VARANASI


Số từ: 3113
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
- 12 -

Chỉ có cảnh và mùi của Varanasi đón tôi ở ga. Tôi không nói với ai về sự trở về của mình, không muốn bố phí tiền đi tuk tuk máy đến ga. Ông đã nói với tôi là tổng cộng nợ lãi của chúng tôi đã lên đến hơn một trăm năm mươi ngàn. Chủ nợ cho vay nặng lãi vẫn tiếp tục tính lãi ba phần trăm một tháng.

Con vào được đại học thì Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ sẽ cho chúng ta vay với lãi suất thấp hơn.
Bố từng bảo tôi thế.
Thậm chí những con phố bẩn thỉu, đông đúc của Gadholia với tôi cũng thật đẹp. Chẳng nơi nào như quê nhà. Và trên cả mọi thứ, tôi muốn gặp Aarti. Từng xăng ti mét của Varanasi đều nhắc tôi nhớ đến nàng. Người ta đến thành phố của tôi để cảm nhận sự hiện diện của Chúa trời, nhưng tôi có thể cảm nhận được sự hiện diện của nàng ở khắp nơi. Tuy vậy, tôi vẫn phải về nhà với bố trước.
Tôi bấm chuông cửa.

Gopal!
bố thốt lên, ôm lấy tôi bằng đôi cánh tay gầy guộc.

Con nhớ Varanasi, bố à. Con nhớ nhà. Con nhớ bố.

Ngôi nhà có vẻ lộn xộn hơn trước đây. Tôi cho là bố chỉ quét dọn được đến mức ấy thôi. Tôi cầm cái chổi lên để quét nhà.

Thôi con, cả năm trời con mới về. Con đang làm gì thế?
bố tước lấy cái chổi từ tay tôi.
Chúng tôi ăn món xúp đậu lỏng màu vàng vàng và bánh mì dẹt khô khốc vào bữa trưa. Đồ ăn ở nhà thật ngon. Đã lâu bố không nói chuyện với ai, nên ông nói cả lúc mồm đang đầy.

Vụ kiện không đi đến đâu cả. Ghanshyam còn không đến cả phiên xử. Bố nghĩ ông ta đoán bố sắp chết tới nơi rồi. Đằng nào thì sau đó sự việc cũng sẽ dễ giải quyết hơn,
ông nói.

Bố nói chuyện gì vậy?


Ông ta đúng đấy. Phổi bố còn chịu được bao lâu nữa chứ?
ông vẫn ho trong lúc nói câu này.

Sẽ không có chuyện gì xảy ra với bố đâu. Để con nói chuyện với luật sư.


Chẳng có ích lợi gì đâu. Bố không có tiền trả luật sư. Ông ta đã chẳng còn nghe điện thoại của bố nữa rồi. Quên những chuyện ấy đi. Khi nào con có kết quả thi?


Một tháng nữa ạ,
tôi lơ đãng nói trong lúc cố quyết xem sẽ gọi cho Aarti trước hay rửa tay trước.
Tôi quay số của nàng bằng những ngón tay dính đầy canh đậu.

Tôi nghe,
nàng thưa máy.

Đi bơi thuyền chiều này chứ, thưa quý cô?


Gopal! Anh về rồi à? Anh về nhà lúc nào?


Được một tiếng rồi. Bọn mình gặp nhau lúc nào đây?
tôi hỏi nàng.
Chiều nay ngoài bậc nước nhé?


Ừ, tất nhiên rồi. Không, đợi đã. Em phải đến trường Raghav. Anh đi cùng với em nhé.


Không đâu, cảm ơn.


Sao không? Anh ấy cũng là bạn anh mà?


Anh muốn nói chuyện với em trước.


Bọn mình sẽ nói chuyện trên đường đi. Em sẽ cho xe của bố đến đón anh. Đi nhé, được không?

Tôi không có nhiều lựa chọn. Tôi không muốn phải đợi một ngày nữa để được gặp nàng.

Raghav sẽ không phản đối chứ?


Anh ấy sẽ cảm động lắm. Là sự kiện lớn của anh ấy mà.


Sự kiện?


Em sẽ kể anh nghe khi mình gặp nhau. Trời ạ, gần một năm rồi đấy, phải không?


Ba trăm linh năm ngày,
tôi nói.

