• 253

Chương 21.1


Dịch giả: Lê Sông
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Nhà họ Thời tổn thất một khoản tiền lớn, nhưng đổi lại vinh quang vô tận. Hạ Hầu Thần liền một lúc phong cho mấy nhân vật hàng con cháu nhà họ Thời vào những chức quan nhàn hạ, họ Thời phải nói là vinh hiển bậc nhất, nhưng sau lưng Hạ Hầu Thần ngấm ngầm đưa một số quan viên thân tín vào giữ các vị trí quan trọng trong triều nhằm khống chế thế lực nhà họ Thời. Thấy thiên tử đền đáp xứng đáng, họ Thời sau chuyện quyên góp không có phản ứng gì quá lớn.
Về phía hậu cung, không hiểu sao tính tình Hoàng hậu ngày càng trở nên gay gắt. Nghe Tố Hoàn nói, trước đây Hoàng hậu chưa bao giờ trừng phạt cung tỳ, nhưng giờ đây chỉ hơi không vừa lòng, nếu không đánh thì mắng, trước mặt Hạ Hầu Thần cô ta vẫn giữ nguyên dáng vẻ đoan trang hiền từ, nhưng không có ai thì thật là hung thần ác sát. Đám cung tỳ đều sợ mất mật, có đứa đang tìm cách chuyển đi nơi khác.
Ta chưa từng hỏi Hạ Hầu Thần những việc liên quan đến Hoàng hậu, có lẽ trong tận đáy lòng cả hai, ấy là điều cấm kỵ. Ta sợ hỏi đến, sẽ không kìm giữ được cảm xúc thật sự trong lòng, khiến sự tín nhiệm không dễ gì có được giữa đôi bên chốc lát sụp đổ.
Tuy nhiên có một điều ta hiểu rõ, tất cả mọi thứ đã định, chỉ cho một mồi lửa là bùng lên.
Hôm đó không thấy Tố Linh đâu, ta bèn hỏi Tố Tú:
Tố Linh đi đâu mất rồi?

Hai tay Tố Tú gần đây đã lành, dần có thể giúp Tố Linh làm vài việc cần sự khéo léo một chút. Lúc này nó đang giúp ta chải đầu, nghe hỏi bèn đáp:
Nương nương, Tố Linh đi Thương Cung cục lĩnh thuốc sắc rồi ạ.

Điều này là thật, mấy hôm nay thời tiết oi bức, ta có sai Tố Linh đi lấy một ít thuốc thanh nhiệt về nấu.
Mãi một lúc sau mới thấy Tố Linh vội vội vàng vàng trở về, trong tay ôm một bọc giấy lớn, ta sai nó lập tức mang thuốc đi nấu, lại nhắc phải đế ý lửa. Nó cúi đầu đáp dạ, khi ngẩng lên, rõ ràng má trái đỏ lựng lên rất lạ, ta bèn nói:
Tố Tú, Tố Linh đi ngoài nắng lâu quá đâm bị cảm nắng mất rồi. Ngươi đi lấy viên đá lạnh đến bọc trong khăn mặt, chườm cho nó một lúc!

