- 27 -


Số từ: 3033
Dịch giả: Phạm Hồng Anh
C.ty Nhã Nam phát hành
Nhà xuất bản Văn học
✯✯✯
Số hóa và soát lỗi: VCTVEGROUP
tve-4u.org
Ngay cả lúc bố qua đời tôi cũng không mất ngủ nhiều như thế. Nhưng cuộc trốn chạy của Aarti khỏi Assi đã làm tôi chằm chằm nhìn lên trần văn phòng vào lúc bốn giờ sáng hai đêm liền sau cái hôm chèo thuyền. Tôi đã quá lo lắng để có thể gọi hay nhắn tin cho nàng, mặc dù tôi không thể nghĩ được bất cứ điều gì khác ngoài nàng. Khuôn mặt nàng, đôi mắt ướt nước của nàng và đôi môi nàng trên môi tôi... Tôi không thể tập trung được vào phương án xây dựng phòng tắm cho ngôi nhà đang xây của tôi. Tôi ngồi trong các cuộc họp giáo viên như một cái xác sống, mắt không rời điện thoại.

Cậu chờ điện thoại à?
trưởng khoa Shrivastava nói.
Tôi lắc đầu, rồi lại nhìn điện thoại lần nữa. Làm thế nào mà trời lại cho con gái nhiều quyền lực đến vậy? Làm thế nào mà họ có thể biến những người đàn ông bận bịu, có ích, đầy tham vọng thành một đống vô dụng héo hắt vậy chứ?


Vậy anh đồng ý cho chúng tôi tiến hành kiểm tra giữa kỳ vào tuần tới chứ?
Anmol, giáo sư kỹ thuật dân dụng hỏi.

Vâng,
tôi gắng gượng trả lời trong lúc tự hỏi tôi sẽ phải làm gì nếu nàng không bao giờ
gọi điện nữa.
Vào đêm không ngủ thứ ba của tôi thì điện thoại bíp
lúc hai giờ sáng.
Một tin nhắn của nàng: Đừng nhắn tin hay gọi điện gì cho em.

Cái gì khiến nàng gửi tin nhắn ấy? Tôi đã không hề gọi cũng chẳng hề nhắn tin.
Tôi đang ngồi ôm điện thoại thì nó lại bíp
lần nữa.
Đừng bao giờ,
tin nhắn tiếp theo của nàng nói.
Nàng không ngủ và đang nghĩ đến tôi
- não bộ lạc quan, phi lý trí của tôi bắt đầu hành động. Sao nàng lại gửi những tin nhắn này? Chúng có ý nghĩa gì trong ngôn ngữ con gái? Con gái thường nói ngược lại những điều họ muốn nói, vậy điều đó có phải là - gọi cho em?

Okay,
tôi trả lời. Tôi đợi một tiếng đồng hồ nhưng chẳng có hồi âm.
Sau đó tôi chìm vào giấc mơ về những buổi chèo thuyền.
Một tờ giấy cỡ A3 màu hồng nhạt rơi ra từ tờ báo buổi sáng. Tôi nghĩ đó là một tờ rơi quảng cáo cho một hãng du lịch hay lớp luyện thi nào đó. Tuy nhiên nó lại có tiêu đề lớn như một tờ báo. À há, tôi cười khẩy, nỗ lực thay đổi thế giới của Raghav đây.

Cách mạng 2020
, dòng chữ đậm to tướng viết. Dưới đó là thư của tổng biên tập với tiêu đề
Bởi vì thế là đủ
. Tôi đọc tiếp.
Bạn nói gì về một xã hội mà những người lãnh đạo cao nhất của nó lại là những kẻ lừa đảo ghê gớm nhất? Bạn làm gì trong một hệ thống mà hầu hết những kẻ có quyền lực đều tham nhũng? Ấn Độ đã chịu đựng đủ rồi. Từ thuở ta còn thơ họ nói với ta rằng Ấn Độ là một đất nước nghèo khó. Vì sao? Có những quốc gia trên thế giới mà thu nhập bình quân của một người dân gấp năm mươi lần so với một người Ấn Độ. Năm mươi lần? Người dân của họ thực sự có năng lực gấp chúng ta năm mươi lần hay không? Có phải người nông dân Ấn Độ không làm việc chăm chỉ? Có phải sinh viên Ấn Độ không chịu học hành? Chúng ta không muốn làm việc tốt hay sao? Vì sao, vì sao chúng ta lại rơi vào phận nghèo khó?



