• 277

1


Số từ: 962
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org

Lại bánh mì bơ, bố mẹ gì mà lười,
tôi càu nhàu, đóng sập cái hộp nhựa xanh dương đựng bữa trưa ở dãy bàn hai. Raghav và tôi chuyển sang bàn kế tiếp.

Thôi quên đi, Gopal. Sắp vào học rồi đấy.
Raghav nói.

Suỵt...


Tớ có đem theo puri-aloo đây, bọn mình có thể chia nhau mà. Ăn trộm của người khác là sai đấy.

Tôi đánh vật với một cái hộp đựng bữa trưa tròn, nhỏ bằng thép.
Làm thế nào mà mở cái này ra được nhỉ?

Cả hai chúng tôi đều không có móng tay nhọn để mở cái nắp thép mỏng của chiếc hộp cứng đầu. Raghav và tôi đã trốn buổi tập trung sáng để tiến hành vụ đột kích bữa trưa hằng tuần của mình. Chúng tôi còn mười phút trước khi bài quốc ca bắt đầu ngoài sân. Sau đó lớp 5C sẽ quay lại. Chúng tôi phải tìm, ăn và trả những hộp đựng bữa trưa về chỗ cũ trong vòng đúng mười phút đó.

Là dưa muối và bánh paratha,
Raghav nói sau khi tìm cách mở được cái hộp.
Cậu ăn không?


Quên đi,
tôi vừa nói vừa trả cái hộp sắt vào cặp sách của chủ nhân nó. Mắt tôi đảo từ cặp này sang cặp khác.
Cái này,
tôi nói, chỉ tay vào một cái ba lô nhập ngoại màu hồng ở dãy bàn đầu.
Cái túi đó có vẻ đắt. Con bé chắc phải có đồ ăn ngon. Đi nào.

Chúng tôi lao tới mục tiêu. Tôi vồ lấy cái túi Barbie, mở nắp và tìm thấy hộp đựng bữa trưa hình vuông, đỏ và bóng loáng. Nắp hộp có ngăn đựng thìa.
Hộp đẹp đấy!
tôi nói, bấm mở nắp hộp.
Cơm nắm, một hộp nước xốt chutney nhỏ và một miếng bánh kem sô cô la to. Trúng độc đắc rồi.

Tớ chỉ thích cái bánh thôi,
tôi nhấc miếng bánh khổng lồ lên và nói.

Đừng lấy tất. Thế là không công bằng.
Raghav bảo tôi.

Nếu tớ chỉ cắn một miếng thì con bé cũng sẽ biết thôi.
tôi cau có.

Cắt làm hai đi. Lấy một để lại một.
Raghav nói.

Cắt bằng gì bây giờ?


Lấy thước kẻ,
cậu ta gợi ý.
Tôi chạy về bàn mình. Tôi đem thước kẻ tới và cắt một nhát thật ngọt.
Được chưa,
tôi nói.
Cậu hài lòng rồi chứ?


Là bánh của con bé mà.
Raghav nhún vai.

Nhưng cậu là bạn tớ,
tôi nói.
Tôi mời cậu ta cắn một miếng. Cậu ta từ chối. Tôi chưa ăn sáng ở nhà. Tôi nhồm nhoàm nhai cái bánh, những ngón tay dính đầy kem.

Sao cậu lại không có hộp cơm thế?
Raghav hỏi.
Tôi nói, miệng vẫn nhồm nhoàm.
Thế có nghĩa là bố tớ sẽ phải mất công nấu thêm. Đằng nào thì bố tớ cũng nấu cả bữa trưa và bữa tối rồi.


Thì sao?


Tớ nói với bố là tớ không đói.
Bố tôi dạy ở một trường công. Ông ra khỏi nhà lúc sáu giờ, còn sớm hơn cả tôi. Tôi liếm sạch kem sô cô la trên những ngón tay. Chúng tôi đã nghe thấy tiếng hát quốc ca.

Tớ có thể đem bữa trưa đi cho cậu,
Raghav nói và bắt tôi đứng lên với cậu ta khi nghe thấy quốc ca.

Thôi khỏi, mẹ cậu nấu toàn món chán lắm. Ngày nào cũng puri,
tôi nói.
Chúng tôi nghe tiếng bọn học sinh rôm rả tán chuyện trên đường quay trở lại lớp. Tôi nhét chỗ bánh còn lại vào miệng.

Nhanh lên, nhanh lên,
Raghav nói.
Tôi đóng cái hộp đỏ đựng bữa trưa lại và trả nó vào trong túi Barbie.