Tố Linh nghe xong, suýt nữa thì òa ra khóc, quỳ xuống đập đầu cảm tạ mãi. Ta làm bộ quan tâm vực nó dậy, không hỏi gì thêm.
Hoàng hậu nắm rõ nhất cử nhất động của ta như lòng bàn tay, ta đoán nhất định bên mình có nội gián. Lần trước đụng độ với Ninh Tích Văn ở Ngự Hoa viên, hành vi của Tố Linh rất khả nghi, trông bề ngoài tưởng như giúp ta, kỳ thực là giúp Ninh Tích Văn, ta bắt đầu sinh nghi từ đó. Vài lần ngầm quan sát thì có thể khẳng định kẻ nội gián chính là nó chứ không ai khác. Không rõ nó bị Hoàng hậu mua chuộc từ lúc nào, nhưng ta phải cho nó biết, nó đã thờ nhầm chủ.
Hoàng hậu có thể lợi dụng Ninh Tích Văn làm ta điêu đứng, ta cũng có thể lợi dụng kẻ đã bị cô ta mua chuộc.
Trên thực tế, Tố Linh sớm đã ngả về phía ta, chỉ là Hoàng hậu chưa biết đó thôi.
Thời tiết vừa nắng ráo được mấy ngày lại bắt đầu âm u, Tào Tiệp dư mắc cảm phong hàn, bệnh mãi mà không dứt, nghe nói có vẻ trầm trọng, ngự y đã kê đơn mấy phen mà vẫn không thấy khởi sắc. Mười mấy ngày sau, tiểu cung nữ Giáng Tử chuyên kề cận hầu hạ cô ta cũng ngã bệnh. Chuyện này khiến mọi người trong cung chú ý, ngự y lập tức cách ly nơi ở của Tào Tiệp dư lại, tất thảy cung nhân hầu hạ bên trong đều không tự tiện ra ngoài, thức ăn nước uống hoàn toàn do bên ngoài mang đến.
Tin tức từ ngoài triều truyền về cũng không mấy lạc quan, mặc dù việc cứu tế mang lại hiệu quả, nhưng các nơi chốc chốc lại loan tin xuất hiện dịch bệnh, rải rác đã có người tử vong. Tuy lần trước nhận được một món lớn từ nhà họ Thời, lại thêm quốc khố trích ra, về mặt tài chính không còn gì sơ sót, nhưng bệnh dịch lan tràn đủ khiển Hà Hầu Thần đau đầu. Nghe nói vùng bị mưa nhiều nhất là Cô Tô, có những làng chết sạch. Hễ bệnh dịch xuất hiện ở làng nào, những người trong làng không thể có cơ sống sót.
Khi mới được biết tình hình, ta không thể không lo lắng. Nếu như căn bệnh Tào Tiệp dư mắc phải cùng một loại với bên ngoài, vậy thì lớn chuyện rồi. Hiện nay trong kinh thành vẫn chưa phát hiện mầm bệnh, vậy mà hóa ra hoàng cung lại là nơi khởi phát?
Cung vua là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt về mặt y tế nhất trong cả nước,nếu thực sự xảy ra dịch bệnh, chẳng không đại náo một phen?
Một mặt ta sai Tố Khiết đốc thúc cung nhân trong Thượng Cung cục chuẩn bị ngải thảo, hoắc hương phát cho các cung, hoặc làm hương đốt, hoặc may thành túi thơm đeo bên mình, lại bảo Ngự Y phòng chuẩn bị sẵn thuốc phòng dịch, mỗi ngày mang đến các cung, sáng sớm và chiều tối, từ cung tỳ thái giám đến các chủ nhân đều phải uống hai lượt. Còn về phía Tào Tiệp dư, ngự y không dám khẳng định đây có đúng là bênh dịch không, nói vừa giống mà vừa không giống, bênh phát rất lạ lùng. Câu trả lời này khiến Hà Hầu Thần long nhan đại nộ, mắng cho đám ngự y một trận rát mặt. Cuối cùng, nhằm phòng ngừa nguy cơ đành đem mười mấy người ở cung Tào Tiệp dư đến Thiên Thọ Sơn cách ly.
Tuy ta ở Thượng Cung cục nhiều năm, nhưng không có sở trường về dược lý, nhằm san sẻ gánh lo với Hạ Hầu Thần, bèn gọi ngự y tớihỏi chuyện. Viên ngự y vừa bị ăn mắng một trận, vẻ mặt đang ủ rũ, thấy ta hỏi bèn đem bệnh trạng của Tào Tiệp dư và những người có liên quan kể lại tường tận:
Khi phát bệnh ban đầu đều bị sốt lạnh, tiếp đó sốt nóng cao độ nhưng không đổ mồ hôi, đau nhức toàn thân, buồn nôn, lại không bị đỏ mắt, đi ngoài ra vật thải vàng như bệnh dịch. Đặc biệt giai đoạn sau này nương nương và đám cung tỳ nếu hôn mê, không có các biểu hiện như mất tri giác, mê man tắc khí, nói sảng và co giật, lại càng chưa rơi vào tình trạng nguy kịch sắp táng mạng như hôn mê bất tỉnh, lưỡi đỏ khô nước bọt. Theo lý mà nói, họ phát bệnh trong một thời gian dài, tuy có ngự y bên cạnh, nhưng vẫn không thể chữa dứt, nếu là bệnh dịch có lẽ đã vào giai đoạn cuối, nhất định phải xuất hiện các triệu chứng kia… Từ đó mà lão phu không dám khẳng định…

Ta nói:
Hay là các vị bắt đúng thuốc nên làm bệnh tình họ thuyên giảm?

Lão ngự y liếc nhìn ta, nói:
Nương nương thứ lỗi cho chúng thần vô năng, căn bệnh này chưa từng có ai mắc phải mà lành, cùng lắm chỉ có thể kéo dài thời gian mà thôi.

Nếu đó thực là bệnh dịch, vậy thì đối với người trong cung có khác gì sét đánh giữa trời quang? Tào Tiệp dư tuy đã được đưa đến Thiên Thọ Sơn, nhưng những người cô ta từng tiếp xúc, những vật từng chạm vào liệu đã bị truyền nhiễm hay chưa, thật làm người người hoảng hốt.
Ngày hôm nay, đang lúc rửa mặt chải đầu, có người đến báo:
Nương nương, Bách Hoa các xảy ra chuyện rồi, Hoàng hậu ngương nương mời người đến xem.