Tôi cười vào cơn nói sảng của Raghav. Tôi nhấp một hớp chè sáng và đọc tiếp.
Chuyện này cần phải dừng lại. Chúng ta cần thanh lọc hệ thống. Che Guevara, nhà cách mạng vĩ đại, đã từng nói:
Quyền lực không phải là quả táo từ trên cây rơi xuống lòng ta. Quyền lực phải được giành lấy từ tay những người đang giữ nó.
Chúng ta phải bắt đầu một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng tái thiết hệ thống mục nát của chúng ta. Một hệ thống đưa quyền lực vào tay nhân dân và đối xử với các chính trị gia như những người lao động, chứ không phải như những ông vua.

Tất nhiên chuyện này sẽ không thể xảy ra trong một đêm. Nó cũng sẽ không xảy ra cho tới khi những đau khổ thực sự bắt đầu. Khi dân số Ấn Độ tăng lên, chúng ta sẽ cần đến nhiều trường đại học cao đẳng và việc làm tốt hơn nữa. Sớm thôi, những thứ này sẽ trở nên thiếu hụt. Người dân sẽ nhận ra ai là kẻ đang lừa đảo họ. Có thể sẽ mất mười năm. Tôi gọi đó là
Cách mạng 2020
, năm chuyện đó sẽ xảy ra, một phong trào cuối cùng sẽ rũ sạch Ấn Độ khỏi bùn nhơ. Lúc đó Internet sẽ kết nối tất cả các trường đại học trong nước. Lúc đó chúng ta sẽ đình công, đóng cửa mọi thứ, cho tới khi mọi thứ được sửa đổi. Lúc đó những người trẻ sẽ rời lớp học, văn phòng và bước ra đường phố. Lúc đó người Ấn Độ sẽ có công lý và tội phạm sẽ bị trừng phạt.
Và điều đó sẽ bắt đầu tại Varanasi. Vì thế chúng tôi đem tới cho bạn
Cách mạng 2020
.
Kính thư,
Raghav Kashyap, Biên tập viên.

Tôi cười khi nhìn thấy một tấm bản đồ Ấn Độ vẽ nguệch ngoạc phía dưới bài báo. Có một cái chấm ở Varanasi, và những mũi tên nối nó với những thành phố khác. Tấm bản đồ có gắn tiêu đề
Kế hoạch tiềm năng của Cách mạng 2020

. Ở những thành phố khác, nó liệt kê những trường đại học lớn có thể sẽ lãnh đạo cách mạng ở đó.
Kế toán của tôi vào phòng trình tôi ký kết toán tài chính cuối tháng. Vẻ mặt ngạc nhiên của tôi làm anh ta thấy khó hiểu.

Có chuyện gì thế thưa ngài? Ngài đang đọc truyện cười ạ?
anh ta hỏi tôi.
Tôi gật đầu.
Trang báo đầu cũng có một bài điều tra về những cơ sở hỏa táng ở Varanasi bán gỗ thường như gỗ đàn hương sau khi đã phun mùi nhân tạo.
Kế toán của tôi nhìn thấy tờ giấy hồng.

Quảng cáo phải không ạ? Hay tranh dán tường?


Tôi chịu,
tôi nói.
Tôi lật mặt kia tờ Cách mạng 2020
và bật cười. Trái với những lời khoa trương ở mặt tiền, trên trang cuối lại là mục mai mối. Tôi đọc to một mẩu quảng cáo.

Cần một trinh nữ đẹp/có giáo dục/trung thực/giản dị cho kỹ sư Kayasth Brahmin, hai mươi nhăm tuổi đang có một công việc ổn định ở cơ quan nhà nước. Cô gái phải chấp thuận ở cùng nhà chồng và tôn trọng các giá trị truyền thống.


Tôi đưa tờ báo của Raghav cho kế toán.

Đang tìm cô nào à, thưa ngài?
anh ta hỏi.
Cảm giác của tôi thế nào thì trông tôi thế ấy - khó chịu.