Có người đã thành đầu to mắt cận trở về kìa. Hẹn gặp anh sau.

Ngồi trên chiếc Ambassador công vụ màu trắng có đèn nháy đỏ trên nóc khiến ta cảm nhận được mùi quyền lực. Xe cộ nhường đường, cảnh sát chào chẳng vì nguyên cớ gì và bạn bắt đầu tự hỏi liệu mình có nên đi làm cho chính phủ hay không.
Chiếc xe đưa tôi đến nhà riêng của Chánh án. Nằm trong khu Cantonment, khu đất hai mẫu Anh có một con đường vào quanh co.

Nói với cô Aarti là tôi đợi trong xe,
tôi nói với người lái xe.
Tôi không muốn nói chuyện Kota và kết quả sắp tới của kỳ thi tuyển với cha mẹ nàng.
Bộ salwar-kameez hồng của nàng xuất hiện từ đằng xa. Khi nàng lại gần, tôi nhìn mặt nàng - không trang điểm, chỉ thoa chút son bóng. Tôi chưa thấy gì đẹp hơn thế trong suốt ba trăm linh năm ngày qua. Tôi cố kiểm soát sự phấn khích của mình khi nàng mở cửa.

Chào Aarti,
tôi nói.

Làm gì mà long trọng thế? Lại đây nào,
Aarti nói và ôm tôi. Khăn áo đính trang sức của nàng chạm vào ngực tôi, trong khi mùi hương của nàng phả lên đầu tôi.
Trường của Raghav,
nàng nói với người lái xe và anh ta hiểu ngay.

Rồi, cuộc sống thế nào? Anh có vui khi trở về không?
nàng hỏi.

Là ngày hạnh phúc nhất của anh. Anh hy vọng anh sẽ không bao giờ phải rời Varanasi nữa.


Trừ phi đi học IIT chứ,
nàng nói và nháy mắt với tôi.
Tôi không thể trả lời.

Sao vậy? Anh sẽ đi học IIT, phải không?

Tôi bình tĩnh lại.
Không phải là chuyện trong tay anh. Mà thôi, sự kiện của Raghav là gì vậy?


Anh ấy mới cải tổ lại tạp chí của trường. Hôm nay là ngày ra mắt số đầu tiên.


Cậu ấy có học hành gì cho cái bằng kỹ sư không vậy? Anh chỉ toàn nghe chuyện cái tạp chí của cậu ấy thôi.

Aarti cười. Trời ạ, tôi nhớ tiếng cười ấy làm sao. Tôi muốn ghi nó lại mà nghe đi nghe lại.

Có chứ,
Aarti nói và lại cười tươi.
Dù em cũng gọi anh ấy là kỹ sư rởm.


Kỳ thực tập của cậu ấy thế nào?


Không tệ. Mặc dù họ không cho anh ấy viết nhiều. Họ thấy bài của anh ấy...
nàng tìm từ thích hợp,
quá cực đoan và khác biệt.

Chúng tôi chạy xe vào khuôn viên trải dài của BHU. Những thảm cỏ được cắt xén và các tòa nhà được chăm sóc tốt làm cho nó trông như ở một đất nước khác so với phần còn lại của Varanasi.

Hội trường G-14,
Aarti ra lệnh cho người lái xe.
Chúng tôi bước vào một hội trường năm trăm chỗ chật kín người. Một tấm biểu ngữ lớn in ảnh tờ bìa tạp chí mới treo ngang sân khấu.
Raghav đã thay đổi mọi thứ: khuôn dạng, hình thức, nội dung và cả tên tạp chí. Tờ bìa có hàng chữ BHUkamp
, hay động đất. Tôi nhận thấy cách chơi chữ thông minh tên viết tắt của trường. Khẩu hiệu của tờ tạp chí là:
Hãy rung chuyển thế giới.

(BHUkamp trong tiếng Hindu nghĩa là động đất. Ở đây chơi chữ BHU là tên viết tắc của trường đại học Banaras Hindu)
Aarti và tôi ngồi ở hàng ghế thứ hai. Ánh sáng mờ dần và âm nhạc tràn khắp hội trường. Đám đông rộ lên trong sự trông đợi.