Ta vội gọi Tố Tú, Túc nương cùng khởi giá đến Bách Hoa các. Đây là nơi ở của Lâm Thục nghi, Lâm Thục nghi thích hoa, bèn sai người trồng quanh chỗ ở nhiều loại hoa cỏ khác nhau, lấy luôn tên là Bách Hoa các.
Kiệu tới Bách Hoa các, chỉ thấy trước cửa có thái giám đứng canh, không cho người không phận sự tùy ý ra vào. Các phi tần tò mò đến thăm hỏi đều phải đứng ngoài, thấy kiệu của ta, liền có phi tần sán vào hành lễ rồi hỏi:
Hoa phu nhân, nghe nói Lâm Thục nghi cũng mắc phải dịch bệnh rồi, Hoàng hậu muốn đưa cô ta đến Thiên Thọ Sơn, nhưng cô ta thà chết không chịu xuất cung. Nương nương, nếu trong cung lại có thêm người bị nhiễm bệnh thì chúng ta biết làm sao?

Ta chỉ đành cho người dừng kiệu, bước ra lựa lời an ủi:
Trước khi ngự y xác thực, chúng ta không nên hoảng hốt. Trong kinh thành chưa thấy dịch bệnh bộc phát mà hậu cung lại có, chuyện này có hơi kỳ quặc…

Từ một phía khác, viên thái giám tổng quản bên cạnh Hoàng hậu đã bước ra nghênh đón, vừa đi vừa tâu bẩm:
Nương nương, Hoàng hậu nương nương trước nay luôn quan tâm săn sóc Lâm Thục nghi, hôm nay thấy Lâm Thục nghi rơi vào thảm cảnh, lòng đau buồn đứt ruột, chẳng biết làm thế nào, bèn sai nô tài phái ngườimời nương nương đến thương lượng, xem có cách nào hay không.

Vừa nói vừa ra ý mời ta vào sảnh bên, ta lấylàm lạ hỏi:
Sao nói là đi thăm Lâm Thục nghi nương nương? Cớ gì dẫn ta đến nơi đó?

Y đáp:
Bây giờ còn ai dám vào đó nữa? Tẩm cung của Lâm nương nương nô tài sớm đã sai người phong kín, trước khi ngự y đưa ra kết luận, bất cứ ai cũng không được phép vào trong.

Ta ngầm thấy lạnh răng, ngày trước Tào Tiệp dư và Lâm Thục nghi quyết tâm đi theo Hoàng hậu, vậy mà sóng gió hơi nổi dậy Hoàng hậu đã định vứt bỏ cả hai, thật khiến người ta rởn người.
Vừa đặt chân vào sảnh bên, chỉ thấy bốn góc đều đặt lò hương, trong không gian tràn ngập mùi lá ngải đốt. Hoàng hậu ngồi trên ghế gấm giữa sảnh, khói hương bảng lảng. Thấy ta bước vào, cô ta đứng bật dậy, sải bước tiến đến gần, kêu lên thống thiết:
Làm sao bây giờ, làm sao bây giờ, trong cung lúc này cũng có thứ dịch vậtấy mất rồi.

Ta vội khuyên:
Hoàng hậu nương nương, ngự y đâu đã kết luận, sao phải hoảng lên?

Đúng lúc ấy nghe xa xa có tiếng la hét thê thảm, dường như phát ra từ phong nghỉ của Lâm Thục nghi:
Không, ta không đi Thiên Thọ Sơn, nếu các người cứ ép, ta sẽ chết ngay tại đây!

Hoàng hậu thấy ta nghe được rồi, đành nói:
Lâm thục nghi nhiễm phải chứng bệnh này, nói thực lòng bản cung cũng đau đớn lắm. Suy cho cùng Lâm Thục nghi là do bản cung đưa vào đây, lại là em gái họ xa. Có điều vì an toàn cho hậu cung, bản cung không thể không phái người đưa muội ấy đi Thiên Thọ Sơn, vậy mà muội ấy nhất quyết không chịu đi chẳng phải làm khóbản cung rồi sao? Bản cung thực không nhẫn tâm nhìn muội ấy như vậy, chỉ còn cách gọi muội muội đến cùng thương lượng xem có cách nào thỏa đáng hay chăng?