Xin lỗi ngài,
anh ta nói.
Thưa ngài, chúng ta lại có thêm đơn đăng ký nhập học,
anh ta tìm cách đổi chủ đề.

Ta hết chỗ rồi,
tôi nói,
anh biết mà. Chúng ta đã tuyển đủ chỉ tiêu rồi.


Thưa ngài, nếu như Ủy ban Toàn Ấn có thể điều chỉnh thì sao.

Tôi thở dài.
Thêm bao nhiêu nữa?


Năm, mười...
anh ta nói.
Nhiều nhất là hai mươi.


Nhận họ đi,
tôi nói.
Tôi sẽ xử lý Ủy ban Toàn Ấn khi đến lúc.


Vâng thưa ngài,
anh ta nói và rời khỏi văn phòng.
Tôi nhặt tờ giấy hồng lên, xé rách nó, gom đống vụn lại và vứt vào trong thùng rác.
Mỗi thứ Sáu tôi đều đi một vòng các lớp học. Tôi không cạo râu ba ngày để trông đủ già dặn như một giám đốc. Tôi vào một lớp học đang có giờ toán.
Giáo sư ngừng giảng bài khi nhìn thấy tôi. Cả lớp bốn mươi sinh viên đứng lên. Cảm giác thật tuyệt. Tôi có thể vào bất cứ lớp học nào trong tám lớp và mọi thứ sẽ diễn ra y như thế. Tiền, địa vị và quyền lực - cho dù người ta có nói chúng xấu xa thế nào đi chăng nữa - cũng làm cho ta được tôn trọng trong cuộc sống. Vài năm trước tôi vẫn còn đang van lạy ở hội chợ giáo dục để được vào học. Ngày hôm nay, hàng trăm sinh viên đứng lên chào khi tôi vào lớp.

Xin chào ngài Giám đốc,
vị giáo sư nói.
Tôi gật đầu đáp lời. Một cậu bé mặc chiếc áo phông xộc xệch ngồi ở hàng đầu chớp mắt lia lịa khi tôi hỏi chuyện.
Em tên gì?


Manoj, thưa thầy,
cậu ta nói.

Em quê ở đâu?
tôi hỏi.

Sarnath ạ.


Bố mẹ làm việc ở đó à?


Nhà em có đất, thưa thầy. Cha em là nông dân.

Tôi lập tức mềm lòng.
Em không muốn thành nông dân à?

Cậu ta không trả lời, sợ rằng qua đó mình có thể bị đánh giá. Tôi hiểu.

Có vấn đề gì ở trường này không?
tôi hỏi.

Không thưa thầy,
cậu ta bối rối trả lời.

Đừng ngần ngại, cứ nói tôi nghe,
tôi khích lệ.

Nhiều tiếng Anh quá ạ, thưa thầy,
cậu ta nói.
Em không hiểu lắm.


Học đi. Nếu không học thế giới sẽ không cho em sống đâu. Hiểu chứ?

Cậu ta gật đầu.
Tôi quay sang vị giáo sư.
Xin lỗi đã làm phiền ông,
tôi nói.
Giáo sư mỉm cười. Ông ta nhắc tôi nhớ tới thầy Ròng rọc ở Kota.
Một tá văn bản cần tôi xem xét sau khi tôi đi một vòng quanh các lớp về. Điện thoại của tôi bíp
.
Aarti nhắn tin: Đọc
Cách mạng 2020
chưa?

Rồi,
tôi trả lời.
Anh nghĩ sao?
Nàng muốn biết.
Tôi không nhắn lại. Tôi bắt đầu xem xét các văn bản. Điện thoại của tôi lại bíp
.
Nàng nhắn: ?