Mà ai ngồi đây thế nhỉ?
Raghav hỏi.
Tôi vụng về lục cái ba lô hồng và tìm thấy một cuốn sổ tay bìa giấy nâu. Tôi đọc to nhãn vở,
Aarti Pratap Pradhan, Môn: Toán, Lớp 5C, Tuổi: 0, Số thứ tự: , Trường Sunbeam.


Mặc kệ đi. Xong chưa?
Raghav nói.
Tôi treo trả cái túi lên ghế của Aarti, chỗ cũ của nó.

Đi thôi,
tôi nói.
Chúng tôi chạy về chỗ ngồi của mình ở dãy cuối, ngồi xuống và gục đầu xuống bàn. Chúng tôi nhắm mắt và giả vờ bị ốm, lý do mà chúng tôi đưa ra để bỏ buổi tập trung sáng.
Cả lớp 5C vào phòng, lấp tràn lớp học bằng những âm thanh hỗn loạn đồng thời phát ra từ gần năm mươi đứa trẻ con mười tuổi.
Cô Simran Gill, cô giáo lớp tôi, bước vào sau một phút và tiếng ồn ào lắng xuống. Phép nhân
, cô viết lên bảng khi bọn trẻ vẫn còn đang ổn định chỗ ngồi.
Tôi ngồi thẳng lên, vươn cổ để nhìn Aarti Pratap Pradhan, số thứ tự . Con bé mặc váy trắng, sơ mi trắng, áo khoác len đỏ, bím tóc buộc nơ, và con bé nhìn cô giáo rất nghiêm túc trong lúc ngồi xuống.

Eo ơi...
Aarti hét lớn và nhảy dựng lên. Con bé nhặt chiếc thước kẻ dính sô cô la từ ghế ngồi lên. Lưng áo sơ mi của con bé đã có vết sô cô la.
Ôi trời ơi...
giọng nói the thé của Aarti làm cả lớp chú ý.

Aarti, ngồi xuống!
Cô Gill la lớn tới mức làm cả những dãy bàn sau run rẩy. Cô Gill không thích ồn ào, kể cả khi tiếng ồn đó xuất phát từ những cô bé có đôi bím tóc thật dễ thương.
Raghav và tôi lo lắng nhìn nhau. Chúng tôi đã để lại bằng chứng.

Thưa cô, có ai đó bỏ thước kẻ bẩn trên ghế của con. Bộ đồng phục mới của con hỏng hết rồi,
Aarti rền rĩ.
Cả lớp cười ầm lên, Aarti bật khóc.

Cái gì?
cô giáo hỏi. Cô đặt viên phấn xuống, phủi bụi trên tay và lấy cái thước kẻ từ Aarti.
Aarti tiếp tục sụt sịt. Cô giáo đi dọc lối đi. Lũ học trò rúm lại trên ghế khi cô đi qua.
Ai đem bánh sô cô la đến lớp hôm nay?
cô giáo bắt đầu cuộc điều tra.

Con ạ.
Aarti nói. Con bé mở hộp đựng bữa trưa và nhận ra rằng chính cái bánh của mình đã được sử dụng để làm bẩn bộ váy. Tiếng hét của con bé vươn lên ngưỡng cường độ mới.
Có người đã ăn bánh của con,
Aarti khóc to đến mức lớp 5B bên cạnh cũng có thể nghe được.
Một nửa miếng bánh của mày thôi,
tôi muốn nói với nó thế.
Raghav nhìn tôi chằm chằm.
Đầu thú chứ?
cậu ta thì thầm.

Cậu điên à?
tôi thì thầm đáp lại.
Khi cô Gill đi qua, tôi cắm đầu nhìn sàn nhà. Cô đi đôi dép màu vàng đính những viên pha lê giả trên quai. Tôi siết chặt nắm đấm. Những ngón tay của tôi nhớp nháp.
Cô giáo lại đi lên trước lớp. Cô lấy trong ví ra tờ giấy ăn lau sạch cái thước.
Hãy thú nhận đi, nếu không hình phạt sẽ nặng hơn đấy,
cô cảnh cáo.
Tôi vờ như không nghe thấy và mở vở toán.

GM là ai?
cô giáo hỏi. Cô đã đọc được tên viết tắt của tôi. Tôi đã khắc nó lên thước kẻ bằng cái com pa. Chết tiệt!
Trong lớp chúng tôi có hai GM. Một là Girish Mathur, ngồi dãy bàn đầu. Cậu ta đứng lên ngay không cần gọi.

Không phải con, thưa cô,
cậu ta nói và véo véo cổ mình.
Thề có trời, thưa cô.

Cô giáo nheo mắt nhìn cậu ta, vẫn nghi ngờ.