Xem sắc mặt Hoàng hậu vô cùng hoảng sợ, rõ ràng là lần đầu tiên gặp phải tình huống này đâm luống cuống tay chân. Ta cất tiếng hỏi:
Nương nương đã vào thăm Lâm Thục nghi chưa?

Cô ta không đáp, một đại cung nữ có chút thể diện ở cung Chiêu Thuần liền đáp thay:
Hoàng hậu nương nương có thân phận thế nào? Sao lại tự đẩy mình vào vòng nguy hiểm?

Trong lòng ta thầm không phục, thường ngày Lâm Thục nghi theo cô, giúp cô không ít việc, giờ đây lâm vào nghịch cảnh, cô còn chẳng thèm vào nhìn lấy một cái, thật tuyệt tình.
Ta vốn biết Hoàng hậu ngoài mặt hiền hậu đoan trang, nhưng kỳ thực chuyện gì cũng nghĩ về mình trước tiên, bèn nói:
Nếu nương nương không tiện, vậy xin để thần thiếp thay nương nương đi một chuyến, phải thuyết phục muội ấy rời cung bằng được. Chuyện này đã lan truyền ra ngoài, chúng phi tần đều biết cả, nếu xử lý không gọn, ngộ nhỡ huyết án xảy ra, không những có hại cho danh tiếng của Hoàng thượng, mà còn ảnh hưởng đến lòng người trong cung.

Hoàng hậu dung nhan mệt mỏi, nói:
Nếu không có muội muội giúp một tay, bản cung thật không biết phải làm sao. Bản cung không nỡ nhìn muội ấy như vậy…

Ta cười thầm, ngoài miệng đáp:
Hoàng hậu nương nương có lòng nhân từ, người đang lúc mệt mỏi, xin cứ để thần thiếp đi thay vậy.

Thái giám tổng quản của Hoàng hậu đi trước dẫn đường, qua một con đường nhỏ trồng đầy hoa là tới tẩm cung của Lâm Thục nghi, rút kinh nghiệm lần trước, Tố Tú và Túc nương hai người hai bên theo sát ta. Ngoài cửa hành lang có hai người đứng canh, cả tòa cung điện lạnh lẽo tĩnh mịch.
Thi thoảng có cung nữ hầu hạ Lâm Thục nghi qua lại vội vàng, gương mặt ai nấy đầy vẻ tuyệt vọng. Những cung tỳ này đều bị giam lỏng tại Bách Hoa các cho đến khi có ý chỉ tiếp theo. Lòng ta trầm xuống, chẳng trách Lâm Thục nghi không muốn rời khỏi hoàng cung. Phải biết nếu vì bệnh xuất cung, cả đời sẽ không có cơ hội quay lại nữa. Một khi đến Thiên Thọ Sơn, trừ khi khi Hoàng đế nổi hứng đến săn bắn ngắm cảnh, thì chẳng còn cách chi diện kiến thiên nhan, coi như nhận cái án chung thân. Cô ta dĩ nhiên không chịu.
Viên thái giám kia đến trước bậu cửa thì dừng, có vẻ không muốn tiến vào thêm, chỉ đứng đó truyền Iời:
Hoa Phu nhân nương nương đến thăm Lâm Thục nghi nương nương.

Thấy ta định vén màn bước vào, y vội ngăn lại:
Nương nương, người thân mình vàng ngọc, xin đừng vào trong đó…

Thấy bên trong có ngự y đi qua đi lại, ta bèn cười đáp:
Ngự y đến trị bệnh cho Lâm Thục nghi mà đâu thấy ai cảm nhiễm, đủ thấy bệnh này không đáng sợ, để tránh cho Hoàng thượng lo lắng, bản phi phải giải quyết việc này cho dứt điểm đi thôi.

Mặc y khuyên can, ta vén màn bước vào trong, qua một phòng nhỏ là đến buồng ngủ của Lâm Thục nghi, giữa phòng dựng một tấm bình phong rất lớn, ngăn cách giường với bên ngoài. Có hai vị ngự y đứng bên bàn thảo luận về bệnh trạng, cả hai dùng một tấm khăn che ngang mặt. Thấy ta bước vào, họ bước đến hành lễ rồi nói:

Nương nương mau dùng khăn thuốc bịt mũi miệng lại..

Tố Tú đón lấy ba cái khăn từ tay ngự y rồi đưa cho ta và Túc nương mỗi người một cái. Ta ngửi thấy trong khăn có mùi hùng hoàng, hồng cân… thì biết khăn này đã được nhúng qua thuốc ngừa dịch, lại nhìn xung quanh, thấy ở hai góc phòng có lò hương đang bốc khói nghi ngút trong không gian thoảng tới mùi hương tương tự, đều là cách để phòng dịch. Ta trộm nghĩ trong cung đầy đủ vật dụng lẫn thuốc thang mà Lâm Thục nghi vẫn mắc bệnh, thứ ôn dịch này thật bá đạo.
Ta hỏi hai viên ngự y:
Bệnh tình Lâm Thục nghi thế nào?