Chúc làm cách mạng may mắn,
tôi nói.
Cảm ơn,
nàng trả lời.
Tôi tự hỏi không hiểu như vậy có phải là kết thúc cuộc nói chuyện không.
Không có gì,
tôi vẫn nói.
Thế cũng tốt,
nàng nói.
Cái gì?
Tôi hỏi.
Là em vẫn được chào đón,
nàng nói.
( Chơi chữ "you are welcome" vừa có nghĩa là "không có gì" vừa có nghĩa là "chào đón")
Tôi không biết phải trả lời nàng tiếp ra sao. Con gái luôn nghĩ ra những tin nhắn đơn giản nhất mà lại có ý nghĩa phức tạp nhất.
Tôi bấm thêm một tin nhắn nữa: Anh xin lỗi vì buổi tối hôm ấy.
Tôi đang băn khoăn không biết có nên gửi đi hay không thì điện thoại lại bíp
.
Xin lỗi anh vì buổi tối hôm ấy,
tin nhắn của nàng.
Tôi phải lấy hơi lạ vì sự trùng hợp này. Tôi xóa những gì đã viết và bấm lại. Không sao. Đáng lẽ anh không nên vượt ranh giới.

Tôi nhận được trả lời sau vài giây: Đừng băn khoăn chuyện ấy.

Bối rối, tôi bỏ điện thoại sang một bên.
Chính xác thì ý của nàng là gì? Vì sao con gái lại không thể thẳng thắn? Đừng băn khoăn chuyện ấy? Có phải nàng chỉ đang xã giao? Hay nàng nói là tôi hôn nàng cũng không sao và tôi đừng băn khoăn lo lắng tới chuyện ấy nữa? Quan trọng nhất là liệu chúng tôi đã đóng lại chương cũ và mở ra chương mới được hay chưa?

Tôi muốn hỏi nàng tất cả những câu ấy nhưng không dám.
Tôi cũng không muốn mọi thứ lơ lửng thế này. Một nụ hôn và sự im lặng sau đó của nàng đã tàn phá tôi. Tôi không muốn hôn nàng chỉ một lần. Tôi muốn hôn nàng cả triệu lần, hoặc bao nhiêu lần một người trong đời có thể hôn người khác. Tôi không muốn nói chuyện với nàng bằng những tin nhắn mã hóa khó hiểu. Tôi muốn lúc nào cũng có nàng ở bên.
Tôi cũng chẳng còn quan tâm quái gì tới Raghav nữa. Đằng nào thì cậu ta cũng đã phát rồ với cái tờ báo màu hồng của mình. Aarti xứng đáng có người tốt hơn, và còn ai tốt hơn tôi nữa? Trường của tôi năm nay có thể kiếm được gần mười triệu. Cho tới hết cuộc đời cách mạng trung thực khốn kiếp của mình Raghav hẳn sẽ chẳng bao giờ thấy được mười triệu của riêng cậu ta. Những ý nghĩ sục sôi này lồng lộn trong đầu tôi như những con chim nhỏ phát cuồng trong lồng.

Thế là đủ,
tôi nói to và tự ép mình cầm điện thoại lên.

ANH YÊU EM,
tôi bấm và để ngón cái lên nút gửi.
Nhưng tôi lại xóa tin nhắn đó đi. Tôi thay nó bằng tin mềm mại hơn
ANH NHỚ EM,
nhưng rồi cũng lại xóa nó đi.
Tôi quay lại mớ hồ sơ của mình nhưng cảm thấy khó mà đọc nổi dù chỉ một câu. Tôi nhắm mắt. Ngay lập tức, tôi nhớ tới hơi ấm của cơ thể nàng khi tôi ôm nàng trong vòng tay, những lọn tóc của nàng chạm mặt tôi trong cơn gió nhẹ và sống lại khoảng khắc khi tôi hôn nàng.
Điện thoại reo. Nàng gọi tôi. Một phần trong tôi không muốn, nhưng tôi đã nhấc điện thoại sau hồi chuông thứ nhất.

Chào anh!
nàng nói.

Aarti!


Sao cơ?


Hôm ấy anh đã quá đà.


Đừng có nói mãi chuyện ấy nữa.


Không sao thật à?
tôi hỏi.

Thật mà. Anh có thích tờ báo không? Nói thật đấy nhé.

Tôi sốc vì thấy nàng chuyển chủ đề quá ư dễ dàng.

Một mặt là Kayasth Brahmin tuyển vợ, một mặt là siêu cách mạng. Chẳng phải kỳ quặc sao?


Em nói anh rồi. Đấy là cách để tờ báo tồn tại mà,
nàng nói.

Độc giả cảm thấy thế nào về chuyện ấy?
tôi hỏi.

