- 9 -
-
Ngày đẹp hơn sẽ tới
- Chetan Bhagat
- 2295 chữ
- 2020-05-09 03:22:43
Số từ: 2280
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Tính đến đêm trước sinh nhật Aarti tôi đã ở Kota được ba tháng. Lần đầu tiên tôi đã cố gắng vào được nhóm hai nhăm phần trăm đầu trong bài kiểm tra trên lớp. Thầy Cân bằng chúc mừng tôi. Môn hóa của tôi đã lên thêm được hai mươi điểm. Thầy Ròng rọc không hài lòng với trình độ lý trung bình của tôi. Thầy Shirshir, còn được gọi là đại sư Hoán vị, ngừng vài giây cạnh chỗ tôi ngồi vì điểm toán của tôi đã tăng thêm mười phần trăm.
Ngồi trong giờ lý, tôi cất bài làm trong túi. Tôi nhìn quanh giảng đường ba trăm chỗ. Thầy Ròng rọc đang nói vào một cái micro xách tay, gõ gõ mỗi khi cảm thấy chúng tôi sao nhãng.
Tôi vẫn còn một con đường dài trước mặt. Để có thể cảm thấy tự tin sẽ giành được một chỗ trong IIT, ít nhất ta phải lọt vào nhóm năm phần trăm đứng đầu trong một lớp của Career Path.
Một chỗ trong IIT không phải chuyện đùa đâu,
thầy Ròng rọc nói, cho dù trước giờ chẳng có ai tuyên bố nó là chuyện đùa cả.
Nâng được thứ hạng của mình trong một lớp học siêu cạnh tranh như thế này không hề dễ dàng. Bạn phải sống, thở và ngủ IIT.
Hai mươi học sinh đứng đầu mỗi lớp được đối xử như người của hoàng gia. Họ được gọi là Gems (đá quý), một danh hiệu vẫn khó hiểu đối với tôi. Gems là viết tắt của Group of Extra Meritorious Students, tức Nhóm những sinh viên đặc biệt xuất sắc. Gems bao gồm những anh chàng siêu đầu to mắt cận, những kẻ thích giải bài vật lý hơn là làm tình và lấy việc ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học làm thú vui. Career Path chăm sóc Gems rất cẩn thận, vì đó là những học sinh có tiềm năng rơi vào top một trăm trong kỳ thi JEE và trở thành đồ trang hoàng cho những trang quảng cáo tương lai. Gems được đối xử trân trọng, như người ta có thể hình dung nhân viên của hãng xà phòng Lux đối xử với đại sứ thương hiệu Katrina Kaif của họ.
Tôi còn chưa tiến tới được gần cơ hội trở thành một trong những học sinh Gems. Tuy nhiên nằm trong nhóm hai lăm phần trăm đầu bảng cũng thích. Tôi muốn báo tin này cho Aarti. Ngoài ra, tôi cũng đã nói với nàng rằng tôi sẽ là người đầu tiên chúc mừng sinh nhật nàng.
Tôi đến bốt điện thoại đường dài lúc gần nửa đêm. Tôi nhấc máy lúc 11 giờ 58 phút và quay số của nàng. Tôi nhận tín hiệu báo máy bận. Tôi thử lần nữa nhưng vẫn không kết nối được. Tôi thử năm lần nhưng đường dây vẫn bận.
Để khách hàng khác gọi với chứ,
chủ hiệu nói.
Thật may là chỉ có duy nhất một người khác xếp hàng sau tôi - một học sinh chờ gọi điện cho mẹ ở Guwahati để chúc mừng sinh nhật bà. Tôi kiên nhẫn đợi tới khi cậu ta gọi điện xong lúc 12 giờ 5 phút sáng.
Tôi lao đến bốt điện thoại và gọi Aarti lần nữa. Đường dây vẫn bận. Sau vài lần thử, người chủ hiệu nhìn tôi thông cảm. Ông ta nói phải đóng cửa hiệu lúc 12 rưỡi. Tôi thử gọi lại nhiều lần, mỗi cuộc cách nhau hai phút, nhưng không thành công.
