Chương 541: Thành phố tương lai cần gánh vác trách nhiệm xã hội
-
Dược Sư Trùng Sinh Năm 1979
- Thủy Trường Đông
- 1217 chữ
- 2022-02-06 07:16:43
Tô Hòa nói với ông cụ Tiêu:
Trong những năm qua thành phố Tương Lai vẫn luôn xây dựng thực thể, cùng hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các ban ngàn8h hành chính của Chính phủ. Bên cạnh đó, thành phố Tương Lai cũng có trách nhiệm cống hiến cho xã hội. Những lời cháu nói lúc trước chỉ là nói đùa3 thôi.
Có điều hiện tại thành phố Tương Lai cần rất nhiều nhân viên nghiên cứu làm công tác nghiên cứu khoa học, vì vậy không thể để họ 9đến các trường đại học cao đẳng giảng dạy. Tuy nhiên, thành phố Tương Lai có thể dựa vào kỹ thuật máy tính và kỹ thuật Internet để mở các lớp học 6online, giúp các trường đại học cao đẳng trên toàn quốc được hưởng tài nguyên giảng dạy chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và tiế5n độ tri thức cộng đồng.
Đương nhiên chúng cháu cũng hoan nghênh giảng viên của các trường đại học cao đẳng khác đăng tải video dạy học của mình trong lớp học online để học hỏi lẫn nhau cùng tiến bộ, cố gắng phấn đấu vì sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà.
Nếu khắp nơi trên toàn quốc đều căn cứ vào điểm số một cách cứng nhắc thì dễ dẫn đến tình trạng một số học sinh có điều kiện học tập kém hơn nhưng có năng khiếu tốt hơn trở thành viên ngọc sáng bị phủ bụi.
Yếu tố ảnh hưởng đến thành tựu cả đời của một người không chỉ có sự nỗ lực mà còn có tài năng nữa, chẳng qua là đại đa số người chưa cố gắng hết sức, còn chưa đứng trên sân khấu thi đấu tài năng đã vội vã cúi chào cảm ơn cuộc đời.
Hầu hết mọi người có thể sống rất tốt dựa vào sự cố gắng. Ví dụ kỳ thi đại học quốc gia, chỉ cần cố gắng thì không khó để đỗ vào một trường cao đẳng nào đó, nếu có năng khiếu thì thi đỗ đại học chính quy hay thậm chí là trường đại học nổi tiếng... không phải vấn đề gì to tát.
Trên gương mặt ông cụ Tiêu không còn vẻ nghi ngờ nữa:
Nếu Giáo sư Tô đã quyết định thì ta không hỏi thêm nữa. Thành phố Tương Lai làm việc, chúng ta rất yên tâm. Có điều ta vẫn muốn mượn gió đông, mở rộng lớp học online mà cháu vừa nói đến các vùng sâu vùng xa, cháu xem như thế có được không?
Có gì mà không được?
Tô Hòa hỏi ngược lại.
Nước Z luôn có chính sách cộng điểm cho các dân tộc thiểu số không phải vì một số nguyên nhân người ta suy đoán bậy bạ mà bởi vì học sinh ở những nơi khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau được hưởng tài nguyên giáo dục không giống nhau.
Vẫn lấy ví dụ về kỳ thi đại học quốc gia, nếu cả nước lấy điểm chuẩn chung thì thoạt nhìn có vẻ công bằng đấy, nhưng lại tạo áp lực lớn cho những em vừa thông minh vừa cố gắng nhưng không thể thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn bởi vì điểm xuất phát quá kém, các em ấy muốn phá vỡ tầng lớp cố hữu sẽ khó khăn hơn nhiều.
Đương nhiên chính sách cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng không chỉ vì tài nguyên giáo dục không đồng đều mà còn vì phân chia theo tỉnh. Ai ai cũng muốn sống ở nơi phồn vinh nhưng các tỉnh nghèo nàn lạc hậu cũng cần phát triển, cần phải ưu tiên cho các em học sinh của các tỉnh này một số chính sách ưu đãi và bồi dưỡng các em ấy để họ đứng càng cao nhìn càng xa, để họ có năng lực hơn, có khả năng xây dựng quê hương hơn nữa. Như vậy mới có thể tránh được vòng tuần hoàn ác tính
ai giàu càng giàu, ai nghèo càng nghèo
.
Mặc dù không phải ai cũng muốn trở về xây dựng quê hương nhưng ít ra những đứa trẻ vùng quê nghèo sẽ suy nghĩ về vấn đề này, còn những đứa trẻ đến từ nơi giàu có đông đúc thì hoàn toàn không nghĩ đến, cho dù họ có lòng tốt cân nhắc tới việc này cũng sẽ bị gia đình can ngăn.
Nếu so sánh giữa thủ đô và tỉnh X, rõ ràng trình độ giáo dục của thủ đô tốt hơn tỉnh X nhiều lần. Do đó, trong các kỳ thi chung quốc gia, điểm chuẩn của thủ đô luôn cao hơn tỉnh X một chút.
Không phải Chính phủ nước Z thiên vị tỉnh X mà là so với thành tích thì trong yêu cầu tuyển sinh đại học cao đẳng còn một điều vô cùng quan trọng, đó là năng khiếu.
Những học sinh có năng khiếu tương đương nhưng lại học ở những nơi có tài nguyên giáo dục chênh lệch quá nhiều thì kết quả thi cũng khác nhau một trời một vực.
Số liệu nghiên cứu cho thấy, so với sinh viên của các trường đại học bình thường hoặc sinh viên cao đẳng thì sinh viên của các trường đại học nổi tiếng có xu hướng ở lại trường làm công tác nghiên cứu, cống hiến hết mình để khám phá thế giới vô hạn chưa được biết đến nhiều hơn. Không thể nghi ngờ điều này cần năng khiếu.
Cái mà người ta cho rằng không công bằng chẳng qua là sự không công bằng do họ tự cho là thế mà thôi.
Đứng trên bậc thang cao hơn thì phải bái lạy tháp Phật cao hơn chứ không phải ra oai với những người có điểm xuất phát thấp hơn mình không biết bao nhiêu lần.
Thành phố Tương Lai dốc sức mở lớp học online với mục đích cố gắng hết mình san bằng điểm xuất phát của mọi đứa trẻ, ra sức giúp các em đứng trên cùng một vạch xuất phát. Đương nhiên, muốn đạt được mục tiêu này cần có sự chung tay góp sức của nhiều thế hệ.
Mặc dù các em được nghe chương trình học giống nhau và làm cùng một đề thi, nhưng hoàn cảnh xã hội khác nhau, mức độ coi trọng giáo dục của từng gia đình khác nhau... vô vàn nhân tố và hoàn cảnh đang kìm hãm vạch xuất phát của các em, cho dù Tô Hòa muốn công bằng cũng lực bất tòng tâm.
Ông cụ Tiêu muốn lợi dụng lớp học online để cố gắng giảm thiểu khoảng cách tại vạch xuất phát, đương nhiên Tô Hòa không phản đối. Có điều thành phố Tương Lai không có tài nguyên giáo dục cấp bậc tiểu học và trung học, chỉ có thể cung cấp nền tảng lớp học online thôi, còn vấn đề tìm giáo viên giảng dạy thì vẫn cần Bộ giáo dục suy xét.
…
Thành phố Tương Lai như một mồi lửa đón gió xuân, lập tức cháy bùng lên lan khắp đồng cỏ.
Nhấn Open Chap để đọc truyện. Nếu không thấy nội dung tải lại trang và nhấn lại.