5.2. Tên của trận đấu
-
Tiền không mua được gì?
- Michael Sandel
- 1580 chữ
- 2020-05-09 09:43:38
Số từ: 1575
Dịch giả: Nguyễn Diệu Hằng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trẻ
C
hữ ký và đồ dùng cá nhân của các cầu thủ không phải những thứ duy nhất bán được. Tên của các sân bóng cũng vậy. Mặc dù một số sân vẫn giữ tên lịch sử - như Yankee Stadium hay Fenway Park, nhưng phần lớn các đội bóng thi đấu ở giải MLB đều bán quyền đặt tên sân vận động của mình cho người trả giá cao nhất. Các ngân hàng, công ty năng lượng, hãng hàng không, công ty công nghệ và các công ty khác đều sẵn lòng chi một số tiền lớn để được nhiều người biết tới khi tên họ được gắn với các sân vận động của các đội bóng lớn [280].
Suốt tám mươi năm, đội Chicago White Sox thi đấu trên sân Comiskey Park – sân mang tên người chủ sở hữu đầu tiên của đội bóng. Giờ đây, sân nhà của họ có tên là U.S. Cellular Field, được đặt tên theo một công ty điện thoại di động. Đội San Diego Padres thì chơi trên sân Petco Park, được đặt tên theo một công ty cung cấp đồ dùng cho thú nuôi trong nhà. Đội bóng tôi yêu thích ngày xưa, Minnesota Twins giờ có sân nhà là Target Field vì được tài trợ bởi công ty bán lẻ khổng lồ Target có trụ sở ở Minneapolis. Họ cũng gắn tên mình lên một sân bóng rổ ở đây (Target Center) – sân của đội Minnesota Timberwolves. Một trong những thương vụ đặt tên có giá trị cao nhất trong thể thao là vào cuối năm 2006, tập đoàn tài chính Citigroup đã đồng ý trả 400 triệu dollar để sân mới của đội bóng chày New York Mets mang tên Citi Field trong 20 năm. Năm 2009, khi Mets thi đấu trận đầu tiên trên sân, bóng đen của cuộc khủng hoảng tài chính đang bao phủ lên thỏa thuận tài trợ - lúc đó bị phê phán là khoản tài trợ được bao cấp bằng tiền thuế của người dân chi ra để giải cứu Citigroup [281].
Sân bóng bầu dục cũng rất thu hút các doanh nghiệp. Đội New England Patriots chơi trên sân Gillette Stadium, còn sân của Washington Redskins là FedEx Field. Gần đây, Mercedes-Benz đã mua quyền đặt tên của sân Superdome ở New Orleans, sân nhà đội Saints. Tính đến năm 2011, có 22 trong tổng số 32 đội bóng ở giải bóng bầu dục quốc gia có sân mang tên các nhà tài trợ [282].
Việc bán quyền đặt tên giờ đây quen thuộc đến mức chúng ta nhanh chóng quên mất nó trở nên phổ biến như thế nào. Nó nổi lên gần như cùng thời điểm các cầu thủ bắt đầu bán chữ ký. Năm 1988, chỉ có ba sân vận động được bán quyền đặt tên với tổng giá trị khoảng 25 triệu dollar. Đến năm 2004, có 66 thỏa thuận được thực hiện với tổng giá trị 3,6 tỷ dollar. Số thỏa thuận này chiếm hơn một nửa số sân vận động của các đội bóng chày, bóng bầu dục, bóng rổ và khúc côn cầu chuyên nghiệp. Đến năm 2010, hơn 100 công ty đã trả tiền để được quyền đặt tên các sân vận động của các đội bóng lớn ở Mỹ. Năm 2011, công ty MasterCard đã mua quyền đặt tên cho sân bóng rổ của Olympic Bắc Kinh trước đây [283].
Quyền đặt tên sân của các công ty không dừng lại ở chỗ có tấm biển đề tên họ ở cửa vào sân. Họ còn can thiệp vào từ ngữ được sử dụng cho các thông báo về diễn biến trên sân. Khi một ngân hàng mua quyền đặt tên sân của Arizona Diamondbacks thành Bank One Ballpark, họ còn đưa ra thỏa thuận yêu cầu người tường thuật trận đấu trên sân phải gọi mỗi cú ghi điểm của Arizona là một
cú nổ Bank One
. Phần lớn các đội bóng chưa phải đưa tên nhà tài trợ vào điểm của mình. Nhưng một số đội đã bán quyền đặt tên thay đổi người ném bóng. Khi huấn luyện viên đến gần mô đất, chuẩn bị đưa cầu thủ ném bóng mới vào sân, bình luận viên có nghĩa vụ phải nhắc đến diễn biến mới này như sau:
AT&T chuẩn bị khởi động
[284].
Ngay cả một cú trượt về căn cứ nhà cũng là sự kiện cần đưa tên nhà trợ. Công ty bảo hiểm nhân thọ New York Life đã thỏa thuận với mười đội bóng chày thuộc giải MLB để họ được nhắc tên mỗi khi một cầu thủ trượt về căn cứ nhà an toàn. Ví dụ, khi trọng tài công nhận một cầu thủ chạy về chốt an toàn thì biểu tượng của công ty sẽ xuất hiện trên màn hình và bình luận viên sẽ phải nói:
Về chốt an toàn. An toàn và vững chắc. New York Life
. Đây không phải là mẩu quảng cáo xuất hiện giữa các lượt đấu mà là một cách tường thuật trận đấu có tên của nhà tài trợ.