Một người đáp:
Bẩm nương nương, Lâm Thục nghi thân nhiệt lúc tăng lúc giảm, sốt cao không ra mồ hôi, cả người nhức mỏi, chính là triệu chứng ban đầu của bệnh dịch, thần thỉnh cầu nương nương lập tức đưa Lâm Thục nghi nương nương xuất cung để tránh bệnh dịch lan rộng, những người trên kẻ dưới trong Bách Hoa các cũng phải đưa đi cùng mới được!

Một người khác lại nói:
Bênh chưa rõ ràng, sao có thể phán đoán bừa bãi? Thần thấy bệnh này không giống ôn dịch, mà giống thứ khác…

Ta liền hỏi:
Giống cái gì?

Người kia ngập ngừng do dự, nói không ra ý.
Đúng lúc ấy nghe có tiếng cung tỳ từ bên trong kinh hãi la lên:
Nương nương, nương nương, người hãy nghỉ đi, ngự y đang ở bên ngoài kê thuốc, uống thuốc rồi sẽ khỏi mà…

Ta quay đầu lại, thấy Lâm Thục nghi không biết từ lúc nào đã chạy ra ngoài, vịn vào đỉnh bình phong mà nhìn mấy người chúng ta. Đầu tóc cô ta xõa xuống eo lưng, hai mắt thất thần, trong mắt hằn tia đỏ, sắc mặt vừa trắng bệch vừa ửng đỏ, gập người ho hai tiếng, rồi ngẩng lên nhìn, vừa nhận ra ta, bèn trỏ thẳng ngón tay mà nói:
Ngươi muốn đưa ta đến Thiên Thọ Sơn? Muốn làm Hoàng hậu đơn độc một mình? Ngươi đừng mơ, nếu ép ta quá ta sẽ chết ngay tại đây!

Cô ta đưa tay ra trước cổ họng, lúc này mới trông rõ trong tay cô ta cầm một cây trâm vàng, đầu nhọn chĩa thẳng vào yết hầu.
Ta bất giác buồn cười, cô ta một lòng tưởng nhớ Hoàng hậu, Hoàng hậu lại chẳng buồn đến thăm, ta tới liền bị gán ngay cho ý xấu. Trong mắt cô ta, ta là cường địch cần phải đề phòng từng giờ từng khắc, sao có thể nghĩ được ta đến vì thiện chí?
Các cung tỳ xung quanh ai nấy đều dùng khăn bịt mặt, có hai đứa tới giữ chặt tay không cho cô ta tiến lên, ánh mắt chúng đầy sợ hãi, cứ như người trước mặt là một kẻ điên.
Tố Tú và Túc nương thấy tình hình như vậy bèn tiến lên chắn trước mặt ta.
Lâm Thục nghi thấy tình thế như vậy bèn kêu lên:
Các người đều sợ ta phải không? Bản phi nhiễm phải thứ bệnh này, nên các ngươi đều sợ ta? Đến Hoàng hậu cũng không tới thăm ta, không, ta phải gặp Hoàng hậu. Mới ho có hai tiếng mà các người đã định đưa ta đến Thiên Thọ Sơn chờ chết ư…

Cô ta cứ nhắc đi nhắc lại mấy câu ấy, tuy bị bọn cung tỳ giữ chặt, nhưng cây trâm trong tay vẫn không rời yết hầu, ánh mắt như điên như dại, ai nhìn cũng khiếp sợ.
Túc nương chắn phía trước, lùi dần ra phía cửa, vừa đi vừa khẽ nói:
Nương nương, chúng ta nên đi thôi, nơi đây đã có ngự y trông coi, ở lại cũng không giúp được gì.

Ta nói:
Lâm Thục nghi, bây giờ muội có bệnh trong người, đưa muội đến Thiên Thọ Sơn là muốn tốt cho muội. Hễ khỏi bệnh sẽ có người đón về cung ngay, chẳng lẽ muội muốn vì mình mà cả hậu cung này bồn chồn lo sợ?

Lâm Thục nghi cười nhạt một tiếng:
Nói hay lắm, đón ta về ư, ta mà đi còn có cơ hội quay về? Đừng gạt ta nữa! Hoa Phu nhân được Hoàng thượng sủng ái, nếu ngươi mắc phải dịch bệnh, thế nào Hoàng thượng cũng nhớ đón ngươi về, nhưng ta thì khác, Hoàng thượng đâu nhớ gì đến ta, có khi bây giờ người còn chẳng nhớ mặt mũi ta trông như thế nào nữa kia!