Phản hồi cực tốt. Sếp cũ của Raghav ở tờ Dainik
đã g... gọi điện để chúc mừng anh ấy,
nàng lắp bắp vì quá phấn khích.

Được rồi, anh biết gì về báo chí đâu? Nếu người của Dainik
thích nó thì có lẽ là nó hay,
tôi hờ hững nói.

Anh vẫn chưa thấy gì đâu. Raghav đang chuẩn bị mấy bài ghê lắm.


Tuyệt vời,
tôi nói, giọng ôn tồn.

Xin lỗi, em không định nói mỗi chuyện anh ấy. Chỉ là em quá phấn khởi vì số đầu tiên thôi. Em cũng đã đặt mấy tờ trong sảnh khách sạn rồi,
nàng thú nhận và khúc khích.

Anh đảm bảo là khách du lịch sẽ rất muốn biết nước mình tệ hại đến mức nào,
tôi nói.

Hay có thể họ thích việc mối lái,
Aarti nói. Buổi chiều bên sông hôm đó có vẻ đã là một ký ức xa xôi với nàng. Làm sao mà con gái lại có thể giả vờ như chẳng hề có chuyện gì xảy ra vậy nhỉ? Họ xóa được các thứ khỏi đầu mình, gạt được chúng sang một bên hay họ chỉ là những diễn viên giỏi?


Aarti.


Gì vậy?


Nếu mà anh...
tôi nói rồi dừng lại.

Nếu mà anh sao?
nàng hỏi.
Nàng bỏ dở ở đó. Hoặc tôi lại hèn nhát rồi nói ra những câu vớ vẩn kiểu
Nếu mà anh nói em thật tuyệt vời,
như tôi đã từng nói nhiều năm rồi. Hoặc, có thể tôi sẽ tỏ ra là người đàn ông thực thụ và nói điều tôi thực sự muốn nói, mặc cho thế có nghĩa là nàng hẳn sẽ chẳng bao giờ nói chuyện với tôi nữa. Lần này, tôi theo lựa chọn thứ hai.

Em sẽ làm gì nếu anh hôn em lần nữa?


Gopal!
nàng thầm thì.

Đừng làm ra vẻ ngạc nhiên thế. Mình đã hôn nhau rồi, nhớ không?


Em không biết chuyện gì đã xảy ra,
nàng nói.
Làm sao mà nàng lại không biết chuyện gì đã xảy ra được cơ chứ?

Đừng đánh trống lảng,
tôi nói.

Gì cơ?
Aarti nói, giọng nhuốm chút ngại ngần hiếm hoi.

Em sẽ làm gì nếu anh hôn em lần nữa?
tôi nhắc lại.

Em không biết,
nàng nói.
Nàng không nói vâng. Nhưng, nàng cũng không gác máy vì kinh tởm.

Anh có thể đấy,
tôi nói.

Đừng!


Chỉ có thể thôi mà.


Bọn mình có thể nói chuyện gì khác không?


Gặp nhau được không?
tôi hỏi.

Ở đâu?
Nàng hỏi. Lại nữa, không

cũng chẳng
không
. Nàng cũng chẳng buồn nói khi nào. Nàng chỉ hỏi địa điểm. Kể cả khi tôi đã cảnh báo là tôi muốn hôn nàng, nàng vẫn muốn gặp tôi. Cả tá mặt cười hiện lên trong đầu tôi.

Anh sẽ đón em ở chỗ làm. Khi nào em xong việc?


Sáu giờ. Nhưng không phải hôm nay nhé. Raghav mời bạn đến chơi. Số báo đầu tiên mà.


Tiệc tùng à?


Kiểu thế. Nhỏ thôi. Raghav không có tiền cho tiệc tùng. Tất cả chi vào tờ báo hết rồi.


Anh đưa em ít tiền nhé?
tôi nói, tận hưởng từng lời trong câu nói của mình.

Thôi đi, Gopal. Vậy là sáu giờ tối mai chứ?


Anh sẽ gọi em,
tôi nói.

À, được rồi. Bọn mình đi đâu?
nàng hỏi.

Đâu đấy riêng tư,
tôi đáp.
Nàng ngừng một giây.

Mà mình có thể nói chuyện,
tôi nói thêm.

Báo em sau nhé.

Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Ngày đẹp hơn sẽ tới.