Con thề có sông Hằng, thưa cô,
Girish khóc nói.
Lấy sông Hằng ra là có tác dụng ngay. Tất cả đều tin cậu ta.

Còn ai là GM nữa? Gopal Mishra!
cô giáo quát gọi tên tôi.
Mọi con mắt quay lại nhìn tôi. Cô giáo đi xuống bàn tôi. Tôi đứng dậy.
Tôi không nói một lời. Cô giáo cũng không.
Chát! Chát!
Hai má tôi đau buốt.

Trộm đồ ăn? Con là thằng ăn cắp à?
cô giáo nói. Cô nhìn tôi như thể tôi vừa lấy trộm viên kim cương Kohinoor từ bảo tàng của nữ hoàng Anh, tin thầy giáo môn xã hội vừa kể chúng tôi nghe hai ngày trước.
Tôi cúi thấp đầu. Cô đập vào gáy tôi.
Ra khỏi lớp của tôi!
Tôi lê chân ra khỏi lớp, cho dù cả lớp 5C đang nhìn tôi.
Aarti, vào nhà vệ sinh rửa ráy đi,
cô Gill ra lệnh.
Tôi đứng dựa vào bức tường ngoài lớp học. Aarti lau mắt và bước ngang qua tôi vào nhà vệ sinh.

Đồ kịch sĩ! Có mỗi nửa miếng bánh thôi mà!
Tôi nghĩ.
Dù sao thì đó là cách tôi, Gopal Mishra, gặp Aarti Pratap Pradhan vĩ đại. Tôi phải nói với ông rằng, mặc dù đây là câu chuyện của tôi nhưng ông cũng sẽ không thích tôi lắm đâu. Dẫu sao thì một tên trộm mười tuổi cũng không phải một nhân vật dễ ưa để bắt đầu câu chuyện.
Tôi tới từ Varanasi, thầy giáo dạy môn xã hội nói nó là một trong những thành phố cổ xưa nhất trên thế giới. Người ta đến đây sống từ năm 200 trước Công nguyên. Thành phố lấy tên từ hai con sông, Varuna và Asi, hai con sông chảy qua thành phố và chảy vào sông Hằng. Người ta gọi thành phố của tôi bằng nhiều tên - Kashi, Benares hoặc Banaras - tùy thuộc vào xuất xứ của họ. Vài người gọi Varanasi là Thành Phố Chùa Chiền, vì chúng tôi có hàng ngàn ngôi chùa, vài người khác lại gọi là Thành Phố Học Tập, vì nó có những nơi rất tuyệt vời để nghiên cứu. Tôi thì đơn giản gọi Varanasi là nhà mình. Tôi ở gần Gadholia, một nơi ồn ào đến mức ông cần nhét bông vào tai nếu muốn đi ngủ. Gadholia gần những bậc nước dọc sông Hằng. Thế nên, khi không thể chịu đựng được những đám đông của Gadholia, người ta luôn có thể chạy ra chỗ các bậc nước đó, ngồi bên sông Hằng và nhìn ngắm những ngôi chùa. Có người cho thành phố của tôi là đẹp, thần thánh và tâm linh - nhất là khi chúng tôi phải giới thiệu nó với khách du lịch nước ngoài. Có người lại chê nó bẩn thỉu và chẳng khác gì một cái hố rác. Tôi không nghĩ thành phố của tôi bẩn. Chính con người làm cho nó bẩn.
Dẫu sao thì họ vẫn nói bạn cần đến Varanasi một lần trong đời. Ờ, một số trong chúng tôi thì sống cả đời ở đây.
Trong túi tôi có một cái bút chì. Tôi dùng nó vẽ chữ 5C lên tường. Nó giúp tôi giết thời gian và cũng giúp lớp chúng tôi dễ tìm hơn.
Con bé đi từ nhà vệ sinh ra - mặt ướt, vẫn giữ nguyên vẻ mặt kịch sĩ, nhìn tôi chằm chằm - rồi quay trở lại lớp.
Con bé vẫn nhìn tôi chằm chằm khi tiến tới gần tôi.
Bạn đang vẽ bậy lên tường kìa!
nó nói.

Đi mà hớt lẻo đi,
tôi nói.
Đi đi.


Sao bạn trộm bữa trưa của tớ?
nó hỏi.

Tôi không trộm bữa trưa của cậu.
tôi nói.
Tôi chỉ cắn có ba miếng bánh sô cô la của cậu thôi. Cậu có khi còn chẳng nhận ra ấy chứ.


Cậu đúng là một thằng nhóc hư,
Aarti nói.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.