn. Một số dạt vào lề, như để tránh đường. Tôi ngước nhìn nhanh: một xe thùng đen, sườn tô con mắt cánh trắng. Không rú còi, nhưng các xe khác vẫn tự động tránh xa. Nó bò chậm chậm trên đường, như sục tìm gì đó: cá mập săn mồi.
Tôi cứng người, toàn thân lạnh toát, đến tận chân. Chắc có cài bọ, họ đã nghe hết chúng tôi nói gì.
Ofglen túm lấy khuỷu tay tôi, cánh tay áo cô che khuất.
Đi tiếp đi,
cô thì thầm.
Cứ vờ không thấy.

Nhưng tôi không thể không thấy. Ngay trước mặt chúng tôi chiếc xe dừng lại. Hai Con mắt, quần áo xám, nhảy ra khỏi cánh cửa đuôi xe. Họ túm lấy một người đàn ông đang đi trên đường, xách cặp táp, một người trông hết sức bình thường, xô ông đánh rầm vào sườn xe phía không tô vẽ. Ông ta treo đó một lúc, người ưỡn ra như dính vào thành xe, rồi một Con mắt tiến đến, giáng xuống một đòn nặng và tàn bạo khiến ông ta gập đôi người, thành bó quần áo bèo nhèo. Họ nhấc ông lên và lẳng vào trong xe như kiện bưu phẩm. Rồi họ cũng biến vào theo, cửa đóng lại và xe chầm chậm bò đi.
Hoạt cảnh đã xong, chỉ vài giây, phố xá tiếp tục như chưa có chuyện gì.
Cảm giác của tôi là nhẹ nhõm. Không phải mình.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Chuyện Người Tùy Nữ.