Không biết tại sao nhưng tôi quyết định gọi đến nhà Raghav. Giờ là tối thứ sáu và tôi biết Raghav cuối tuần sẽ về nhà. Tôi chần chừ một giây trước khi nhấn số cậu ta. Tất nhiên là điện thoại reo muộn thế này sẽ làm cả nhà giật mình. Tuy nhiên, sự nghi ngờ của tôi là đúng. Đường dây bận.
Tôi liên tục gọi lần lượt số của Raghav và Aarti. Tôi không kết nối được với cả hai.
Những lời chúc tốt đẹp của tôi dành cho Aarti biến mất khi sự phấn khích của tôi nhường chỗ cho cơn giận dữ.
Tại sao Raghav phải chúc mừng nàng lúc nửa đêm? Và chúc sinh nhật lại tốn thời gian đến thế hay sao?
Chủ hiệu gõ cửa sổ bốt điện thoại.
Cảnh sát sẽ quấy rầy tôi nếu tôi còn mở cửa.
Chú có biết chỗ nào có bốt điện thoại đường dài còn làm việc không ạ?
tôi hỏi.
Ngoài ga xe lửa,
chủ hiệu nói. Ông ta tắt biển hiệu.
Không chiếc tuk tuk nào chịu chạy đến ga xe lửa vào giờ này với giá chấp nhận được. Nếu chạy bộ thì tôi có thể vượt năm cây số trong nửa tiếng.
Tôi đến sân ga số 1 của ga Kota lúc 1 giờ sáng; thở hổn hển sau khi chạy bộ năm cây số. Thậm chí vào giờ này nhà ga vẫn sôi động. Một đoàn tàu vào ga và những hành khách vé không số ghế lao đến chiếm chỗ ngồi.
Tôi tìm được một bốt điện thoại đường dài và gọi cho Aarti. Lần này thì điện thoại reo. Tôi hít một hơi dài. Tôi không tự hào lắm về tính khí của mình. Tôi muốn kiểm soát nó khi cô gái được chúc mừng sinh nhật nhấc máy.
Tôi nghe,
nhưng người nhấc máy lại là Chánh án Pradhan.
Chào chú? Thưa chú, cháu Gopal đây ạ,
tôi buột miệng trong lúc đáng ra phải gác máy. Sau ngần ấy lần gọi, tôi phải được nói chuyện với nàng.
À, ừ. Cầm máy nhé,
ông nói và lớn tiếng gọi Aarti.
Aarti lại gần chiếc điện thoại. Tôi có thể nghe được tiếng nàng nói chuyện với cha.
Con còn nói chuyện điện thoại bao nhiêu lâu nữa? Bạn bè con cứ gọi đến suốt,
bố nàng cằn nhằn.
Sinh nhật con mà bố,
Aarti nói và cầm máy.
Chúc mừng sinh nhật, Aarti,
tôi nói, cố ra giọng phấn khởi.
Hey Gopal! Cảm ơn anh. Anh chu đáo quá. Anh thức để chúc mừng sinh nhật em đấy à?
Anh đã chạy năm cây số và sẽ phải đi bộ thêm năm cây số để về, tôi muốn nói thế nhưng thôi.
Anh cố gọi em cả tiếng đồng hồ rồi.
Thật sao?
Aarti nói.
Ừ, nhưng máy lúc nào cũng bận. Em nói chuyện với ai thế? Anh đã muốn là người đầu tiên chúc mừng em,
tôi nói.
À, là mấy người anh em họ, anh biết đấy, họ đang ở bên Mỹ. Em còn có bà cô bên ấy mà, anh nhớ chứ?
Giọng nàng nghe hết sức điềm nhiên. Aarti quên mất là tôi đã biết nàng được tám năm. Tôi có thể cảm nhận được khi nàng nói dối.