Thông điệp quảng cáo được lồng vào diễn biến trận đấu một cách tự nhiên
– theo lời phó chủ tịch công ty kiêm giám đốc quảng cáo của New York Life.
Một cách tuyệt vời để nhắc người hâm mộ, những người đang hào hứng khi đội nhà của họ về chốt an toàn, rằng họ cũng được an toàn và bảo đảm khi mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất nước Mỹ
[285].
Năm 2011, Hagerstown Suns, một đội bóng chày thuộc giải MiLB đã đưa công nghệ quảng cáo tài trợ đến điểm tận cùng: Họ bán cho một công ty dịch vụ công cộng địa phương quyền đặt tên cho cầu thủ đang đánh bóng. Mỗi lần Bryce Harper – cầu thủ đánh bóng giỏi nhất đội và có triển vọng lên giải MLB – cầm gậy, bình luận viên sẽ tuyên bố:
Và cầu thủ đánh bóng bây giờ là Bryce Harper, do công ty Miss Utility tài trợ, đừng quên gọi số 811 trước khi bạn định đào đất
. Thông điệp quảng cáo không liên quan này có ý gì? Rõ ràng Miss Utility tin rằng đây là một cách tiếp cận với những người hâm mộ bóng chày và làm trong các dự án xây dựng có thể gây ảnh hưởng đến đường nước chôn ngầm trong lòng đất. Giám đốc marketing của họ giải thích:
Nêu thông điệp hướng tới người hâm mộ trước khi Bryce Harper chuẩn bị đánh bóng là một cách tuyệt vời để thu hút họ quan tâm đến tầm quan trọng của việc liên lạc với Miss Utility mỗi khi có dự định đào đất
[286].
Cho đến hiện tại, chưa đội bóng nào ở giải MLB bán quyền đặt tên các cầu thủ. Nhưng năm 2004, MLB đã định bán quảng cáo trên sân. Trong thỏa thuận quảng cáo với hãng Columbia Pictures, các quan chức bóng chày đã đồng ý cho phép đặt ảnh quảng cáo cho bộ phim Người nhện 2
(Spider Man 2) sắp công chiếu ở chốt thứ nhất, thứ hai và thứ ba trên tất cả các sân thi đấu trong ba ngày tháng sáu. Căn cứ nhà của các đội thì không bị quảng cáo. Nhưng xã hội đã lên tiếng phản đối khiến các đội phải hủy bỏ việc quảng cáo phim. Dù một trận đấu có tràn ngập quảng cáo thì căn cứ nhà và các chốt vẫn rất thiêng liêng [287].
∞ ∞ ∞ ∞ ∞
[280] Richard Sandomir,
Ở sân vận động (mang tên bạn), đồng tiền đang lên tiếng
, New York Times,
2004; David Biderman,
Cuộc chơi đặt tên sân vận động
, Wall Street Journal
, 3/2/2010.
[281] Sandomir,
Ở sân vận động (mang tên bạn), đồng tiền đang lên tiếng
; Rick Horrow và Karla Swatek,
Những thỏa thuận về quyền đặt tên sân vận động khôn khéo nhất: Cái tên ẩn chứa điều gì?
Bloomberg Businessweek
, 10/9/2010, http://images.businessweek.com/ss/09/10/1027_quirkiest_stadium_naming_rights_deals/1.htm; Evan Buxbaum,
Đội bóng Mets và tập đoàn Citi: Quyền đặt tên sân trị giá 400 triệu dollar làm một số người thấy phiền lòng
, CNN, 13/4/2009, http://articles.cnn.com/2009-04-13/us/mets.ballpark_1_citi_field_ mets-home-stadium-naming?_s=PM:US.
[282] Chris Woodyard,
Mercedes- Benz mua quyền đặt tên sân Superdome ở New Orleans
, USA Today
, 3/10/2011; Brian Finkel,
Thỏa thuận đặt tên sân MetLife trị giá 400 triệu dollar
, Bloomberg Businessweek, 22/8/2011, http://images.businessweek.com/slideshows/20110822/nfl_stadiums-with-themost-expensive-naming-rights/.
[283] Sandomir,
Ở sân vận động (mang tên bạn), đồng tiền đang lên tiếng,
dẫn lời Dean Bonham, một giám đốc marketing thể thao, về số lượng và giá trị của các hợp đồng đặt tên sân bóng.
[284] Bruce Lowitt,
Một sân vận động với cái tên nào khác?
, St. Petersburg Times
, 31/8/1996; Alan Schwarz,
Ý tưởng và xu hướng: đi, đi, ngáp: tại sao trong bóng chày ghi điểm lại vui
, New York Times
, 10/10/1999.
[285]
New York Life đưa bảy đội bóng lên bảng ghi danh tài trợ MLB cho các cú về căn cứ ‘an toàn’
, Thông cáo báo chí của New York Life, 19/5/2011, www. newyork.com/nyl/v/index.jsp?vgnextoid=c4fbd4d392e10310VgnVCM1000 00ac841cacRCRD.
[286] Scott Boeck,
Cú đánh bóng của Bryce Harper thuộc MiLB được Miss Utility tài trợ
, USA Today
, 16/3/2011; Emma Span,
Kỳ quái
, Baseball Prospectus
, 29/3/2011, www.baseballprospectus.com/article.php?articleid=13372.
[287] Darren Rovell,
Bóng chày thu hẹp việc quảng cáo phim
, ESPN.com, 7/5/2004, http://sports.espn.go.comespn/sportsbusiness/news/story?id=1796765.