Raghav ở sau sân khấu,
Aarti nói với tôi.
Quá nhiều thứ phải lo liệu. Anh ấy sẽ gặp bọn mình sau.

Một nhóm khoảng mười sinh viên lên sân khấu. Họ mặc những bộ quần áo đen từ đầu đến chân bó sát người in hình bộ xương. Đèn cực tím bật lên và những bộ xương tỏa sáng.
Bài
Người đàn ông trong gương
của Michael Jackson tràn ngập hội trường.
Tôi sẽ tạo ra sự thay đổi

Một lần trong đời mình

Đám đông gào lên vì phấn khích khi những bộ xương biểu diễn một điệu nhảy nhào lộn. Bài hát tiếp tục.
Nếu anh muốn làm cho thế giới tốt đẹp hơn

Hãy nhìn lại chính mình và thay đổi


Đây là buổi ra mắt tạp chí hay biểu diễn nhảy nhót vậy?
tôi cười thầm.

Đầu tiên mua vui cho khán giả đã, thu hút sự chú ý của họ rồi sau đó muốn nói gì thì nói,
Aarti giải thích.

Hả?
tôi nhìn nàng. Khuôn mặt nàng tắm trong ánh đèn cực tím.
Tôi nhún vai. Tôi quay xung quanh nhìn đám đông. Tôi tự hỏi không biết bao nhiêu người trong số họ đã từng ở Kota. Về mặt thống kê, một phần ba trong số họ đến từ thành phố mà tôi vừa bỏ lại sau lưng.
Tôi không thể không nghĩ: Trong tất cả những chỗ ngồi này trong hội trường, lẽ nào tôi không thể có được một chỗ?
Những bộ xương đã hoàn thành tiết mục của mình. Đám đông vỗ tay. Một người đàn ông mặc bộ vest đen bước lên sân khấu.
Xin chào BHU,
giọng nói quen thuộc của cậu ta vang khắp hội trường.

Là Raghav,
tôi nói, ngạc nhiên vì sự thay đổi. Tôi chưa bao giờ thấy cậu ta mặc vest. Cậu ta trông như một ngôi sao nhạc rock vậy. Cơ thể cậu ta gọn gàng như thế có nghĩa là cậu ta đã tận dụng tốt cơ sở vật chất thể thao của trường. So với cậu ta, tôi thấy mình béo và già sau một năm ở Kota.
Raghav bắt đầu bài phát biểu của mình.

Đây không phải là một trường tầm thường. Các bạn không phải là những sinh viên tầm thường. Chúng ta không thể có một tạp chí tầm thường được. Thưa các quý bà và quý ông, tôi xin giới thiệu với các vị BHUkamp
!

Đèn sân khấu chiếu lên tờ bìa tạp chí. Đám đông hò reo. Aarti vỗ tay ầm ĩ, mắt nàng nhìn không chớp lên sân khấu.

Thế giới đã thay đổi. Trường ta, thành phố của chúng ta, đất nước của chúng ta cũng cần phải thay đổi,
Raghav tiếp tục.
Ai sẽ là người thay đổi họ? Chúng ta. Sự thay đổi bắt đầu ngay từ đây. Chúng ta sẽ rung chuyển thế giới.

Đám đông lại reo hò, vì sự nhiệt tình sôi nổi trong giọng nói của Raghav hơn là những gì cậu ta nói.
Nhóm sinh viên biên tập của Raghav bắt đầu tụng trên sân khấu
BHUkamp
, BHUkamp

. Đám đông tụng theo.

Chúng tôi sẽ in những thứ không ai dám in. Những vấn đề ảnh hưởng đến chúng ta. Không nhảm nhí,
Raghav nói tiếp.
Nhóm biên tập xuống sân khấu và bắt đầu phân phát tạp chí.
Raghav tiếp tục bài diễn văn.
Bài trang bìa đầu tiên của chúng tôi là về tình trạng bếp ăn ở ký túc xá của chúng ta. Nhóm bí mật của chúng tôi đã thâm nhập và chụp ảnh. Hãy xem thức ăn của chúng ta được nấu thế nào.

Tôi lật vài trang tờ BHUkamp
. Có ảnh những con gián trên sàn bếp, ruồi liên hoan trên món kẹo ngọt và những người phụ bếp bẩn thỉu nhồi bột bằng chân. Một làn sóng kinh tởm tập thể lan qua đám đông.