Họ gọi điện thoại đường dài cả tiếng đồng hồ cơ à?
Cái gì mà một tiếng? Em nói chuyện với họ có hai phút thôi. Chắc em để kênh máy. Bỏ qua đi nhé. Anh thế nào? Mong sao có anh ở đây.
Em có mong thật không?
Có chứ. Tất nhiên rồi! Em nhớ anh,
Aarti nói, giọng nàng chân thật tới mức khó mà tin được nàng vừa nói dối tôi mười giây trước.
Nếu em để kênh máy thì ai đặt nó lại thế?
Gopal! Đừng có tra khảo em nữa. Em ghét kiểu đó lắm. Hôm nay sinh nhật em mà.
Còn em thì nói dối trong ngày sinh nhật à?
Cái gì?
Em có dám thề trên tình bạn của chúng ta là Raghav không gọi đến không?
Cái gì?
Aarti to tiếng.
Thề à? Bọn mình bao nhiêu tuổi rồi, mười tuổi à?
Cậu ấy có gọi điện, phải không? Em nói chuyện với cậu ấy. Đang có chuyện gì giữa hai người thế?
Hôm nay là sinh nhật em. Anh đừng làm căng thẳng lên thế được không?
Em chưa trả lời câu hỏi của anh.
Muộn rồi. Bố đang lượn xung quanh. Ngày mai mình chat nhé? Sau khi em tan học?
Anh phải đi học,
tôi nói.
Chủ nhật. Chat vào Chủ nhật nhé, vào tầm trưa, được không?
Aarti, hãy thành thật với anh. Anh đánh giá cao sự thành thật,
tôi nói.
Tất nhiên rồi. OK, thôi tạm biệt nhé. Bố đang lườm em rồi. Thật đấy!
Tạm biệt,
tôi nói.
Tôi đi bộ về nhà, cố gắng không khóc.
Hãy chờ đến Chủ nhật,
tôi tự an ủi mình.
♦♦♦
Chủ nhật nàng không lên mạng. Tôi ở quán cà phê Internet hai giờ liền. Mười hai giờ. Một giờ. Hai giờ. Tôi chỉ có thể xem ngần ấy ảnh khiêu dâm thôi. Tôi đã tải về đủ phim khiêu dâm để mở một một thư viện video. Tôi không thể nào chịu đựng được nữa.
Giữ một lời hứa đơn giản lại khó khăn đến như thế sao? Tôi đã chẳng làm gì ngoài việc đợi đến Chủ nhật để nói chuyện rõ ràng với nàng. Chính nàng đã hẹn, không phải tôi. Tôi muốn giải tỏa cơn giận của mình, nhưng không có cửa nào.
Tôi đá cái máy tính trong cơn giận dữ. Máy tắt.
Cậu làm cái gì thế?
người chủ quán chạy đến.
Xin lỗi, tính khí cháu hơi có vấn đề. Cháu vẫn đang cố sửa,
tôi nói và lao ra ngoài.
Tôi đến bốt điện thoại đường dài. Tôi gọi số nhà nàng. Mẹ nàng nhấc máy.
Chào cô, cháu Gopal đây ạ.
Chào Gopal,
mẹ Aarti nói cộc lốc. Chồng bà là Chánh án, nhưng bà còn kênh kiệu hơn ông.
Cô ơi, Aarti có nhà không ạ?
Nó đi Kanpur với Raghav từ sớm rồi.
Kanpur?
tôi hỏi, thấy bị sốc. Nàng đã đi cùng với Raghav đến một nơi cách Varanasi ba trăm cây số.
Ừ, có lễ hội gì đấy ở IIT Kanpur. Raghav là thành viên nhóm tranh luận. Con bé cũng tham gia. Đi hát, cô nghĩ thế.
Vâng ạ,
tôi nói, băn khoăn không biết nên hỏi thêm câu gì để lấy thêm thông tin.
