Phần 11 - Chương 69: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và những câu chuyện


Số từ: 904
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Việt dịch: Cư Sĩ Vô Tri
VÔ HÀNH Ư THÊ TỬ. THẤT LỄ Ư CỮU CÔ.
Chồng không đức hạnh đối với vợ con. Vợ không lễ phép với cha mẹ chồng.
1. Chồng phải lấy lễ đối xử với vợ, không thể xem vợ như người hầu hay nô tì. Cha phải có lòng nhân từ thương con, lấy lẽ phải để dạy con. Chồng ngay vợ hiền, cha từ con hiếu, gia đạo như thế mới thịnh.
2. Cậu cô là cha mẹ chồng. Xuất giá tòng phu là một trong đạo tam tòng của người phụ nữ. Một khi đã rời khỏi cha mẹ về nhà chồng thì gia đình của người chồng là gia đình của mình.
Cha mẹ chồng cũng là cha mẹ mình, đã kính chồng thì phải kính cả cha mẹ chồng. Khi còn ở nhà với cha mẹ, nếu có chỗ sai lầm không đúng, cha mẹ còn có thể dung thứ, ở với cha mẹ chồng mà không kính, chẳng những là một tội lỗi, cũng là một điều sỉ nhục cho cha mẹ thân sinh. Vì người đời vẫn cho rằng ở nhà cha mẹ không dạy dỗ nên về nhà chồng không biết hiếu nghĩa. Em sẽ giúp anh.
Từ Trung lại nói:
Trước khi giết mẹ anh muốn em phải hết lòng phụng sự cho mẹ một tháng để người hàng xóm biết rằng em là một người hiếu thảo với mẹ chồng, sau này anh giết mẹ
Từ Trung người huyện Vân An, có người vợ đẹp là Nhan Thị nhưng không hiếu thảo với mẹ chồng. Trung đi buôn ở ngoài, mỗi lần về nhà Nhan Thị đều kể rằng bị người mẹ nói xấu và ngược đãi. Trung nghe vợ nói nhiều đã nhàm tai và giận người vợ bất hiếu này. Một hôm vợ lại phàn nàn rằng bị người mẹ nói xấu.
Từ Trung giận, đến nhà bếp cầm một cây dao đến nói với vợ:
Anh không có phương pháp gì làm cho mẹ không ngược đãi với em, chỉ có cách là giết mẹ đi như thế em sẽ không còn bị mẹ rầy nữa, em nghĩ sao?
Người vợ vui mừng nói:
Em sẽ giúp anh.
Từ Trung lại nói:
Trước khi giết mẹ anh muốn em phải hết lòng phụng sự cho mẹ một tháng để người hàng xóm biết rằng em là một người hiếu thảo với mẹ chồng, sau này anh giết mẹ rồi người ta sẽ nói là em là người không đúng, và em cũng không mang tiếng, em bằng lòng chứ?
Nhan Thị nghe lời chồng, sớm chiều đều cung kính hỏi thăm mẹ chồng, tự lo liệu mọi việc trong nhà, mẹ sai gì làm nấy, lại mua thức ăn tốt cho người mẹ.
Thời gian một tháng trôi qua, chàng Từ Trung hỏi vợ rằng:
Lúc này mẹ đối xử với em có khá hơn lúc trước không?
Vợ đáp:
Mẹ đối xử với em rất tốt, anh thấy lúc này em rất vui vẻ, đâu có kể lỗi của mẹ đâu.
Từ Trung nói:
Như thế thì tốt lắm, em hãy hiếu thảo với mẹ thêm một tháng nữa, nếu tháng sau em vẫn làm cho mẹ không có sự phàn nàn về em thì anh sẽ ra tay.
Một tháng sau, Từ Trung cầm cây dao đến trước mặt vợ hỏi:
Tháng này mẹ có đối tốt với em hơn tháng trước không?
Vợ đáp:
Từ ngày em làm theo lời anh, thấy mẹ đối xử với em rất tốt, tính em cũng không còn bực tức nữa, anh hãy bỏ ý định giết mẹ đi.
Nghe vợ nói xong, Từ Trung giận, nắm lấy áo của người vợ nói:
Em có khi nào nghe đến việc con giết mẹ không?
Vợ đáp:
Không
Từ Trung lại hỏi:
Có khi nào nghe tin chồng giết vợ chưa?
Vợ đáp:

Từ Trung đáp:
Ơn của cha mẹ cao như núi, sâu như biển, giết mình lóc thịt của ta vẫn không thể báo đáp được ơn cù lao đó. Ta lấy ngươi là mong ngươi giúp đỡ, phụng dưỡng cha mẹ ta trong lúc tuổi già.
Ngươi là phận làm dâu mà không hiếu thảo với mẹ ta, lại nói xấu mẹ ta, để ta mang tiếng ngỗ nghịch, bất hiếu. Ý ta muốn giết ngươi từ lâu, hai tháng nay là để ngươi biết chỉ cần hết lòng thờ mẹ ta thì mọi điều phàn nàn đều không có.
Mẹ ta đối với ngươi lúc nào cũng thế, hai tháng trước cũng thế, hai tháng sau cũng vậy, đủ thấy là lỗi tại ngươi. Nay thấy ngươi biết hối cải, ta cũng chẳng giết ngươi làm chi nhưng phải đi theo ta đến Quan Phủ để làm giấy tờ ly dị, ngươi không xứng đáng làm vợ của ta nữa.
Người vợ khóc lóc quỳ xuống:
Em đã biết lỗi, em van xin anh chớ nên đuổi em, từ nay trở đi em nguyện sẽ hầu hạ và hiếu thảo với mẹ đến suốt đời.
Người mẹ của Từ Trung thấy con dâu lúc này hiếu thảo hơn lúc trước, cũng khuyên con không nên đuổi vợ. Từ Trung nghe lời mẹ. Từ đó mẹ chồng nàng dâu sống hòa mục lẫn nhau. Những người hay nghe lời vợ làm phật ý cha mẹ, chẳng hổ thẹn lắm sao.
Nhấn vào đây để xem chương mới nhất của Ebook Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.