Eoo,
Aarti thốt lên khi nhìn những bức ảnh.
Em sẽ không bao giờ ăn ở BHU nữa.


BHUkamp
sẽ làm cho trường của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Những tấm ảnh này vừa được gửi cho giám đốc,
Raghav nói.
Nhưng đừng nghĩ rằng BHUkamp
chỉ có những thứ nghiêm túc. Chúng tôi có hàng lô chuyện cười, chuyện kể và thơ văn. Chúng tôi còn có những bí kíp cho mọi thứ, từ hẹn hò đến viết lý lịch. Chúc các bạn đọc vui vẻ. BHU muôn năm!

Tiếng vỗ tay của đám đông kéo dài cả phút sau khi cậu ta rời sân khấu.
Raghav đẩy cái đĩa inox đựng hai miếng bánh mì về phía Aarti.
Bánh nướng bơ. Sạch đấy, anh đảm bảo,
cậu ta nói với nàng.
Sau sự kiện ra mắt, chúng tôi đến căng tin của trường. Aarti thận trọng cầm cái bánh kẹp.

Căng tin thì ổn. Chỉ có bếp ở ký túc xá là có vấn đề thôi,
Raghav nói.
Họ sẽ dọn dẹp nó sau số này. Ăn đi, Gopal.

Tôi gọi bánh nướng bình thường. Tôi gặm cái bánh. Raghav nhặt bánh của Aarti lên và bón cho nàng. Nàng cười. Tôi như bị lửa đốt.

Cậu nghĩ thế nào về Kota?
Raghav hỏi tôi.
Bọn tớ có rất nhiều người từ đấy đến.


Nếu tớ vào được một đại học tốt thì Kota tuyệt vời. Nếu không thì đấy là nơi tệ hại nhất trên thế giới.


Cậu sẽ ổn thôi. Năm ngoái cậu cũng gần đỗ rồi còn gì,
Raghav xé chiếc bánh masala dosa bằng tay phải. Tay trái cậu ta cầm tờ BHUkamp
.
( Masala dosa: một loại bánh ở Ấn Độ, như bánh xèo)

Cậu thay đổi đấy, Raghav ạ,
tôi nói.

Như thế nào?
cậu ta ngẩng lên.

Tờ tạp chí này và những thứ khác. Tại sao?


Tại sao à? Tại vì tớ thích, đó là lý do tại sao,
cậu ta trả lời.
Aarti không nói gì. Nàng chỉ nhìn chúng tôi nói chuyện. Tôi tự hỏi không biết điều gì đã xảy ra trong đầu nàng. Nàng có so sánh chúng tôi không? Phải rồi, tôi làm sao sánh được với Raghav. Trừ tình yêu của tôi với nàng. Không người đàn ông nào có thể yêu nàng như tôi.


Người ta không vào đại học kỹ thuật chuyên nghiệp để làm báo. Ở đây người ta làm việc cật lực để kiếm được một công việc tốt,
tôi nói.

Thật là một quan điểm thiển cận. Thế còn những thứ quanh ta thì sao? Thức ăn được nấu trong môi trường mất vệ sinh. Phòng thí nghiệm với những thiết bị lạc hậu. Nhìn thành phố của chúng ta xem. Vì sao Varanasi lại bẩn thỉu như vậy? Ai sẽ là người làm trong sạch những con sông của chúng ta?
Đôi mắt đen của Raghav như cháy rực lên.

Không phải chúng ta,
tôi đáp trả.
Sống cuộc đời của chính chúng ta đã đủ khó nhọc rồi.

Raghav nhặt cái thìa và chĩa nó vào tôi.
Thái độ này
cậu ta nói,
chính là thứ mà tớ ở đây để thay đổi.


Ồ, quên đi,
tôi nói.
Không ai có thể thay đổi được gì đâu. Nhân viên ký túc xá sẽ không bao giờ nấu ăn như mẹ cậu. Và Varanasi đã là bãi rác của thế giới hàng ngàn năm nay rồi. Mọi người đến đây để rũ bỏ tội lỗi của họ. Làm quái gì có ai thèm quan tâm đến cư dân chúng ta, những người phải xử lý tất cả những thứ rác rưởi mà họ bỏ lại.