Có gì quan trọng không?
mẹ Aarti hỏi.
Trời ạ, quan trọng lắm cô ạ. Cháu muốn biết con gái cô có đang diễn trò không.
Không có gì gấp gáp cả. Tối nay họ về phải không ạ? Đường đi không mấy an toàn đâu ạ,
tôi nói.
Tất nhiên rồi. Con bé đi bằng xe công. Có vệ sĩ.
Tôi muốn cử vệ sĩ riêng của mình đến cạnh Aarti.
Cảm ơn cô,
tôi nói.
Được rồi. Cháu cứ học đi. Sau đó có thể cháu cũng vào được đại học và vui vẻ như Raghav.
Vâng, thưa cô,
tôi nói.
Tôi xem ví. Tôi chỉ còn một trăm đô còn lại từ số tiền một ngàn đô hằng tháng mà tôi tự dành cho mình. Vẫn còn mười ngày nữa mới hết tháng Mười một. Tôi tự mắng mình đã tiêu quá nhiều tiền vào việc gọi điện.
Có lúc tôi tự bảo mình đừng chạy theo nàng nữa. Cứ để cho nàng email hay gọi điện lại. Nhưng ngay sau đó tôi lại không thể nghĩ tới điều gì khác ngoài nàng. Tôi có một cuộc đối thoại điên rồ với chính mình.
Nàng không thể hẹn hò với cậu ta được. Nàng nói nàng vẫn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ. Nếu nàng sẵn sàng, nàng sẽ hẹn hò với mình,
Ngài Lạc quan nói.
Tuy nhiên Ngài Bi quan không bị thuyết phục.
Được rồi, Raghav đẹp trai hơn. Nhưng Aarti không đến nỗi nông cạn thế, tôi đã biết nàng cả chục năm rồi,
Ngài Lạc quan lý luận.
Raghav có tương lai tươi sáng hơn,
Ngài Bi quan cãi.
Nhưng liệu nàng có chọn một anh chàng chỉ bằng điểm thi JEE không? Nàng là con gái, đâu phải một trường đại học,
Ngài Lạc quan vặn lại.
Nàng thấy cậu ta hài hước,
Ngài Bi quan lại tiếp tục.
Nàng thấy anh hề trong rạp xiếc cũng hài hước,
Ngài Lạc quan không đầu hàng.
Đầu tôi phát nhức vì hai thằng ngốc bên trong không chịu ngừng tranh cãi. Con gái không hề biết được sự thiếu nhất quán của họ tác động thế nào lên bọn con trai. Tôi muốn nói chuyện với Aarti. Tôi muốn lắc vai nàng và bắt nàng phải nói.
Cơn nóng giận của tôi lại bùng phát. Tôi muốn chạy tới ga Kota để nhảy tàu đi Varanasi. Tôi không còn nghĩ được gì tới thầy Cân bằng hay điểm của tôi hay là cơ sở Career Path dở hơi ấy nữa.
Raghav mà làm gì Aarti thì mình sẽ giết chết nó.
Tôi bấm chuông sáu lần liền khi về đến nhà.
Mọi việc ổn chứ?
bác chủ nhà hỏi.
Cháu không có việc mẹ gì mà phải tự tử đâu, được chưa?
La hét giúp ta giải tỏa căng thẳng.
Gì cơ?
ông bị sốc vì ngôn ngữ của tôi.
Cháu xin lỗi,
tôi nói. Người ta không văng tục lung tung khi nói chuyện với chủ nhà.
Cả đêm tôi không ngủ. Tôi tự đánh mình vì nghĩ tới nàng nhiều đến thế.
Nàng là đồ nói dối, lật lọng và độc ác, tôi tự nhủ tới lần này là lần thứ năm mươi.
Nhưng nàng cũng là người mà tôi không thể không nghĩ đến. Tình yêu, về cơ bản mà nói, là một thứ chó chết.