Cô ta vừa nói vừa khóc ròng, từng giọt nước mắt lã chã rơi xuống từ khóe mi, vừa kích động vừa bi thương. Túc nương chắn trước mặt ta lại lùi về sau thêm một bước, cô ta đột nhiên phát cuồng, giằng ra khỏi vòng tay hai cung tỳ, ào đến trước mặt ta. Trong lúc hỗn loạn, Tố Tú vội vã giang hai tay chắn phía trước, Túc nương thủ thế sẵn sàng.
Ở khoảng cách gần, ta càng thấy rõ những vằn đỏ trong mắt cô ta, gương mặt trắng bệch hơi ửng đỏ, nhìn ở góc độ nào đó cũng khá đẹp. Cô ta tóm lấy cổ tay Tố Tú khiến nó sợ quá, hai đầu gối đánh lập cập vào nhau, lại không dám tránh, thấy cô ta gí lại gần, chỉ biết ngoảnh mặt sang chỗ khác. Ta vội gọi đám cũng nữ phía sau:
Còn không mau kéo chủ nhân của các ngươi ra?

Đám cung nữ đang túm tụm một chỗ, vội vàng chạy tới, đứa ôm eo, đứa kéo tay, lôi Lâm Thục nghi ra khỏi người Tố Tú, vừa kéo vừa đẩy đưa cô ta vào trong giường, một viên ngự y nhanh trí giật lấy cây trâm vàng trong tay.
Tố Tú đứng trơ giữa phòng, cả người run lẩy bẩy, một viên ngự y vội đem thuốc viên đến đưa cho nó uống ngay, nói:
Thuốc này có tác dụng phòng dịch, mỗi sáng tối uống một viên chắc sẽ không sao. Bệnh dịch lần này tính truyền nhiễm không cao, chẳng qua mọi người trong cung hoảng hốt, đồn đại đó thôi.

Ta thở phào một hơi, nói:
Tố Tú, ngươi hãy về Chiêu Tường các trước, dùng lá ngải xông nước tắm rửa sạch sẽ, quần áo đang mặc đem đốt hết, chắc sẽ không có vấn đề gì.

Lão ngự y ban nãy cho rằng đây là dịch bệnh bèn chắp tay tâu:
Nương nương, nếu chỉ như thế e không ổn, cung nữ này đã tiếp xúc với Lâm Thục nghi, nên ở lại Bách Hoa các cách ly rồi đưa đến Thiên Thọ Sơn một lượt mới đúng!

Tố Tú nghe thế sợ quá quỳ sụp xuống, vừa dập đầu liên tục vừa nói:
Nương nương, nô tỳ không muốn ở lại đây, nô tỳ không muốn đến Thiên Thọ Sơn.

Ta cau mày nói:
Tố Tú có làm sao đâu, việc gì phải phiền phức như vậy Lâm Thục nghi ốm liền mười ngày mà đám cung nữ hầu hạ chẳng ai có việc gì, nó chẳng qua bị người ta lôi kéo một chút, sao lại có chuyện được? Ông yên tâm, nếu thực có chuyện gì, bản cung sẽ gánh trách nhiệm, tuyệt đối không làm liên lụy đến các ông.

Lão ngự y kia đang định nói tiếp, vị ngự y trẻ hơn một chút bèn khuyên:
Triệu ngự y ngài cẩn thận quá, hiện giờ Lâm Thục nghi còn chưa thể chuẩn đoán chính xác, sao phải liên Iụy một cung nữ chưa từng tiếp xúc với bệnh bao giờ. Nương nương đã chịu trách nhiệm, Triệu ngự y còn gì không yên lòng?