Này các anh, đừng có nghiêm trọng thế được không? Em chán quá rồi,
Aarti nói.

Anh chỉ...
tôi nói.

Anh ấy không nghe đâu. Anh ấy là Ngài Cứng đầu,
Aarti nói và véo mũi Raghav. Một cơn run rẩy chạy qua người tôi.
Raghav chìa tay ra và Aarti nắm lấy. Nàng đứng dậy và tới ngồi lên lòng cậu ta.
Raghav bắt đầu tỏ ra bối rối khi mọi người quay lại nhìn chúng tôi. Đại học kỹ thuật không thích chứng kiến việc thể hiện tình cảm nơi công cộng. Những người đang yêu đôi khi không nhận ra họ trông ngu ngốc như thế nào với thế giới bên ngoài.

Thôi đi, Aarti,
Raghav nói, đẩy nàng ra khỏi lòng cậu ta.
Em làm gì thế?

Nàng bĩu môi quay lại chỗ mình.
Ngài Tổng Biên Tập, đừng có mà xóa em ra khỏi đời ngài đấy nhé, được chứ?

Tôi thấy mình như một kẻ tọc mạch ngồi đó. Tôi không muốn gặp Aarti như thế này. Tôi muốn bỏ chạy.
Mình đi được chưa?
tôi hỏi Aarti.

Tất nhiên rồi, em phải về nhà trước mười giờ.

Chúng tôi ăn nốt và Raghav thanh toán.

Bố cậu thế nào?
Raghav hỏi tôi.

Ốm,
tôi nói.
Tệ hơn từ lúc tớ đi. Tớ ngờ là ông đang giấu chuyện gì đó.


Chuyện gì?
Aarti hỏi.

Ông cần phẫu thuật, nhưng lại không thú nhận chuyện đó. Ông đang cố tránh tiêu pha thêm.


Thật nực cười,
Raghav nói.

Phải, nhà tớ đã được đề nghị bán mảnh đất đang tranh chấp nhiều năm trước. Kể cả bán với giá vứt đi thì cũng đủ cho bố con tớ trang trải.


Đấy là đất của cậu. Sao cậu lại phải bán rẻ chứ?


Bố tớ sẽ rất vui nếu nghe những lời cậu nói,
tôi đáp.
Người lái xe nổ máy khi nhìn thấy chúng tôi lại gần. Đèn pha chiếu sáng bãi đỗ xe.

Vào xe đi Gopal. Em sẽ quay lại ngay.
Aarti nói.
Tôi đợi trong xe. Dù đã thề sẽ không nhìn, nhưng tôi vẫn không thể kiềm chế mà nhìn trộm. Qua lớp kính dán tôi nhìn thấy họ đi ra sau một cái cây. Họ ôm nhau. Raghav cúi đầu đưa mặt mình vào sát mặt nàng. Tôi nghĩ là tôi sẽ mửa mất.
Nàng quay lại sau năm phút.
Em có lâu quá không?
nàng vui vẻ hỏi.
Tôi im lặng. Tôi tránh mắt nàng. Nàng ra hiệu cho lái xe đi.

Tối nay vui nhỉ?
Aarti hỏi.
Tôi gật đầu.

Khuôn viên trường này đẹp nhỉ?
nàng hỏi khi chúng tôi đi qua cổng BHU.
Chúng tôi ngồi trong yên lặng. Dàn âm thanh trên xe đang chơi nhạc. Một bài hát của Kailash Kher về một con chim gãy cánh không bao giờ còn bay được nữa. Bài hát nói về những giấc mơ tan vỡ nhưng vẫn khuyên người nghe mỉm cười vì Chúa.
Tôi liếc nhìn mặt nàng vài lần. Lớp son môi của nàng đã biến mất. Dù đã nỗ lực không nghĩ đến, tôi vẫn không thể không hình dung ra họ trong những tình huống thân mật hơn.

Anh ổn chứ?
Aarti hỏi.

Hả? Ừ, mà sao cơ?
tôi trả lời.

Sao anh im lặng thế?


Anh đang nghĩ đến bố.

Nàng gật đầu thông cảm. Nhưng nàng không bao giờ có thể hiểu được rằng những kẻ thất bại, dù có thể không có cái đầu nhưng họ vẫn còn một trái tim.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.