Lão ngự y kia đành nín thinh, lại kê thêm hai toa thuốc, cẩn thận dặn dò chúng ta nhất định phải sớm tối dùng thuốc, tránh nhiễm bệnh vào người.
Ba người rời khỏi tẩm cung của Lâm Thục nghi quay lại sảnh bên thì được biết Hoàng hậu vì mệt nhọc nên sớm đã hồi cung, sai thái giám tổng quản truyền ý chỉ cho phép ta toàn quyền xử lý việc này. Hoàng hậu không hổ là Hoàng hậu, hơi thấy nguy hiểm liên lập tức tránh xa, nhanh hơn bất cứ người nào.
Về đến Chiêu Tường các, đầu tiên ta sai người chuẩn bị hương đốt, ba người cùng xông một lượt, lại pha lá ngải vào nước tắm để gột rửa sạch sẽ, y phục thay ra toàn bộ đem đốt, xong xuôi mới thở phào một hơi, cả người thoải mái.
Đêm ấy Hạ Hầu Thần đến thăm, rõ ràng hắn đã biết chuyện từ sớm, trách ta nhất thời vọng động tự mình xông vào vùng dịch. Ta thầm cười hắn căng thẳng quá độ, chuyện vốn chẳng có gì to tát nhưng từ miệng hắn bỗng trở nên trầm trọng lạ thường.
Trông sắc mặt hắn có vẻ mệt mói, ta bèn để hắn nằm trên giường nhỏ, day trán giúp. Trong phòng đốt loại hương an thần, hắn khoan khoái dần nhắm mắt lại, ta cùng hắn chuyện phiếm, không khí ấm áp tràn ngập. Ta chợt cảm thấy giữa hai bên thực sự cứ như người thân, ngửi mùi hương trầm bảng lảng trong phòng, ánh nến dát lên gương mặt hắn một lớp vàng rực rỡ, cả người hắn được bao bọc bởi ánh nến dịu dàng, ngón tay trắng muốt đan vào nhau đặt trước ngực, trong suốt như ngọc, hai hàng mi đổ bóng dài dưới mắt. Cho dù đang ngủ, từ thân thể hắn vẫn toát ra vẻ cao quý tôn nghiêm khó tả. Ta không kìm được đưa ngón tay ra định chạm vào cặp lông mi tuyệt đẹp kia, chợt bị hắn tóm lấy, đặt lên môi hôn khẽ một cái, cười mơ màng nói:
Ái phi dạo này sao thế, hở chút là sờ soạng người trẫm?

Ta dở khóc dở cười, định giằng tay ra, nhưng bị hắn nắm khư khư. Hắn mút nhẹ ngón tay cứ như ấy là một xâu đường hồ lô ngọt ngào, ta cảm thấy từng cơn nhột nhạt từ ngón tay truyền thẳng vào tim, muốn rụt tay lại, nhưng bị hắn lôi một cái, cả cơ thể ngã sấp lên người hắn, đầu đập vào lồng ngực hắn hơi tê tê, nhưng có một cảm giác khó tả khác dần dần xâm chiếm cả cơ thể.
Nhiệt độ cả người hắn tăng lên, ngồi bật dậy, kéo ta lên giường. Thấy ánh mắt hắn chợt sâu hút, ta bèn thỏ thẻ:
Hoàng thượng, thần thiếp tưởng người mệt mà? Mới nghỉ một chút mà đã khỏe rồi?

Hắn cười đáp:
Ái phi thật có lòng, thế này rồi mà còn bảo trẫm nghỉ?

Ta đỏ mặt tía tai, đành cúi đầu mặc kệ lời trêu chọc kia.
Hắn đưa tay cởi đai lưng của ta, khẽ cười:
Nàng đừng có thắt kiểu nút kỳ quặc nào làm khó trẫm nữa đó.

Đúng lúc ấy, ngoài cửa chợt có tiếng gõ đập, một người đứng ngoài lớn tiếng:
Hoàng thượng, thần thiếp có chuyện cần bẩm báo, xinHoàng thượng cho được diện kiến…

Nghe ra là tiếng Hoàng hậu, ta không khỏigiật mình.
Cô ta trước nay giữ hình tượng hiền lương thục đức, chưa bao giờ quấy rầy người khác vào những thời điểm nhạy cảm, lại dùng cách thức thô thiển này để cướp Hoàng thượng từ tay các phi tần khác, có lẽ lần này thực sự đã xảy ra chuyện lớn.
Giọng Hoàng hậu hoảng hốt, hơi run rẩy, rõ là vội vàng chạy đến đây, Hạ Hầu Thần ngây người mất một lát rồi đứng dậy, giúp ta chỉnh lại y phục đầu tóc xong xuôi liền nói:
Vào đi.

Cửa phòng bị người mở toang, Hoàng hậu bước vào, không vòng qua bình phong tiến tới mà chỉ đứng ngoài nói:
Hoàng thượng, thần thiếp thực bất đắc dĩ mới đến làm phiền, xin Hoàng thượng trách tội. Việc này liên quan đến long thể, thần thiếp không để tâm nhiều đến phép tắc được nữa, phải lập tức vào ngay.

Ta ngầm đánh hơi được mùi vị phong ba, ngày thường gặp nhau, cô ta một điều muội muội hai điều muội muội, nhưng hôm nay chỉ nhắc đến Hoàng thượng chứ không nhắc đến ta, xem ra lần này Hoàng hậu đã chĩa mũi giáo về phía ta.
Hạ Hầu Thần dường như cũng có dự cảm, cau mày hỏi:
Hoàng hâu có việc gì mà phải tới gặp trẫm vào lúc canh khuya này?

Sau tấm bình phong in hoa văn mờ trong suốt, ta trông thấy Hoàng hậu quỳ xuống, dập đầu mà rằng:
Thần thiếp biết Hoàng thượng mệt mỏi chuẩn bị nghỉ ngơi, nhưng khi nghe được tin này thần thiép không thể không đến, không thể không làm phiền Hoàng thượng…

Ta nói:
Nếu Hoàng hậu nuơng nương phát hiện điều gì xin cứ nói…

Cô ta thảng thốt:
Chẳng lẽ muội muội chưa biết gì ư? Chuyện trong cung mình mà muội chẳng quan tâm sao?

Lòng ta chợt trầm xuống, hỏi:
Xảy ra chuyện gì vậy?

Cô ta đáp:
Bổn cung vừa dùng xong bữa tối, liền có người tới báo, cung nữ Tố Tú ở Chiêu Tường các đang sốt cao không cách gì hạ, mời bản cung đưa ra cách xử lý. Bản cung nghĩ Chiêu Tường các vốn là nơi ở của Hoa Phu nhân, cung nữ của mình xảy ra chuyện tự muội ấy sẽ có cách giải quyết. Ai ngờ nô tỳ tên Tố Linh lại nói, muội muội và Hoàng thượng đã vào phòng nghỉ, nhắn rằng không được làm phiền, bọn cung nhân bất đắc dĩ mới phải báo cho ta hay. Chính lúc ấy có Triệu ngự y ở bên cạnh dâng thuốc phòng dịch, nghe chuyện bèn hốt hoảng tâu, nếu cung tỳ đã phát bệnh, khó đảm bảo không lây sang Hoa Phu nhân rồi từ Hoa Phu nhân truyền sang Hoàng thượng, nếu vậy thì rắc rối to. Bản cung thấy sự việc nghiêm trọng, bối rối khôn tả, chỉ biết đến đây mạo muội xin gặp…

Ta dần hiểu được kế sách của Hoàng hậu, đâm hối hận vì lơ là để Tố Linh trở thành mầm họa. Cứ tưởng ban thân mình có thể khống chế Tố Linh, đặng sử dụng chiêu gậy ông đập lưng ông, nhưng ai ngờ đi sai một nước, để đối phương có cơ hội tận dụng.
Hạ Hầu Thần chau mày đáp:
Người bị bệnh là Tố Tú, có liên quan gì đến Hoa Phu nhân, nàng sao phải đến đây chuyện bé xé ra to?

Ngờ đâu lời ấy khiến Hoàng hậu quỳ mọp ra đất, dập đầu liền mấy cái, nghẹn ngào thưa:
Hoàng thượng, người đang trách thần thiếp đó ư? Mấy ngày trước Tào Tiệp dư phát bệnh,Hoàng thượng liền lệnh cho tất cả mọi người sống ở cung đó phải chuyển đến Thiên Thọ Sơn dưỡng bệnh, để tránh truyền nhiễm cho nhữngngười khác. Khi Lâm Thục nghi phát bệnh, đám nô tỳ lập tức bị phong tỏa không cho ra vào nơi khác, mau chóng thu dọn hành lý lên đường đi Thiên Thọ Sơn. Thần thiếp biết Hoàng thượngrất sủng ái Hoa Phu nhân, dĩ nhiên không thểđem ra so sánh cùng mấy phi tần cấp thấp khác, nhưng Hoàng thượng nên bảo trọng lấy mình,thần thiếp và Hoàng thượng là phu thê, chẳng lẽlàm thế là sai?

Lời này của Hoàng hậu lí lẽ đường đường, vô cùng khẩn thiết, ta và Hạ Hầu Thần nhìn nhau một cái, cùng trông thấy một tia hối hận trong mắt người kia. Ta biết cả hai đang cùng chung một suy nghĩ, bèn nói:
Hoàng thượng nếu như vậy người hãy mau rời phòng, đừng đến gần thần thiếp. Không sợ một vạn khả năng, chỉ sợ một khả năng trong một vạn, mau hạ lệnh truyền ngự y tới khám cho Tố Tú, đừng để thần thiếp làm tội nhân thiên cổ. Nếu Tố Tú thật mang mầm bệnh dịch, thần thiếp nguyện dời đến Thiên Thọ Sơn dưỡng bệnh.

Hạ Hầu Thần lạnh lừng đáp:
Một nô tỳ phát sốt mà bắt chủ nhân phải dời đến Thiên Thọ Sơn, đạo lý này ở đâu ra?

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thượng Cung.